Cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng cây xương rồng đơn giản tại nhà

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Lương Y Phùng Hải Đăng – Khoa Xương khớpTrưởng khoa Khám bệnh Y học cổ truyền Phòng khám Thuốc dân tộc – Cố vấn chuyên môn tại Hồ sơ Trung Tâm Thừa Kế và Ứng Dụng Đông Y Việt Nam

Theo thống kê của Bộ Y tế, nước ta hiện nay có khoảng 29 triệu bệnh nhân thoát vị đĩa đệm. Vì vậy, các phương pháp dân gian chữa bệnh tại nhà an toàn, hiệu quả được rất nhiều người quan tâm, đặc biệt là cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng cây xương rồng.

Cây xương rồng có công dụng như thế nào với bệnh xương khớp?

Ở nước ta, cây xương rồng thường được trồng với mục đích trang trí hoặc làm hàng rào bảo vệ. Tuy nhiên, từ lâu các thầy thuốc cũng đã dùng xương rồng như một vị thuốc quý chữa bệnh xương khớp rất hiệu quả.

Cây xương rồng thuộc họ thầu dầu, còn được gọi với tên khác là xương rồng ông, bá vương tiêm hay hóa ương lặc. Hiện nay có khoảng 1300 – 1400 loài xương rồng. Tuy nhiên, số lượng xương rồng có tác dụng chữa bệnh chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay.

Hiện nay, có 2 loại xương rồng được các lương y đánh giá cao về công dụng trị bệnh xương khớp. Đó là:

  • Xương rồng ba chia: Xương rồng ba cạnh có tên khoa học là Opunitia. Cành và thân cây cấu tạo chia 3 cạnh lồi rõ ràng. Trên các cạnh lồi mọc ra nhiều lá nhỏ có gai. Hoa mọc thành cụm màu vàng hoặc đỏ, quả màu xanh. Cây thường cao từ 1 – 3 mét.
  • Xương rồng tai thỏ: hay còn được gọi là xương rồng bẹ. Xương rồng tai thỏ chữa thoát vị đĩa đệm có tên khoa học là Euphorbia antiquorum L, thân cây có nhiều nhánh kích thước tương tự nhau dạng tai thỏ. Toàn cây có nhiều gai bao phủ, quả màu xanh khi non và đỏ hồng lúc chín.

Theo y học cổ truyền, vị thuốc xương rồng vị đắng chát, tính hàn và có độc. Những bộ phận khác nhau thì có tác dụng khác nhau:

  • Lá cây: Có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm, dùng trong trường hợp mụn nhọt, đinh sang.
  • Nhựa cây: Có tác dụng tả hạ, trục thủy dùng trong trường hợp xơ gan, thấp khớp, mụn cóc hoặc nấm ngoài da.
  • Thân cây: tiêu thũng, trừ viêm, được chỉ định trong trường hợp viêm mủ trên da, đau lưng, thống phong.

Đã có rất nhiều bằng chứng khoa học chứng minh về công dụng của cây xương rồng chữa thoát vị đĩa đệm. Cụ thể là do trong cây chứa hàm lượng lớn các chất như friedelan-3a-ol, taraxerol, tartric, euphorbol,…

Những hoạt chất này có tác dụng hiệu quả trong điều trị kháng khuẩn, chống viêm, giúp giảm đau, tiêu sưng, đặc biệt hiệu quả với những bệnh nhân thoát vị đĩa đệm xương khớp.

Xương rồng ba chia và xương rồng tai thỏ được dùng để chữa bệnh xương khớp
Xương rồng ba chia và xương rồng tai thỏ được dùng để chữa bệnh xương khớp

Một số bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm bằng cây xương rồng

Hầu hết những bệnh nhân mắc thoát vị đĩa đệm đều có dấu hiệu bị đau nhức, khó chịu, vận động khó khăn. Ban đầu, chỉ nhận thấy cơn đau thoáng qua nhưng càng về sau, các cơn đau càng dồn dập và có xu hướng lan ra xung quanh vị trí thoát vị.

