Phân biệt bệnh tổ đỉa và ghẻ nước để điều trị kịp thời

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Bác sĩ Bùi Thị Thu Hằng – Khoa Da LiễuTrưởng khoa xương khớp, Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam – Chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh – Cố vấn chuyên môn tại Hồ sơ Trung Tâm Thừa Kế và Ứng Dụng Đông Y Việt Nam

Tổ đỉa là ghẻ nước là 2 bệnh lý ngoài da thường gặp. Nhiều người thường nhầm lẫn 2 bệnh này với nhau do chúng đều đặc trưng bởi các mụn nước li ti và dấu hiệu ngứa dữ dội. Nếu không thể phân biệt được 2 dạng bệnh này, việc điều trị sẽ trở nên khó khăn, thậm chí khiến bệnh thêm nghiêm trọng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn phân biệt rõ ràng bệnh tổ đỉa và ghẻ nước và chỉ ra phương án điều trị cho cả hai.

Tổ đỉa và ghẻ nước là bệnh gì?

Tổ đỉa là một thể đặc biệt của bệnh chàm. Bệnh được đặc trưng bởi sự xuất hiện của các mụn nước mọc sâu dưới da, khu trú chủ yếu ở bàn tay và bàn chân, gây ngứa dữ dội. 

Tổ đỉa thường tiến triển theo chu kỳ, dễ tái phát và khó xác định nguyên nhân cụ thể.

Hình ảnh bệnh tổ đỉa
Hình ảnh bệnh tổ đỉa

Giống như tổ đỉa, ghẻ nước cũng được nhận biết bởi sự xuất hiện của các mụn nước nhỏ li ti, gây ngứa ngáy khó chịu. Tuy nhiên, các mụn nước này nổi trên bề mặt da, ảnh hưởng tới tất cả các vị trí trên cơ thể, nhưng tập trung nhiều ở kẽ ngón tay, lòng bàn tay và bộ phận sinh dục nam.

Hình ảnh bệnh ghẻ nước
Hình ảnh bệnh ghẻ nước

Ghẻ nước chủ yếu xuất hiện vào mùa đông. Nguyên nhân chủ yếu do một loại ký sinh trùng người bệnh gặp phải khi sinh hoạt trong điều kiện ô nhiễm.

Nguyên nhân gây bệnh và đối tượng có nguy cơ mắc

Nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa:

Hiện nay, nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa vẫn chưa được xác định rõ ràng.  Một số yếu tố được coi là nguyên nhân làm bùng phát bệnh bao gồm: 

  • Nhiễm khuẩn, virus: thường là vi khuẩn đường ruột và liên cầu
  • Dị truyền
  • Dị ứng hóa chất và thuốc
  • Căng thẳng thần kinh và suy giảm thể chất
  • Dị ứng thực phẩm
  • Rối loạn thần kinh thực vật, đổ nhiều mồ hôi tay chân
  • Bệnh tật: Các bệnh dị ứng, miễn dịch, bệnh gan, thận…

Như vậy, có thể thấy nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa liên quan nhiều đến yếu tố cơ địa và rối loạn hệ thống miễn dịch của cơ thể.

Bên cạnh đó, tổ đỉa có thể gặp ở bất cứ ai, bất cứ lứa tuổi nào nhưng chủ yếu là lứa tuổi thanh thiếu niên và người trưởng thành (20-40 tuổi).

Nguyên nhân gây bệnh ghẻ nước

Thủ phạm gây bệnh ghẻ nước là do một loại tạp khuẩn có tên là Sarcoptes scabiei hominis. Chúng còn được gọi là bọ ve hoặc mạt ngứa. Đây là một loại ký sinh trùng đào hang và đẻ trứng trên da người. Loại ký sinh trùng này có kích thước vô cùng nhỏ, dài khoảng 0.3 – 0.5mm, có thể tồn tại ở khắp mọi nơi mà mắt thường không nhìn thấy được.

Nguyên nhân gây bệnh ghẻ nước là do nhiễm ký sinh trùng ghẻ
Nguyên nhân gây bệnh ghẻ nước là do nhiễm ký sinh trùng ghẻ

Sau khi tấn công vào da, những con ghẻ cái sẽ đào hang, đẻ trứng và phát triển nhanh chóng về mặt số lượng. Chúng thải ra những chất độc làm da người bị kích ứng gây triệu chứng ngứa ngáy và nổi mụn nước.

Khác với tổ đỉa, ghẻ nước thường gặp ở những người sống vệ sinh cá nhân kém, sống trong môi trường ô nhiễm, chật chội, đông đúc. Mùa mưa bão, ngập lụt và thời tiết lạnh là những điều kiện thuận lợi cho bệnh bùng phát.

