16 Loại Thuốc Chữa Trị Tổ Đỉa Hiệu Quả Tốt Nhất

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Bác sĩ Bùi Thị Thu Hằng – Khoa Da LiễuTrưởng khoa xương khớp, Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam – Chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh – Cố vấn chuyên môn tại Hồ sơ Trung Tâm Thừa Kế và Ứng Dụng Đông Y Việt Nam

Sử dụng thuốc trị tổ đỉa là biện pháp hữu hiệu nhất hiện nay, được dùng ở cả giai đoạn mới phát và giai đoạn tiến triển. Tuy nhiên, nếu dùng không đúng cách, đúng loại, thuốc có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng hơn. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp 16 nhóm thuốc được dùng phổ biến nhất trong điều trị tổ đỉa và những lưu ý quan trong khi sử dụng chúng.

16 loại thuốc trị tổ đỉa hiệu quả nhất

Bệnh tổ đỉa có tên khoa học là Dysidrose, là một thể đặc biệt của bệnh chàm. Bệnh biểu hiện đặc trưng với những mụn nước khu trú ở bàn tay, bàn chân. Bệnh thường không quá nguy hiểm đến sức khỏe nhưng gây nhiều trở ngại cho sinh hoạt, lao động nếu không được điều trị kịp thời đúng cách.

Dùng thuốc điều trị tổ đỉa là cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh lây lan, tái phát cũng như kìm hãm các triệu chứng khó chịu trên da. Một số loại thuốc thường dùng gồm: thuốc chống nhiễm khuẩn, thuốc chống dị ứng, thuốc chống nấm, thuốc kem bôi mềm da,… Thuốc có các dạng viên uống, tiêm và kem bôi. Tùy thuộc vào từng tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ kê đơn và chỉ định dùng thuốc phù hợp, nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất.

Một số loại thuốc thường dùng gồm:

Các loại thuốc bôi trị tổ đỉa hiện nay

Tương tự các thể bệnh chàm khác, điều trị bệnh tổ đỉa có thể kết hợp cả thuốc bôi và thuốc uống. Một số trường hợp nhẹ, bệnh nhân có thể không cần sử dụng thuốc uống nhưng thuốc bôi được sử dụng trong cả giai đoạn mới phát và giai đoạn tiến triển của bệnh. Ngoài tác dụng điều trị triệu chứng, các loại thuốc bôi còn giúp phục hồi và thúc đẩy tăng sinh các tế bào da, giúp da chóng lành và phòng ngừa bội nhiễm.

Dưới đây là một số loại thuốc bôi thường được sử dụng để điều trị bệnh tổ đỉa:

1. Thuốc tím pha loãng

Trong giai đoạn bệnh mới phát, bạn nên ngâm rửa tay chân với thuốc tím pha loãng từ 1 – 2 lần/ ngày.

Thuốc tím, còn gọi là dung dịch Kali pemanganat hay KMnO4, được pha loãng với tỉ lệ 1/10.000 có tác dụng khử trùng, sát khuẩn và giảm nguy cơ vỡ mụn nước gây bội nhiễm.

Dung dịch thuốc tím pha loãng 1/10.000 điều trị bệnh tổ đỉa
Dung dịch thuốc tím pha loãng 1/10.000 điều trị bệnh tổ đỉa

Trường hợp da có tổn thương tụ mủ, rỉ dịch nhiều, nên thoa trực tiếp dung dịch thuốc tím lên da 1 – 2 lần/ngày.

Lưu ý: Khi sử dụng loại thuốc này, cần tránh băng kín vùng da bị tổn thương.

2. Cồn thuốc BSI 1 – 3%

Cồn thuốc BSI được sử dụng khi da chỉ mới xuất hiện những mụn nước đơn thuần, chưa vỡ. Loại dung dịch này có chứa i ốt có khả năng khử trùng, sát khuẩn vùng da bị tổn thương. Ngoài ra, BSI còn chứa axit Salicylic có tác dụng giảm dày sừng, bong tróc, hỗ trợ ức chế vi nấm, vi khuẩn và giảm đau rát. Axit Benzoic có trong BSI có khả năng sát trùng và giảm đau tại chỗ.

Với những trường hợp bệnh tổ đỉa do vùng da bàn tay, bàn chân tiết nhiều mồ hôi, sử dụng BSI còn có thể phòng ngừa hiện tượng bội nhiễm do nấm.

