Trào ngược dạ dày khó thở do nguyên nhân nào? Hướng dẫn cách khắc phục nhanh chóng
Trào ngược dạ dày khó thở là tình trạng phổ biến xảy ra ở bệnh nhân mắc bệnh lý dạ dày. Do những tác động từ axit trào ngược đã gây ra tổn thương nhất định tới đường hô hấp. Tuy nhiên, tình trạng này vẫn còn khá mới với nhiều bệnh nhân dẫn tới những hiểu lầm nghiêm trọng
Tại sao trào ngược dạ dày lại gây khó thở?
Trào ngược dạ dày khó thở là dấu hiệu cảnh báo bệnh đã tiến triển tới mức độ nguy hiểm, có thể ảnh hướng tới các bộ phận lân cận, đặc biệt là đường hô hấp. Bên cạnh đó, người mắc thường dễ dàng cảm nhận thấy những ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe như ho bất thường, co thắt đường thở, lượng acid dạ dày luồn vào phổi gây sưng phù, hen suyễn hoặc thậm chí viêm phổi, thở khó…
Dưới đây là một số nguyên nhân trào ngược dạ dày khó thở phổ biến nhất
- Do hàm lượng axit trong dạ dày dư thừa, bị đẩy ngược lên trên và tràn vào đường dẫn khí, kích thích dây thần kinh làm cho chúng bị co thắt lại. Từ đó gây triệu chứng khó thở.
- Các dây thần kinh hô hấp được đặt ở vị trí dưới cơ thực quản bị axit dịch vị dạ dày kích thích. Điều này khiến các cơ trơn co lại, gây nên hiện tượng khó thở.
- Do trào ngược dạ dày thường khởi phát khi người bệnh ăn quá no. Quá trình này sẽ khiến khí quản bị chèn ép. Dẫn tới trào ngược dạ dày khó thở, gián đoạn đường dẫn khí.
Trào ngược dạ dày khó thở có gây nguy hiểm không?
Tình trạng trào ngược dạ dày gây ho khó thở là hồi chuông cảnh báo diễn biến nghiêm trọng của bệnh. Sự lơ là, chủ quan của người bệnh có thể dẫn tới một số biến chứng nguy hiểm như:
Trào ngược dạ dày thực quản gây khó thở
Hàm lượng axit dư thừa cao trong dạ dày nhanh chóng luồn vào trong phổi, gây ra tình trạng khó thở, kích ứng cổ họng, sưng phù phổi. Bên cạnh đó, về lâu dài, bệnh có thể làm gia tăng nguy cơ mắc các tổn thương như dịch trong phổi, thở khò khè, viêm thanh quản, hen suyễn.
Barrett thực quản
Barrett thực quản là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất khi tình trạng trào ngược gây khó thở diễn ra lâu dài. Lúc này, mô thực quản đã bị tổn thương, tế bào lót và màu sắc của vùng vùng thực quản bị viêm đã thay đổi do tiếp xúc nhiều lần với axit.
Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, người mắc bệnh chứng barrett thực quản sẽ có nguy cơ mắc ung thư thực quản cao từ 30 đến 125 lần so với nhóm người khác.
Chứng viêm phổi hít
Khi lượng axit dịch vị dạ dày trào ngược đưa thức ăn từ dạ dày và nước bọt đi vào phổi sẽ mở lối cho vi khuẩn tấn công và sinh sôi. Các triệu chứng phổ biến của viêm phổi hít là sốt, ho nhiều đờm, khó thở.
Khi bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính có thể gây nhiễm trùng hoặc tắc nghẽn đường thở, cần điều trị bằng kháng sinh.
Bệnh lý hen suyễn
Trào ngược dạ dày khó thở lâu ngày sẽ dẫn tới tăng nguy cơ mắc bệnh hen suyễn, gây phù nề đường thở trong khi ngủ. Có đến 85% người được chẩn đoán mắc bệnh hen có tiền sử từng mắc trào ngược hoặc các vấn đề về dạ dày. Trên thực tế, bệnh trào ngược có thể ảnh hưởng tới bệnh hen suyễn như:
- Kích thích dây thần kinh hô hấp, tạo nên những phản xạ co thắt đường thở, tăng tiết dịch nhầy ở họng.
- Niêm mạc họng tổn thương do axit trào ngược.
- Một số thuốc trị hen suyễn thường tác động không tốt tới dạ dày, gây ra tình trạng trào ngược. Và cứ thế vòng lặp diễn ra, khiến bệnh hen suyễn trở nên trầm trọng hơn.
Hẹp thực quản
Trào ngược dạ dày khiến cho axit dịch vị trào ngược lên trên, dần dần ăn mòn niêm mạc. Quá trình này diễn ra nhiều lần gây nên tổn thương thực quản, hình thành mô sẹo, dẫn tới hẹp thực quản.
Các biện pháp khắc phục trào ngược dạ dày khó thở
Trào ngược dạ dày khó thở là tình trạng tổn thương nghiêm trọng, cho thấy bệnh đã tồn tại và tái phát trong cơ thể lâu ngày. Để ngăn chặn biến chứng nguy hiểm, đòi hỏi người mắc cần lựa chọn phương pháp phù hợp, tham khảo kỹ lưỡng ý kiến chuyên gia.
