3 Cách Chữa Bệnh Á Sừng Khỏi Hẳn [Đã Kiểm Chứng] 2022

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Bác sĩ Bùi Thị Thu Hằng – Khoa Da LiễuTrưởng khoa xương khớp, Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam – Chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh – Cố vấn chuyên môn tại Hồ sơ Trung Tâm Thừa Kế và Ứng Dụng Đông Y Việt Nam

Hiện nay có rất nhiều cách chữa bệnh á sừng đang được người bệnh áp dụng. Tuy nhiên, hầu hết những cách chữa này đểu tập trung vào cải thiện triệu chứng, kiểm soát và phòng ngừa bệnh trở nặng hay tái phát. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về các cách chữa bệnh á sừng này và những điều cần lưu ý khi áp dụng chúng trong bài viết dưới đây.

Những cách chữa bệnh á sừng hiệu quả

Bệnh á sừng (Dermatitis plantaris sicca) là một dạng viêm da cơ địa biểu hiện bởi sự khô da, nứt nẻ, đóng vảy và bong sừng sớm do quá trình sừng hóa da diễn ra chưa hoàn chỉnh.

Á sừng dễ nhầm lẫn với các bệnh ngoài da khác do có chung các triệu chứng bên ngoài dẫn đến cách điều trị sai lầm, không dứt điểm. Hậu quả là bệnh nhanh chóng tái phát và tình trang bong da, nứt nẻ và chảy máu ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. 

Hình ảnh bệnh á sừng
Hình ảnh bệnh á sừng

Tùy thuộc vào các nguyên nhân và mức độ biểu hiện của bệnh mà cách chữa trị ở mỗi người thường khác nhau. Vì vậy, để có phương pháp điều trị bệnh á sừng hiệu quả nhất, người bệnh nên tiến hành thăm khám trực tiếp với các chuyên gia da liễu, bác sĩ chuyên khoa.

Để điều trị bệnh á sừng theo mức độ, bạn có thể tham khảo 3 phương pháp dưới đây:

Cách chữa bệnh á sừng bằng thuốc Tây

Hiện nay, điều trị tại chỗ là phác đồ chủ yếu và là biện pháp dự phòng á sừng tái phát hữu hiệu nhất cho những trường hợp nhẹ và cấp tính. Trong những trường hợp nặng hơn thì bệnh nhân sẽ được chỉ định thêm một số loại thuốc uống để kiểm soát bệnh và ngăn ngừa biến chứng nhiễm khuẩn.

Một số loại thuốc thường được bác sĩ da liễu chỉ định cho bệnh nhân á sừng gồm:

Acid Salicylic: Là loại thuốc bôi ngoài da có tác dụng bong sừng, bạt vẩy, giảm hiện tượng sừng hóa ngoài da, giúp da trở nên mịn màng hơn. Ngoài ra thuốc còn có công dụng sát trùng, chống nhiễm khuẩn, phòng và hạn chế nguy cơ nhiễm trùng da. Người bệnh nên cẩn trọng trong quá trình sử dụng loại thuốc này vì có thể gây hoại tử da nếu dùng quá liều.

Corticoid: Một số loại như Prednisolon, Dexamethason, Betamethason, Clobetason… Có thể dùng ngoài da hoặc đường uống. Với đặc tính chống viêm, chống phù nề, cung cấp chất dưỡng ẩm và chống quá trình sừng hóa, nhóm thuốc này được dùng ngoài nhằm cải thiện các triệu chứng ngứa, bong tróc da do á sừng gây nên.

Với những trường hợp nặng hơn, bác sĩ sẽ chỉ định thêm 5 – 10 ngày Corticoid đường uống với liều trung bình để hỗ trợ cải thiện triệu chứng bên ngoài, kiểm soát tình trạng bệnh lan rộng và ngăn ngừa biến chứng.

Các loại kem dưỡng ẩm giúp nâng cao hiệu quả cải thiện triệu chứng
Các loại kem dưỡng ẩm giúp nâng cao hiệu quả cải thiện triệu chứng

Thuốc kháng histamin: Nhóm thuốc này có tác dụng giảm giải phóng và ức chế hoạt động của Histamin, một hoạt chất trung gian hóa học gây ra các phản ứng dị ứng, đặc trưng là ngứa da. Sử dụng thuốc kháng histamin giúp cải thiện các phản ứng dị ứng như ngứa, bong tróc, giúp người bệnh dễ chịu hơn. Một số loại như: Fexofenadine, Cetirizin, Loratadine…

Thuốc kháng sinh: Sử dụng trong các trường hợp có nhiễm khuẩn da theo chỉ định của bác sĩ. Liệu trình thông thường là từ 7 – 10 ngày.