Ngoài tác dụng chữa bệnh tổ đỉa, BSI còn được dùng trong điều trị các bệnh da liễu như lang ben, nấm móng, hắc lào…

Lưu ý: Không sử dụng cồn BSI trong những trường hợp da có dấu hiệu lở loét nặng và nhiễm trùng.

3. Dung dịch Milian

Thành phần chính của dung dịch Milian là xanh Methylen và tím Gentian. Loại dung dịch này được sử dụng trong các trường hợp da tay, da chân nổi nhiều mụn nước, rỉ dịch, lở loét nhẹ. Bôi thuốc lên vùng da bị tổn thương 2 – 3 lần/ngày liên tục trong khoảng 3 -5 ngày. Nếu tổ đỉa đã bị nhiễm khuẩn hoặc bóng nước có kích thước lớn thì có thể chích cho vỡ ra rồi bôi Milian vào để chống nhiễm khuẩn.

Sử dụng dung dịch Milian trong các trường hợp nhiễm khuẩn nhẹ
Sử dụng dung dịch Milian trong các trường hợp nhiễm khuẩn nhẹ

Dung dịch Milian còn được sử dụng để điều trị các bệnh viêm da tiếp xúc bội nhiễm, chốc lở, nhiễm trùng da do virus Herpes simplex…

Lưu ý: Các thủ thuật chích vỡ bóng nước trước khi bôi dung dịch Milian cần phải thực hiện đúng cách, tốt nhất là do nhân viên y tế thực hiện, có đủ thuốc sát trùng và chống nhiễm khuẩn.

4. Kem bôi Gentacin của Nhật

Kem bôi Gentacin của Nhật Bản chuyên được dùng để bôi vùng da bị bệnh tổ đỉa, giúp tái tạo, phục hồi da bị tổn thương và tránh để lại sẹo gây mất thẩm mỹ. Hiện nay sản phẩm được nhiều người Việt tin dùng.

Thành phần: Parafin, genmaiskin, axit benzoic, propyl, paraokinshi, vaseline trắng,…

Cách sử dụng: Bạn vệ sinh sạch sẽ vùng da bị bệnh, lau khô và thoa lượng kem vừa đủ lên da. Dùng kem 2 – 3 lần mỗi ngày để nhanh chóng đẩy lùi chứng tổ đỉa.

5. Thuốc trị tổ đỉa Kobayashi Apitoberu

Đây cũng là một sản phẩm bôi ngoài da của Nhật Bản, được đánh giá cao về hiệu quả mang lại. Kem có tác  dụng giảm biểu hiện ngứa ngáy khó chịu của bệnh, ngăn ngừa viêm nhiễm, dưỡng ẩm cho da.

Thành phần: Angelica, dầu, axicon,…

Cách sử dụng: Bạn vệ sinh sạch da, lau khô, sau đó thoa kem lên vùng da đang bị tổn thương, kết hợp xoa đều để dưỡng chất thẩm thấu vào da. Người bị bệnh tổ đỉa nên Kobayashi Apitoberu bôi từ 2 – 3 lần mỗi ngày.

6. Thuốc bôi chứa corticoid

Nhóm thuốc này có tác dụng chống viêm, giảm ngứa mạnh, cải thiện các tổn thương do bệnh tổ đỉa gây nên.

Các loại thuốc bôi chứa corticoid thường đen lại các cải thiện lâm sàng rõ rệt đối với bệnh da liễu nói chung và bệnh tổ đỉa nói riêng do cơ chế tác dụng nhanh, mạnh. Tuy nhiên, đi kèm với đó là thuốc gây ra nhiều tác dụng phụ như gây mỏng da, giãn mao mạch, rậm lông, viêm nang lông…. Nếu sử dụng kéo dài trên diện tích da lớn, thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ toàn thân như rối loạn chuyển hóa, suy thận… Vì vậy, chỉ nên dùng các loại thuốc bôi chữa corticoid tối đa 14 – 20 ngày, theo chỉ định của bác sĩ điều trị.

Các loại thuốc bôi trị tổ đỉa hiện nay đều kết hợp cả corticoid và hoạt chất bạt sừng là axit salicylic, hoạt chất kháng nấm hoặc kháng sinh để tăng hiệu quả điều trị, ngăn ngừa bội nhiễm. Một số loại khác kết hợp với kháng sinh hoặc thuốc chống nấm tại chỗ.