Sử dụng thuốc Tây chữa trào ngược dạ dày thực quản khó thở
Trong đa số trường hợp trải qua biến chứng trào ngược dạ dày sẽ được chỉ định điều trị bằng thuốc Tây và đặc biệt là các loại kháng sinh. Các phương pháp này thường đem lại hiệu quả nhanh chóng, tiện lợi khi sử dụng.
Tuy nhiên, để ngăn ngừa nguy cơ biến chứng, người bệnh nên tiến hành thăm khám y tế. Thông qua các chẩn đoán chuyên sâu, bác sĩ sẽ đưa ra những phác đồ phù hợp nhất.
Đối với các loại thuốc cần kê đơn, cần tuân thủ nghiêm ngặt theo chỉ dẫn trên sản phẩm và bác sĩ. Tránh lạm dụng, tự ý ngưng thuốc hoặc dùng lại đơn cũ sẽ dẫn tới tình trạng nhờn thuốc. Một số sản phẩm phổ biến mà người bệnh có thể tham khảo: thuốc kháng acid, thuốc kháng histamin, ức chế bơm proton, kháng sinh điều trị HP…
Mẹo dân gian điều trị trào ngược dạ dày làm khó thở
Nếu e ngại có tác dụng phục gây ra bởi thuốc Tây, người bệnh có thể tham khảo một số mẹo dân gian từ nghệ tươi, gừng tươi, nha đam hoặc mật ong.
Tuy nhiên, với hàm lượng dược tính không cao và chưa được chứng nhận bởi khoa học, nên việc áp dụng chỉ nên dừng lại ở vai trò hỗ trợ. Tránh áp dụng lẫn lộn hoặc thay thế hoàn toàn các loại thuốc hỗ trợ, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định điều trị.
Thuốc Đông y chữa trào ngược dạ dày gây khó thở
Các bài thuốc Đông y thường đáp ứng đồng đều cả hai nhu cầu: điều trị bệnh và độ lành tính cao. Nhờ ứng dụng một cách khoa học những dược liệu tự nhiên, phương pháp này phù hợp với phần lớn cơ địa người dùng.
Tuy nhiên, công đoạn đun sắc phức tạp, yêu cầu tính kiên trì cao và tác dụng chậm là những điểm cần lưu ý trước khi sử dụng phương pháp này.
Cách phòng ngừa hiệu quả nhất
Dưới đây là một số hướng dẫn giúp người bệnh tránh khỏi tổn thương vùng họng, phổi do trào ngược:
- Bổ sung các loại rau xanh, hoa quả trong thực đơn, tránh xa những loại thực phẩm có tính nóng, vị cay.
- Lựa chọn các bài tập phù hợp cho dạ dày như thiền, yoga, xoa bụng, thở bằng bụng để hỗ trợ tác dụng của thuốc, làm chậm tần suất trào ngược dạ dày.
- Ăn chậm, nhai từ từ, chia nhỏ phần ăn thành nhiều bữa trong ngày. Không nên ăn quá no, đặc biệt vào buổi tối sẽ ảnh hưởng xấu tới dạ dày.
- Nghỉ ngơi hợp lý sau khi ăn, không nên nằm ngủ hoặc vận động quá mạnh. Điều này sẽ làm tăng nguy cơ đau dạ dày.
- Đi ngủ đúng giờ, duy trì thói quen ngủ trước 23h, tránh thức quá khuya.
- Kê gối cao từ 8 – 10cm để giảm tình trạng trào ngược lên thực quản vào ban đêm. Không nên kê quá cao sẽ dẫn tới trào ngược dạ dày đau lưng, cổ.
- Duy trì cân nặng ổn định, tâm lý thoải mái, lạc quan.
- Nếu nhận thấy các cơn ho bất thường, khó thở hoặc thở khò khè nhưng không phải do viêm họng hoặc các bệnh lý hô hấp nên đến thăm khám y tế kịp thời.
Trào ngược dạ dày khó thở là tình trạng vô cùng nguy hiểm. Hy vọng rằng qua những kiến thức mà bài viết cung cấp, có thể giúp cho độc giả bỏ túi thêm nhiều thông tin hữu ích, qua đó phòng ngừa và điều trị đạt hiệu quả cao.
Nội dung chínhTại sao trào ngược dạ dày lại gây khó thở?Trào ngược dạ dày khó thở có gây nguy hiểm không?Trào ngược dạ dày thực quản gây khó thởBarrett thực quảnChứng viêm phổi hítBệnh lý hen suyễnHẹp thực quảnCác biện pháp khắc phục trào ngược dạ dày khó thởSử dụng thuốc Tây chữa trào […]
Xem chi tiếtNội dung chínhTại sao trào ngược dạ dày lại gây khó thở?Trào ngược dạ dày khó thở có gây nguy hiểm không?Trào ngược dạ dày thực quản gây khó thởBarrett thực quảnChứng viêm phổi hítBệnh lý hen suyễnHẹp thực quảnCác biện pháp khắc phục trào ngược dạ dày khó thởSử dụng thuốc Tây chữa trào […]
Xem chi tiết