Mẹo Dân Gian Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm Bằng Ngải Cứu Hiệu Quả Tại Nhà

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Lương Y Phùng Hải Đăng – Khoa Xương khớpTrưởng khoa Khám bệnh Y học cổ truyền Phòng khám Thuốc dân tộc – Cố vấn chuyên môn tại Hồ sơ Trung Tâm Thừa Kế và Ứng Dụng Đông Y Việt Nam

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu là phương pháp được lưu truyền từ lâu trong dân gian. Tuy nhiên, cách chữa này có hiệu quả không, liều lượng ra sao, khi sử dụng cần lưu ý gì để đem lại kết quả tốt nhất? Những thắc mắc này của người bệnh sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu có thật sự tốt?

Cây ngải cứu là loại cây thân thảo sống lâu năm và rất quen thuộc ở nhiều làng quê Việt Nam. Tuỳ vùng miền, ngải cứu còn được gọi với tên khác như: ngải diệp, thuốc cứu, điềm ngải, nhã ngãi, y thảo, ngải nhung,…

Theo quan điểm của Y học cổ truyền, vị thuốc ngải cứu có vị cay, tính ấm. Khi đi vào cơ thể sẽ quy vào thận, phế, can và tỳ, dùng trong trường hợp cần tán hàn, chống viêm, giảm đau, cầm máu và trị phong thấp.

Theo y học hiện đại, thành phần của ngải cứu chứa nhiều hoạt chất như: cineol, dehydro matricaria este, tricosanol, tetradecatrilin,… Các hoạt chất này đều đã được chứng minh là mang lại hiệu quả tốt trong điều trị thoát vị đĩa đệm nói riêng và các bệnh lý xương khớp nói chung.

Thông thường, ngải cứu sẽ được dùng tươi hoặc dạng đã phơi khô. Nếu muốn nâng cao công dụng của vị thuốc này, các thầy thuốc sẽ chế biến ngải cứu thành dạng ngải nhung bằng cách phơi khô, đem lá đi tán thành bột nhuyễn, rồi rây lấy riêng phần lông trắng tơi sẽ thu được ngải nhung. Ngải nhung là vị thuốc quý, đặc biệt hiệu quả trong việc điều trị các bệnh lý cơ xương khớp.

Ngoài ra, ngải cứu còn được sử dụng như món ăn hàng ngày giúp bồi bổ cho người mới ốm dậy, người bị mất máu nhiều, suy nhược cơ thể.

Mẹo dân gian chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu hiệu quả tại nhà
Mẹo dân gian chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu hiệu quả tại nhà

Một số bài thuốc dân gian chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu hiệu quả

Ngải cứu là dược liệu rất quen thuộc, có thể dễ dàng tìm thấy trong vườn nhà hay mua được ở chợ. Với đặc tính kháng viêm, gây tê nhẹ giúp giảm đau nhanh chóng nên dùng ngải cứu được nhiều bệnh nhân thoát vị đĩa đệm tin tưởng áp dụng. Dưới đây là các cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu hiệu quả nhất mà bệnh nhân có thể tham khảo:

Các bài thuốc chườm, đắp, ngâm chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu

Phương pháp chườm, đắp trực tiếp vào vị trí bị thoát vị sẽ giúp các hoạt chất bên trong ngải cứu có thể thẩm thấu trực tiếp qua da, đi vào cơ thể và phát huy tác dụng tối đa. Người bệnh có thể sử dụng ngải cứu kết hợp với nhiều vị thuốc khác để nâng cao hiệu quả trị bệnh.

Ngải cứu, muối trắng: 

Chuẩn bị:

  • 400g ngải cứu tươi.
  • 50g muối hạt.

Cách thực hiện:

  • Ngải cứu đem đi rửa sạch rồi để ráo nước.
  • Sau đó cho ngải cứu với muối và đem sao vàng trong chảo.
  • Chuyển hỗn hợp vào một chiếc khăn mỏng, khô ráo rồi chườm lên vị trí đau trong vòng 20 – 30 phút.
  • Khi hỗn hợp nguội có thể sao nóng lại rồi chườm tiếp. Người bệnh nên thực hiện đều đặn vào mỗi tối trước khi ngủ, kiên trì trong 10 – 15 ngày.

Ngải cứu, dấm gạo:

Chuẩn bị:

  • 400g ngải cứu tươi.
  • 250ml giấm gạo.