Dermovate được sử dụng phổ biến khi điều trị tổ đỉa
Dermovate được sử dụng phổ biến khi điều trị tổ đỉa

Một số loại thuốc bôi chữa corticoid thường dùng là:

  • Thuốc mỡ Flucinar (Fluocinolone)
  • Kem bôi Dermovate (Clobetasol)
  • Thuốc bôi Tempovate (Clobetasol)

Lưu ý: Không sử dụng thuốc mỡ chứa corticoid khi da phù nề, nổi nhiều mụn nước và rỉ dịch. Bởi thuốc có thể gây bí da khiến các tổn thương tại da trở nên nguy hiểm, khó lành và có nguy cơ viêm nhiễm cao hơn.

7. Thuốc bôi kháng nấm, kháng sinh tại chỗ

Thuốc kháng sinh, chống nấm dùng tại chỗ dưới dạng các loại thuốc mỡ, kem bôi để phòng và điều trị nhiễm trùng. Khác với các thể bệnh chàm, da liễu khác, tổ đỉa khu trú ở lòng bàn tay, bàn chân và kẽ các ngón tay, ngón chân là nơi có nhiều nếp gấp, thường xuyên tiếp xúc với tác nhân gây bệnh nê dễ bị bội nhiễm.

Do vậy, sử dụng thuốc bôi kháng sinh, chống nấm ngoài tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, nấm trong những trường hợp tổ đỉa do nhiễm khuẩn, nấm. Thuốc còn có tác dụng phòng ngừa bội nhiễm.

Bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc kháng sinh, chống nấm dạng đơn lẻ dược chất hoặc dạng kết hợp như:

  • Thuốc bôi Decocort (Hydrocortison + Miconazole Nitrate)
  • Thuốc mỡ Bactroban (Mupirocin)
  • Tyrosur gel (Tyrothricin)
  • Thuốc mỡ Mupirocin ( Mupirocin )

Ngoài những loại thuốc bôi thường dùng kể trên, các bác sĩ da liễu có thể kê cho bạn một số loại thuốc trị tổ đỉa khác như Acid salicylic, hồ nước, dung dịch bạc nitrat, thuốc ức chế calcineurin…

8. Thuốc bôi ngoài da Keratinamin

Đây là loại thuốc bôi ngoài da chuyên dùng cho những người bị bệnh tổ đỉa, được  bào chế theo công nghệ của Nhật Bản. Với thành phần chính là Ureioio Urea , sản phẩm có khả năng loại bỏ tế bào chết và cung cấp độ ẩm cho da. Bên cạnh đó, thuốc Keratinamin còn đẩy lùi nhanh chóng các triệu chứng ngứa ngáy khó chịu, tránh tình trạng mụn nước xuất hiện, phòng tránh da nhiễm khuẩn và giúp vết thương mau lành.

Thuốc bôi ngoài da Keratinamin có thể dùng được đối với làn da có nhiều tổn thương, vết thương hở do bệnh tổ đỉa gây nên. Thuốc cũng bôi được trên vùng da có mụn nước, ngăn ngừa vi khuẩn phát sinh và tránh được bội nhiễm tạp khuẩn.

Cách sử dụng: Bạn lấy một lượng kem vừa đủ, bôi lên vùng da bị bệnh một lớp mỏng, chú ý không cần rửa lại bằng nước và kiên trì dùng 3 – 4 lần mỗi ngày.

9. Thuốc Almeta của Nhật

Thuốc Almeta của Nhật có chứa các chất có khả năng kháng viêm hiệu quả như: Steroid Alclometasone Propionate. Thuốc có tác dụng giảm ngứa ngáy khó chịu, giảm đau, kháng viêm và kháng khuẩn, đặc biệt tại vùng da bị tổn thương.

Loại thuốc này có tác dụng vô cùng mạnh, vì vậy nếu dùng trong thời gian dài sẽ gây suy giảm hệ miễn dịch, người bệnh cần hết sức chú ý. Trong quá trình dùng thuốc, nếu gặp bất kỳ biểu hiện nào bất thường, bạn cần đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để được khám và có biện pháp xử lý kịp thời.

Cách sử dụng: Sau khi bạn tắm và vệ sinh sạch sẽ vùng da bị bệnh, lấy một lượng thuốc vừa đủ thoa trực tiếp lên da, mỗi ngày dùng từ 1 – 2 lần. Bạn cũng có thể dùng khi các biểu hiện ngứa ngáy xuất hiện nhiều.

