7 cách điều trị vảy nến cho hiệu quả tốt nhất hiện nay
Các chuyên gia cho rằng, có thể điều trị vảy nến theo đông y, tây y hoặc bằng bài thuốc dân gian. Phương pháp nào cũng mang lại hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, để chữa dứt điểm, không tái phát vảy nến rất khó khăn. Bệnh có thể dễ dàng tái phát sau một thời gian được điều trị. Bài viết dưới đây sẽ phân tích cụ thể hơn về các cách chữa vảy nến đang được sử dụng hiện nay và những điều cần lưu ý khi sử dụng.
Nguyên tắc và các cách điều trị vảy nến
Bệnh vảy nến (Psoriasis) là một tình trạng viêm da cơ địa phổ biến với sự gia tăng tốc độ sinh sản của các tế bào da trên cơ thể khiến làn da người bệnh xuất hiện những mảng trắng, bong tróc, ngứa ngáy, sần sùi, xấu xí…. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể, gặp ở mọi lứa tuổi, không phân biệt tuổi tác, giới tính.
Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân cụ thể gây ra bệnh. Do đó, việc điều trị dứt điểm không tái phát là điều rất khó khăn. Hầu hết các phương pháp điều trị vảy nến hiện nay đều nhằm mục đích kiểm soát triệu chứng, ngăn ngừa biến chứng. Tùy vào mức độ nghiêm trọng, người bệnh có thể lựa chọn các phương pháp chữa vảy nến khác nhau nhằm mục đích chung:
- Làm sạch các tổn thương ngoài da và cải thiện triệu chứng
- Hạn chế tái phát (hiệu quả điều trị kéo dài)
- An toàn và ít độc hại
Theo đó chiến lược điều trị gồm 2 giai đoạn:
- Giai đoạn điều trị tấn công: làm sạch tổn thương da, hết triệu chứng bên ngoài
- Giai đoạn điều trị duy trì: phòng ngừa tránh tái phát.
Song song với việc áp dụng các cách chữa vảy nến, người bệnh nên xây dựng chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hợp lý, chủ động “chung sống hòa bình” với bệnh, không để trạng thái căng thẳng, tâm lý bi quan… Có nhiều cách điều trị bệnh vảy nến như: Tây y, đông y, dân gian,… mỗi phương pháp có những ưu điểm, nhược điểm và phù hợp với các tình trạng bệnh khác nhau. Dựa trên kết quả kiểm tra bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, hiệu quả.
Mẹo chữa vẩy nến bằng dân gian tại nhà
Phương pháp này được áp dụng cho những trường hợp vảy nến thể nhẹ, mới phát, triệu chứng ngoài da không nhiều và chưa nguy hiểm. Cơ chế điều trị của các bài thuốc dân gian chữa vảy nến là sử dụng các thảo dược tự nhiên, dễ kiếm theo nhiều cách khác nhau nhằm cải thiện các triệu chứng bên ngoài. Một số bài thuốc dân gian chữa vảy nến tại nhà phổ biến, bạn có thể tham khảo:
Bài thuốc trị vảy nến từ lá trầu không
Trầu không có vị cay nồng, mùi thơm đặc trưng, tính ấm, có tác dụng sát trùng, tiêu viêm, kháng khuẩn rất hiệu quả. Để chữa bệnh vảy nến, người ta thường kết hợp lá trầu không với rau răm, bèo hoa dâu, muối hột theo cách sau:
- Rửa sạch các nguyên liệu rồi ngâm trong nước muối pha loãng khoảng 10 – 15 phút.
- Cho tất cả nguyên liệu vào nồi đun cùng 2 lít nước trong khoảng 15 – 20 phút, thêm 1 ít muối hạt vào nồi nước đun và khuấy đều cho tan
- Đổ nước ra thau, chậu để nguội bớt hoặc pha cùng 1 ít nước sạch để giảm bớt nhiệt độ.
- Dùng nước này để tắm, gội hoặc ngâm rửa vùng da bị vảy nến.
