Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Bác sĩ Bùi Thị Thu Hằng – Khoa Da LiễuTrưởng khoa xương khớp, Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam – Chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh – Cố vấn chuyên môn tại Hồ sơ Trung Tâm Thừa Kế và Ứng Dụng Đông Y Việt Nam

Vảy nến là một rối loạn da mãn tính có thể xuất hiện ở bất cứ độ tuổi hay giới tính nào. Bài viết này sẽ cung cấp cái nhìn tổng quan về bệnh da liễu này, bao gồm các triệu chứng, nguyên nhân, biến chứng, phương pháp chẩn đoán. Đồng thời cũng gợi ý về các cách điều trị, phòng ngừa bệnh hiệu quả hiện nay.

Bệnh vảy nến là gì?

Vảy nến là một bệnh da liễu mãn tính, không lây nhiễm, đặc trưng bởi sự tăng sinh nhanh chóng của tế bào da. Thông thường, tế bào da mới được tạo ra và thay thế tế bào cũ trong vòng 28 – 30 ngày, nhưng đối với người bị vảy nến, quá trình này chỉ diễn ra trong vài ngày. Điều này dẫn đến sự tích tụ của các tế bào da chết trên bề mặt da, tạo thành các mảng dày, đỏ, có vảy trắng bạc. 

Các vị trí trên cơ thể dễ bị bệnh như vảy nến ở chân, vảy nến ở tay, vảy nến ở mặt… Bên cạnh đó, bệnh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp nhất ở người trưởng thành và nữ giới.

Vảy nến có thể xuất hiện ở bất cứ độ tuổi hay giới tính nào
Vảy nến có thể xuất hiện ở bất cứ độ tuổi hay giới tính nào

Triệu chứng của các thể vẩy nến thường gặp

Dấu hiệu vảy nến khác nhau tùy theo từng người và từng loại. Cụ thể về biểu hiện của các thể bệnh thường gặp như sau:

Vảy nến thể mảng

  • Đặc điểm: Đây là dạng vảy nến phổ biến nhất, chiếm khoảng 80 – 90% các trường hợp. Bệnh gây ra các mảng da đỏ, dày, có vảy bạc, thường xuất hiện ở khuỷu tay, đầu gối, da đầu và lưng.
  • Triệu chứng: Các mảng da có thể ngứa, đau rát và đôi khi nứt nẻ, chảy máu.

Vảy nến giọt

  • Đặc điểm: Loại này thường xuất hiện ở trẻ em và thanh niên, thường khởi phát sau khi bị nhiễm trùng đường hô hấp như viêm họng. 
  • Triệu chứng: Bệnh gây ra các đốm nhỏ, hình giọt nước, màu đỏ trên da. Các đốm này thường xuất hiện trên thân, tay, chân và hiếm khi gây ngứa.

Vảy nến thể mủ

  • Đặc điểm: Đây là dạng nghiêm trọng, gây ra các mụn nước nhỏ chứa mủ vô trùng, có thể kèm theo mảng đỏ da.
  • Triệu chứng: Mụn nước có thể vỡ ra, gây đau và để lại vảy hoặc vết sẹo. Loại này có thể ảnh hưởng đến tay, chân hoặc toàn bộ cơ thể.

Vảy nến đỏ da 

  • Đặc điểm: Đây là dạng vảy nến hiếm gặp nhưng rất nghiêm trọng, có thể bao phủ toàn bộ cơ thể với các mảng da đỏ, viêm, bong tróc.
  • Triệu chứng: Người bệnh thường cảm thấy ngứa, đau rát, da bị nứt nẻ, kèm theo sốt và mệt mỏi. Dạng này đòi hỏi điều trị y tế khẩn cấp vì có thể đe dọa tính mạng.
Vảy nến đỏ da là dạng vảy nến hiếm gặp
Vảy nến đỏ da là dạng vảy nến hiếm gặp

Vảy nến đảo ngược

  • Đặc điểm: Loại vảy nến này thường xuất hiện ở các nếp gấp da như dưới ngực, nách, bẹn và các vùng da nhạy cảm khác.
  • Triệu chứng: Các mảng da đỏ, bóng, không có vảy, dễ bị kích ứng bởi ma sát và mồ hôi.