Thuốc Almeta của Nhật
Thuốc Almeta của Nhật

10. Kem bôi Protopic

Protopic là một trong các loại thuốc bôi trị tổ đỉa được ưa chuộng nhất trên thị trường, có xuất xứ từ Nhật Bản. Thuốc có thành phần chính là chất ức chế sự tăng trưởng và hoạt động của tế bào lympho T. Do đó, công dụng chủ yếu của thuốc là giảm viêm, ngứa, đẩy lùi các biểu hiện bệnh tổ đỉa trên da, giúp người bệnh dễ chịu hơn.

Cách sử dụng:

  • Đối với trẻ em: Sử dụng thuốc có nồng độ 0.03%.
  • Đối với người trưởng: Dùng Protopic có nồng độ là 0.1%.
  • Sau khi vệ sinh sạch sẽ vùng da bị tổn thương, bạn lau khô và thoa một lượng kem vừa đủ lên da.
  • Bạn cần tham khảo ý kiến chuyên gia để chọn sản phẩm có nồng độ phù hợp.

Bệnh tổ đỉa uống thuốc gì?

Với những trường hợp ngứa ngáy nhiều, có dấu hiệu nhiễm khuẩn, bội nhiễm hoặc kết hợp cơ địa dị ứng, các bác sĩ có thể kê một số loại thuốc uống. So với thuốc bôi, các loại thuốc uống có hoạt tính mạnh và dễ gây tác dụng phụ mạnh hơn nên chỉ sử dụng trong các trường hợp cần thiết.

1. Thuốc trị tổ đỉa kháng Histamin H1

Histamin là một hoạt chất trung gian hóa học gây nên các phản ứng dị ứng. Thuốc kháng Histamin H1 có vai trò đối kháng cạnh tranh với thụ thể histamin tại tế bào đích, làm histamin không gắn được với thụ thể nên không có tác dụng trên tế bào.

Với các bệnh lý da liễu, thuốc kháng Histamin H1 được sử dụng cả đường uống và bôi ngoài da để giảm các triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu, cải thiện các tổn thương da.

Thuốc kháng histamin thế hệ 2
Thuốc kháng histamin thế hệ 2

Thuốc kháng Histamin có 2 thể hệ. Loại thuốc thuộc thế hệ 1 như Clorpheniramin  có độ an toàn tương đối cao nhưng có thể gây buồn ngủ, giảm khả năng tập trung và giảm tiết dịch, gây khô miệng. Do vậy, người dùng cần thận trọng khi sử dụng thuốc trong thời gian lái xe, đưa ra quyết định quan trọng và thực hiện các hoạt động đòi hỏi độ tập trung cao.

Các loại thuốc kháng Histamin thế hệ 2 như Loratadin, Cetirizin, Fexofenadin… ít gây buồn ngủ hơn nhưng có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn trên thần kinh và tim mạch.

2. Thuốc kháng sinh

Trong các trường hợp có bội nhiễm, kháng sinh thường được chỉ định trong 7 – 0 ngày. Nhóm kháng sinh thường được chỉ định trong điều trị bệnh tổ đỉa chủ yếu là Penicilin (Ticarcillin hoặc Carbenicillin).

Nếu người bệnh có tiền sử dị ứng với Penicilin, có thể sử dụng các Cephalosporin để thay thế, bao gồm: Cefixim, Ceftriaxon và Cefuroxim…

Những trường hợp nhiễm khuẩn nặng hoặc có dấu hiệu kháng các kháng sinh nhóm beta lactam, các bác sĩ có thể chỉ định các kháng sinh nhóm Macrolid (Erythromycin, Clarithromycin…) hoặc nhóm Aminosid như (Gentamycin, Kanamycin, Amikacin…). Tuyệt đối không tự ý dùng kháng sinh nhóm Quinolon – đặc biệt là cho trẻ dưới 12 tuổi.

Lưu ý: Khi dùng kháng sinh, người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối các hướng dẫn về liều lượng và thời gian dùng thuốc. Không tự ý ngừng thuốc khi triệu chứng đã giảm hoặc đổi thuốc khi không có sự chỉ định của bác sĩ. Điều này có thể làm gia tăng tỷ lệ vi khuẩn kháng thuốc và nguy cơ tái nhiễm lần sau.

3. Thuốc kháng nấm

Với những trường hợp tổ đỉa do nhiễm nấm hoặc bội nhiễm nấm, người bệnh cần sử dụng thuốc chống nấm đường uống. Các loại thuốc chống nấm thường được sử dụng là Griseofulvin, Ketoconazol, Fluconazol… Các thuốc này ức chế enzym cytochrom P450 của nấm nên làm giảm tổng hợp ergosterol của vách tế bào nấm, kìm hãm sự lớn lên và phát triển của nấm.