Dấu hiệu phân biệt tổ đỉa và ghẻ nước

Tổ đỉa và ghẻ nước thường bị nhầm lẫn bởi 2 dấu hiệu đặc trưng là mụn nước và ngứa da.

Tuy nhiên:

Triệu chứng bệnh tổ đỉa:

  • Các mụn nước có kích thước nhỏ, mọc sâu dưới da và được bao phủ bởi lớp da dày cứng, khó vỡ. Chúng mọc rải rác học thành cụm.
  • Mụn nước tổ đỉa thường không tự vỡ và khô teo lại và tự tiêu. Tại vị trí da đó, xuất hiện lớp sừng màu vàng. Sau đó đóng vảy, bong tróc để lại nền da màu hồng, bóng nhẵn, viền vằn vèo.
  • Bệnh gây ngứa dữ dội nên dễ phát sinh bội nhiễm do cào gãi, dẫn đến mụn mủ, sưng tấy, nóng sốt, hạch cổ, nách, bẹn…
  • Triệu chứng bệnh tổ đỉa chỉ xảy ra trong phạm vi long và các ngón tay, chân, hiếm khi vượt quá cổ tay, cổ chân.
  • Bệnh thường khởi phát thành từng đợt, nghiêm trọng hơn và mùa xuân hè và giảm dần vào mùa đông.
Phân biệt tổ đỉa và ghẻ nước
Phân biệt tổ đỉa và ghẻ nước

Triệu chứng bệnh ghẻ nước:

  • Mụn nước: Khác với tổ đỉa, mụn nước trong bệnh ghẻ nước thường có hình trọng, mọc nông trên bề mặt da, chứa nước trắng. Chúng mọc rải rác và dễ dàng lây lan.
  • Các mụn nước này dễ dàng bị vỡ khi gãi hoặc ma sát với quần áo.
  • Mụn nước ngứa có khuynh hướng xuất hiện ngày càng nhiều và lan rộng ra những vùng da lành khác ở lân cận hoặc các vị trí khác của cơ thể. Nếu xuất hiện ở bộ phận sinh dục nam, mụn nước sẽ có màu đỏ nhạt, kích thước cỡ hạt đậu tương hay nhỏ hơn nhưng rất ngứa.
  • Mụn nước thường xuất hiện ở các kẽ ngón tay, ngón chân, thắt lưng, đùi trong và cơ quan sinh dục. Trẻ dưới 2 tuổi có thể xuất hiện ở toàn thân. 
  • Ngứa: Cơn ngứa do bệnh ghẻ nước thường có tính chất dữ dội hơn bệnh tổ đỉa, đặc biệt là vào ban đêm do những con ghẻ cái hoạt động mạnh. Gãi nhiều có thể làm ghẻ lây lan sang các vị trí khác và làm ghẻ rơi ra chăn chiếu, giường ghế, lây lan cho người khác.
  • Đặc biệt, da người bị ghẻ nước có thể xuất hiện những rãnh ghẻ dài khoảng 2 -4mm do những con ghẻ cái đào hang hoặc đẻ trứng tạo thành.

Tổ đỉa và ghẻ nước có nguy hiểm không? Có lây không?

Tổ đỉa là một tình trạng viêm da lành tính, hầu như không nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng người mắc phải. Tuy nhiên, bệnh xu hướng khởi phát đột ngột, dai dẳng, dễ tái phát, gây ngứa ngáy khó chịu, ảnh hưởng đến giấc ngủ và hiệu quả công việc. 

Nhìn chung, tổ đỉa chỉ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sinh hoạt, đi lại, công việc và thẩm mỹ. Ngoại trừ một số trường hợp do điều trị và chăm sóc không đúng cách, bệnh có thể gây nhiễm trùng, biến dạng móng và ảnh hưởng tâm lý.

Tổ đỉa không có khả năng lây truyền từ người này sang người khác.

Tổ đỉa và ghẻ nước
Tổ đỉa khống có khả năng lây nhiễm

Ghẻ nước có nguy hiểm không? Có lây không?

Khác với tổ đỉa, ghẻ nước là căn bệnh truyền nhiễm. Bệnh không chỉ lan rộng ra các vùng da lành trên cơ thể mà còn có thể lây từ người này sang người khác qua nhiều đường khác nhau. Thậm chí bệnh có thể trở thành dịch nếu không được ngăn chặn và kiểm soát tốt.

