Trẻ Sơ Sinh Bị Mẩn Ngứa: Nguyên Nhân Và Cách Trị Hiệu Quả

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Bác sĩ Bùi Thị Thu Hằng – Khoa Da LiễuTrưởng khoa xương khớp, Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam – Chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh – Cố vấn chuyên môn tại Hồ sơ Trung Tâm Thừa Kế và Ứng Dụng Đông Y Việt Nam

Trẻ sơ sinh bị mẩn ngứa là hiện tượng thường gặp trong những năm đầu đời, khiến cho trẻ nhỏ luôn cảm thấy khó chịu, biếng ăn, quấy khóc và ngủ không ngon giấc. Các bà mẹ cần trang bị cho mình thông tin về nguyên nhân gây bệnh cũng như phương pháp điều trị để không quá lúng túng khi thấy trẻ sơ sinh bị mẩn ngứa khắp người.

Trẻ sơ sinh bị mẩn ngứa do đâu?

Trong những năm đầu đời, sức đề kháng của đứa trẻ còn yếu, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, đồng thời làn da cũng rất nhạy cảm và mỏng manh nên trẻ nhỏ rất dễ bị kích ứng, mẩn ngứa,…

Mẩn ngứa ở trẻ sơ sinh là một dạng tổn thương bên ngoài gây ra triệu chứng ngứa rát, khó chịu, ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt và sức khỏe của trẻ. Hiện tượng này có nhiều biểu hiện khác nhau như trẻ sơ sinh bị mẩn ngứa ở cổ, trẻ sơ sinh bị mẩn ngứa ở mặt hoặc nghiêm trọng hơn là khắp người,… Mẩn ngứa ở trẻ sơ sinh có thể gây ra bởi một số nguyên nhân như: 

  • Do côn trùng đốt: Làn da trẻ sơ sinh rất nhạy cảm nên dễ phản ứng với nọc độc hoặc dịch tiết trong vòi hút của côn trùng. Vì vậy khi bị côn trùng đốt, trẻ hoàn toàn có thể gặp phải tình trạng nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy, khó chịu. 
  • Thời tiết thay đổi thất thường: Nhiệt độ môi trường thay đổi đột ngột trong thời điểm giao mùa, hoặc trời quá nóng hay quá lạnh đều là nguyên nhân phổ biến khiến cho làn da trẻ sơ sinh bị dị ứng. Khi thời tiết nóng bức, da trẻ dễ bị bí bách dẫn đến hăm và phát ban. Còn khi trời lạnh hanh khô, làn da của bé cũng sẽ bị khô và dễ mẩn ngứa.
Trẻ sơ sinh bị mẩn ngứa do đâu?
  • Môi trường có tác nhân gây dị ứng: Trẻ sơ sinh bị mẩn ngứa có thể do làn da bị tiếp xúc với những chất gây kích ứng trong môi trường như lông chó, mèo, phấn hoa, khói bụi, khói thuốc lá, hóa chất trong nước xả vải, bột giặt,… Không chỉ gây mẩn ngứa ở trẻ sơ sinh, các chất này còn làm ảnh hưởng đến hệ hô hấp còn rất yếu ớt của trẻ nhỏ.
  • Mẩn ngứa do bệnh lý: Bên cạnh các tác nhân bên ngoài thì mẩn ngứa ở trẻ sơ sinh còn có thể do các bệnh về da như chàm sữa, nấm, rôm sảy, mụn sữa, phát ban, hăm da,… Với nguyên nhân bệnh lý, triệu chứng thường có xu hướng lan rộng và khiến trẻ sơ sinh bị mẩn ngứa khắp người nếu người mẹ không có biện pháp xử lý đúng cách.

Trẻ sơ sinh bị mẩn ngứa có nguy hiểm không?

Mẩn ngứa ở trẻ sơ sinh là hiện tượng khá phổ biến. Thông thường, tình trạng này chỉ gây ra một số tổn thương ngoài da, khiến trẻ khó chịu, quấy khóc trong một thời gian nhất định rồi  tự biến mất mà không cần can thiệp biện pháp y tế. Tuy nhiên phụ huynh không nên vì vậy mà chủ quan, không điều trị. Bởi trẻ nhỏ có cơ địa khá nhạy cảm, hệ miễn dịch còn non nớt nên chỉ với một vài tác động nhỏ bên ngoài cũng có thể gây ra các hậu quả khôn lường.

Rất nhiều trường hợp nổi mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sinh hoạt của trẻ, khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu, bỏ ăn, bỏ bú, quấy khóc. Lâu ngày, trẻ sơ sinh có thể mệt mỏi, sụt cân, ảnh hưởng đến sự phát triển cơ thể của bé.