Griseofulvin được sử dụng trong các trường hợp tổ đỉa do nấm
Griseofulvin được sử dụng trong các trường hợp tổ đỉa do nấm

Tuy nhiên, hầu hết các thuốc chống nấm đường uống đều gây hại lên gan, thận và ảnh hưởng đến quá trình tạo máu. Do vậy, bạn nên thông báo ngay với bác sĩ điều trị khi thấy những triệu chứng bất thường trong quá trình sử dụng thuốc. Khi dùng thuốc chống nấm đường uống, nên hạn chế tối đa sử dụng rượu, thuốc tránh thai đường uống và các thuốc chống đông nhóm Warfarin.

4. Thuốc trị tổ đỉa Corticoid đường uống

Các Corticoid đường uống như Prednisolon, Hydrocortison, Dexamethason, Betamethason…. thường được sử dụng ngắn ngày trong khoảng 5 – 10 ngày tùy từng trường hợp. Thuốc có tác dụng chống viêm, chống dị ứng, giảm ngứa ngáy nhanh và mạnh.

Tuy nhiên, sử dụng Corticoid đường uống có thể gây suy giảm miễn dịch, suy tuyến thượng thận, loãng xương, tăng đường huyết, loét dạ dày tá tràng…. Vì vậy, thuốc chỉ được sử dụng trong những trường hợp tổn thương da bùng phát mạnh, gây phù nề nghiêm trọng và ít đáp ứng với những loại thuốc điều trị tại chỗ. Trong quá trình sử dụng, người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối về liều lượng và thời gian uống và ngưng thuốc để tránh hậu quả nghiêm trọng.

5. Các thuốc điều trị triệu chứng khác

Các loại vitamin A, C thường được chỉ định đường uống kèm theo để tăng cường sức đề kháng, thúc đẩy quá trình tái tạo là làm lành các tổn thương trên da, giúp bệnh chóng lành hơn.

Với những trường hợp bội nhiễm có sốt cao, đau nhức hoặc tổ đỉa tái phát nhiều lần, các bác sĩ có thể được chỉ định thêm một số loại thuốc uống khác như thuốc giảm đau hạ sốt, thuốc chống viêm non-steroid, viên uống bổ sung,…

6. Thuốc uống Tacrolimus

Đây là loại thuốc thường được dùng trong việc điều trị các bệnh viêm da cơ địa và các bệnh lý khác về da. Tuy nhiên thuốc có hoạt lực mạnh và tiềm ẩn nguy cơ gây nên các tác dụng phụ nên thường chỉ được chỉ định trong những trường hợp thực sự cần thiết.

Thành phần chính của thuốc là Tacrolimus, có tác dụng kháng khuẩn và giảm các tổn thương ngoài da. Loại thuốc này được sử dụng để điều trị ngắn hạn hoặc dùng kết hợp với thuốc bôi Corticoid.

Cách sử dụng:  Bạn vệ sinh tay và vùng da bị tổn thương, sau đó lau khô với khăn sạch và thoa một lượng kem vừa đủ lên vùng da này. Sử dụng thuốc Tacrolimus 2 lần mỗi ngày.

Chú ý đối với trẻ nhỏ từ 2 – 15 tuổi, nên dùng Tacrolimus 0.03%, đối với người trường thành dùng Tacrolimus 0.1%.

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc trị tổ đỉa

Tổ đỉa là bệnh da liễu có tính chu kỳ và dễ tái phát. Nếu không chăm sóc và điều trị đúng cách, bệnh có thể tái phát thường xuyên, nhiều lần trong năm, tăng nguy cơ viêm nhiễm và lichen hóa, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống và công việc hằng ngày.

Dùng thuốc là biện pháp điều trị chính, hiệu quả nhất điều trị bệnh tổ đỉa. Tuy nhiên, nếu dùng không đúng cách, thuốc có thể là “con dao hai lưỡi” khiến các tổn thương da lan rộng và gây ra những tác dụng phụ nghiêm trọng.