Với căn bệnh này, bệnh nhân có thể áp dụng những phương pháp dân gian từ cây xương rồng để hỗ trợ cải thiện triệu chứng của bệnh. Các cách làm cây xương rồng chữa thoát vị đĩa đệm người bệnh có thể tham khảo như sau:

Nướng xương rồng gai chữa thoát vị đĩa đệm

Cách này rất dễ để thực hiện tại nhà, tuy nhiên bạn đọc cần cẩn thận với các gai xương rồng.

Chuẩn bị:

  • 3 – 4 nhánh xương rồng.
  • Một miếng vải bọc khô sạch.

Cách thực hiện bài thuốc từ xương rồng ba cạnh gồm các bước:

  • Loại bỏ gai xung quanh nhánh xương rồng. Rửa sạch, để ráo.
  • Sau đó, nướng nhánh xương rồng trên bếp than.
  • Bọc miếng xương rồng đã nướng vào khăn sạch.
  • Chườm lên vị trí đau trong vòng 20 – 30 phút.
  • Kiên trì sử dụng đều đặn 1 – 2 lần mỗi ngày để thấy tác dụng rõ rệt.

Chườm xương rồng ba cạnh với muối

Muối kết hợp với xương rồng giúp các tinh dầu xương rồng dễ dàng thẩm thấu qua tế bào da hơn.

Chuẩn bị:

  • 2 – 3 nhánh bánh tẻ cây xương rồng ba chia (xương rồng gai).
  • 100g muối hạt.
  • Một miếng vải bọc khô sạch.

Phương pháp dùng cây xương rồng chữa thoát vị đĩa đệm thực hiện như sau:

  • Loại bỏ gai xung quanh nhánh xương rồng, rửa sạch. Sau đó đập dập xương rồng và trộn đều với 100g muối trắng.
  • Đem xương rồng và muối cho vào chảo, sao nóng đến khi xương rồng hơi cháy cạnh.
  • Chuyển hỗn hợp vào túi khô sạch. Chườm trực tiếp 20 – 30 phút vào vị trí bị thoát vị đĩa đệm.

Lưu ý: Căn chỉnh nhiệt độ cho thích hợp mới áp lên da để tránh bị bỏng. Kiên trì thực hiện đều đặn trong 10 -15 ngày sẽ thấy các cơn đau được cải thiện đáng kể.

Trị bệnh bằng chườm nóng xương rồng và muối được nhiều bệnh nhân lựa chọn
Trị bệnh bằng chườm nóng xương rồng và muối được nhiều bệnh nhân lựa chọn

Nước sắc cây xương rồng trị thoát vị đĩa đệm

Ngoài cách chườm nóng trực tiếp lên da, cây xương rồng còn được dùng để sắc thành nước uống, có tác dụng cải thiện cơn đau do lệch đĩa đệm, phồng lồi đĩa đệm, thoát vị đĩa đệm,…

Chuẩn bị:

  • 2 – 3 cành bánh tẻ của cây xương rồng ba chia (xương rồng gai).
  • 300ml nước trắng.

Quá trình sắc thuốc như sau:

  • Cành cây xương rồng gọt bỏ gai, thái sợi nhỏ 2 – 3 cm và phơi khô.
  • Cho xương rồng vào chảo, sao vàng. Sau đó cho vào một miếng vải khô sạch hạ thổ (chôn) xuống đất cho đến nguội.
  • Mỗi ngày, dùng khoảng 100g xương rồng đã chế biến đem sắc với 300ml nước đến khi còn ⅓ thì sử dụng trực tiếp.
  • Uống thuốc trước khi đi ngủ, liên tục trong 10 – 15 ngày sau đó nghỉ 1 – 2 tháng và sử dụng lại để có kết quả tốt nhất.

Chườm nóng xương rồng tai thỏ cùng ngải cứu, đại bi và dây tơ hồng

Bài thuốc dân gian này đã được lưu truyền rất nhiều đời, vì thế hiệu quả mang lại có thể khiến người bệnh cảm thấy hài lòng.