Trẻ sơ sinh bị mẩn ngứa khắp người có nguy hiểm không?

Một số trường hợp trẻ sơ sinh bị mẩn ngứa ở dạng nặng, tái đi tái lại, đặc biệt là đối với các nguyên nhân do bệnh lý có thể sẽ làm suy yếu hệ miễn dịch của trẻ. Nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ sơ sinh, thậm chí gây ra biến chứng nguy hiểm, đe dọa tính mạng như:

  • Nhiễm trùng máu: Khi trẻ sơ sinh bị mẩn ngứa chúng thường sẽ gãi ngứa theo bản năng để giảm cảm giác khó chịu. Các nốt mẩn đỏ bị trầy xước sẽ trở thành “con đường” để vi khuẩn xâm nhập sâu trong cơ thể và có thể gây nhiễm trùng máu. Đây là biến chứng nguy hiểm với nguy cơ gây tử vong lên đến 50%.
  • Viêm mủ màng phổi hay viêm phổi do tụ cầu: Khi gặp phải biến chứng này, phổi sẽ là cơ quan bị tổn thương nặng nhất do hiện tượng dịch tiết nhiều, tạo nhiều bóng khí khiến trẻ khó thở. Tình trạng này rất khó điều trị dứt điểm, có thể để lạo di chứng lâu dài, ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng phát triển bình thường của trẻ.
  • Tràn mủ màng tim: Đây là hiện tượng vi khuẩn ăn sâu vào máu khiến cho màng tim bị viêm, dẫn đến tim bị chèn ép và co bóp khó khăn. Tình trạng này làm thiếu hụt các dòng máu đi nuôi các bộ phận trong cơ thể, khi kéo dài sẽ gây suy tim, gan và thận.
  • Viêm màng não mủ: Biến chứng này được xếp vào loại đặc biệt nguy hiểm, có nguy cơ gây tử vong cực cao do hệ thần kinh của trẻ gồm màng ngoài bao quanh não và tuỷ sống bị vi khuẩn trong máu thâm nhập và gây nhiễm trùng nặng nề.
  • Sốc phản vệ: Trẻ sơ sinh bị mẩn ngứa khắp người do nguyên nhân dị ứng có thể gặp biến chứng sốc phản vệ. Đây là biến chứng rất nguy hiểm, có thể gây tử vong. Vậy nên khi thấy trẻ gặp những biểu hiện liên quan đến hô hấp như thở khò khè, khó thở, khó nuốt, mê man, sưng phù mặt, lưỡi,… thì cần phải được cấp cứu nhanh chóng, kịp thời.

Cách điều trị mẩn ngứa ở trẻ sơ sinh

Để điều trị hiệu quả cũng như an toàn khi trẻ sơ sinh bị mẩn ngứa, điều trước hết người mẹ cần làm là đưa trẻ đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa để xác định được nguyên nhân cụ thể. Với từng nguyên nhân, bác sĩ sẽ tư vấn và hướng dẫn cách chữa mẩn ngứa cho trẻ sơ sinh thích hợp. Thông thường mẩn ngứa ở trẻ sơ sinh sẽ có các hướng điều trị sau đây:

Điều trị trẻ sơ sinh bị mẩn ngứa bằng phương pháp dân gian

Từ xa xưa, ông bà ta đã lưu lại nhiều bài thuốc dân gian giúp chữa mẩn ngứa cho trẻ. Ưu điểm của những bài thuốc này là sử dụng thảo dược tự nhiên nên khá an toàn cho cơ thể trẻ nhỏ. Cho tới ngày nay, đây vẫn là cách chữa nổi mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh vừa rẻ tiền, vừa an toàn được nhiều bà mẹ tin tưởng.

Cách chữa mẩn ngứa cho trẻ sơ sinh bằng tắm lá trà xanh

Một số phương pháp dân gian có thể cải thiện tình trạng trẻ sơ sinh bị mẩn ngứa ở mặt, cổ hoặc toàn thân mẹ có thể tham khảo như:

  • Đắp nha đam: Nha đam có có nhiều thành phần dưỡng ẩm, làm dịu và cải thiện tình trạng ngứa ngáy ở da hiệu quả. Mẹ có thể lấy phần ruột trắng của nha đam, sơ chế qua rồi đắp trực tiếp lên vùng da đang bị tổn thương của trẻ trong 5 – 10 phút.
  • Đắp bột yến mạch: Bột yến mạch có tác dụng giảm kích ứng, cân bằng độ ẩm cho da, giúp da nhanh chóng hồi phục tổn thương. Mẹ có thể trộn hỗn hợp yến mạch và sữa chua theo tỷ lệ thích hợp rồi thoa lên vị trí nổi mẩn trên da. Thực hiện liên tục mỗi ngày khoảng 30 phút cho đến khi tình trạng nổi mẩn đỏ của trẻ  thuyên giảm.
  • Tắm lá thảo dược: Một số loại thảo dược như lá trà xanh, lá khế, lá tía tô, lá hẹ, mướp đắng… có thể giúp trẻ cải thiện tình trạng mẩn ngứa ở mức độ nhẹ.

