Nổi mẩn đỏ ở háng không ngứa là bệnh gì? Điều trị như thế nào?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Bác sĩ Bùi Thị Thu Hằng – Khoa Da LiễuTrưởng khoa xương khớp, Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam – Chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh – Cố vấn chuyên môn tại Hồ sơ Trung Tâm Thừa Kế và Ứng Dụng Đông Y Việt Nam

Nổi mẩn đỏ ở háng không ngứa là triệu chứng của nhiều bệnh lý da liễu, bệnh truyền nhiễm, dị ứng,… cần có các biện pháp điều trị y tế phù hợp. Tùy vào từng nguyên nhân gây bệnh sẽ có những biện pháp điều trị phù hợp, do đó người bệnh tuyệt đối không chủ quan, tự ý dùng thuốc chữa.

Nổi mẩn đỏ ở háng không ngứa là triệu chứng của bệnh gì?

Bị nổi mẩn đỏ ở háng không ngứa là biểu hiện thường gặp, có thể là triệu chứng của tình trạng cơ thể bị dị ứng, kích ứng với một số chất hoặc thực phẩm, mắc một số bệnh lý da liễu như nổi mề đay, nấm da, viêm nang lông,…

Nổi mẩn đỏ ở háng không quá nguy hiểm và có thể tự khỏi khi tránh xa tác nhân gây dị ứng, kích ứng. Tuy nhiên, người bệnh tuyệt đối không nên chủ quan với tình trạng này bởi đó có thể là biểu hiện của một số bệnh lý về da, kích ứng cơ thể,… khi không được điều trị tốt sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và thẩm mỹ làn da.

Một số bệnh lý thường gây triệu chứng nổi mẩn đỏ ở háng không ngứa có thể kể đến như: 

1. Nổi mẩn đỏ do dị ứng thuốc

Dị ứng thuốc là tình trạng xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể có phản ứng quá mức, chống lại với thuốc. Những trường hợp dị ứng thuốc chỉ xảy ra ở một số người có cơ địa nhạy cảm đặc biệt.

Dị ứng thuốc có thể dẫn đến triệu cứng nổi mẩn đỏ không ngứa trên da
Dị ứng thuốc có thể dẫn đến triệu cứng nổi mẩn đỏ không ngứa trên da

Các triệu chứng của dị ứng thuốc có thể quan sát bằng mắt thường như: Nổi mẩn đỏ trên da, ngứa, khó thở, tụt huyết áp,… Một số loại thuốc kháng sinh, vitamin dạng tiêm, các loại thuốc lợi tiểu, chống động kinh,… có thể dẫn đến triệu chứng nổi mẩn đỏ không ngứa trên da.

Các vết mẩn đỏ này có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên da bao gồm cả nổi mẩn đỏ ở 2 bên háng hoặc thậm chí là nổi mẩn đỏ toàn thân. Các triệu chứng nổi mẩn đỏ có thể xuất hiện và mất sau vài giờ dù không dùng thuốc. Tuy nhiên, các biểu hiện của bệnh có xu hướng lây lan và kèm các triệu chứng bất thường khác, người bệnh cần liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn xử lý tốt nhất.

2. Giãn mao mạch máu

Nổi mẩn đỏ ở háng không ngứa cũng có thể xảy ra ở những người bị giãn mao mạch dưới da. Đây là hiện tượng các mạch máu nhỏ và tĩnh mạch ngoại biên bị giãn hoặc phình hơn bình thường. Bệnh thường xảy ra khá phổ biến với những người làm việc phải đứng nhiều, phụ nữ thay đổi nội tiết tố, người ít vận động, thừa cân,…

Một số biểu hiện của bệnh như:

  • Các nốt mẩn đỏ khi dùng ngón tay ấn vào thì biến mất nhưng khi bỏ ngón tay ra lại thấy xuất hiện trở lại.
  • Hệ thống mạch máu dưới da có màu đỏ tím hoặc màu xanh, hình dáng như mạng nhện
  • Xảy ra ở vùng da mỏng và dễ bị tổn thương như dưới đùi, háng, da mặt,…

3. Viêm da tiếp xúc

Viêm da tiếp xúc là một dạng tổn thương trên da do người bệnh tiếp xúc quá nhiều với nước, các loại hóa chất chứa axit, kiềm, chất tẩy rửa,… Đây là bệnh lý da liễu khá phổ biến hiện nay.