Chuẩn bị:

  • 2 – 3 nhánh bánh tẻ xương rồng tai thỏ (xương rồng bẹ).
  • 50g mỗi loại ngải cứu, đại bi, dây tơ hồng.

Cách thực hiện bài thuốc từ cây xương rồng trị thoát vị đia đệm gồm các bước:

  • Loại bỏ hết gai của xương rồng, rồi rửa sạch tất cả các nguyên liệu, để ráo.
  • Đem tất cả các nguyên liệu của bài thuốc cho vào chảo nóng, sao vàng.
  • Chuyển hỗn hợp sang một túi vải khô sạch. Chườm trực tiếp vào vị trí bị thoát vị trong vòng 20 – 30 phút.
  • Người bệnh nên áp dụng đều đặn phương pháp này trong 10 – 15 ngày để thấy tác dụng tốt nhất.
Chườm nóng xương rồng cùng các vị dược liệu khác giúp cắt nhanh cơn đau
Chườm nóng xương rồng cùng các vị dược liệu khác giúp cắt nhanh cơn đau

Chườm nóng xương rồng tai thỏ và gừng

Gừng có vị cay, tính ấm, giúp tiêu viêm giảm đau rất tốt. Nhờ đó mà nguyên liệu này được kết hợp với rất nhiều dược liệu khác trong điều trị thoát vị đĩa đệm.

Chuẩn bị:

  • 2 – 3 nhánh bánh tẻ xương rồng tai thỏ.
  • 1 quả chanh, 10g muối hạt, 1 nhánh gừng tươi.
  • 600ml rượu trắng 45 – 50 độ.

Thực hiện bài thuốc chườm nóng xương rồng với gừng như sau:

  • Loại bỏ hết gai của xương rồng rồi rửa sạch, thái lát. Chà xát nhẹ nhàng với chanh và ngâm vào nước muối loãng trong khoảng 2 giờ để loại hết nhựa.
  • Vớt hỗn hợp đã ngâm ra, để ráo, đem đi xay nhuyễn.
  • Gừng rửa sạch, nạo vỏ, dập nhuyễn với một chút rượu rồi vắt lấy nước cốt.
  • Trộn tất cả các nguyên liệu lại với nhau, đem đi sao vàng.
  • Chuyển hỗn hợp vào một miếng vải khô sạch rồi chườm vào vị trí đau. Người bệnh nên chườm đều đặn trong 10 – 15 ngày để cơn đau nhức được cải thiện.

Ngoài việc sử dụng cây xương rồng trong các bài thuốc, người bệnh cũng nên bổ sung món ăn từ xương rồng vào thực đơn hàng ngày để tăng hiệu quả điều trị.

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng cây xương rồng luộc

Ít ai biết đến món xương rồng luộc, nghe lạ tai nhưng lại là một món ăn có công hiệu chữa bệnh và ổn định đĩa đệm sau mổ rất tốt.

Chuẩn bị:

  • 5 – 7 nhánh xương rồng non.
  • 50g muối ăn.

Cách thực hiện món xương rồng luộc như sau:

  • Loại bỏ hết gai của xương rồng, đem ngâm trong nước muối loãng 5 – 10 phút, rồi vớt ra, để ráo nước.
  • Nấu nước sôi, thêm vào ½ thìa canh muối trắng. Cho xương rồng đã sơ chế vào nồi luộc chín.
  • Khi món ăn vừa chín tới, vớt ra, để nguội, cắt khúc nhỏ vừa ăn và thưởng thức.
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng cây xương rồng luộc đơn giản tại nhà
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng cây xương rồng luộc đơn giản tại nhà

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng cây xương rồng nấu cá lóc

Thêm một món ăn được nhiều người lựa chọn khi sử dụng cây xương rồng. Khi chế biến món này nên lưu ý loại bỏ cẩn thận phần gai và vỏ cứng của cây xương rồng.

Chuẩn bị:

  • 2 – 3 nhánh bánh tẻ xương rồng ba chia tươi.
  • 250g cá lóc.
  • Gia vị.