Mẹ cần lưu ý, các bài thuốc dân gian này chủ yếu có khả năng sát khuẩn và làm dịu triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu khi trẻ sơ sinh mẩn đỏ. Chúng chỉ phù hợp với trẻ sơ sinh bị mẩn ngứa ở thể nhẹ, còn khi bệnh diễn tiến nặng thì cách này hầu như không có tác dụng.

Trẻ sơ sinh bị mẩn ngứa dùng thuốc gì?

Khi áp dụng cách chữa mẩn ngứa cho trẻ sơ sinh bằng Tây y, bố mẹ tuyệt đối không được tự ý cho trẻ uống/ bôi thuốc mà cần sử dụng theo sự chỉ định của bác sĩ. Hiện nay, các loại thuốc thường được dùng để điều trị mẩn ngứa ở trẻ sơ sinh gồm có:

  • Nhóm thuốc kháng Histamine H1: Nhóm thuốc này có thể sử dụng ở dạng uống trong như diphenhydramin hoặc bôi ngoài như hydroxyzin. Tác dụng chính là nhằm ngăn chặn thụ thể H1, ức chế diễn ra hiện tượng dị ứng, giảm mẩn ngứa nhưng không giúp triệt tiêu nguyên nhân gây bệnh.
  • Nhóm thuốc Corticosteroids: Nhóm thuốc này bao gồm prednisone, betamethason,… với tác dụng chống viêm, giảm ngứa thường được bác sĩ chỉ định nếu như cơ thể trẻ không có phản ứng với nhóm thuốc trên. Tuy nhiên, vì Corticosteroid tiềm ẩn nguy cơ làm rối loạn hormone tăng trưởng, ảnh hưởng đến sự phát triển của xương nên các mẹ cần tuyệt đối tuân thủ theo liều lượng mà bác sĩ đã kê đơn.
  • Thuốc crotamiton: Thuốc này thường được chỉ định sử dụng ở dạng mỡ với liều lượng crotamiton 10% giúp làm dịu triệu chứng ngứa ngáy và ngăn ngừa bội nhiễm da cho trẻ. 

Điều trị trẻ sơ sinh bị mẩn ngứa bằng phương pháp Đông Y:

Với trẻ sơ sinh thì việc sử dụng thuốc Tây thường được hạn chế đến mức tối đa để tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ về lâu dài. Vì vậy, nếu không trong trường hợp bắt buộc, các mẹ có thể tham khảo cách chữa mẩn ngứa cho trẻ sơ sinh bằng phương pháp Đông y, vừa lành tính, an toàn mà hiệu quả cũng rất cao.

Điều trị trẻ sơ sinh bị mẩn ngứa bằng phương pháp Đông y an toàn và cho hiệu quả lâu dài
Điều trị trẻ sơ sinh bị mẩn ngứa bằng phương pháp Đông y an toàn và cho hiệu quả lâu dài

Phương pháp Đông y điều trị mẩn ngứa ở trẻ sơ sinh bằng nguyên tắc giải quyết từ căn nguyên gây bệnh ở bên trong cơ thể. Nghĩa là các bài thuốc trước hết sẽ giúp điều trị triệu chứng, thanh nhiệt, giải độc để trẻ bớt cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Đồng thời sẽ tăng cường chức năng gan thận, điều hòa cơ thể, tăng sức đề kháng để chữa dứt điểm từ bên trong và ngăn chặn nguy cơ tái nhiễm.

Chữa trẻ sơ sinh bị mẩn ngứa khắp người bằng Đông y là phương pháp đã được kiểm chứng và được các bác sĩ nhận định là cách điều trị an toàn cho trẻ sơ sinh. Khi áp dụng theo phương pháp này, người mẹ cần tìm đến các cơ sở nhà thuốc Đông y uy tín, chất lượng đảm bảo để tránh ảnh hưởng không mong muốn.