Bài thuốc chữa á sừng bằng dầu dừa
Dầu dừa chứa nhiều dưỡng chất, rất tốt cho việc phục hồi và cải thiện chức năng của da. Người bệnh có thể sử dụng dầu dừa nguyên chất bôi trực tiếp lên vùng da bị vảy nến đã được vệ sinh sạch. Mát xa nhẹ nhàng trong khoảng 15 – 20 phút để dầu dừa thấm sâu và mang lại hiệu quả chữa bệnh tốt nhất.
Cách chữa vảy nến bằng lá lốt
Lá lốt có tính sát khuẩn, chống viêm, giúp loại bỏ các lớp da bong tróc và phục hồi da khá tốt. Để chữa vảy nến bằng lá lốt, dân gian có lưu truyền 2 cách:
- Uống nước lá lốt: Lấy một nắm lá lốt rửa sạch, ngâm với nước muối, giã nát rồi chắt lấy nước cốt. Uống trực tiếp hoặc pha cùng 50ml nước sôi để uống dễ hơn.
- Ngâm rửa: Bạn có thể lấy lá lốt đun sôi cùng 2 lít nước. Dùng nước này tắm, ngâm rửa vùng da bị vảy nến khi còn đủ ấm.
Ngoài 3 bài thuốc dân gian phổ biến kể trên, dân gian còn sử dụng rất nhiều nguyên liệu khác như nha đam, giấm táo, muồng trâu, nghệ vàng… để chữa bệnh vảy nến tại nhà. Các thảo dược này khá an toàn và lành tính, ít gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, hiệu quả của chúng chỉ phù hợp với những người bệnh nhẹ và phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt là cơ địa mỗi người.
Điều trị vảy nến bằng phương pháp Tây y
Tây y có nhiều cách để điều trị bệnh vảy nến phụ thuộc vào mức độ biểu hiện và phạm vi vùng da bị ảnh hưởng. Cụ thể:
Điều trị vảy nến tại chỗ bằng thuốc mỡ và kem bôi
Với trường hợp vảy nến ở mức độ nhẹ, người bệnh thường được sử dụng thuốc bôi ngoài da như:
- Thuốc mỡ Salicylic 2%, 3%, 5%: có tác dụng làm bong vẩy, tiêu sừng, sát trùng nhẹ
- Goudron: một loại thuốc khử oxy, có tác dụng làm mềm da, tiêu sừng, bong vảy, giảm các tổn thương ngoài da.
- Thuốc mỡ corticoid (Flucinar, Synalar, Eumovate, Betnovate, Tempovate, Diprosone, Sicorten, Lorinden…): chống viêm, giảm ngứa, bong sừng, bạt vảy rất hiệu quả
- Thuốc mỡ Daivonex (calcipotriol): là một dẫn xuất của vitamin D3 có tác dụng ức chế tăng sinh tế bào sừng, giảm quá trình tạo sừng và bong vảy.
Các loại thuốc bôi ngoài da nên được sử dụng ngay sau khi tắm hoặc ngâm rửa vùng da Bệnh vảy nến. Mặc dù mang lại hiệu quả cải thiện triệu chứng nhanh chóng nhưng các loại thuốc này có thể gây ra những tác dụng phụ nguy hiểm như teo da, giãn mạch, viêm nang lông…
Đặc biệt, các corticoid có thể gây ra hiện tượng nhờn thuốc hoặc ” bật bóng” về sau bệnh tái phát thường nặng hơn lần trước. Vì vậy, người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ các hướng dẫn điều trị của bác sĩ, không được tự ý mua, sử dụng, ngừng hoặc đổi thuốc khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.
Điều trị toàn thân
Bao gồm các phương pháp dùng thuốc hoặc không dùng thuốc:
Quang hóa trị liệu (PUVA): Phương pháp này sử dụng tia cực tím để ngăn chặn sự phát triển của các tế bào da. Việc chiếu tia thường được thực hiện bằng laser hoặc light box với hàm lượng và thời gian phù hợp. Người bệnh sẽ được uống thuốc cảm ứng ánh sáng Psoralen trước thời gian chiếu tia 2 giờ. Chiếu tia cực tím sóng A (UVA) bước sóng 320-400 nm (na nô mét). Phương pháp điều trị vảy nến này thu được hiệu quả cải thiện triệu chứng khá cao, có thể lên tới 90%. Tuy nhiên, có thể gây ra một số tác dụng phụ nguy hiểm trên da và mắt.