Vảy nến móng

  • Đặc điểm: Ảnh hưởng đến móng tay và móng chân, thường đi kèm với các thể bệnh khác.
  • Triệu chứng: Móng bị rỗ, dày, đổi màu, nứt gãy và có thể tách ra khỏi nền móng.

Viêm khớp vảy nến 

  • Đặc điểm: Đây là một tình trạng viêm khớp đi kèm với vảy nến, ảnh hưởng đến các khớp và gây đau, cứng khớp, sưng và đôi khi dẫn đến tổn thương khớp vĩnh viễn.
  • Triệu chứng: Sưng và đau khớp, cứng khớp, thường vào buổi sáng hoặc sau khi ngồi lâu. Tình trạng này ảnh hưởng đến bất kỳ khớp nào, nhưng thường gặp ở khớp tay, chân và cột sống.

Vảy nến thể khô 

  • Đặc điểm: Loại này ảnh hưởng đến da đầu, gây ra các mảng da đỏ, có vảy bạc và lan xuống trán, cổ và tai.
  • Triệu chứng: Bị vảy nến da đầu gây ngứa, rụng tóc, da đầu bong tróc và có vảy.

Vảy nến hồng

  • Đặc điểm: Vảy nến phấn hồng gây ra phát ban trên da, có thể tự khỏi và thường quan đến virus herpes 6 hoặc 7.
  • Triệu chứng: Các mảng da lớn hình bầu dục chuyển màu hồng hoặc đỏ, có vảy mịn ở viền ngoài, được gọi là mảng Herald. Các vùng da bị bệnh thường trên ngực, lưng hoặc bụng.
Vảy nến hồng thường quan đến virus herpes 6 hoặc 7
Vảy nến hồng thường quan đến virus herpes 6 hoặc 7

Nguyên nhân bị vảy nến

Nguyên nhân tại sao bị vảy nến vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy rằng bệnh khởi phát có liên quan đến những yếu tố sau đây:

Yếu tố bên trong:

  • Yếu tố di truyền: Nhiều nghiên cứu đã xác định rằng có nhiều gene liên quan đến bệnh vảy nến và những gene này có thể di truyền từ cha mẹ sang con cái. Vậy nên nếu trong gia đình có người mắc lý này, nguy cơ bạn bị bệnh sẽ cao hơn.
  • Hệ miễn dịch: Đây là một bệnh da liễu tự miễn, nghĩa là hệ miễn dịch tấn công nhầm các tế bào da khỏe mạnh, gây ra sự tăng sinh tế bào da quá mức. 
  • Thay đổi hormone: Sự thay đổi hormone trong các giai đoạn như dậy thì, mang thai hoặc mãn kinh có thể kích phát bệnh hoặc khiến triệu chứng bệnh phát triển trầm trọng hơn.

Yếu tố môi trường:

  • Căng thẳng: Căng thẳng tâm lý sẽ làm bùng phát hoặc làm trầm trọng thêm triệu chứng vảy nến da mặt hoặc ở chân tay,…
  • Nhiễm trùng: Một số loại nhiễm trùng, đặc biệt là nhiễm khuẩn đường hô hấp trên như viêm họng do liên cầu khuẩn sẽ kích hoạt bệnh thể giọt.
  • Tổn thương da: Hiện tượng Koebner – nơi vết thương da như vết cắt, trầy xước, bỏng hoặc tiêm chủng sẽ dẫn đến sự phát triển của vảy nến tại vùng bị tổn thương.
  • Thời tiết: Khí hậu khô lạnh làm da khô và dễ bị kích ứng, điều này khiến bệnh da liễu như vảy nến dễ bị kích thích khởi phát.
  • Thuốc: Một số loại thuốc như lithium, thuốc chống sốt rét, thuốc chẹn beta (beta-blockers) và corticosteroid làm kích hoạt bệnh ở những người nhạy cảm.
  • Hút thuốc lá và rượu bia: Hút thuốc và tiêu thụ rượu bia làm tăng nguy cơ mắc bệnh và triệu chứng bệnh trở lên nặng hơn.
  • Tăng cân: Béo phì không chỉ làm tăng nguy cơ mắc bệnh mà còn làm bệnh trầm trọng hơn, đặc biệt là thể đảo ngược do các nếp gấp da dễ bị kích ứng và viêm.
Căng thẳng tâm lý sẽ làm bùng phát bệnh
Căng thẳng tâm lý sẽ làm bùng phát bệnh

