Da Mặt Khô Ngứa Mẩn Đỏ Có Nguy Hiểm Không? Điều Trị Thế Nào?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Bác sĩ Bùi Thị Thu Hằng – Khoa Da LiễuTrưởng khoa xương khớp, Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam – Chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh – Cố vấn chuyên môn tại Hồ sơ Trung Tâm Thừa Kế và Ứng Dụng Đông Y Việt Nam

Da mặt là vùng da nhạy cảm, thường xuyên tiếp xúc với tác nhân bên ngoài môi trường nên rất dễ chịu kích ứng. Da mặt khô ngứa mẩn đỏ là tình trạng kích ứng da thường gặp nhất. Vậy nguyên nhân xảy ra tình trạng này do đâu và cần làm gì để khắc phục? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những vấn này.

Dấu hiệu nhận biết triệu chứng da mặt khô ngứa mẩn đỏ

Da mặt khô ngứa mẩn đỏ đặc trưng bởi tổn thương da xuất hiện ồ ạt, lan rộng khắp hai bên má, trán và cằm. Tình trạng này không những gây mất thẩm mỹ mà còn khiến người bệnh khó chịu, căng thẳng. Các dấu hiệu nhận biết triệu chứng nổi mẩn đỏ ngứa ở mặt như:

  • Xuất hiện các nốt mẩn đỏ hoặc sẩn ngứa, có kích thước nhỏ và hình dáng không đa dạng
  • Vùng da bị tổn thương thường khô ráp, sần sùi, phân biệt rõ với những vùng da xung quanh.
  • Da mặt nóng rát, có cảm giác châm chích hoặc ngứa dữ dội
  • Mặt có thể bị sưng đỏ lên
  • Một số trường hợp, người bệnh còn bị sưng, phù nề ở hốc mắt, môi, tai.

Da mặt khô ngứa mẩn đỏ nguyên nhân do đâu?

Nổi mẩn đỏ ngứa ở mặt khởi phát do nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể là triệu chứng liên quan đến hệ miễn dịch, cơ địa và dị ứng hoặc các kích ứng tác động từ bên ngoài môi trường. Việc tìm hiểu rõ nguyên nhân sẽ giúp người bệnh chủ động tìm được cách trị nổi mẩn đỏ ngứa ở mặt chính xác, phù hợp và hiệu quả nhất. Dưới đây là những nguyên nhân gây mẩn ngứa thường gặp nhất:

1. Dị ứng thời tiết

Dị ứng thời tiết là nguyên nhân khiến da mặt khô ngứa mẩn đỏ
Dị ứng thời tiết là nguyên nhân khiến da mặt khô ngứa mẩn đỏ

Da mặt khô ngứa mẩn đỏ có thể do bạn bị dị ứng thời tiết. Thời tiết thay đổi thường gây ra khá nhiều tác động đến làn da. Tuy nhiên tùy theo cơ địa của mỗi người mà mức độ ảnh hưởng sẽ khác nhau.

Người bị dị ứng thời tiết xuất hiện các triệu chứng như: Da khô ngứa, nứt nẻ, bong trong khi tiếp xúc với không khí lạnh; da nổi mẩn đỏ, ngứa rát, sần sùi khi tiếp xúc với không khí nóng.

2. Nổi mề đay mẩn ngứa

Nổi mề đay là tình trạng kích ứng da có thể gây mẩn ngứa ở mặt với những đặc điểm chính như: Da nổi mẩn đỏ, có thể xuất hiện rải rác hoặc tập trung thành mảng, sần ngứa, mặt có thể hơi sưng lên, ngứa ngáy khó chịu.

Có nhiều nguyên nhân gây nổi mề đay trên mặt như: Thực phẩm, thời tiết, vệ sinh da, côn trùng đốt,… Mề đay nổi trên mặt thường tự biến mất sau vài ngày đến vài tuần, nhưng đồng thời cũng rất dễ tái phát nếu không điều trị dứt điểm.

Da mặt khô ngứa mẩn đỏ do tình trạng mề đay
Da mặt khô ngứa mẩn đỏ do tình trạng mề đay

3. Viêm da tiếp xúc

Viêm da tiếp xúc có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau như: sản phẩm chăm sóc da, các chất tẩy rửa, thực phẩm, môi trường ô nhiễm, phấn hoa, lông động vật,… Tình trạng này chỉ xảy ra khi da mặt tiếp xúc trực tiếp với tác nhân gây kích ứng.