Tổ đỉa có thể lây qua:

  • Con đường trực tiếp: ôm hôn, nắm tay6, quan hệ tình dục, chăm sóc, tắm rửa chung…
  • Con đường gián tiếp: Sử dụng chung vật dụng cá nhân, ngủ chung giường, thậm chí uống chung 1 ly nước….

Nhiễm trùng da là hậu quả thường gặp nhất khi bị ghẻ nước. Nguyên nhân là do bệnh nhân cào gãi liên tục để đối phó với các cơn ngứa dữ dội. Nếu bệnh tái phát nhiều lần sẽ làm tăng nguy cơ bị chàm hóa da. Nghiêm trọng hơn, người bệnh có thể bị viêm cầu thận cấp do nhiễm trùng.

Điều trị tổ đỉa và ghẻ nước bằng cách nào

Cách chữa ghẻ nước

Tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh, người bệnh ghẻ nước cũng có 3 phương pháp điều trị. Đó là:

Tây y:

Ghẻ nước chủ yếu được điều trị bằng một số loại thuốc bôi ngoài da để tiêu diệt ký sinh trùng và ngăn ngừa bệnh lan rộng. Trong những tình trạng nặng hơn, người bệnh có thể được chỉ định thêm kháng sinh, thuốc chống dị ứng, chống viêm dùng đường toàn thân.

Thuốc mỡ D.E.P được sửu dụng phổ biến chữa tổ đỉa
Thuốc mỡ D.E.P được sửu dụng phổ biến chữa tổ đỉa

Các loại thuốc thường được dùng là:

  • Thuốc bôi ngoài da: D.E.P, Benzyl Benzoate 33%, Kem Permethrin 5%, Lindane 1% (dùng cho những trường hợp không đáp ứng với các thuốc điều trị thông thường khác), Kem Eurax (giảm ngứa), crotamiton 10%,Thuốc mỡ lưu huỳnh…
  • Thuốc uống: Kháng sinh, kháng Histamin H1, Vitamin B1, C…

Thuốc nam:

Với những trường hợp nhẹ, bệnh ghẻ nước có thể được cải thiện bằng cách sử dụng các nguyên liệu tự nhiên tại nhà như: 

  • Tắm bằng nước muối pha loãng
  • Tắm rửa bằng nước lá đào
  • Bôi nước lá ba chạc lên vùng da bị bệnh
  • Sử dụng nhựa nha đam

Đông y: 

Một số bài thuốc Đông y dưới đây có thể giúp bạn đẩy lùi bệnh ghẻ nước tại nhà:

  • Bài thuốc 1: Vỏ trắng cây xoan 50g, quả bồ kết 50g, 100ml dầu vừng (dầu lạc). Chế thành cao bôi, sử dụng ngày 2 lần.
  • Bài thuốc 2: Rễ, lá, cành cây kiến cò (20g), rễ cây muồng trâu (20g), rượu trắng 45 độ 100ml. Chế thành cao bôi, sử dụng ngày 2 lần.
  • Bài thuốc 3: Hạt máu chó (50g), dầu vừng (100ml) hoặc dầu lạc.  Bôi lên chỗ ghẻ ngày 1-2 lần/ngày.

Các phương pháp chữa bệnh tổ đỉa 

Với những trường hợp cấp tính nhẹ, các triệu chứng bệnh tổ đỉa có thể tự khỏi sau 3 – 4 tuần nếu được chăm sóc tích cực mà không cần điều trị nhiều. 

Tuy nhiên, để giảm nguy cơ bội nhiễm và phòng ngừa tái phát, người bệnh có thể tham khảo và áp dụng 3 phương pháp điều trị sau:

Tây y: 

  • Thuốc bôi ngoài da: cồn BSI, xanh methylen, milian… với các trường hợp cấp tính nhẹ. Thuốc mỡ corticoid (Flucinar, Dermovate, Eumovate…), kết hợp kháng sinh và thuốc bôi chống nấm trong trường hợp có nhiễm khuẩn, nhiễm nấm…
  • Thuốc uống: Corticoid, kháng sinh, chống nấm, kháng Histamin H1, vitamin C….
  • Liệu pháp ánh sáng
Tổ đỉa được chữa bằng thuốc bôi corticoid
Tổ đỉa được chữa bằng thuốc bôi corticoid

Thuốc Nam: 

Sử dụng các nguyên liệu tự nhiên như lá lốt, trầu không, củ ráy, lá bàng…. để ngâm rửa, bôi đắp ngoài da để cải thiện triệu chứng.

Tổ đỉa và ghẻ nước nên ăn gì và kiêng gì?