Viêm da tiếp xúc xảy ra khi da tiếp xúc trực tiếp với các chất gây kích ứng cho davới
Viêm da tiếp xúc xảy ra khi da tiếp xúc trực tiếp với các chất gây kích ứng cho da

Bệnh gây ra tổn thương ở vùng da tiếp xúc trực tiếp với tác nhân gây kích ứng. Tuy nhiên, nhiều trường hợp mẩn đỏ có thể sẽ lan sang vùng da lân cận. Cơ chế gây mẩn ngứa khi bị viêm da tiếp xúc là: Cơ thể tiếp xúc với chất dị ứng (thuốc nhuộm tóc, bao cao su, nước hoa,…) sau đó hệ miễn dịch phóng thích chất gây dị ứng vào da, gây phát ban, nổi mẩn đỏ.

Nếu gặp phải trường hợp này, người bệnh cần chú ý vệ sinh 2 bên háng và bộ phận sinh dục sạch sẽ, cẩn thận. Ngoài ra, cần tránh xa các tác nhân gây viêm da để ngăn ngừa tình trạng này tái phát.

4. Bệnh hăm da

Hăm da là tình trạng viêm da ở những vùng da ấm áp và ẩm ướt của cơ thể như: 2 bên háng, nách, bên dưới ngực,… Bệnh có thể khiến da ở háng bị nổi mẩn đỏ. Trường hợp nặng, tình trạng này có thể dẫn đến hình thành các vết loét da, nứt da, thậm chí chảy máu, ngứa ngáy, châm chích trên da.

5. Nổi mề đay, mẩn đỏ ở háng do thời tiết nóng bức

Mẩn đỏ, nổi mề đay do thời tiết nóng bức
Mẩn đỏ, nổi mề đay do thời tiết nóng bức

Nổi mề đay là bệnh lý da liễu phổ biến, thường gặp ở trẻ em nhưng cũng có thể xuất hiện ở người lớn. Người nổi mề đay ở háng thường có biểu hiện: vùng da háng nổi những nốt mẩn đỏ lấm tấm, có màu hồng hoặc trắng, bên trong chứa chất dịch và không gây ngứa ngáy.

Cũng có những trường hợp mề đay thường xuất hiện sau khi bạn thực hiện các hoạt động thể chất quá mức. Tình trạng này có thể dẫn đến việc nổi mẩn đỏ thành mảng, thậm chí có những bạn còn cảm thấy chóng mặt, buồn nôn, cảm thấy háo nước.

6. Bệnh u mềm lây

U mềm lây là bệnh lý trên da do virus Molluscum contagiosum gây ra. Triệu chứng đặc trưng của bệnh lý này là các nốt mẩn đỏ không gây ngứa, không gây đau nhức. Các nốt mẩn đỏ có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên da, bao gồm cả da vùng háng.

Các nốt mẩn đỏ do bệnh u mềm lây không gây ngứa và đau nhức trên da
Các nốt mẩn đỏ do bệnh u mềm lây không gây ngứa và đau nhức trên da

Bệnh lý này xảy ra phổ biến nhất ở trẻ em, tuy nhiên với những người trưởng thành, suy giảm miễn dịch cũng rất dễ mắc phải. Người mắc bệnh u mềm lây có thể tự khỏi sau một thời gian và ít khi gây nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu thời gian bị bệnh kéo dài hoặc tái phát nhiều lần thì rất có thể bạn bị viêm da, viêm nang lông, tổn thương da vĩnh viễn,…

7. Bệnh giang mai

Đây là bệnh lý lây qua đường sinh dục nguy hiểm. Nguyên nhân gây bệnh giang mai do vi khuẩn T. pallidum. Ngoài ra bệnh có thể lây qua đường máu, lây truyền từ mẹ sang con, qua vùng da hở, vết xước trên da.