Bệnh thường gây ra tổn thương da như: phát ban, mẩn đỏ ngay tại vùng da tiếp xúc với nguồn kích ứng. Sau vài giờ, trên bề mặt da sẽ xuất hiện mụn nước nhỏ li ti. Ngoài ra, tổn thương da còn gây ngứa ngáy và đau rát nhẹ.

4. Viêm da tiết bã ở mặt

Viêm da tiết bã ở mặt cũng là một trong những nguyên khiến mặt nổi mẩn đỏ ngứa ngáy kèm theo triệu chứng nóng rát, có bã nhờn trên da. Nguyên nhân gây viêm da tiết bã được cho là do tuyến bã nhờn dưới da hoạt động quá mức. Nhiều trường hợp bệnh khởi phát do liên quan đến yếu tố di truyền và hormone.

5. Dị ứng mỹ phẩm

Sử dụng các sản phẩm mỹ phẩm chứa quá nhiều chì, xà phòng, dầu khoáng, paraben, corticoid có thể là nguyên nhân khiến da mặt khô ngứa mẩn đỏ. Nếu sử dụng thường xuyên trên da các sản phẩm này sẽ phá vỡ hàng rào bảo vệ da, khiến da suy yếu, bị bào mòn, mất sức đề kháng nên dẫn đến tình trạng nổi mẩn đỏ, phát ban, ngứa ngáy.

Dị ứng mỹ phẩm cũng khiến cho da mặt khô ngứa mẩn đỏ
Dị ứng mỹ phẩm cũng khiến cho da mặt khô ngứa mẩn đỏ

6. Vệ sinh da kém

So với những vùng da khác trên cơ thể thì cấu trúc da mặt mỏng và nhạy cảm hơn. Do vậy, nếu vệ sinh da mặt kém, bụi bẩn và mồ hôi bít tắc trong lỗ chân lông có thể khiến da bị kích ứng, bùng phát triệu chứng ửng đỏ, mẩn ngứa, khô nứt,… 

7. Nguyên nhân khác

Mặt nổi mẩn đỏ ngứa có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang gặp phải bệnh lý tiềm ẩn khác bên trong cơ thể hoặc do yếu tố khác như:

  • Suy giảm chức năng gan, thận
  • Tác dụng phụ của thuốc điều trị bệnh lý
  • Sốt phát ban
  • Hội chứng Cushing
  • Lupus ban đỏ hệ thống.

Da mặt khô ngứa mẩn đỏ có nguy hiểm không? Bao lâu thì khỏi?

Mặt nổi mẩn đỏ ngứa là tình trạng da liễu khá phổ biến, chủ yếu gặp ở nữ giới. Với những trường hợp nổi mẩn ngứa ở mặt mức độ nhẹ, tổn thương da mặt có tự thể thuyên giảm sau vài giờ đến vài ngày mà không cần can thiệp y tế.

Tuy nhiên, ở những người có làn da nhạy cảm và mức độ mẩn ngứa nặng có thể gây viêm nhiễm nghiêm trọng, để lại thâm sẹo trên mặt. Ngoài ra, nếu thường xuyên gãi, cào lên da có thể khiến da xuất hiện vết thương hở, chảy máu, trầy xước làm tăng nguy cơ bội nhiễm.

Nếu không chăm sóc, điều trị tốt tình trạng da mặt khô ngứa mẩn đỏ có thể bị bội nhiễm nghiêm trọng
Nếu không chăm sóc, điều trị tốt tình trạng da mặt khô ngứa mẩn đỏ có thể bị bội nhiễm nghiêm trọng

Da mặt khô ngứa mẩn đỏ nếu không điều trị đúng cách, để tái phát nhiều lần có thể dẫn đến tình trạng bội nhiễm nghiêm trọng. Bội nhiễm da thường gây ra những tổn thương da khó lành và khó điều trị, ảnh hưởng đến thẩm mỹ khuôn mặt và tâm lý của người bệnh.

Thông thường, các triệu chứng mẩn ngứa ở mặt sẽ thuyên giảm sau 2-5 ngày. Tuy nhiên, tùy theo cơ địa người bệnh, mức độ viêm nhiễm, chế độ chăm sóc và điều trị da mà thời gian khỏi khác nhau. Trường hợp không chú ý chăm sóc, bảo vệ da thì có thể kéo dài vài tuần hoặc lâu hơn.