Do vậy, để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi dùng thuốc trị tổ đỉa, người bệnh cần lưu ý:

  • Không tự ý mua và sử dụng thuốc, đặc biệt là các loại thuốc đường uống.
  • Tuân thủ nghiêm chỉnh các hướng dẫn của bác sĩ về loại thuốc, liều lượng và thời gian sử dụng. Tuyệt đối không tự ý cân chỉnh liều, ngừng thuốc sớm khi triệu chứng đã giảm hoặc kéo dài thời gian dùng thuốc, đặc biệt là thuốc kháng sinh và thuốc Corticoid đường uống.
Thường xuyên thăm khám và tuân thủ các hướng dẫn điều trị của bác sĩ
Thường xuyên thăm khám và tuân thủ các hướng dẫn điều trị của bác sĩ
  • Trước khi sử dụng thuốc bôi ngoài da, người bệnh nên vệ sinh sạch sẽ vùng da cần điều trị. Tránh băng kín, che phủ da, trừ trường hợp có chỉ định từ bác sĩ.
  • Khai báo chi tiết với các bác sĩ về tiền sử bệnh lý, tiền sử dị ứng và dùng thuốc trong thời gian gần đây để được cân nhắc chỉ định các loại thuốc phù hợp.
  • Thông báo ngay cho bác sĩ nếu có xuất hiện các dấu hiệu dị ứng thuốc nghiêm trọng.
  • Tránh chà xát mạnh, cào gãi lên các mụn nước trong quá trình điều trị.
  • Giữ gìn vệ sinh da đúng các, hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh như hóa chất, chất tẩy rửa, kim loại, côn trùng, phấn hoa…
  • Trường hợp da có tiến triển xấu trong quá trình điều trị, cần thông báo ngay cho bác sĩ điều trị để được hướng dẫn xử lý hoặc đổi thuốc phù hợp.
  • Trường hợp tổn thương da tiến triển dai dẳng và đáp ứng kém với thuốc bôi, thuốc uống, có thể áp dụng liệu pháp ánh sáng.
  • Xây dựng lối sống lành mạnh để nâng cao hiệu quả điều trị và giảm ngừa nguy cơ tái phát.

Sử dụng thuốc trị tổ đỉa là phương pháp điều trị chính và hiệu quả nhất hiện nay đối với căn bệnh dai dẳng khó chịu này. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có thể gây ra những nguy cơ, rủi ro nhất định. Dùng đúng thuốc càng sớm càng hạn chế được những rủi ro do thuốc mang lại. Do vậy, ngay khi có những triệu chứng khởi phát ban đầu, bạn nên tìm gặp bác sĩ để được thăm khám và chỉ định thuốc phù hợp.

XEM THÊM:

Array
Câu hỏi thường gặp
Bệnh Tổ Đỉa Có Lây Không? Có Di Truyền Không? [Giải Đáp]

Nội dung chính16 loại thuốc trị tổ đỉa hiệu quả nhấtCác loại thuốc bôi trị tổ đỉa hiện nayBệnh tổ đỉa uống thuốc gì?Một số lưu ý khi sử dụng thuốc trị tổ đỉa Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Bác sĩ Bùi Thị Thu Hằng – Khoa Da Liễu – […]

Xem chi tiết
Bệnh Tổ Đỉa Có Chữa Khỏi Được Không? [Chuyên Gia Giải Đáp] 2022

Nội dung chính16 loại thuốc trị tổ đỉa hiệu quả nhấtCác loại thuốc bôi trị tổ đỉa hiện nayBệnh tổ đỉa uống thuốc gì?Một số lưu ý khi sử dụng thuốc trị tổ đỉa Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Bác sĩ Bùi Thị Thu Hằng – Khoa Da Liễu – […]

Xem chi tiết
Cách chữa
Thuốc chữa
Dinh dưỡng sức khỏe

Chuyên mục

Tin mới

Bọc Răng Sứ Có Bị Hôi Miệng Không? Cách Điều Trị Và Chăm Sóc

Khi Nào Nên Bọc Răng Sứ Để Mang Lại Hiệu Quả Thẩm Mỹ Tốt Nhất?

Bọc Răng Sứ Có Được Vĩnh Viễn Không? Yếu Tố Nào Tác Động?

Quy Trình Bọc Răng Sứ Chuẩn Và Những Điều Bạn Cần Lưu Ý

Có Nên Bọc Răng Sứ Không? Quy Trình Và Những Điều Bạn Cần Lưu Ý

[CHIA SẺ] Trước Và Sau Khi Bọc Răng Sứ Cần Biết Những Gì?

Nhất Nam Y Viện tự hào nhận giải Top 10 Thương hiệu uy tín Việt Nam 2024

VTV2 Chất lượng cuộc sống mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ giải pháp điều trị bệnh nam khoa

VTC2 mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ trong chương trình Góc nhìn người tiêu dùng

Đây là cách giúp nữ nhân viên văn phòng “XÓA” nám tàn nhang do di truyền

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?