Các triệu chứng ban đầu của bệnh bao gồm: nổi mẩn đỏ ở háng không ngứa, không đau rát, nốt mẩn cứng và có hình tròn hoặc oval. Các nốt mẩn đỏ có thể xuất hiện trong khoảng 10 ngày đến 3 tháng kể từ khi vi khuẩn xâm nhập cơ thể. Tình trạng nổi mẩn đỏ giang mai có thể xuất hiện ở những bộ phận khác như miệng, tay, chân.

Trong giai đoạn phát bệnh, người bệnh cũng có thể xuất hiện các triệu chứng khác như đau họng, sốt, mệt mỏi, sút cân không rõ lý do, đau khớp, hạch ở cổ, háng, nách,…

8. Bệnh mụn cóc sinh dục

Nốt mụn cóc sinh dục
Nốt mụn cóc sinh dục

Mụn cóc sinh dục là một trong những loại bệnh lây qua đường tình dục hoặc qua tiếp xúc trực tiếp. Bệnh lý này đều có thể xuất hiện ở cả nam giới và nữ giới, gây ảnh hưởng lớn đến tâm lý, sức khỏe và chức năng sinh sản. Phần lớn những người đã có hoạt động tình dục đều có thể xuất hiện triệu chứng của bệnh ở một số thời điểm.

Nguyên nhân gây ra bệnh lý này là do loại virus có tên HPV (Human papillomavirus). Một trong những triệu chứng của bệnh là nổi mề đay hoặc mẩn đỏ ở bộ phận sinh dục. Ngoài ra các vết mẩn đỏ cũng có thể xuất hiện ở khu vực hậu môn, thành âm đạo, phần đầu dương vật.

Người bị mụn cóc sinh dục gây nổi mẩn đỏ ở háng không ngứa, không đau rát. Ở một vài trường hợp mụn có kích thước rất nhỏ và gần như không thể quan sát bằng mắt thường. Các chấm nhỏ này phát triển nhanh, tạo thành từng cụm làm cho bề mặt da sần sùi. Với những trường hợp bệnh nặng, vùng da bị nổi mụn lan rộng, tiết dịch và có mùi hôi khó chịu.

Các phương pháp điều trị bệnh nổi mẩn đỏ ở háng không ngứa

Nổi mẩn đỏ ở háng không ngứa là tình trạng khá phổ biến. Với các trường hợp bệnh lý nhẹ, tình trạng này có thể tự khỏi mà không cần điều trị bằng thuốc. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp tình trạng này cần có phương pháp điều trị rõ ràng, đầy đủ mới hết mẩn đỏ được.

1. Sử dụng thuốc điều trị nổi mẩn đỏ ở háng không ngứa

Để cải thiện chứng nổi mẩn đỏ, bác sĩ chuyên khoa sẽ kê cho bạn đơn thuốc có chứa một số loại thuốc kháng sinh, dung dịch diệt nấm acid hoặc kem bôi ngoài da. Các loại thuốc này sẽ giúp da giảm kích ứng, làm dịu các nốt mẩn đỏ.