Cách trị da mặt khô ngứa mẩn đỏ

Tùy thuộc vào mức độ tổn thương trên da sẽ có phương pháp điều trị mẩn ngứa ở mặt phù hợp. Trường hợp nổi mẩn thông thường, mới khởi phát người bệnh có thể áp dụng biện pháp chăm sóc tại nhà. Còn với những trường hợp mẩn ngứa nghiêm trọng, kéo dài, gây viêm nhiễm và ngứa ngáy dữ dội thì cần đến khám và điều trị bằng thuốc với bác sĩ. 

1. Tìm ra và loại bỏ nguyên nhân khiến mặt nổi mẩn đỏ ngứa

Ngay khi phát hiện da mặt xuất hiện triệu chứng mẩn đỏ, khô ngứa, người bệnh cần tìm ra và tránh xa tác nhân gây bệnh. Ngưng sử dụng thức ăn, mĩ phẩm,… không phù hợp để tránh bệnh diễn tiến nghiêm trọng, viêm nhiễm nặng.

Tìm ra và loại bỏ yếu tố khiến da mặt khô ngứa mẩn đỏ
Tìm ra và loại bỏ yếu tố khiến da mặt khô ngứa mẩn đỏ

Trong trường hợp không thể tìm ra được nguyên nhân chính xác, người bệnh nên thực hiện loại trừ với yếu tố dễ dẫn đến mẩn ngứa như:

  • Tạm ngưng sử dụng các thực phẩm và đồ uống có khả năng gây dị ứng như: hải sản biển, sữa, rượu bia, cà phê,…
  • Kiểm tra lại bảng thành phần của sản phảm mỹ phẩm đang dùng. Loại bỏ những sản phẩm chứa thành phần dễ gây kích ứng như: paraben, dầu khoáng, cồn, chì,… Trong thời gian bị mẩn ngứa ở mặt nên hạn chế tối đa trang điểm.
  • Kiểm tra lại các chỉ sô ô nhiễm môi trường ở nơi sinh sống, học tập và làm việc.
  • Mang khẩu trang, giữ ấm cơ thể, dùng máy tạo độ ẩm khi thời tiết thay đổi đột ngột.

2. Chăm sóc và phục hồi da bằng các biện pháp tại nhà

Tùy vào mức độ mặt nổi mẩn đỏ ngứa mà có những biện pháp khắc phục phù hợp. Nếu tình trạng mẩn ngứa ở mặt thuộc mức độ nhẹ, mới khởi phát, bạn có thể áp dụng một số biện pháp chăm sóc và phục hồi da đơn giản tại nhà như:

  • Sử dụng nước muối sinh lý vệ sinh da: Khi gặp phải tình trạng da mặt khô ngứa, nổi mẩn đỏ chị em nên tạm ngưng sử dụng sản phẩm mỹ phẩm và thay bằng nước muối sinh lý để làm sạch da hàng ngày. Nước muối có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm rất tốt, giảm thiểu mẩn đỏ, ngứa rát trên da. Nên sử dụng ít nhất 2 lần/ngày vào buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.
  • Đắp mặt nạ phục hồi da bằng dưa leo: Chuẩn bị 1 quả dưa leo, rửa sạch và thái lát mỏng theo chiều ngang, đắp từng lát lên da mặt, giữ nguyên trong khoảng 15 phút rồi vệ sinh lại bằng nước ấm.
  • Dùng mặt nạ yến mạch chữa mẩn ngứa ở mặt: Trộn 1-2 thìa yến mạch cùng mật ong và sữa chua. Vệ sinh da mặt sạch sẽ, dùng khăn sạch lau ráo nước. Đắp hỗn hợp vừa trộn lên vùng da mặt nổi mẩn đỏ ngứa. Nằm thư giãn khoảng 15 phút để dưỡng chất ngấm vào da, rửa sạch lại với nước ấm.
  • Chữa mẩn ngứa ở mặt bằng sữa chua không đường và mật ong, tinh bột nghệ: Trộn đều 2 muỗng sữa chua không đường với 1 muỗng mật ong và 1 muỗng tinh bột nghệ. Sau khi rửa mặt sạch sẽ thì rồi bôi đều hỗn hợp lên mặt. Đắp mặt nạ trong khoảng 15 phút, rửa lại mặt bằng nước ấm.
  • Xông hơi thải độc cho da mặt với nước lá bạc hà: Lấy 1 nắm lá bạc hà đủ dùng, rửa sạch và đun sôi cùng 600ml nước. Đổ nước ra chậu (hoặc để nguyên trong nồi) và áp mặt vào xông cho đến khi nước nguội. Có thể dùng nước bạc hà đã nguội rửa mặt giúp giảm ngứa, kháng viêm rất tốt.
Sử dụng mặt nạ tự nhiên tại nhà để giảm bới triệu chứng da mặt khô ngứa mẩn đỏ
Sử dụng mặt nạ tự nhiên tại nhà để giảm bới triệu chứng da mặt khô ngứa mẩn đỏ

