Bị ngứa da vào ban đêm là bệnh gì? Cách nhận biết triệu chứng và điều trị
Bị ngứa da vào ban đêm gây nên cảm giác khó chịu, bứt rứt và giảm thiểu chất lượng giấc ngủ. Ngoài những tổn thương bên ngoài, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề sức khỏe mà cơ thể đang gặp phải. Để giảm thiểu nguy cơ biến chứng, bài viết dưới đây đã tổng hợp những thông tin cần thiết nhất giúp người bệnh nhận biết và điều trị hiệu quả tình trạng này.
Bị ngứa da vào ban đêm cảnh báo bệnh lý gì?
Bị ngứa về đêm thường khởi phát đột ngột, không rõ lý do và khó để xác định giới hạn tổn thương. Tổn thương do tình trạng này gây ra không chỉ xuất hiện bên ngoài da mà còn cảnh báo những vấn đề nguy hiểm bên trong cơ thể. Thông thường, tình trạng ngứa da vào ban đêm có thể dấu hiệu một số bệnh lý như:
Ngứa vào ban đêm do ghẻ
Bệnh ghẻ thường khởi phát do thói quen sinh hoạt thiếu khoa học, vệ sinh da không đúng cách. Điều này tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn hình thành, cư trú tại các lỗ chân lông và gây bệnh, nhất là cái ghẻ. Vào ban đêm, cái ghẻ có xu hướng đẻ trứng và đào lỗ di chuyển trong lớp sừng. Do kích thước nhỏ, tỷ lệ lây nhiễm cao nên dễ mắc bệnh và nguy cơ tái phát cao.
Bị ngứa toàn thân vào ban đêm do mắc bệnh về gan thận
Ở người suy giảm chức năng gan, thận thường xuất hiện các tổn thương ngoài da do độc tố tích tụ lâu ngày. Thói quen thức khuya, lạm dụng chất kích thích và đồ ăn cay nóng sẽ có nguy cơ mắc các bệnh về gan, thận và dạ dày. Bên cạnh các triệu chứng ngoài da, bệnh có thể gây vàng mắt, chướng bụng, tiểu rắt…
Trẻ bị ngứa vào ban đêm do rôm sảy
Bé bị ngứa về đêm chủ yếu do rôm sảy hoặc mụn sữa. Bệnh thường khởi phát do thói quen lạm dụng bỉm giấy, khiến vi khuẩn trong mồ hôi, phân và nước tiểu đọng lại trên da bé. Để khắc phục tổn thương cho bé một cách an toàn nhất, phụ huynh nên ưu tiên các giải pháp lành tính và hiệu quả.
Tiểu đường gây ngứa da ban đêm
Để biến đổi lượng đường trong quá trình tiêu hóa trở thành các chất có thể hấp thụ được, đòi hỏi sự sản sinh insulin nhất định. Tuy nhiên, thói quen lạm dụng thực phẩm có vị ngọt sẽ dẫn tới rối loạn hoạt động sản xuất insulin, một phần lượng đường không được biến đổi sẽ ngấm vào máu dẫn tới tiểu đường. Về lâu dài, bệnh sẽ ảnh hưởng tới tình trạng trao đổi chất, da trở nên khô rát, nổi mẩn ngứa toàn cơ thể.
Ngứa da vào ban đêm do mề đay
Mề đay là căn bệnh mãn tính có thể khởi phát ở nhiều đối tượng khác nhau. Quá trình điều trị gặp nhiều khó khăn hơn khi tình trạng này xuất hiện ở nhóm phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ và người đang nuôi con bằng sữa mẹ. Các chất trung gian gây kích ứng thường sản xuất mạnh mẽ vào ban đêm, chính vì vậy đây là thời điểm các biểu hiện ngoài da thường gia tăng mức độ ngứa ngáy, sẩn phù. Mề đay cấp tính có thể nhanh chóng tiến triển mãn tính nếu không được phát hiện, điều trị và phòng ngừa đúng cách.
Những nguyên nhân khác gây nên ngứa da về đêm
Ngoài những nguyên nhân liên quan tới bệnh lý bên trong cơ thể, bị ngứa da vào ban đêm có thể khởi phát vô căn hoặc do thói quen sinh hoạt thiếu khoa học.
- Thay đổi hormone: Sự rối loạn nội tiết tố thường xảy ra ở phụ nữ mang thai, cho con bú, nữ giới trong giai đoạn kinh nguyệt. Ban đêm là thời điểm lượng hormone ngăn ngừa phản ứng viêm giảm dần và kéo theo sự gia tăng Cytokine khiến da dễ bị nổi mẩn ngứa.
- Dị ứng thời tiết: Sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm có thể ảnh hưởng tới làn da. Người bệnh cần chủ động điều chỉnh chế độ chăm sóc sao cho phù hợp nhất để tăng cường lớp màng bảo vệ tự nhiên cho da như: Tích cực bôi kem chống nắng vào mùa hè, dưỡng ẩm vào mùa đông…
- Dị ứng thực phẩm: Một số thực phẩm có tính kích ứng cao như hải sản, đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ có thể dẫn tới tình trạng nổi mẩn ngứa.
