Tìm hiểu những triệu chứng bệnh tổ đỉa và cách xử lý hiệu quả cho người bệnh

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Bác sĩ Bùi Thị Thu Hằng – Khoa Da LiễuTrưởng khoa xương khớp, Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam – Chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh – Cố vấn chuyên môn tại Hồ sơ Trung Tâm Thừa Kế và Ứng Dụng Đông Y Việt Nam

Một trong những triệu chứng bệnh tổ đỉa đặc trưng nhất là sự xuất hiện của những mụn nước li ti rải rác ở bàn tay, bàn chân. Các triệu chứng bệnh tuy không quá nguy hiểm nhưng ảnh hưởng lớn đến tâm lý, làm mất thẩm mỹ của người bị bệnh. Bài viết dưới đây sẽ mô tả cụ thể những dấu hiệu bệnh tổ đỉa để chúng ta sớm nhận biết và tìm đúng cách xử lý thích hợp nhất.

Những triệu chứng bệnh tổ đỉa thường gặp

Các dấu hiệu bệnh tổ đỉa thường xuất hiện rõ nét và khá đặc trưng. Chúng không quá khó để bạn có thể nhận biết ngay từ đầu. Triệu chứng nổi bật và quan trọng nhất khi nhận biết bệnh tổ đỉa là những đám mụn nước nằm sâu dưới da, gây nên tình trạng tổn thương viêm. 

Cụ thể, những dấu hiệu bệnh tổ đỉa có thể gặp là:

Những triệu chứng bệnh tổ đỉa thường gặp
Những triệu chứng bệnh tổ đỉa thường gặp
  • Ngứa, nổi mụn nước màu trắng, kích thước rất nhỏ, chỉ từ 1 – 3mm. Các mụn nước thường xuất hiện nhiều trên hai bên ngón tay, chân, lòng bàn tay, bàn chân, không bao giờ mọc quá cổ tay, cổ chân. Trước khi nổi mụn nước thì người bệnh thường bị ngứa, rát, đỏ, tăng tiết mồ hôi tại vùng da bị bệnh. 
  • Các mụn nước có màu đục, dày sừng, nằm sâu dưới da, có thể nhô cao hơn so với bề mặt da. Lớp da hóa sừng dày giúp bảo vệ mụn nước khỏi sự ma sát và va chạm đáng kể trong quá trình vận động và sinh hoạt hằng ngày.
  • Các tổn thương trên da thường đối xứng nhau.
  • Sau một thời gian, các mụn nước con có thể kết hợp với nhau thành một khối mụn nước to. 
  • Nếu gãi mạnh hoặc lấy kim chọc khiến cho mụn nước vỡ ra, giải phóng huyết thanh (chứ không phải là mồ hôi như nhiều người vẫn nghĩ). Lượng huyết thanh khi tiếp xúc với bề mặt da lân cận sẽ làm vùng da này trở nên khô cứng, rạn nứt, mất thẩm mỹ và khó chữa lành trong thời gian ngắn. Sau một thời gian, vùng da này có thể đóng vảy.
  • Mụn nước tổ đỉa có thể gây ra cảm giác ngứa ngáy khó chịu hoặc đau nhức cho người bệnh. Đôi khi chúng không gây ra bất kỳ cảm giác gì. Tuy nhiên, người bệnh sẽ cảm thấy khó chịu, bứt rứt nếu tiếp xúc với nước, xà phòng, hóa chất hoặc các chất kích thích khác.
  • Trong một số trường hợp, người bệnh tổ đỉa có thể mọc các bóng nước trong lòng bàn tay hoặc ngay trên các ngón tay, đi kèm triệu chứng sưng hạch bạch huyết. Khi đó, người bệnh có thể xuất hiện các nốt hạch trong nách, cổ và bị ngứa ran ở vùng cánh tay. 
  • Các triệu chứng bệnh tổ đỉa khác khác:  Móng tay, móng chân màu vàng đục, hình dạng bất thường…

Cách điều trị bệnh tổ đỉa dứt điểm

Để giảm nguy cơ biến chứng và bội nhiễm, bệnh nhân nên sớm tiền hành điều trị bằng các phương pháp thích hợp. Có nhiều phương pháp chữa bệnh tổ đỉa bạn có thể tham khảo như: 

Cách chữa theo dân gian – Giảm triệu chứng bệnh tổ đỉa

Bạn có thể giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh tổ đỉa với một số thảo dược tự nhiên ngay tại nhà của mình như:

  • Chữa tổ đỉa bằng muối biển: Hòa 2 thìa nước muối vào một ít nước ấm. Ngâm tay chân khoảng 10 – 15 phút, 2 lần mỗi ngày.
  • Giảm ngứa bằng lá trầu không: Vò nát một nắm lá trầu không cho vào khoảng 1,5l nước đã đun sôi. Đun thêm khoảng 5 phút rồi để ấm. Ngâm tay chân khoảng 15 phút, mỗi ngày 2 lần.
  • Chữa bệnh tổ đỉa với tỏi:  Chuẩn bị 1 củ tỏi tươi, đem bóc vỏ và nghiền nát. Ép lấy dịch và hòa với 1 ít nước. Sau đó, thoa nước tỏi lên vùng da tổn thương trong khoảng 10 phút. Rửa lại với nước ấm. 
Một vài mẹo dân gian chữa bệnh tổ đỉa tại nhà
Một vài mẹo dân gian chữa bệnh tổ đỉa tại nhà

Các mẹo dân gian chữa bệnh tổ đỉa này khá an toàn và lành tính nhưng hiệu quả còn phụ thuộc vào cơ địa mỗi người. Bên cạnh đó, khi thực hiện, bạn cần chú ý yếu tố vệ sinh để tránh gây ra viêm nhiễm cho vùng da bị tổn thương.

Sử thuốc Tây trị bệnh tổ đỉa

Tùy vào mức độ nghiêm trọng của các dấu hiệu và thể trạng của mỗi bệnh nhân, các bác sĩ có thể sử dụng các loại thuốc:

Điều trị tại chỗ 

Mục đích của việc điều trị này là nhanh chóng làm lành các tổn thương ngoài da bằng cách sử dụng các dung dịch rửa và các loại kem bôi tại chỗ. Các loại thuốc được chỉ định thường là:

  • Dung dịch bạc BSI 1%: Có tác dụng sát khuẩn và giảm ngứa nhẹ, được sử dụng khi chỉ có các mụn nước tổ đỉa đơn thuần, chưa vỡ.
  • Dung dịch thuốc đỏ, thuốc tím, xanh methylen, Eosine, Milian: Dùng để diệt vi khuẩn và ngăn ngừa viêm nhiễm lan rộng khi các tổn thương mụn đã vỡ.
  • Thuốc mỡ corticoid: Thường dùng Dermovate, Tempovate và Flucinar để giảm viêm và ngứa. Tuy nhiên, các loại thuốc này có thể gây mỏng da, teo da, dày sừng nang lông. Nếu dùng trên diện rộng có thể gây tác dụng phụ toàn thân. Nếu dùng kéo dài có thể phụ thuộc thuốc, khiến bệnh tái phát nhiều lần.
  • Thuốc mỡ dạng kết hợp kháng sinh + corticoid: Có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, chống viêm và giảm ngứa.
  • Thuốc bôi ức chế miễn dịch: Thường dùng trong những trường hợp tổ đỉa do cơ địa dị ứng. Có thể chỉ định Tacrolimus…
  • Liệu pháp ánh sáng: Chiếu trực tiếp tia cực tím UVA lên vùng da bị tổn thương nhằm giảm viêm, giảm ngứa và thúc đẩy tốc độ hồi phục của da.
Các loại thuốc bôi ngoài da giúp làm lành các tổn thương da tại chỗ
Các loại thuốc bôi ngoài da giúp làm lành các tổn thương da tại chỗ

Điều trị toàn thân

Là sử dụng thuốc uống kéo dài để điều trị triệu chứng bệnh tổ đỉa. Các loại thuốc có thể được sử dụng là:

  • Thuốc kháng sinh: Tùy thuộc vào thể trạng bệnh.
  • Thuốc chống nấm: Griseofulvin, Ketoconazol, Clotrimazol…
  • Thuốc chống dị ứng: Chủ yếu là các thuốc kháng histamin (chlorpheniramine, cetirizine, loratadin…) hoặc nhóm corticoid. Đây là các thuốc có nhiều tác dụng phụ nên chỉ sử dụng khi có tư vấn, chỉ định của bác sĩ.

Bài thuốc Đông y chữa bệnh tổ đỉa

Cùng với mẹo dân gian và thuốc Tây, Đông y cũng có một số bài thuốc điều trị bệnh tổ đỉa rất hiệu quả, được nhiều người lựa chọn sử dụng hiện nay. Thuốc tận dụng những dược liệu quý hiếm trong thiên nhiên, an toàn và lành tính, phù hợp với nhiều đối tượng bệnh nhân khác nhau. 

Người bệnh thể tham khảo một số thang thuốc sau đây:

  • Bài thuốc 1: Khương truật, đương quy, hoàng bá, sinh địa, liên kiều, kinh giới. Bệnh nhân đem các vị thuốc sắc chung với 800 – 1000ml nước. Sau khi thuốc sôi cạn còn khoảng 300ml, bạn ngừng sắc và chắt thuốc ra, chia thành 3 phần để uống hết trong ngày.
  • Bài thuốc Thanh bì dưỡng can thang: Sa sâm, kê huyết đằng, thổ phục linh, dạ dao đằng, quế chi, đan sâm, bạch linh… Người bệnh sắc thuốc và uống mỗi ngày 2 lần sáng, tối, sau ăn khoảng 30 phút. Ngoài ra có thể sử dụng thêm bài thuốc ngâm rửa và thuốc bôi để đẩy nhanh hiệu quả.
  • Bài thuốc An bì thang: Ké đầu ngựa, vỏ gạo, bồ công anh, hạ khô thảo, kim ngân cành, sinh địa, đơn đỏ, khổ sâm, hồng hoa,… Thuốc được bào chế dưới dạng cao uống nên người bệnh chỉ cần hòa với nước sôi và uống khi còn ấm. Bài thuốc cũng có thêm thuốc bôi và ngâm rửa, bệnh nhân cần được thăm khám để có đơn thuốc thích hợp nhất.
Thuốc Đông y đẩy lùi tổ đỉa
Thuốc Đông y đẩy lùi tổ đỉa