Khi bị tổ đỉa, ghẻ nước, người bệnh nên lưu ý chế độ dinh dưỡng hàng ngày để tránh bệnh nặng hơn. Dưới đây là những thực phẩm bạn nên ăn cũng như nên hạn chế trong bữa ăn.

Thực phẩm nên kiêng:

  • Thịt gà, tôm, cua đồng: Đây là những thực phẩm dễ gây dị ứng, kích thích phản ứng viêm và gây ngứa cho bệnh nhân.
  • Sữa và chế phẩm từ sữa: Nếu bạn bị tổ đỉa kèm cơ địa dễ dị ứng thì nên kiêng sữa vì lượng protein từ thực phẩm này có thể kích thích phản ứng viêm trong cơ thể và khiến da ngứa ngáy.
  • Nhộng tằm: Nhộng tằm có thể gây kích ứng da và khiến bệnh tổ đỉa nặng hơn.
  • Rượu bia, chất kích thích: Những đồ uống này không chỉ không tốt cho sức khỏe mà còn khiến bệnh tổ đỉa, ghẻ nước nặng hơn.

Thực phẩm nên ăn:

  • Thực phẩm giàu vitamin: Nhóm thực phẩm này giúp cơ thể kháng histamin, làm dịu cơn ngứa và phục hồi vùng da bị tổn thương. Người bệnh có thể bổ sung nhiều loại rau xanh, củ quả hoặc uống các loại nước ép.
  • Thực phẩm giàu vitamin A: Chúng giúp ngăn ngừa những tác nhân xấu gây hại cho da, giúp giải độc và thanh lọc cơ thể. Khoai lang, cà rốt là những thực phẩm bạn nên ăn.
  • Thực phẩm giàu kẽm: Giúp phục hồi những tổn thương trên da và ngăn ngừa sẹo, nâng cao hệ miễn dịch.
  • Thực phẩm giàu vitamin B: Vitamin giúp tăng cường trao đổi chất, tăng khả năng tái tạo các vùng mô và giúp chữa lành da.
  • Bổ sung nhiều nước để giữ ẩm cho da và ngăn ngừa ngứa ngáy trên da.
Bệnh nhân bị tổ đỉa và ghẻ nước nên bổ sung thực phẩm giàu vitamin A
Bệnh nhân bị tổ đỉa và ghẻ nước nên bổ sung thực phẩm giàu vitamin A

Top bác sĩ chữa tổ đỉa, ghẻ nước uy tín ở Hà Nội

Lựa chọn được bác sĩ chữa bệnh tốt sẽ giúp tình trạng tổ đỉa được đẩy lùi nhanh chóng. Dưới đây là danh sách các bác sĩ chữa tổ đỉa và ghẻ nước uy tín, được nhiều người dân ở Hà Nội tin tưởng người bệnh có thể tham khảo và liên hệ khám chữa.

  • Bác sĩ Trần Hậu Khang: Bác sĩ có hơn 40 năm kinh nghiệm và là một trong những bác sĩ chữa tổ đỉa nổi tiếng ở Hà Nội hiện nay. Bác sĩ cũng là người đóng góp nhiều cho ngành da liễu nước nhà, từ đào tạo, hợp tác cho đến nghiên cứu và chẩn đoán bệnh. Rất nhiều bệnh nhân bị tổ đỉa, viêm da, ghẻ nước đến khám với bác sĩ và đã được chữa trị thành công. Liên hệ khám với bác sĩ tại 15A Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội (Bệnh viện da liễu Trung Ương).
  • Bác sĩ Lê Phương: Bác sĩ Phương là chuyên gia hàng đầu trong khám chữa bệnh về da liễu bằng Y học cổ truyền. Với hơn 40 năm kinh nghiệm trong nghề, bác sĩ đã giúp hàng nghìn bệnh nhân bị tổ đỉa, ghẻ nước khỏi dứt điểm và không tái phát. Hiện bác sĩ là Giám đốc chuyên môn của Tổ hợp Y tế cổ truyền Biện chứng Quân dân 102. Người bệnh có thể đến khám theo địa chỉ ở đường Lê Quang Đạo, Hà Nội.
  • Bác sĩ Nguyễn Văn Thường: Bác sĩ có nhiều công trình nghiên cứu và tham gia nhiều chương trình tư vấn phòng tránh các bệnh ngoài da. Ngoài ra, bác sĩ cũng vinh dự được trao tặng danh hiệu thầy thuốc ưu tú. Người bệnh có thể khám cùng bác sĩ tại Bệnh viện Da liễu Trung ương 15A Phương Mai.
  • Lương y Đỗ Minh Tuấn: Lương y Tuấn hiện là giám đốc của nhà thuốc Đỗ Minh Đường – địa chỉ chữa bệnh bằng Y học cổ truyền hàng đầu cả nước. Sau nhiều năm học tập và khám chữa cho nhiều đối tượng bệnh, lương y Tuấn giúp hàng nghìn bệnh nhân bị bệnh ngoài da tìm lại niềm vui, hạnh phúc trong cuộc sống. Người bệnh có thể đến khám tại địa chỉ trên đường Văn Cao, Hà Nội.