- Vệ sinh da: Quá trình làm sạch da sai cách có thể tạo điều kiện để bụi bẩn, vi khuẩn và cặn xà phòng đọng lại tại các lỗ chân lông, gây nên tình trạng bí tắc và viêm nhiễm.
- Tâm lý căng thẳng: Stress, áp lực tâm lý kéo dài sẽ dẫn tới nguy cơ kích thích dây thần kinh dưới da, dẫn tới các phản ứng mẩn ngứa, da ngứa châm chích….
Bí quyết khắc phục tình trạng bị ngứa da vào ban đêm
Bên cạnh những tổn thương ngoài da, ngứa da về đêm có thể dẫn tới nhiều hậu quả nghiêm trọng tới sức khỏe và tính mạng nếu không được kịp thời phát hiện và điều trị. Dưới đây là một số phương pháp phổ biến mà người bệnh nên tham khảo:
Thuốc trị ngứa da từ Tây y
Sự tiện lợi và tác dụng nhanh chính là ưu điểm lớn nhất khi áp dụng điều trị ngứa da vào ban đêm. Tuy nhiên, người bệnh nên chủ động tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn phác đồ phù hợp với thể bệnh và thể trạng nhất. Một số loại thuốc mà bạn có thể tham khảo như:
- Thuốc bôi giảm ngứa: Thường dùng thuốc kháng Histamin (Loratadine, Cetirizine…). Với các trường hợp nặng hơn có thể dùng corticoid.
- Thuốc kháng sinh: Dùng trong các trường hợp ngứa có nhiễm khuẩn hoặc dự phòng nhiễm khuẩn trong các trường hợp ngứa mức độ nặng.
- Thuốc chống trầm cảm: Thường dùng trong các trường hợp ngứa do stress hoặc các bệnh tâm lý.
- Thuốc điều trị tiểu đường: Tùy từng trường hợp đái tháo đường typ 1 hay 2, người bệnh sẽ được sử dụng các loại thuốc điều trị tiểu đường, kết hợp giảm ngứa khác nhau.
- Thực phẩm chức năng: Bao gồm các sản phẩm tăng cường chức năng đào thải độc tố gan, thận, các loại vitamin….
Khắc phục bị ngứa da vào ban đêm tại nhà
Đối với tình trạng ngứa da mức độ vừa phải, bé bị ngứa về đêm, phụ huynh có thể áp dụng biện pháp từ mẹo dân gian để đảm bảo tính an toàn, đồng thời vẫn đem lại hiệu quả kiểm soát biểu hiện bệnh.
- Lá khế: Để điều trị biểu hiện ngứa da vào ban đêm, người bệnh có thể đun nước lá khế tươi cùng với 1 thìa muối. Sau đó sử dụng để tắm toàn thân.
- Lá trầu không: Đem rửa sạch lá trầu không, thái nhỏ sau đó giã nhuyễn. Sử dụng hỗn hợp đắp lên vùng da bị mẩn ngứa trong vòng 15 phút và rửa lại bằng nước ấm có tác dụng sát khuẩn, giảm ngứa rõ rệt.
- Nha đam: Trường hợp bị ngứa da vào ban đêm đi kèm với triệu chứng khô rát, nứt nẻ, người bệnh có thể bôi trực tiếp nhựa nha đam lên da. Thực hiện ngày nhiều lần sẽ giúp làm mềm, cấp ẩm nhanh, chống nhiễm trùng, đẩy lùi cảm giác ngứa ngáy khó chịu.
Cách phòng tránh bị ngứa da vào ban đêm
Dưới đây là một số hướng dẫn giúp người bệnh cải thiện sức đề kháng, giảm thiểu nguy cơ gây biến chứng.
- Thường xuyên vệ sinh cơ thể ngày 1 – 2 lần. Đảm bảo làm sạch bụi bẩn và dầu thừa.
- Lựa chọn các sản phẩm cho cơ thể và da mặt riêng, ưu tiên các loại có thành phần tự nhiên, lành tính.
- Không nên lạm dụng thực phẩm có hại, nhiều dầu mỡ và chất kích thích, đồ uống có cồn.
- Tránh gãi hoặc chà sát mạnh dẫn tới nhiễm trùng
- Đảm bảo cơ thể được cung cấp đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày.
- Bảo vệ da trước sự tấn công của những yếu tố gây tổn thương bằng kem chống nắng, dưỡng ẩm, nón, mũ.
- Sử dụng các loại quần áo thấm hút tốt, rộng rãi và thoải mái. Tránh các chất liệu gây kích ứng như len, dạ hoặc đồ giả da, kiểu dáng bó sát.
Hy vọng qua bài viết trên đây, độc giả đã có thêm những kiến thức bổ ích trong việc nhận diện và điều trị dứt điểm tình trạng bị ngứa da vào ban đêm. Để hạn chế tối đa các biến chứng nguy hiểm, người bệnh nên chủ động thăm khám ngay khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường trên cơ thể.