Cảnh báo trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tháng tuổi – Phụ huynh tuyệt đối không chủ quan

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CK2 Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương – Khoa Tiêu hóaPhó Giám đốc Chuyên Môn phòng khám Nhất Nam Y Viện – Cố vấn chuyên môn tại Hồ sơ Trung Tâm Thừa Kế và Ứng Dụng Đông Y Việt Nam

Trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tháng tuổi khiến cha mẹ vô cùng lo lắng. Vậy, tình bệnh này có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của trẻ nhỏ. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để nhận định chính xác bệnh trào ngược ở trẻ sơ sinh và cách khắc phục hiệu quả nhất.

Hiện tượng trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh

Bé sơ sinh bị trào ngược là tình trạng bé bị nôn trớ do thức ăn trong dạ dày bị trào ngược lên thực quản. Hiện tượng trào ngược này rất phổ biến ở trẻ sơ sinh trong đó có trẻ 2 tháng tuổi. 

Trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tháng tuổi được chia thành 2 nhóm chính là: 

  • Trào ngược sinh lý (GER): 

Các chức năng tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện, do đó trào ngược sinh lý là tình trạng thường gặp. Thường gặp nhất là ở trẻ dưới 6 tháng tuổi, các triệu chứng thuyên giảm và có thể khỏi hoàn toàn khi trẻ lên 1 tuổi. 

Trào ngược acid dịch vị không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của bé, bé vẫn có thể vui chơi và ăn uống bình thường. 

  • Trào ngược dạ dày bệnh lý (GERD): 

Trào ngược dạ dày do bệnh lý được xếp vào nhóm bệnh tiêu hóa nghiêm trọng hơn. Tình trạng trào ngược bệnh lý không tự khỏi và sẽ kéo dài trong suốt quá trình phát triển của trẻ. Đặc biệt, nếu không có biện pháp xử lý kịp thời, dứt điểm trẻ có thể gặp phải một số biến chứng nguy hiểm.

Biểu hiện trào ngược do bệnh lý gây ra là: Sau 1 tuổi trẻ vẫn hay bị trớ sữa, nôn ra sau khi ăn và biểu hiện gầy gò, không tăng cân, suy dinh dưỡng, biếng ăn, sợ hãi khi đến bữa ăn,… Nếu trẻ xuất hiện các dấu hiệu này, cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn điều trị.

Trẻ sơ sinh cũng là đối tượng bị trào ngược dạ dày thực quản
Trẻ sơ sinh cũng là đối tượng bị trào ngược dạ dày thực quản

Tại sao bé 2 tháng bị trào ngược dạ dày?

Bé bị trào ngược dạ dày thực quản thường do một số nguyên nhân sau:

Chức năng tiêu hóa chưa hoàn thiện

  • Cơ thắt thực quản dưới (có nhiệm vụ ngăn thức ăn và dịch vị trong dạ dày trào ngược lên thực quản) và cơ môn vị (van 1 chiều giúp di chuyển thức ăn từ dạ dày xuống tá tràng) yếu, dẫn tới thức ăn thường xuyên bị giữ ở dạ dày, bị lên men và gây trào ngược.
  • Khi mới sinh, dạ dày của trẻ nằm ngang mà không phải nằm dọc như ở người lớn nên dịch vị và thức ăn trong dạ dày rất dễ bị trào ngược lên thực quản.
  • Dịch vị dạ dày và men tiêu hóa ở ruột sản xuất không ổn định, từ đó dẫn tới quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra không hiệu quả. Đặc biệt là khi được cho trẻ bú no, dạ dày tiêu hóa không kịp rất dễ xảy ra trào ngược.