Chăm sóc và phòng ngừa bệnh tổ đỉa và ghẻ nước

Dù tổ đỉa và ghẻ nước là 2 bệnh khác nhau nhưng chúng đều là những bệnh da liễu dễ gặp và tái phát do các yếu tố môi trường. Vì vậy, để phòng tránh 2 căn bệnh khó chịu này, người bệnh nên chú ý:

  • Giữ gìn vệ sinh cá nhân và vệ sinh thân thể sạch sẽ.
  • Thường xuyên lau dọn nhà cửa, vệ sinh các đồ vật, chăn mền, ga giường, chiếu…. tạo môi trường sống thông thoáng, sạch sẽ.
  • Tránh xa các yếu tố có thể tác nhân bùng phát bệnh như hóa chất, xà phòng, chất tẩy rửa, dị nguyên… (với bệnh tổ đỉa) và môi trường ô nhiễm (với bệnh ghẻ nước).
  • Xây dựng chế độ ăn uống và tập luyện lành mạnh, hợp lý.
  • Khi phát hiện ra có người trong gia đình bị ghẻ cần điều trị sớm, tránh tiếp xúc và dùng chung các đồ dùng của người bị bệnh.

Như vậy, qua bài viết trên đây bạn đã có thể phân biệt được bệnh tổ đỉa và ghẻ nước. Mặc dù có nhiều điểm khác nhau về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị, nhưng cả tổ đỉa và ghẻ nước đều rất dễ tái phát. Do vậy, người bệnh cần giữ môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát, tinh thần thoải mái, lạc quan.

THÔNG TIN HỮU ÍCH:

Array
Câu hỏi thường gặp
Bệnh Tổ Đỉa Có Lây Không? Có Di Truyền Không? [Giải Đáp]

Nội dung chínhTổ đỉa và ghẻ nước là bệnh gì?Nguyên nhân gây bệnh và đối tượng có nguy cơ mắcNguyên nhân gây bệnh tổ đỉa:Nguyên nhân gây bệnh ghẻ nướcDấu hiệu phân biệt tổ đỉa và ghẻ nướcTriệu chứng bệnh tổ đỉa:Triệu chứng bệnh ghẻ nước:Tổ đỉa và ghẻ nước có nguy hiểm không? Có […]

Xem chi tiết
Bệnh Tổ Đỉa Có Chữa Khỏi Được Không? [Chuyên Gia Giải Đáp] 2022

Nội dung chínhTổ đỉa và ghẻ nước là bệnh gì?Nguyên nhân gây bệnh và đối tượng có nguy cơ mắcNguyên nhân gây bệnh tổ đỉa:Nguyên nhân gây bệnh ghẻ nướcDấu hiệu phân biệt tổ đỉa và ghẻ nướcTriệu chứng bệnh tổ đỉa:Triệu chứng bệnh ghẻ nước:Tổ đỉa và ghẻ nước có nguy hiểm không? Có […]

Xem chi tiết
Cách chữa
Thuốc chữa
Dinh dưỡng sức khỏe

Chuyên mục

Tin mới

Bọc Răng Sứ Có Bị Hôi Miệng Không? Cách Điều Trị Và Chăm Sóc

Khi Nào Nên Bọc Răng Sứ Để Mang Lại Hiệu Quả Thẩm Mỹ Tốt Nhất?

Bọc Răng Sứ Có Được Vĩnh Viễn Không? Yếu Tố Nào Tác Động?

Quy Trình Bọc Răng Sứ Chuẩn Và Những Điều Bạn Cần Lưu Ý

Có Nên Bọc Răng Sứ Không? Quy Trình Và Những Điều Bạn Cần Lưu Ý

[CHIA SẺ] Trước Và Sau Khi Bọc Răng Sứ Cần Biết Những Gì?

Nhất Nam Y Viện tự hào nhận giải Top 10 Thương hiệu uy tín Việt Nam 2024

VTV2 Chất lượng cuộc sống mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ giải pháp điều trị bệnh nam khoa

VTC2 mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ trong chương trình Góc nhìn người tiêu dùng

Đây là cách giúp nữ nhân viên văn phòng “XÓA” nám tàn nhang do di truyền

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?