Dùng thuốc uống hoặc thuốc tiêm tĩnh mạch: Thuốc uống, tiêm thường được chỉ định khi các biện pháp khác không mang lại hiệu quả như mong muốn. Các loại thuốc thường được chỉ định là:
- Methotrexate: thuốc ức chế miễn dịch, có tác dụng ức chế tăng sinh tế bào thượng bì trong bệnh vẩy nến, chống viêm và giảm các ph ản ứng quá mẫn của hệ miễn dịch. Loại thuốc này gây hại cho gan nghiêm trọng nên chỉ được sử dụng cho 1 số trường hợp người khỏe mạnh có vảy nến diện rộng >50% diện tích cơ thể, vẩy nến thể mảng lan toả, vẩy nến khớp, vẩy nến đỏ da toàn thân…
- Cyclosporin A: một polypeptid vòng, có tác dụng ức chế miễn dịch, ức chế phản ứng tăng sinh quá mức tế bào thượng bì của da trong bệnh vảy nến. Loại thuốc này cũng chỉ được chỉ định trong thường hợp người bệnh khỏe mạnh, không có bệnh ác tính và mắc một trong số những thể vảy nến nặng như vẩy nến mụn mủ, vẩy nến khớp….
- Thuốc tiêm tĩnh mạch: tác động lên hệ miễn dịch, giúp kiểm soát và ngăn chặn các yếu tố làm gia tăng mức độ bệnh. Các loại thuốc này có thể tự tiêm tại nhà hoặc cần sự trợ giúp của cán bộ y tế tùy từng trường hợp: adalimumab (Humira), adalimumab-adbm (xitezo), brodalumab (Siliq), etanercept (Enbrel), guselkumab (Tremfya)..
- Thuốc kháng histamin, Canxi clorua: Có tác dụng chống dị ứng, giải mẫn cảm…
- Thuốc an thần tác động lên hệ thần kinh trung ương như Bromua.
- Vitamin: A,C,B12, Biotin, vitamin H3.
Vảy nến là bệnh viêm da mãn tính, dễ tái phát. hầu hết các loại thuốc uống hay thuốc bôi ngoài da đều có thể gây ra những tác dụng không mong muốn khá nguy hiểm. Vậy nên, khi dùng thuốc điều trị vảy nến, bệnh nhân cần tuân thủ đúng hướng dẫn điều trị của bác sĩ để hạn chế tác dụng phụ, ít phụ thuộc vào thuốc. Các trường hợp vảy nến thông thường nên lựa chọn điều trị bằng thuốc bôi ngoài da. Những trường hợp vảy nến nặng hoặc diện tích da bị bệnh lớn, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ để đưa ra lựa chọn phù hợp.
Những lưu ý để chữa vảy nến hiệu quả, an toàn
Đối với chứng bệnh dai dẳng dễ tái phát như vảy nến, việc điều trị bổ sung kết hợp xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý là việc cần thiết để nâng cao hiệu quả điều trị và giảm nguy cơ tái phát. Một số lưu ý bác sĩ Lê Phương đưa ra dưới đây sẽ giúp việc điều trị á sừng suôn sẻ và hiệu quả hơn:
- Luôn tuân thủ các hướng dẫn dùng thuốc theo nhà sản xuất hoặc bác sĩ điều trị. Không nên tự ý mua, sử dụng thuốc trị vảy nến, kể cả mua lại đơn thuốc cũ. Không tự ý ngừng thuốc khi các triệu chứng mới thuyên giảm vì có thể khiến bệnh tái phát nặng hơn.
- Với các loại thuốc bôi ngoài da, cần lưu ý vệ sinh sạch sẽ vùng da cần điều trị và lau khô trước khi tiến hành thoa thuốc.
- Giảm căng thẳng: Đây được coi là một giải pháp điều trị hỗ trợ tích cực rất tốt. Căng thẳng có thể kích hoạt vảy nến lan rộng. Do vậy, người bệnh chú ý thực hiện những bài tập điều hòa cảm xúc, đi dạo hoặc tập thể dục để giảm stress, lo âu…
- Yoga hoặc ngồi thiền: Đây cũng được coi là một giải pháp điều trị bổ sung để tăng hiệu quả điều trị, đồng thời cải thiện một số tác dụng phụ của thuốc.