Một số lưu ý khi điều trị bệnh tổ đỉa

Trong quá trình điều trị, để da nhanh chóng lành như bình thường, người bệnh chú ý: 

  • Tránh tự ý bóc vảy, chọc mụn vì dễ gây nhiễm trùng.
  • Nên rửa nhẹ nhàng bằng nước sạch hoặc các dung dịch sát khuẩn theo hướng dẫn.
  • Không cào gãi, làm xây xước các mụn nước để phòng ngừa bội nhiễm.
  • Không tiếp xúc thường xuyên, trong thời gian dài với nước vì có thể làm mềm lớp sừng, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.
  • Tránh tiếp xúc với dầu mỡ, xà phòng, chất tẩy rửa, hóa chất, mỹ phẩm…
  • Thường xuyên làm sạch, khô lòng bàn tay, bàn chân, các kẽ ngón tay, chân.
  • Xây dựng chế độ ăn lành mạnh, tránh xa các thực phẩm có thể gây dị ứng như hải sản, đồ tanh, đậu phộng…, ăn nhiều rau xanh, trái cây.
  • Hạn chế sử dụng chất kích thích như rượu bia, thuốc lá…
  • Chú ý tới thời tiết, đặc biệt là ở những người có cơ địa dị ứng.

Dựa vào những triệu chứng bệnh tổ đỉa được miêu tả cụ thể trong bài viết trên, hy vọng bạn có thể sớm nhận biết được bệnh ở bàn tay, bàn chân. Tổ đỉa là một bệnh viêm da phổ biến không quá nguy hiểm nhưng ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt và thẩm mỹ. Vậy nên, nếu nghi ngờ hoặc phát hiện những dấu hiệu đầu tiên của bệnh tổ đỉa, bạn hãy liên hệ ngay chuyên gia da liễu để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Xem thêm:

Array
Câu hỏi thường gặp
Bệnh Tổ Đỉa Có Lây Không? Có Di Truyền Không? [Giải Đáp]

Nội dung chínhNhững triệu chứng bệnh tổ đỉa thường gặpCách điều trị bệnh tổ đỉa dứt điểmCách chữa theo dân gian – Giảm triệu chứng bệnh tổ đỉaSử thuốc Tây trị bệnh tổ đỉaBài thuốc Đông y chữa bệnh tổ đỉaMột số lưu ý khi điều trị bệnh tổ đỉa Bài viết được tham vấn […]

Xem chi tiết
Bệnh Tổ Đỉa Có Chữa Khỏi Được Không? [Chuyên Gia Giải Đáp] 2022

Nội dung chínhNhững triệu chứng bệnh tổ đỉa thường gặpCách điều trị bệnh tổ đỉa dứt điểmCách chữa theo dân gian – Giảm triệu chứng bệnh tổ đỉaSử thuốc Tây trị bệnh tổ đỉaBài thuốc Đông y chữa bệnh tổ đỉaMột số lưu ý khi điều trị bệnh tổ đỉa Bài viết được tham vấn […]

Xem chi tiết
Cách chữa
Thuốc chữa
Dinh dưỡng sức khỏe

Chuyên mục

Tin mới

Nhất Nam Y Viện tự hào nhận giải Top 10 Thương hiệu uy tín Việt Nam 2024

VTV2 Chất lượng cuộc sống mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ giải pháp điều trị bệnh nam khoa

VTC2 mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ trong chương trình Góc nhìn người tiêu dùng

Đây là cách giúp nữ nhân viên văn phòng “XÓA” nám tàn nhang do di truyền

ƯU ĐIỂM của Liệu trình thảo dược Vương Phi trong xử lý nám tàn nhang

Bài thuốc Tiêu Xoang Linh Dược Thang “DỨT ĐIỂM” viêm mũi dị ứng từ GỐC

Huyệt kiên tỉnh: Vị trí, tác dụng với sức khỏe

Chữa viêm xoang tại Nhất Nam Y Viện có tốt không?

[KHÁM PHÁ] Giải pháp loại bỏ nám tàn nhang từ gốc, an toàn được hàng ngàn chị em tin dùng

Nhất Nam Định Tâm Khang – Bài thuốc chữa mất ngủ được giới chuyên gia khuyên dùng

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?