3. Điều trị da mặt khô ngứa mẩn đỏ bằng thuốc Tây y

Trong trường hợp da mặt khô ngứa mẩn đỏ nghiêm trọng, bạn nên nhanh chóng tìm đến bác sĩ chuyên khoa để thăm khám, tìm ra nguyên nhân gây bệnh, từ đó mới có biện pháp điều trị thích hợp nhất. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định kê đơn một số loại thuốc điều trị mẩn ngứa ở mặt sau:

  • Thuốc bôi ngoài da chứa corticoid: Thường được sử dụng khi tình trạng nổi mẩn đỏ ngứa ở mặt bị bội nhiễm, gây nhiễm khuẩn, viêm sưng nặng nề. Thuốc có tác dụng làm giảm nhanh các phản ứng viêm nhiễm, dị ứng trên da. Tuy nhiên người bệnh nên hạn chế sử dụng loại thuốc này vì thành phần corticoid trong thuốc có thể làm mỏng da, bào mòn da.
  • Thuốc kháng histamin nhóm H1: Các loại thuốc này hoạt động bằng cách ức chế phản ứng tiết histamin từ đó làm giảm triệu chứng ngứa trên da. Một số loại thuốc kháng histamin phổ biến: Promethazin hydroclorid, Clorpheniramin maleat, hydroxyzin hydroclorid, Gentrisone,…
  • Kem dưỡng ẩm: Cung cấp độ ẩm cho da, phục hồi da tổn thương với chiết xuất thành phần lành tính. Một số sản phẩm kem dưỡng ẩm phục hồi da như: Eucerin Ato Control, Murad Revitalixir Recovery Serum, Swissline Force Vitale Aqua,…
  • Thuốc ức chế miễn dịch: Loại thuốc này được kê đơn trong trường hợp cơ thể người bệnh không có đáp ứng với những loại thuốc trên. Các loại thuốc ức chế miễn dịch phổ biến hiện nay như: Cycylosprorine, Tacrolimus, Mycophenolate,… Người bệnh lưu ý không sử dụng nhóm thuốc này nếu chưa có kê đơn từ bác sĩ vì chúng có chứa nhiều tác dụng phụ nguy hiểm cho hệ miễn dịch.
  • Thuốc sát trùng, chống viêm nhiễm ngoài da: Thường được chỉ định để ngăn ngừa bội nhiễm và giảm kích ứng da ví dụ như: Oxy già, Cồn (ethanol),  Các chế phẩm chứa iod,…
Sử dụng thuốc bôi ngoài da để điều trị triệu chứng da mặt khô ngứa mẩn đỏ
Sử dụng thuốc bôi ngoài da để giảm bớt mẩn ngứa, kháng viêm

Ưu điểm của điều trị bằng thuốc Tây là mang lại hiệu quả nhanh chóng, rõ rệt ngay sau khi dùng thuốc. Tuy nhiên, người bệnh lưu ý tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc hoặc thêm/bớt liều dùng khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên môn để tránh phản tác dụng hoặc những tác dụng phụ không mong muốn.

4. Điều trị mặt nổi mẩn đỏ ngứa bằng thuốc Đông y

Ngoài việc áp dụng biện pháp điều trị tại nhà và bằng thuốc Tây, người bệnh có thể sử dụng một số bài thuốc Đông y để điều trị nổi mẩn đỏ ngứa ở mặt.

Đông y cho rằng, tình trạng da mặt khô ngứa mẩn đỏ xuất hiện là do cơ thể bị suy nhược, rối loạn khí huyết, chức năng gan, thận suy yếu kết hợp với ngoại tà xâm nhập vào cơ thể khiến cho quá trình đào thải độc tố bị suy giảm.

Vì vậy mà các bài thuốc Đông y điều trị mặt nổi mẩn đỏ ngứa theo cơ chế tác động từ trong ra ngoài, giải quyết từ nguyên nhân gốc rễ gây bệnh. Các vị thuốc trong bài thuốc vừa hỗ trợ điều trị triệu chứng, tiêu viêm giảm ngứa nhưng cũng vừa giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch, bổ sung khí huyết, cân bằng ngũ tạng để ngăn chặn bệnh tái phát hoặc bội nhiễm.