Chăm sóc và phòng tránh mẩn ngứa ở trẻ sơ sinh

Song song với phương pháp điều trị, người mẹ cũng cần biết chăm sóc, phòng tránh đúng cách để nhanh chóng đạt được hiệu quả:

Chăm sóc trẻ sơ sinh mẩn đỏ

  • Vệ sinh thân thể sạch sẽ: Hằng ngày, mẹ cần tắm gội cho bé sạch sẽ bằng nước ấm sau đó thấm khô người bằng khăn sạch để giúp bé dễ chịu hơn, đồng thời ngăn chặn vi khuẩn phát triển. Trong thời gian này cũng nên hạn chế sử dụng các loại sữa tắm, dầu gội, hoặc nếu muốn thì cần phải lựa chọn sản phẩm chuyên biệt có khả năng kháng khuẩn, không gây kích ứng cho da trẻ sơ sinh.
  • Thoa kem dưỡng ẩm: Da khô sẽ khiến cho tình trạng ngứa ngáy càng trầm trọng hơn nên mẹ cần giúp trẻ duy trì độ ẩm cho da suốt cả ngày. Trước khi sử dụng sản phẩm dưỡng ẩm nào, người mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, đồng thời thử trước trên một vùng da nhỏ để đề phòng hiện tượng kích ứng.
Thoa kem dưỡng ẩm hằng ngày để chăm sóc trẻ sơ sinh bị mẩn ngứa
Thoa kem dưỡng ẩm hằng ngày để chăm sóc trẻ sơ sinh bị mẩn ngứa
  • Cắt móng tay, chân cho bé: Móng tay, móng chân của trẻ nên được cắt thường xuyên để tránh việc gãi hoặc chà xát quá mức gây tổn thương da.
  • Mặc cho bé quần áo thoáng mát: Chất liệu quần áo, tã lót nên chọn loại bông mềm mịn hoặc cotton, thấm hút mồ hôi tốt và không gây bí bách cho trẻ.

Phòng tránh mẩn ngứa ở trẻ sơ sinh

Cùng với việc sử dụng các biện pháp điều trị, chăm sóc khi trẻ sơ sinh bị mẩn ngứa nổi mề đay khó chịu trên da, cha mẹ cũng cần chủ động có phương pháp phòng tránh bệnh ở trẻ. Một số biện pháp cần làm để hạn chế nguy cơ trẻ bị mẩn ngứa có thể kể đến như:

  • Luôn chú ý đảm bảo làn da trẻ luôn được giữ khô ráo, sạch sẽ và thoáng mát.
  • Cách ly trẻ với các tác nhân gây mẩn ngứa ở trẻ sơ sinh như côn trùng, chó, mèo,…
  • Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát.
  • Người mẹ khi đang cho con bú cũng cần chú ý tránh ăn những loại thực phẩm dễ gây dị ứng.
  • Cho trẻ ngủ đủ giấc, bổ sung đủ dinh dưỡng để giúp trẻ tăng sức đề kháng.

Trẻ sơ sinh bị mẩn ngứa tuy không quá nguy hiểm nhưng người mẹ luôn cần chú ý quan sát biểu hiện của trẻ một cách sát sao để có biện pháp xử lý kịp thời. Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp các thông tin hữu ích giúp cha mẹ hiểu rõ và biết cách xử lý hiệu quả khi trẻ sơ sinh bị mẩn ngứa. 

XEM THÊM:

Array
Cách chữa
string(8) "man-ngua"

Chuyên mục

Tin mới

Gợi Ý 6 Cách Chữa Mộng Tinh Tại Nhà Hiệu Quả Cho Nam Giới

15 Cách Chữa Yếu Sinh Lý Tại Nhà Hiệu Quả Không Dùng Thuốc

4 Cách Chữa Viêm Họng Hạt Nhanh Khỏi Và Ngăn Ngừa Tái Phát

14 Cách Trị Vảy Nến Dân Gian Hiệu Quả Và Dễ Thực Hiện Tại Nhà

Viêm Xoang Mãn Tính: Nguyên Nhân, Biến Chứng Và Cách Điều Trị

VTV2 Chất lượng cuộc sống mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ giải pháp điều trị bệnh nam khoa

VTC2 mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ trong chương trình Góc nhìn người tiêu dùng

Đây là cách giúp nữ nhân viên văn phòng “XÓA” nám tàn nhang do di truyền

ƯU ĐIỂM của Liệu trình thảo dược Vương Phi trong xử lý nám tàn nhang

Bài thuốc Tiêu Xoang Linh Dược Thang “DỨT ĐIỂM” viêm mũi dị ứng từ GỐC

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?