- Thường xuyên sử dụng kem dưỡng ẩm để giúp da mềm mại, tránh bị khô, bong tróc..
- Không thực hiện bóc vảy, chà xát hoặc cào gãi mạnh lên vùng da vảy nến vì có thể gây ra các tổn thương hở, khiến bệnh nặng hơn.
- Thận trọng khi sử dụng các loại dầu gội, sữa tắm, nước rửa tay có thành phần kích ứng da. Tốt nhất nên sử dụng các sản phẩm chăm sóc da có chiết xuất tự nhiên hoặc tham khảo các chuyên gi da liễu về các loại dược mỹ phẩm có tác dụng kết hợp điều trị bệnh để nâng cao hiệu quả.
- Không nên ngồi trong phòng điều hòa lạnh quá lâu
- Uống đủ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày tùy vào từng thể trạng. Có thể thay thế nước lọc bằng nước trái cây tươi hoặc trà thảo mộc. Thận trọng khi sử dụng một số loại thảo mộc vì chúng có thể làm giảm tác dụng của thuốc uống kèm
- Không nên kết hợp nhiều phương pháp điều trị cũng 1 lúc như: kết hợp đông y và tây y hoặc vừa sử dụng các bài thuốc dân gian vừa uống thuốc tây. Việc này có thể gây ra tác dụng phụ do quá liều, dị ứng hoặc tương tác thuốc.
- Không mặc quần áo từ chất liệu không thấm hút, quá chật, thường xuyên thay quần áo và vệ sinh thân thể.
- Hạn chế để da tiếp xúc với nước quá lâu, tránh tiếp xúc với các loại hóa chất, chất tẩy rửa, xà phòng…
- Xây dựng chế độ ăn uống, tập luyện và nghỉ ngơi hợp lý
Vảy nến là bệnh viêm da mãn tính, mặc dù lành tính nhưng dễ tái phát. Bệnh nhân chủ yếu điều trị vảy nến ngoại trú bằng những phương pháp kể trên. Mỗi phương pháp đều có những ưu nhược điểm khác nhau, phù hợp một nhóm đối tượng người bệnh nhất định. Vì vậy, để đảm bảo an toàn và hiệu quả, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng bất kỳ cách chữa vảy nến nào.
Xem thêm:
Nội dung chínhNguyên tắc và các cách điều trị vảy nếnMẹo chữa vẩy nến bằng dân gian tại nhàĐiều trị vảy nến bằng phương pháp Tây yNhững lưu ý để chữa vảy nến hiệu quả, an toàn Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Bác sĩ Bùi Thị Thu Hằng – Khoa […]
Xem chi tiếtNội dung chínhNguyên tắc và các cách điều trị vảy nếnMẹo chữa vẩy nến bằng dân gian tại nhàĐiều trị vảy nến bằng phương pháp Tây yNhững lưu ý để chữa vảy nến hiệu quả, an toàn Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Bác sĩ Bùi Thị Thu Hằng – Khoa […]
Xem chi tiếtNội dung chínhNguyên tắc và các cách điều trị vảy nếnMẹo chữa vẩy nến bằng dân gian tại nhàĐiều trị vảy nến bằng phương pháp Tây yNhững lưu ý để chữa vảy nến hiệu quả, an toàn Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Bác sĩ Bùi Thị Thu Hằng – Khoa […]
Xem chi tiếtNội dung chínhNguyên tắc và các cách điều trị vảy nếnMẹo chữa vẩy nến bằng dân gian tại nhàĐiều trị vảy nến bằng phương pháp Tây yNhững lưu ý để chữa vảy nến hiệu quả, an toàn Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Bác sĩ Bùi Thị Thu Hằng – Khoa […]
Xem chi tiếtNội dung chínhNguyên tắc và các cách điều trị vảy nếnMẹo chữa vẩy nến bằng dân gian tại nhàĐiều trị vảy nến bằng phương pháp Tây yNhững lưu ý để chữa vảy nến hiệu quả, an toàn Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Bác sĩ Bùi Thị Thu Hằng – Khoa […]
Xem chi tiết