Cách thực hiện:

  • Ngải cứu rửa sạch, giã nát rồi trộn với giấm gạo rồi.
  • Đem hỗn hợp đi đun nóng rồi chuyển một chiếc khăn mỏng, khô ráo. Sau đó chườm lên vị trí đau trong vòng 20 – 30 phút.
  • Bệnh nhân nên thực hiện mỗi ngày, đều đặn trong 2 tuần để thấy được tác dụng tốt nhất.
Ngải cứu, dấm ngạo chườm nóng giúp giảm đau nhanh
Ngải cứu, dấm ngạo chườm nóng giúp giảm đau nhanh

Ngải cứu, rượu trắng:

Chuẩn bị:

  • 300g ngải cứu tươi.
  • 100ml rượu trắng 45 – 50 độ.

Cách thực hiện:

  • Ngải cứu rửa sạch, rồi vớt ra cho ráo nước.
  • Đem ngải cứu đi xay nhuyễn rồi đổ ra bát sạch, thêm 100ml rượu trắng sau đó trộn đều.
  • Cho hỗn hợp vào chảo, đảo cho nóng đều, rồi đổ ra một miếng vải khô sạch để chườm lên vị trí đau.
  • Người bệnh nên chườm trong khoảng 20 – 30 phút để hoạt chất trong ngải cứu có thể thẩm thấu vào cơ thể và phát huy tác dụng.
  • Nếu bài thuốc ngải cứu và rượu trắng trên bị nguội thì có thể cho vào chảo sao nóng rồi lại tiếp tục chườm.

Ngải cứu, gừng, đậu đen:

Nguyên liệu:

  • 30g lá ngải cứu tươi.
  • 50g gừng tươi, 50g đậu đen.
  • 50ml rượu trắng 45 – 50 độ.

Cách thực hiện:

  • Ngải cứu rửa sạch, để ráo nước, gừng nạo bỏ vỏ.
  • Thái gừng thành từng lát mỏng, ngâm với 50ml rượu trắng trong 7 ngày.
  • Lá ngải cứu thái nhỏ, phơi khô, rồi đem sao vàng cùng đậu đen.
  • Cho hỗn hợp vào miếng vải khô sạch, thêm rượu gừng và đắp vào vị trí đau.
  • Bệnh nhân nên thực hiện đều đặn trong 10 – 15 ngày sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
Công dụng chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu tăng lên khi kết hợp cùng gừng và đậu đen
Công dụng chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu tăng lên khi kết hợp cùng gừng và đậu đen

Ngâm chân với ngải cứu:

Cách thực hiện:

  • 1 bó ngải cứu tươi đem rửa sạch, cho vào nồi nước, đun sôi trong vòng 5 phút.
  • Để nguội bớt đến tầm 30 – 40 độ thì cho 1 thìa muối trắng vào rồi tiến hành ngâm chân.
  • Người bệnh nên ngâm chân với ngải cứu đều đặn hàng ngày vào buổi tối. Phương pháp này không những giúp giảm đau hiệu quả mà còn làm thư giãn cơ thể, giúp người bệnh ngủ ngon hơn.

Bài thuốc uống chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu

Bên cạnh việc sử dụng ngải cứu bằng cách đắp ngoài, người mắc các bệnh lý liên quan đến đĩa đệm như thoát vị, phồng lồi đĩa đệm, xẹp đĩa đệm,…có thể kết hợp với bài thuốc uống để điều trị bệnh từ bên trong.

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu, mật ong:

Chuẩn bị:

  • 300g ngải cứu tươi.
  • 1 – 2 thìa mật ong.
  • ½ thìa muối trắng.

Cách thực hiện:

  • Pha ½ thìa muối trắng vào 400ml nước lọc, đem đun sôi rồi để nguội.
  • Ngải cứu nhặt sạch phần hư hỏng, sâu bọ, rồi đem rửa sạch, thái nhỏ và xay nhuyễn. Đổ nước muối vào ngải cứu, trộn đều, vắt lấy nước cốt.
  • Sau đó thêm 1 – 2 thìa mật ong vào nước cốt ngải cứu. Sử dụng uống trực tiếp ngày 2 lần, kiên trì 1 – 2 tuần để thấy được hiệu quả tốt nhất.
Mật ong cùng ngải cứu hỗ trợ trị bệnh từ bên trong cơ thể
Mật ong cùng ngải cứu hỗ trợ trị bệnh từ bên trong cơ thể

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu, quế và gừng:

Chuẩn bị:

  • 100g lá ngải cứu.
  • 8g quế khô.
  • 8g gừng khô và 3 lát gừng tươi.

Cách thực hiện:

  • Lá ngải cứu tươi nhặt bỏ phần héo úa, sâu bọ, đem rửa sạch, để ráo.
  • Đem tất cả các nguyên liệu cho vào nồi, thêm 3 bát nước trắng rồi sắc trong vòng 50 – 60 phút.
  • Nước sắc sử dụng thay nước uống trong ngày. Nên uống khi còn ấm nóng.