Do một số bệnh lý về tiêu hóa

  • Bệnh hẹp môn vị: Môn vị bị hẹp dẫn đến quá trình tiêu hóa diễn ra chậm hơn, thức ăn bị giữ lại lâu hơn ở dạ dày và gây nên trào ngược. Hẹp môn vị là tình trạng không hiếm gặp ở trẻ sơ sinh và có thể chữa khỏi hoàn toàn.
  • Viêm thực quản: Còn được gọi là bệnh thực quản tăng bạch cầu eosin. Tình trạng bệnh xảy ra khi trong dạ dày của trẻ tích tụ nhiều bạch cầu và gây nên những tổn thương ở niêm mạc dạ dày thực quản. 
  • Chứng dị ứng hoặc không dung nạp thực phẩm: Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có cơ địa nhạy cảm vì vậy hiện tượng dị ứng rất dễ bắt gặp. Trong đó, chứng không dung nạp được các loại protein có trong sữa bò là phổ biến nhất. 

Ngoài nguyên nhân do sinh lý và bệnh lý, thói quen cho trẻ ăn của cha mẹ cũng có thể là nguyên gây khởi phát hoặc làm trầm trọng hơn chứng trào ngược dạ dày ở trẻ như:

  • Thói quen đặt trẻ nằm ngửa khiến thức ăn khó tiêu hóa hơn và bị ứ đọng lâu trong dạ dày, dẫn đến trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tháng tuổi.
  • Mẹ cho bé bú khi đang quấy khóc nên bé nuốt nhiều hơi dẫn đến tình trạng  ợ hơi, trào ngược sau ăn.
  • Thường xuyên cho bé bú với tư thế nghiêng bên phải cũng là nguyên nhân gây ra hiện tượng trào ngược và sặc sữa ở trẻ nhỏ.
Trẻ 2 tháng tuổi bị trào ngược có thể do bệnh lý hoặc thói quen chăm sóc trẻ không đúng cách của cha mẹ
Trẻ 2 tháng tuổi bị trào ngược có thể do bệnh lý hoặc thói quen chăm sóc trẻ không đúng cách của cha mẹ

Trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tháng tuổi có nguy hiểm không?

Bé sơ sinh bị trào ngược dạ dày thực quản khiến cha mẹ lo lắng, vậy tình trạng trào ngược ở trẻ có nguy hiểm không? Câu trả lời mà các chuyên gia đưa ra là RẤT NGUY HIỂM nếu trẻ bị trào ngược do bệnh lý.

Nguyên nhân là trẻ bị trào ngược dạ dày sinh lý là hiện tượng hết sức bình thường, không ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ. Thông thường các dấu hiệu trào ngược sẽ tự mất đi sau khi trẻ lên 1 tuổi. Tuy nhiên, trào ngược dạ dày thực quản bệnh lý thường kéo dài, nếu không được điều trị kịp thời có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng. Trẻ có thể gặp phải một số biến chứng nguy hiểm do trào ngược như sau:

  • Biến chứng về tiêu hóa: Trào ngược dạ dày bệnh lý sẽ khiến acid, dịch vị trào ngược lên thực quản. Tình trạng acid trào ngược kéo dài dẫn đến niêm mạc dạ dày bị viêm loét. Bệnh lâu ngày có thể dẫn đến hẹp thực quản khiến trẻ gặp khó khăn khi ăn uống. Biến chứng nghiêm trọng hơn là trẻ có thể gặp phải tình trạng barrett thực quản – tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư thực quản.
  • Biến chứng về hô hấp: Acid dịch vị trong dạ dày trào ngược tác động đến dây thanh quản khiến thanh quản bị sưng, phù nề dẫn tới việc trẻ thường xuyên có đờm nhớt trong cổ họng, thở khò khè và bị ho. Ho, khó thở lâu ngày có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh hen suyễn cho trẻ em.
  • Bệnh răng miệng và tai mũi họng: Acid trong dạ dày có thể làm mất cân bằng độ PH trong thực quản và hầu họng từ đó dẫn tới các bệnh lý như mòn răng, viêm tai, viêm xoang,… 

Những biến chứng này cho thấy bé 2 tháng tuổi bị trào ngược dạ dày rất nguy hiểm. Cha mẹ cần lưu ý nếu trẻ có biểu hiện bất thường cần có giải pháp điều trị kịp thời.