Bệnh có nguy hiểm không? Các biến chứng thường gặp

Bệnh vảy nến tự bản thân nó thường không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng. Tuy nhiên, nếu không được kiểm soát và điều trị đúng cách, bệnh dẫn đến nhiều biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

Biến chứng trên da:

  • Nhiễm trùng da: Các mảng da bị nứt nẻ, chảy máu tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng.
  • Tổn thương thẩm mỹ: Những vùng da bị bệnh sẽ dày, đỏ, có vảy gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến sự tự tin giao tiếp xã hội của người mắc bệnh.

Biến chứng trên khớp:

  • Viêm khớp: Khoảng 30% người gặp biến chứng viêm khớp, gây đau, cứng khớp, sưng khớp và hạn chế vận động.
  • Tổn thương khớp vĩnh viễn: Nếu không được điều trị kịp thời, viêm khớp dẫn đến tổn thương khớp vĩnh viễn và tàn tật.

Biến chứng vảy nến toàn thân:

  • Bệnh tim mạch: Người bị vảy nến có nguy cơ cao hơn mắc các bệnh tim mạch như tăng huyết áp, bệnh động mạch vành, đột quỵ, do tình trạng viêm mạn tính.
  • Hội chứng chuyển hóa: Bệnh cũng làm tăng nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa, bao gồm béo phì, tăng huyết áp, tăng đường huyết và rối loạn mỡ máu, từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và tiểu đường.
  • Bệnh về mắt: Một số bệnh về mắt như viêm màng bồ đào, viêm kết mạc và khô mắt có thể xảy ra ở người mắc bệnh da liễu này.
  • Các vấn đề về sức khỏe tâm thần: Bệnh gây căng thẳng, lo âu, trầm cảm và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người mắc.

Phương pháp chẩn đoán bệnh

Chẩn đoán bệnh vảy nến đòi hỏi sự kết hợp giữa đánh giá lâm sàng và các phương pháp xét nghiệm bổ trợ để xác định chính xác tình trạng bệnh.

Khám lâm sàng

  • Bác sĩ da liễu sẽ kiểm tra kỹ các tổn thương trên da, móng tay, móng chân và da đầu của bạn.
  • Họ sẽ hỏi về tiền sử bệnh của bạn, bao gồm các triệu chứng, thời gian xuất hiện, các yếu tố kích hoạt có thể và tiền sử gia đình mắc bệnh.

Xét nghiệm bổ trợ:

  • Sinh thiết da: Giúp xác định đặc điểm tế bào da, độ dày của lớp biểu bì và mức độ viêm, từ đó xác định liệu có phải bệnh này không.
  • Xét nghiệm máu: Được sử dụng để loại trừ các bệnh khác có triệu chứng tương tự, chẳng hạn như lupus ban đỏ hệ thống hoặc viêm khớp dạng thấp.
  • Chụp X-quang: Nếu có triệu chứng viêm khớp, bác sĩ sẽ yêu cầu chụp X-quang để đánh giá tình trạng khớp, bao gồm các dấu hiệu tổn thương khớp hoặc xương.
Sinh thiết da giúp chẩn đoán tình trạng bệnh
Sinh thiết da giúp chẩn đoán tình trạng bệnh

3 cách chữa bệnh vảy nến áp dụng phổ biến hiện nay

Hiện nay có nhiều phương pháp được ứng dụng trong phác đồ điều trị vảy nến như sau:

Dùng nguyên liệu tự nhiên

Dưới đây là một số nguyên liệu tự nhiên thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị bệnh:

  • Muối biển: Muối biển giàu khoáng chất, giúp làm mềm da, giảm viêm và ngứa hiệu quả. Người bệnh hòa tan một lượng muối biển vào nước ấm để tắm. Ngâm mình trong nước khoảng 15, sau đó rửa sạch bằng nước thường và lau khô nhẹ nhàng.
  • Lô hội (nha đam): Gel lô hội có tính chất làm mát, dưỡng ẩm và chống viêm, giúp giảm ngứa, đỏ da và bong tróc vảy. Lấy phần gel trong suốt từ lá lô hội tươi thoa trực tiếp gel lên vùng da bị bệnh 2 – 3 lần mỗi ngày.
  • Dầu dừa: Dầu dừa có đặc tính dưỡng ẩm và kháng khuẩn, giúp làm mềm da, giảm khô và nứt nẻ. Thoa một lớp mỏng dầu dừa lên vùng da bị vảy nến 3 lần mỗi ngày.
  • Nghệ: Curcumin trong nghệ có tác dụng chống viêm và chống oxy hóa mạnh mẽ, có thể giúp giảm viêm và cải thiện tình trạng da. Đem trộn 1 thìa bột nghệ với một ít nước hoặc sữa để tạo thành hỗn hợp sệt. Thoa hỗn hợp lên vùng da bị vảy nến và để khoảng 20 – 30 phút rồi rửa sạch bằng nước ấm.
  • Giấm táo: Giấm táo có tính axit nhẹ, giúp cân bằng độ pH của da và giảm viêm. Người bệnh pha loãng giấm táo với nước theo tỷ lệ 1:1 rồi thoa dung dịch lên vùng da vảy nến bằng bông gòn.

Sử dụng thuốc Tây

Các nhóm thuốc điều trị vảy nến được chia thành nhiều loại khác nhau, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, bác sĩ Da liễu sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp.

Thuốc bôi ngoài da:

  • Corticosteroid: Đây là nhóm thuốc chống viêm mạnh, giúp giảm viêm, ngứa và đỏ da. Corticosteroid có nhiều dạng bào chế như kem, thuốc mỡ, lotion và gel với các nồng độ khác nhau từ nhẹ đến mạnh.
  • Dẫn xuất vitamin D: Các thuốc như calcipotriol, calcitriol và tacalcitol giúp làm chậm sự tăng trưởng của tế bào da và giảm viêm. Chúng thường được sử dụng cho bệnh thể mảng từ nhẹ đến trung bình.
  • Retinoid: Tazarotene là một loại retinoid bôi ngoài da giúp điều chỉnh sự tăng trưởng của tế bào da và giảm viêm. 
  • Ức chế calcineurin: Tacrolimus và pimecrolimus là các thuốc ức chế calcineurin, giúp giảm viêm và ngứa. Chúng được sử dụng cho các vùng da nhạy cảm như mặt và nếp gấp.
  • Các thuốc khác: Các thuốc khác như anthralin, hắc ín và axit salicylic ít phổ biến hơn do có thể gây kích ứng da hoặc có mùi khó chịu.
Một số loại thuốc được chỉ định trong điều trị vảy nến
Một số loại thuốc được chỉ định trong điều trị vảy nến

Thuốc uống:

  • Methotrexate: Đây là một loại thuốc ức chế miễn dịch, giúp làm chậm sự tăng trưởng của tế bào da và giảm viêm. 
  • Cyclosporine: Thuốc có tác dụng nhanh chóng trong việc kiểm soát các triệu chứng bệnh mức độ nặng. Tuy nhiên, nó có thể gây ra các tác dụng phụ nên chỉ được sử dụng trong thời gian ngắn.
  • Retinoid đường uống: Acitretin là một loại retinoid đường uống giúp điều chỉnh sự tăng trưởng của tế bào da. 
  • Apremilast: Đây là một loại thuốc ức chế phosphodiesterase 4, giúp giảm viêm trong cơ thể.

Quang trị liệu

Quang trị liệu thường được chỉ định cho các trường hợp từ trung bình đến nặng hoặc không đáp ứng với các phương pháp điều trị tại chỗ. Phương pháp này sử dụng ánh sáng tia cực tím (UV) để làm chậm sự tăng trưởng của tế bào da, giảm viêm và cải thiện triệu chứng bệnh.