Một số loại thuốc điều trị nổi mẩn đỏ ở háng không ngứa
Một số loại thuốc điều trị nổi mẩn đỏ ở háng không ngứa
  • Thuốc kháng sinh histamin: Diphenhydramine, Fexofenadine, Cetirizine, Loratadine có tác dụng chữa dị ứng, ngăn ngừa mẩn đỏ lan rộng 
  • Kem bôi ngoài da chứa Corticosteroid, Omalizumab: làm dịu triệu chứng nổi mẩn đỏ trên da do dị ứng, mề đay, rôm sảy
  • Thuốc Anhydrous lanolin: ngăn ngừa tình trạng bít tắc tuyến mồ hôi gây hăm da
  • Thuốc chống viêm, ức chế miễn dịch, kháng sinh dùng cho người bị viêm mao mạch dị ứng.
  • Thuốc điều trị triệu chứng đi kèm: dựa trên triệu chứng cụ thể bác sĩ sẽ kê thêm một số loại thuốc làm giảm triệu chứng như thuốc giảm đau (Ibuprofen, Diclofenac), thuốc hạ sốt (Paracetamol),…
  • Bài thuốc Đông y chiết xuất từ thành phần tự nhiên: thanh nhiệt, giải độc, mát gan, tăng cường chức năng gan.
  • Gel/Kem dưỡng ẩm chứa vitamin E, Acid Hyaluronic, Niacinamide,… có tác dụng phục hồi, làm mát da, giảm viêm.

Tuy nhiên, khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào người bệnh cần tuân thủ theo chỉ dẫn kê đơn của bác sĩ để đảm bảo an toàn sức khỏe, đạt hiệu quả điều trị tốt.

2. Mẹo chữa nổi mẩn đỏ ở háng bằng dân gian tại nhà

Bên cạnh việc sử dụng thuốc điều trị, bạn cũng có thể áp dụng một số biện pháp chữa mẩn đỏ ở háng không ngứa bằng các nguyên liệu tự nhiên tại nhà như:

Chữa nổi mẩn đỏ ở háng không ngứa bằng các mẹo dân gian tại nhà
Chữa nổi mẩn đỏ ở háng không ngứa bằng các mẹo dân gian tại nhà
  • Dùng lá trầu không: Rửa sạch lá trầu không. Vò nát lá trầu rồi cho vào nồi cùng với 1.5-2 lít nước. Đun sôi hỗn hợp khoảng 10 phút rồi tắt bếp, cho thêm 1 thìa cà phê muối. Sử dụng nước lá trầu khi còn ấm để vệ sinh da nổi mẩn đỏ.
  • Sử dụng nha đam: Rửa sạch và gọt bỏ phần vỏ nha đam. Sau khi vệ sinh da vùng háng sạch sẽ thì bôi phần thịt nha đam lên các nốt mẩn đỏ. Rửa sạch da bằng nước ấm sau 30 phút. Thực hiện liên tục vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ.
  • Chữa mẩn đỏ bằng lá kinh giới: Rửa sạch lá kinh giới rồi đun sôi với nước sạch. Xông hơi vùng da nổi mẩn với nước lá kinh giới trong khoảng 20 phút. Người bệnh nên xông hơi từ 2-3 lần/tuần sẽ nhanh chóng giảm bớt tình trạng mẩn đỏ trên da.
  • Sử dụng rau má: Rửa sạch rau má, xay nước rau má để uống hàng ngày hoặc phơi khô rau má hãm nước uống.
  • Sử dụng lá cây đinh lăng: Rửa sạch lá đinh lăng rồi nấu cùng 500ml nước trong 10 phút. Chắt nước ra rồi đổ thêm 500ml nước nữa đun lần hai. Trộn phần nước của hai lần đun lại rồi dùng uống hàng ngày.

Chăm sóc và phòng tránh tình trạng nổi mẩn đỏ ở háng

Khi bị nổi mẩn đỏ ở háng không ngứa bạn cần chú ý chăm sóc da cẩn thận, kỹ lưỡng để hạn chế tình trạng bệnh nặng thêm hoặc tái phát bệnh sau khi điều trị khỏi:

  • Vệ sinh da sạch sẽ bằng các loại sữa tắm dịu nhẹ để ngăn ngừa xuất hiện mẩn đỏ trên cơ thể.
  • Trong quá trình điều trị nổi mẩn đỏ, người bệnh cần tránh tiếp xúc với những hóa chất hoặc thực phẩm dễ gây kích ứng da. Trong trường hợp bắt buộc phải tiếp xúc, bạn nên chuẩn bị những vật dụng bảo vệ da như: găng tay cao su, khẩu trang y tế, mặc đồ phòng hộ, giày bảo hộ chống hóa chất,…
  • Không dùng tay cào gãi hay sờ lên các nốt mẩn đỏ để tránh gây tổn thương cho da, khiến vi khuẩn gây hại xâm nhập vào da khiến da viêm nhiễm nặng hơn.
  • Xây dựng chế độ ăn uống có lợi cho quá trình điều trị bệnh. Bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất xơ, khoáng chất và vitamin như: trái cây tươi, rau củ sạch, sữa chua, ngũ cốc.
  • Uống nhiều nước để tăng cường độ ẩm cho da và đề kháng cho hàng rào bảo vệ da, cân bằng nhiệt độ của cơ thể.
  • Cần hạn chế ăn đồ cay nóng, đồ ăn nhiều gia vị nóng, thực phẩm chiên xào nhiều dầu mỡ. Và tuyệt đối không sử dụng các loại chất kích thích, đồ uống có cồn gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
  • Sử dụng các biện pháp quan hệ tình dục an toàn, lành mạnh như bao cao su để phòng ngừa các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.
  • Không sử dụng chung đồ cá nhân như quần áo, khăn tắm với người khác để ngăn ngừa lây nhiễm nổi mẩn đỏ.
  • Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, có chất liệu thấm hút mồ hôi để giữ da thông thoáng, ngăn ngừa nổi mẩn đỏ ở háng. Không nên mặc quần áo bó sát, không thấm mồ hôi.
  • Tăng cường các hoạt động thể dục thể thao, điều chỉnh thời gian học tập, làm việc cân bằng, hạn chế tình trạng căng thẳng tinh thần kéo dài.
  • Trường hợp người bệnh nổi mẩn đỏ ở háng không ngứa kéo dài, đi kèm với nhiều triệu chứng bất thường khác như: sốt, vùng da tổn thương đau rát hay châm chích, mẩn đỏ lan ra toàn cơ thể, các nốt mẩn đỏ chứa mủ hay dịch lỏng thì nên đến gặp bác sĩ để khám, điều trị ngay lập tức.

Có thể thấy, nổi mẩn đỏ ở háng không ngứa là bệnh lý rất thường gặp và có thể liên quan đến nhiều loại bệnh nguy hiểm, cần có phương pháp điều trị khác nhau. Vì vậy, để sớm chữa khỏi bệnh, bạn nên đến thăm khám tại cơ sở y tế chuyên khoa để được chẩn đoán và có kế hoặc điều trị phù hợp cho mình nhé.

Thông tin hữu ích: Top 15 cách trị nổi mề đay tại nhà tiện lợi, an toàn và hiệu quả

Array

Chuyên mục

Tin mới

Nhất Nam Y Viện tự hào nhận giải Top 10 Thương hiệu uy tín Việt Nam 2024

VTV2 Chất lượng cuộc sống mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ giải pháp điều trị bệnh nam khoa

VTC2 mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ trong chương trình Góc nhìn người tiêu dùng

Đây là cách giúp nữ nhân viên văn phòng “XÓA” nám tàn nhang do di truyền

ƯU ĐIỂM của Liệu trình thảo dược Vương Phi trong xử lý nám tàn nhang

Bài thuốc Tiêu Xoang Linh Dược Thang “DỨT ĐIỂM” viêm mũi dị ứng từ GỐC

Huyệt kiên tỉnh: Vị trí, tác dụng với sức khỏe

Chữa viêm xoang tại Nhất Nam Y Viện có tốt không?

[KHÁM PHÁ] Giải pháp loại bỏ nám tàn nhang từ gốc, an toàn được hàng ngàn chị em tin dùng

Nhất Nam Định Tâm Khang – Bài thuốc chữa mất ngủ được giới chuyên gia khuyên dùng

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?