Món ăn xương rồng nấu cá lóc được thực hiện cụ thể như sau:

  • Xương rồng loại bỏ gai, thái nhỏ vừa ăn. Bóp xương rồng cùng muối để loại bỏ hết nhựa mủ.
  • Sơ chế sạch cá lóc và ướp trước thịt cá với một ít gia vị.
  • Sau đó đem cá lóc nấu và xương rồng cho vào nồi, thêm 1 chén nước. Nấu với lửa riu riu trong vòng 10 – 15 phút đến khi gần cạn nước.
  • Nêm nếm các loại gia vị vừa ăn, tắt bếp và múc ra đĩa để thưởng thức.

Gỏi xương rồng

Một món ăn lạ miệng, vừa giúp cải thiện cơn đau do thoát vị đĩa đệm gây nên, vừa là một cách chế biến cực kỳ lành mạnh, khoa học, rất tốt cho sức khỏe.

Chuẩn bị:

  • 2 – 3 nhánh xương rồng bánh tẻ.
  • 1 quả cà chua.
  • 100g mỗi loại ớt chuông vàng và xanh.
  • 150g khoai môn.
  • Gia vị.

Cách làm gỏi cây xương rồng chữa thoát vị đĩa đệm như sau:

  • Nướng sơ xương rồng, loại bỏ gai, thái nhỏ, rửa sạch, bóp sạch mủ với muối trắng.
  • Khoai môn gọt vỏ, rửa sạch, thái sợi mỏng dài 2 – 3 cm, chiên giòn. Cà chua lột vỏ, thái hạt lựu. Các loại ớt chuông rửa sạch, xắt hạt lựu vừa ăn.
  • Trộn các loại nguyên liệu đã sơ chế với nhau, thêm gia vị vừa ăn, rắc thêm đậu phộng và thưởng thức.
Gỏi xương rồng vừa dễ ăn vừa trị bệnh hiệu quả
Gỏi xương rồng vừa dễ ăn vừa trị bệnh hiệu quả

Lưu ý khi chữa thoát vị đĩa đệm bằng cây xương rồng

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng cây xương rồng chỉ áp dụng cho những bệnh nhân mắc bệnh ở mức độ nhẹ. Đây là phương pháp đơn giản, an toàn, không gây tác dụng phụ nhưng người bệnh cần kiên trì trong thời gian dài mới thấy hiệu quả rõ rệt.

Khi dùng cây xương rồng trị thoát vị đĩa đệm, bệnh nhân cần chú ý một số vấn đề sau đây:

  • Cây xương rồng có nhiều gai nên cần thận trọng trong quá trình sơ chế, tránh gai đâm vào tay gây chảy máu, nhiễm trùng.
  • Chỉ có một số loại xương rồng nhất định có tác dụng điều trị bệnh. Người bệnh cần chú ý lựa chọn để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Bên cạnh tác dụng tốt thì xương rồng vẫn chứa độc tính tự nhiên. Người bệnh nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc về liều lượng, thời gian và cách dùng các bài thuốc từ xương rồng.
  • Trẻ em, phụ nữ có thai và cho bú, bệnh nhân có bệnh lý nền như viêm mũi, hen cần thận trọng khi sử dụng cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng cây xương rồng.
  • Đối với bài thuốc đắp hay chườm nóng, cần lưu ý nhiệt độ thích hợp để tránh gây phồng rộp và bỏng da.
  • Không nên ngồi quá lâu tại một chỗ, ngồi sai tư thế, đặc biệt là nhân viên văn phòng, tài xế lái xe. Tránh mang vác các loại vật nặng gây ảnh hưởng đến cột sống.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, bổ sung các loại dưỡng chất thiết yếu, đặc biệt là canxi và các khoáng chất; hạn chế tối đa dầu mỡ, nội tạng động vật, rượu bia và các chất kích thích.
  • Kết hợp tập luyện thể dục thể thao đều đặn, nên tương cường những động tác yoga, kéo dãn cơ thể,… để cải thiện hiệu quả tình trạng thoát vị đĩa đệm.