Ngải cứu kết hợp cùng ngưu tất nam, lá lốt, trinh nữ:

Chuẩn bị:

  • 120g ngải cứu khô.
  • 160g mỗi vị ngưu tất nam, lá lốt và trinh nữ.

Cách thực hiện:

  • Đem tất cả các nguyên liệu sao vàng lên, cho vào túi sạch bảo quản, dùng dần.
  • Mỗi lần lấy khoảng 150g hỗn hợp sắc lấy nước uống hoặc hãm như trà để sử dụng.
  • Người bệnh dùng thay nước uống hàng ngày. Uống đều đặn, sau 3 tháng tình trạng thoát vị đĩa đệm sẽ được cải thiện rõ rệt.

Ngải cứu kết hợp cùng vỏ chanh, vỏ bưởi và rượu trắng:

Nguyên liệu:

  • 200g ngải nhung.
  • 500g vỏ bưởi khô.
  • 1 kg vỏ chanh khô.
  • 2 lít rượu trắng 45 – 50 độ.

Cách thực hiện:

  • Vỏ chanh và vỏ bưởi đem thái thành lát mỏng, dài 2 – 3 cm.
  • Cho tất cả nguyên liệu đã chuẩn bị vào chảo rồi sao vàng.
  • Đổ nguyên liệu sau sao vào bình thuỷ tinh khô sạch có nắp đậy, thêm 2 lít rượu trắng vào rồi đậy kín nắp lại.
  • Bảo quản bình rượu ngâm ở nơi khô thoáng, thoáng mát, ngâm khoảng 1 tháng là có thể sử dụng được.
  • Người bệnh nên sử dụng 20 – 30 ml rượu ngải cứu mỗi tối trước khi đi ngủ. Áp dụng đều đặn sau một thời gian sẽ thấy triệu chứng dần được cải thiện.
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu, vỏ chanh, vỏ bưởi được các thầy thuốc đánh giá rất cao
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu, vỏ chanh, vỏ bưởi được các thầy thuốc đánh giá rất cao

Các món ăn từ ngải cứu chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả

Ngoài việc dùng các bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm từ ngải cứu, người bệnh cũng nên bổ sung các món ăn từ vị thuốc này vào thực đơn hàng ngày.

Trứng hấp ngải cứu:

Chuẩn bị:

  • 1 – 2 quả trứng gà.
  • Khoảng 20g lá ngải cứu tươi.

Cách thực hiện:

  • Lá ngải cứu rửa sạch, nhặt lấy phần lá và ngọn non, vò nát để bớt độ đắng rồi thái nhỏ. Hành tím lột bỏ vỏ, rửa sạch rồi băm nhuyễn.
  • Trộn đều trứng gà, hành tím và ngải cứu cùng gia vị vừa ăn.
  • Đem hấp cách thuỷ khoảng 15 phút cho đến chín và thưởng thức khi còn nóng.

Gà tần ngải cứu:

Chuẩn bị:

  • 1 con gà ác khoảng 1 kg.
  • Khoảng 100g ngải cứu tươi.
  • 1 củ nghệ, 1 nhánh gừng, 30ml rượu trắng.
  • 600ml nước lọc.

Cách thực hiện:

  • Ngải cứu nhặt lấy phần lá và ngọn non, đem rửa sạch. Gừng, nghệ cạo vỏ, rửa sạch và băm nhuyễn. Gà sơ chế sạch.
  • Ướp trước gà với gia vị và rượu trong 30 phút. Sau đó nhồi một ít lá ngải cứu vào bụng gà.
  • Xếp phần ngải cứu còn lại còn lại xuống đáy nồi, cho gà vào, rồi đổ ngập nước, đun sôi. Hầm gà trong vòng 20 – 30 phút.Tắt bếp, ngâm trong nồi thêm 30 phút, nêm nếm gia vị vừa ăn và thưởng thức. 
Gà tần ngải cứu là món ăn bổ dưỡng giúp nâng cao sức khoẻ cho bệnh nhân
Gà tần ngải cứu là món ăn bổ dưỡng giúp nâng cao sức khoẻ cho bệnh nhân

Lưu ý trong quá trình chữa bệnh bằng ngải cứu theo kinh nghiệm dân gian

Ngải cứu là vị dược liệu có đặc tính dược lý đa dạng nên khi sử dụng không đúng cách có thể gây ra một số tác dụng phụ như tim đập nhanh, hoa mắt chóng mặt, ảo giác, nói mê sảng,…

Vì vậy khi dùng ngải cứu chữa thoát vị đĩa đệm, người bệnh cần lưu ý một số thông tin sau:

  • Dùng đúng liều lượng, thời gian theo hướng dẫn của thầy thuốc. Nếu uống lá ngải cứu tươi thì không dùng quá 500g trong một lần sử dụng và không dùng quá 3 lần/tuần để tránh gây ngộ độc.
  • Thận trọng khi sử dụng cho bệnh nhân huyết nhiệt, âm hư. Không dùng cho người cao huyết áp, viêm gan và phụ nữ có thai.
  • Ngải cứu còn có tác dụng cầm máu hiệu quả, vì vậy muốn tránh tác dụng này thì nên kết hợp sử dụng thuốc chống viêm không steroid, đặc biệt là Aspirin.
  • Khi sử dụng các bài thuốc đắp hoặc ngâm cần lưu ý căn chỉnh nhiệt độ của dược liệu để tránh gây bỏng da.
  • Bên cạnh đó, tránh gây tổn thương đến cột sống như khi không ngồi quá lâu, ngồi đúng tư thế, không mang vác vật nặng, không nằm võng,…
  • Rèn luyện lối sống tích cực, kiểm soát cân nặng ở mức hợp lý, tiến hành giảm cân nếu đang bị thừa cân, béo phì. Luyện tập thể dục thể thao đều đặn, tăng cường các bài tập hỗ trợ điều trị bệnh.
  • Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi, vitamin và chất khoáng như trứng, sữa, các loại hạt, rau xanh,… Tuyệt đối tránh xa rượu bia, chất kích thích, đồ ăn nhiều đường, thức nhanh,…

Trên đây là những thông tin tổng hợp về các cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu. Người bệnh nên kiên trì áp dụng để đạt được kết quả tốt nhất. Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên áp dụng mẹo điều trị này giống như biện pháp hỗ trợ song hành cùng các phương pháp khác.

Array
Câu hỏi thường gặp
Mổ thoát vị đĩa đệm bao lâu thì hồi phục? Các giai đoạn

Nội dung chínhChữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu có thật sự tốt?Một số bài thuốc dân gian chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu hiệu quảCác bài thuốc chườm, đắp, ngâm chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứuBài thuốc uống chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứuCác món ăn từ […]

Xem chi tiết
Mổ thoát vị đĩa đệm ở đâu tốt nhất? Thông tin chi tiết

Nội dung chínhChữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu có thật sự tốt?Một số bài thuốc dân gian chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu hiệu quảCác bài thuốc chườm, đắp, ngâm chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứuBài thuốc uống chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứuCác món ăn từ […]

Xem chi tiết
Mổ thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không? (Giải đáp chi tiết)

Nội dung chínhChữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu có thật sự tốt?Một số bài thuốc dân gian chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu hiệu quảCác bài thuốc chườm, đắp, ngâm chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứuBài thuốc uống chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứuCác món ăn từ […]

Xem chi tiết
Thoát Vị Đĩa Đệm Có Chữa Được Không? Tư Vấn Chi Tiết Từ Các Bác Sĩ

Nội dung chínhChữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu có thật sự tốt?Một số bài thuốc dân gian chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu hiệu quảCác bài thuốc chườm, đắp, ngâm chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứuBài thuốc uống chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứuCác món ăn từ […]

Xem chi tiết
Thoát vị đĩa đệm có nên nằm nhiều không? Giải đáp chi tiết

Nội dung chínhChữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu có thật sự tốt?Một số bài thuốc dân gian chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu hiệu quảCác bài thuốc chườm, đắp, ngâm chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứuBài thuốc uống chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứuCác món ăn từ […]

Xem chi tiết
Cách chữa
Thuốc chữa
Dinh dưỡng sức khỏe

Chuyên mục

Tin mới

Nhất Nam Y Viện tự hào nhận giải Top 10 Thương hiệu uy tín Việt Nam 2024

VTV2 Chất lượng cuộc sống mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ giải pháp điều trị bệnh nam khoa

VTC2 mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ trong chương trình Góc nhìn người tiêu dùng

Đây là cách giúp nữ nhân viên văn phòng “XÓA” nám tàn nhang do di truyền

ƯU ĐIỂM của Liệu trình thảo dược Vương Phi trong xử lý nám tàn nhang

Bài thuốc Tiêu Xoang Linh Dược Thang “DỨT ĐIỂM” viêm mũi dị ứng từ GỐC

Huyệt kiên tỉnh: Vị trí, tác dụng với sức khỏe

Chữa viêm xoang tại Nhất Nam Y Viện có tốt không?

[KHÁM PHÁ] Giải pháp loại bỏ nám tàn nhang từ gốc, an toàn được hàng ngàn chị em tin dùng

Nhất Nam Định Tâm Khang – Bài thuốc chữa mất ngủ được giới chuyên gia khuyên dùng

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?