3 loại quang trị liệu được sử dụng phổ biến gồm: 

  • Tia cực tím B (UVB) băng hẹp: Sử dụng ánh sáng UVB có bước sóng 311 – 313nm, tác động trực tiếp vào vùng da bị bệnh. Thường được chỉ định 2 – 3 lần mỗi tuần, thời gian điều trị từ vài tuần đến vài tháng.
  • PUVA (Psoralen kết hợp với UVA): Người bệnh sẽ uống hoặc bôi psoralen trước khi tiếp xúc với ánh sáng UVA. PUVA có hiệu quả cao trong điều trị bệnh nặng.
  • Liệu pháp laser excimer: Sử dụng tia laser tập trung năng lượng cao để điều trị các mảng da bị bệnh diện tích nhỏ, dai dẳng. Thường được chỉ định 2 lần mỗi tuần, thời gian điều trị từ 4 – 10 tuần.

Phương pháp phòng ngừa

Bác sĩ Da liễu hướng dẫn một số biện pháp giúp giảm nguy cơ mắc vảy nến, đồng thời kiểm soát bệnh tốt hơn, ngăn ngừa các đợt bùng phát dai dẳng:

Chăm sóc da tốt:

  • Dưỡng ẩm thường xuyên: Giữ ẩm cho da bằng kem dưỡng ẩm không mùi, đặc biệt là sau khi tắm hoặc khi da khô.
  • Tránh tác nhân gây kích ứng: Sử dụng sản phẩm chăm sóc da dịu nhẹ, không chứa hương liệu và chất tạo màu. Tránh các loại xà phòng mạnh, nước nóng và chà xát mạnh lên da.
  • Bảo vệ da khỏi ánh nắng: Sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF ít nhất là 30 trước khi ra ngoài trời.
  • Tránh làm tổn thương da: Cẩn thận khi cạo râu, cắt móng tay và tránh các vết trầy xước hoặc vết thương khác trên da.
Dưỡng ẩm thường xuyên để ngăn ngừa bệnh da liễu
Dưỡng ẩm thường xuyên để ngăn ngừa bệnh da liễu

Điều chỉnh lối sống:

  • Ăn uống cân bằng: Chế độ ăn giàu rau củ, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và protein nạc có thể giúp tăng cường sức khỏe tổng thể và và sức khỏe cho làn da..
  • Tập thể dục thường xuyên: Hoạt động thể chất giúp giảm căng thẳng, cải thiện tâm trạng và duy trì cân nặng khỏe mạnh.
  • Không hút thuốc và hạn chế uống rượu: Thuốc lá và rượu có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh vảy nến và làm bệnh nặng hơn. Do đó cần loại các tác nhân này khỏi sinh hoạt hằng ngày.
  • Kiểm soát căng thẳng: Thực hiện các kỹ thuật thư giãn như thiền, yoga, hít thở sâu hoặc các hoạt động khác giúp giảm căng thẳng hữu ích.

Theo dõi sức khỏe định kỳ:

  • Khám sức khỏe định kỳ: Khám sức khỏe định kỳ giúp phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe da liễu.
  • Tiêm phòng đầy đủ: Tiêm phòng đầy đủ giúp ngăn ngừa các bệnh nhiễm trùng có thể kích hoạt hoặc làm nặng thêm bệnh.

Tuân thủ điều trị:

  • Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ: Tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ về việc sử dụng thuốc điều trị.
  • Thông báo cho bác sĩ về bất kỳ thay đổi nào: Nếu có bất kỳ thay đổi nào về tình trạng sức khỏe hoặc các triệu chứng, hãy thông báo cho bác sĩ ngay lập tức.