Áp dụng cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng cây xương rồng sẽ giúp người bệnh giảm thiểu những triệu chứng đau nhức, khó chịu do bệnh gây ra. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tạm thời khi bệnh còn ở thể nhẹ. Nếu nhận thấy những tiến triển xấu, người bệnh nên đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Array
Câu hỏi thường gặp
Mổ thoát vị đĩa đệm ở đâu tốt nhất? Thông tin chi tiết

Nội dung chínhCây xương rồng có công dụng như thế nào với bệnh xương khớp?Một số bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm bằng cây xương rồngNướng xương rồng gai chữa thoát vị đĩa đệmChườm xương rồng ba cạnh với muốiNước sắc cây xương rồng trị thoát vị đĩa đệmChườm nóng xương rồng tai thỏ […]

Xem chi tiết
Mổ thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không? (Giải đáp chi tiết)

Nội dung chínhCây xương rồng có công dụng như thế nào với bệnh xương khớp?Một số bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm bằng cây xương rồngNướng xương rồng gai chữa thoát vị đĩa đệmChườm xương rồng ba cạnh với muốiNước sắc cây xương rồng trị thoát vị đĩa đệmChườm nóng xương rồng tai thỏ […]

Xem chi tiết
Mổ thoát vị đĩa đệm bao lâu thì hồi phục? Các giai đoạn

Nội dung chínhCây xương rồng có công dụng như thế nào với bệnh xương khớp?Một số bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm bằng cây xương rồngNướng xương rồng gai chữa thoát vị đĩa đệmChườm xương rồng ba cạnh với muốiNước sắc cây xương rồng trị thoát vị đĩa đệmChườm nóng xương rồng tai thỏ […]

Xem chi tiết
Thoát Vị Đĩa Đệm Có Chữa Được Không? Tư Vấn Chi Tiết Từ Các Bác Sĩ

Nội dung chínhCây xương rồng có công dụng như thế nào với bệnh xương khớp?Một số bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm bằng cây xương rồngNướng xương rồng gai chữa thoát vị đĩa đệmChườm xương rồng ba cạnh với muốiNước sắc cây xương rồng trị thoát vị đĩa đệmChườm nóng xương rồng tai thỏ […]

Xem chi tiết
Thoát vị đĩa đệm có nên nằm nhiều không? Giải đáp chi tiết

Nội dung chínhCây xương rồng có công dụng như thế nào với bệnh xương khớp?Một số bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm bằng cây xương rồngNướng xương rồng gai chữa thoát vị đĩa đệmChườm xương rồng ba cạnh với muốiNước sắc cây xương rồng trị thoát vị đĩa đệmChườm nóng xương rồng tai thỏ […]

Xem chi tiết
Cách chữa
Thuốc chữa
Dinh dưỡng sức khỏe

Chuyên mục

Tin mới

VTV2 Chất lượng cuộc sống mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ giải pháp điều trị bệnh nam khoa

VTC2 mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ trong chương trình Góc nhìn người tiêu dùng

Đây là cách giúp nữ nhân viên văn phòng “XÓA” nám tàn nhang do di truyền

ƯU ĐIỂM của Liệu trình thảo dược Vương Phi trong xử lý nám tàn nhang

Bài thuốc Tiêu Xoang Linh Dược Thang “DỨT ĐIỂM” viêm mũi dị ứng từ GỐC

Huyệt kiên tỉnh: Vị trí, tác dụng với sức khỏe

Chữa viêm xoang tại Nhất Nam Y Viện có tốt không?

[KHÁM PHÁ] Giải pháp loại bỏ nám tàn nhang từ gốc, an toàn được hàng ngàn chị em tin dùng

Nhất Nam Định Tâm Khang – Bài thuốc chữa mất ngủ được giới chuyên gia khuyên dùng

Bác sĩ Vân Anh Nhất Nam Y Viện chữa yếu sinh lý có tốt không?

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?