Bài thuốc Đông y rất an toàn và lành tính điều trị tình trạng da mặt khô ngứa mẩn đỏ
Bài thuốc Đông y rất an toàn và lành tính điều trị tình trạng da mặt khô ngứa mẩn đỏ

Điểm khác biệt với phương pháp điều trị Tây y là tính hiệu quả mang lại từ từ, cần điều trị trong một thời gian nhất định. Do vậy đòi hỏi mỗi người bệnh khi đã điều trị cần kiên trì, tuân theo chỉ định phác đồ điều trị của bác sĩ. Bên cạnh đó, người bệnh cần tìm đến những bệnh viện, nhà thuốc uy tín, chuyên nghiệp để đạt được kết quả tốt nhất.

Những lưu ý khi chăm sóc da mặt khô ngứa mẩn đỏ

Quy trình chăm sóc da tốt là yếu tố góp phần quan trọng để việc điều trị mặt nổi mẩn đỏ ngứa đạt hiệu quả. Do vậy, người bệnh cần kết hợp đầy đủ giữa điều trị bệnh và thực hiện biện pháp chăm sóc, phòng ngừa mẩn ngứa trên da. Dưới đây là một số lưu ý trong quá trình chăm sóc da:

  • Uống đủ nước: Nước là một phần thiết yếu, không thể thiếu để có làn da khỏe đẹp. Uống đủ 2-2,5 lít nước/ngày giúp bổ sung độ ẩm cho da, giảm bớt tình trạng khô ngứa, mẩn đỏ.
  • Bổ sung nhiều lương thực, thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất, omega 3 có lợi cho cơ thể như: Rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, trứng,…
  • Điều chỉnh chế độ sinh hoạt lành mạnh, cân bằng: Tập thể dục thể thao, làm sạch da mặt thường xuyên, đi ngủ sớm và ngủ đủ giấc, tránh thức khuya,…
  • Không sử dụng sản phẩm tẩy rửa nồng độ mạnh bởi dễ làm da chịu tổn thương nặng hơn.
  • Không dùng tay sờ, gãi hay cào lên da mặt khi da đang bị khô ngứa, mẩn đỏ.
  • Tham khảo ý kiến của bác sĩ da liễu về các sản phẩm an tàn cho da kích ứng trước khi dùng.
  • Những trường hợp da mặt khô ngứa mẩn đỏ do dị ứng thực phẩm thì người bệnh cần ngưng dung nạp loại thực phẩm đó ngay lập tức.
  • Giữ tâm trạng thoải mái, ổn định, tránh để tâm lý căng thẳng, stress quá mức.
Uống đủ nước, vận động thể chất là cách hiệu quả để chăm sóc da khỏe mạnh
Uống đủ nước, vận động thể chất là cách hiệu quả để chăm sóc da khỏe mạnh

Da mặt khô ngứa mẩn đỏ là tình trạng khá nhiều người gặp phải. Đa phần các trường hợp mặt nổi mẩn đỏ ngứa thường không gây nguy hiểm đến sức khỏe, có thể tự thuyên giảm sau một thời gian. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp đây cũng là dấu hiệu bệnh lý da liễu mãn tính hoặc bệnh lý khác trong cơ thể. Vì vậy, người bệnh nên sớm thăm khám và điều trị để cơ thể phát triển khỏe mạnh.

XEM THÊM:

Array

Chuyên mục

Tin mới

Bọc Răng Sứ Có Bị Hôi Miệng Không? Cách Điều Trị Và Chăm Sóc

Khi Nào Nên Bọc Răng Sứ Để Mang Lại Hiệu Quả Thẩm Mỹ Tốt Nhất?

Bọc Răng Sứ Có Được Vĩnh Viễn Không? Yếu Tố Nào Tác Động?

Quy Trình Bọc Răng Sứ Chuẩn Và Những Điều Bạn Cần Lưu Ý

Có Nên Bọc Răng Sứ Không? Quy Trình Và Những Điều Bạn Cần Lưu Ý

[CHIA SẺ] Trước Và Sau Khi Bọc Răng Sứ Cần Biết Những Gì?

Nhất Nam Y Viện tự hào nhận giải Top 10 Thương hiệu uy tín Việt Nam 2024

VTV2 Chất lượng cuộc sống mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ giải pháp điều trị bệnh nam khoa

VTC2 mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ trong chương trình Góc nhìn người tiêu dùng

Đây là cách giúp nữ nhân viên văn phòng “XÓA” nám tàn nhang do di truyền

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?