Vảy nến là một bệnh da mãn tính phức tạp có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Hiểu rõ những khía cạnh về bệnh lý này sẽ giúp người bệnh kiểm soát bệnh tốt hơn, ngăn ngừa biến chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống. Nếu bạn hoặc người thân có dấu hiệu của bệnh, hãy tìm đến bác sĩ da liễu để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Câu hỏi thường gặp
Bệnh Vảy Nến Có Lây Không? Lưu Ý Khi Điều Trị Bệnh

Nội dung chínhBệnh vảy nến là gì?Triệu chứng của các thể vẩy nến thường gặpNguyên nhân bị vảy nếnBệnh có nguy hiểm không? Các biến chứng thường gặpPhương pháp chẩn đoán bệnh3 cách chữa bệnh vảy nến áp dụng phổ biến hiện nayDùng nguyên liệu tự nhiênSử dụng thuốc TâyQuang trị liệuPhương pháp phòng ngừa […]

Xem chi tiết
Vảy Nến Có Ngứa Không? Cách Làm Giảm Ngứa Ngáy Hiệu Quả

Nội dung chínhBệnh vảy nến là gì?Triệu chứng của các thể vẩy nến thường gặpNguyên nhân bị vảy nếnBệnh có nguy hiểm không? Các biến chứng thường gặpPhương pháp chẩn đoán bệnh3 cách chữa bệnh vảy nến áp dụng phổ biến hiện nayDùng nguyên liệu tự nhiênSử dụng thuốc TâyQuang trị liệuPhương pháp phòng ngừa […]

Xem chi tiết
Bị vảy nến có nên lập gia đình không? Bệnh có di truyền không?

Nội dung chínhBệnh vảy nến là gì?Triệu chứng của các thể vẩy nến thường gặpNguyên nhân bị vảy nếnBệnh có nguy hiểm không? Các biến chứng thường gặpPhương pháp chẩn đoán bệnh3 cách chữa bệnh vảy nến áp dụng phổ biến hiện nayDùng nguyên liệu tự nhiênSử dụng thuốc TâyQuang trị liệuPhương pháp phòng ngừa […]

Xem chi tiết
Vảy Nến Có Tự Khỏi Không? Có Chữa Được Không? [GIẢI ĐÁP]

Nội dung chínhBệnh vảy nến là gì?Triệu chứng của các thể vẩy nến thường gặpNguyên nhân bị vảy nếnBệnh có nguy hiểm không? Các biến chứng thường gặpPhương pháp chẩn đoán bệnh3 cách chữa bệnh vảy nến áp dụng phổ biến hiện nayDùng nguyên liệu tự nhiênSử dụng thuốc TâyQuang trị liệuPhương pháp phòng ngừa […]

Xem chi tiết
Người bị vảy nến có tắm biển được không? Cần tránh những gì?

Nội dung chínhBệnh vảy nến là gì?Triệu chứng của các thể vẩy nến thường gặpNguyên nhân bị vảy nếnBệnh có nguy hiểm không? Các biến chứng thường gặpPhương pháp chẩn đoán bệnh3 cách chữa bệnh vảy nến áp dụng phổ biến hiện nayDùng nguyên liệu tự nhiênSử dụng thuốc TâyQuang trị liệuPhương pháp phòng ngừa […]

Xem chi tiết
Cách chữa Vảy nến
Thuốc chữa Vảy nến
Dinh dưỡng sức khỏe

Chuyên mục

Tin mới

Bọc Răng Sứ Có Bị Hôi Miệng Không? Cách Điều Trị Và Chăm Sóc

Khi Nào Nên Bọc Răng Sứ Để Mang Lại Hiệu Quả Thẩm Mỹ Tốt Nhất?

Bọc Răng Sứ Có Được Vĩnh Viễn Không? Yếu Tố Nào Tác Động?

Quy Trình Bọc Răng Sứ Chuẩn Và Những Điều Bạn Cần Lưu Ý

Có Nên Bọc Răng Sứ Không? Quy Trình Và Những Điều Bạn Cần Lưu Ý

[CHIA SẺ] Trước Và Sau Khi Bọc Răng Sứ Cần Biết Những Gì?

Nhất Nam Y Viện tự hào nhận giải Top 10 Thương hiệu uy tín Việt Nam 2024

VTV2 Chất lượng cuộc sống mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ giải pháp điều trị bệnh nam khoa

VTC2 mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ trong chương trình Góc nhìn người tiêu dùng

Đây là cách giúp nữ nhân viên văn phòng “XÓA” nám tàn nhang do di truyền

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?