Triệu chứng bệnh có thể ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tiêu hóa và hấp thu dưỡng chất ở trẻ
Triệu chứng bệnh có thể ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tiêu hóa và hấp thu dưỡng chất ở trẻ

Điều trị trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tháng tuổi

Để điều trị trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh an toàn, cha mẹ có thể tham khảo các cách điều trị sau:

Đối với trào ngào ngược dạ dày sinh lý

Trào ngược do sinh lý không tác động nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ nhỏ, nhưng các dấu hiệu bệnh vẫn gây ra nhiều khó chịu cho trẻ. Vì vậy, cha mẹ cần lưu ý:

  • Khi cho trẻ bú trực tiếp: 

Cần cho trẻ bú theo nguyên tắc trái trước phải sau, như vậy sẽ giúp trẻ dễ dàng tiêu hóa sữa hơn. Khi lượng sữa vào dạ dày ít, trẻ thường có thói quen nằm nghiêng sang bên phải có thể dẫn đến nôn trớ sữa. Vì vậy, sau khi đã cho trẻ bú một lượng sữa nhất định, mẹ cần cho trẻ nằm nghiêng sang trái để giảm nguy cơ trào ngược. 

Một trong những thói quen xấu mẹ thường hay mắc phải đó là cho trẻ bú khi đang nằm. Nếu đang mắc thói quen này, mẹ cần bỏ ngay lập tức vì bú nằm khiến trẻ dễ bị nôn, trớ sữa.

  • Khi cho trẻ bú bình: Cha mẹ cần đặt bình ở vị trí sao cho đầu núm vú đầy sữa. Không nên cho trẻ bú khi đang khóc vì lúc này trẻ phải nuốt nhiều hơi hơn và khiến dạ dày bị căng ra. Bên cạnh đó, sau khi cho trẻ bú xong cần bế để bé tiêu hóa bớt lượng sữa rồi mới đặt cho bé nằm.
  • Khi vỗ ợ hơi: Vỗ ợ hơi là cách mà các mẹ thường áp dụng khi bé sơ sinh bị trào ngược. Tuy nhiên, nếu không thực hiện đúng cách dễ khiến trẻ bị sặc và tăng tình trạng trào ngược. Do đó, các mẹ cần lưu ý thực hiện đúng cách như sau: Mẹ đặt bé áp vào một bên ngực để mặt bé tựa vào vai mẹ, sau đó vỗ lưng bé một cách nhẹ nhàng và liên tục.

Trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tháng tuổi do bệnh lý

Trẻ sơ sinh là đối tượng có cơ địa mẫn cảm và các chức năng chưa hoàn thiện, do đó sử dụng thuốc điều trị trào ngược dạ dày thường không được khuyến khích nhiều. Tuy nhiên, trào ngược dạ dày do bệnh lý kéo dài và có thể gây biến chứng nguy hiểm nên trẻ cần thăm khám và điều trị bằng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Các loại thuốc được sử dụng điều trị bệnh trào ngược cho trẻ cần có thành phần gây tác dụng phụ ảnh hưởng tới sức khỏe trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, các loại thuốc này cần đảm bảo trị nhanh tình trạng trào ngược và bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Thông thường, các bác sĩ sẽ kê cho trẻ các loại thuốc hỗ trợ tiêu hóa. Đây là các loại thuốc có tác dụng giảm tác động của acid trong dạ dày. Zantac và Prilosec là những loại thuốc thường được kê đơn trị trào ngược cho trẻ nhất.

Trẻ có thể gặp nguy hiểm nếu cha mẹ không nên tự ý cho trẻ dùng thuốc nếu chưa tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa. Vì vậy, khi sử dụng thuốc chữa trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tháng tuổi cha mẹ cần tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ. 

Cha mẹ nên đưa trẻ thăm khám thường xuyên để ngăn ngừa tình trạng bệnh biến chứng nặng
Cha mẹ nên đưa trẻ thăm khám thường xuyên để ngăn ngừa tình trạng bệnh biến chứng nặng

Lưu ý khi chữa trào ngược dạ dày cho trẻ sơ sinh

Trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tháng tuổi rất nguy hiểm nếu cha mẹ không điều trị cho trẻ đúng cách. Do đó, khi trẻ em có dấu hiệu trào ngược, cha mẹ cần lưu ý:

  • Chia bữa ăn hàng ngày của trẻ thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, mỗi bữa cách nhau khoảng 2 giờ với dung lượng sữa là 100ml mỗi lần bú.
  • Khi cho trẻ bú, mẹ nên đặt đầu bé cao hơn 30 độ so với mặt phẳng khi bú để giảm tình trạng trào ngược.
  • Khi bú, nếu trẻ bị sặc sữa, mẹ nên vỗ lưng trẻ nhẹ nhàng và đặt trẻ nằm nghiêng để sữa trào hết ra ngoài.
  • Không nên cho bé ngủ khi vừa mới bú xong vì như vậy cũng có thể làm gia tăng tình trạng trào ngược ở trẻ. Dạ dày trẻ cần ít nhất 30 phút để tiêu hóa, vì vậy cha mẹ nên cho trẻ ngủ sau khi bú khoảng 1 giờ.
  • Vệ sinh khoang miệng cho bé bằng nước ấm thường xuyên, đặc biệt sau khi uống sữa xong cũng là cách giúp giảm trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tháng tuổi.

Trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tháng tuổi nếu biến chứng cực kỳ nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ về sau. Vì vậy, nếu trẻ bị nôn trớ thường xuyên, cha mẹ cần đưa đến cơ sở y tế để thăm khám và được tư vấn cách khắc phục an toàn, hiệu quả nhất.

Array
Câu hỏi thường gặp
Khám Trào Ngược Dạ Dày Ở Đâu Tốt? – Top 15+ Địa Chỉ Uy Tín

Nội dung chínhHiện tượng trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinhTại sao bé 2 tháng bị trào ngược dạ dày?Trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tháng tuổi có nguy hiểm không?Điều trị trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tháng tuổiĐối với trào ngào ngược dạ dày sinh lýTrào ngược dạ dày ở […]

Xem chi tiết
Bệnh trào ngược dạ dày có nguy hiểm không? Điều trị như nào?

Nội dung chínhHiện tượng trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinhTại sao bé 2 tháng bị trào ngược dạ dày?Trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tháng tuổi có nguy hiểm không?Điều trị trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tháng tuổiĐối với trào ngào ngược dạ dày sinh lýTrào ngược dạ dày ở […]

Xem chi tiết
Cách chữa
Thuốc chữa
Dinh dưỡng sức khỏe

Chuyên mục

Tin mới

Nhất Nam Y Viện tự hào nhận giải Top 10 Thương hiệu uy tín Việt Nam 2024

VTV2 Chất lượng cuộc sống mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ giải pháp điều trị bệnh nam khoa

VTC2 mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ trong chương trình Góc nhìn người tiêu dùng

Đây là cách giúp nữ nhân viên văn phòng “XÓA” nám tàn nhang do di truyền

ƯU ĐIỂM của Liệu trình thảo dược Vương Phi trong xử lý nám tàn nhang

Bài thuốc Tiêu Xoang Linh Dược Thang “DỨT ĐIỂM” viêm mũi dị ứng từ GỐC

Huyệt kiên tỉnh: Vị trí, tác dụng với sức khỏe

Chữa viêm xoang tại Nhất Nam Y Viện có tốt không?

[KHÁM PHÁ] Giải pháp loại bỏ nám tàn nhang từ gốc, an toàn được hàng ngàn chị em tin dùng

Nhất Nam Định Tâm Khang – Bài thuốc chữa mất ngủ được giới chuyên gia khuyên dùng

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?