Thuốc chống nấm: Sử dụng trong trường hợp bệnh nhân có nhiễm nấm da, đặc biệt là nấm men.

Thuốc khác: Các nhóm thuốc như: Thuốc giảm đau: Paracetamol, Diclofenac, Ibuprofen… Thuốc điều hòa miễn dịch: Pimecrolimus, Tacrolimus… ngăn ngừa và hạn chế các phản ứng quá mẫn, rối loạn miễn dịch của cơ thể. Vitamin tổng hợp: vitamin A, C, D, E…

Thuốc tân dược gây nhiều tác dụng phụ, ảnh hưởng đến sức khỏe
Thuốc tân dược gây nhiều tác dụng phụ, ảnh hưởng đến sức khỏe

Các thuốc tân dược thường được ưa chuộng vì cho hiệu quả điều trị nhanh, cải thiện triệu chứng trong thời gian ngắn, giúp người bệnh thoải mái và dễ chịu hơn. Tuy nhiên, thuốc cũng gây nên những tác dụng phụ không tốt cho cơ thể đặc biệt trên tim, gan, thận nếu như sử dụng trong thời gian dài. Vì vậy, trong quá trình sử dụng, người bệnh cần lưu ý:

  • Tuân thủ đúng hướng dẫn điều trị của bác sĩ về loại thuốc, thời gian dùng thuốc, liều lượng và cách sử dụng
  • Không tự ý mua và sử dụng thuốc 
  • Không ngừng thuốc đột ngột khi triệu chứng đã giảm, không tự ý đổi thuốc hoặc kéo dài thời gian dùng thuốc khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ
  • Trong quá trình sử dụng nếu có xuất hiện các triệu chứng bất thường, người bệnh nên ngừng dùng thuốc ngay và đến các cơ sở y tế để được thăm khám và xử lý kịp thời.
  • Sau khoảng 2 – 4 tuần sử dụng thuốc bôi ngoài mà triệu chứng bệnh không tiến triển, bạn nên tìm gặp bác sĩ điều trị để được thay đổi liều dùng hoặc đổi thuốc phù hợp.

Cách chữa á sừng bằng mẹo dân gian tại nhà

Để hạn chế một số tác dụng không mong muốn từ thuốc tân dược, người bệnh có thể sử dụng các cách chữa bệnh á sừng tại nhà bằng mẹo dân gian. Đây đều là những bài thuốc sử dụng nguồn thảo dược tự nhiên, được dân gian lưu truyền qua nhiều đời. Kiên trì sử dụng những mẹo dân gian này có thể cải thiện các triệu chứng khô ráp, nứt nẻ, ngứa ngáy của bệnh á sừng.

Một số cách chữa á sừng bằng mẹo dân gian có thể kể đến như:

  • Cách chữa bệnh á sừng bằng lá lốt: Lấy một lượng lá lốt vừa đủ, rửa sạch và đun sôi từ 10 – 15 phút. Sử dụng nước này để xông hơi hoặc ngâm rửa những vùng da bị bệnh. Các hoạt chất trong lá lốt có tác dụng sát khuẩn, làm lành vết thương và chữa bệnh á sừng.
  • Chữa bệnh á sừng bằng lá trầu không: Giống như lá lốt, trầu không cũng có tác dụng diệt khuẩn, giảm bớt tình trạng ngứa và bong tróc da. Để chữa bệnh á sừng bằng lá trầu không, bạn chỉ cần lấy 7 – 10 lá trầu rửa sạch, vò nát, đun sôi 10 – 15 phút. Dùng nước này để ngâm rửa vùng da cần điều trị mỗi ngày.
Trầu không chữa bệnh á sừng
Trầu không chữa bệnh á sừng
  • Cách chữa á sừng bằng chanh: Nước cốt chanh có công dụng làm sạch da và diệt khuẩn hiệu quả. Để chữa bệnh á sừng, người bệnh chỉ cần cắt một lát chanh mỏng rồi chà xát lên vùng da bị á sừng. Lưu ý, không sử dụng cho vùng da có vết nứt và chảy máu.
  • Cách chữa á sừng bằng cây huyết dụ và đinh lăng: Lấy một nắm lá huyết dụ và đinh lăng rửa sạch, sắc lấy nước uống. Có thể cho thêm chút đường hoặc cam thảo để dễ uống hơn và nâng cao hiệu quả trị bệnh á sừng.
  • Chữa á sừng bằng tỏi: Dùng vài nhánh tỏi tươi đem bóc vỏ và giã nhuyễn. Dùng tăm bông chấm tính chất tỏi, bôi lên vùng da cần điều trị. Xoa nhẹ để tinh chất tỏi thấm sâu vào da. Giữ nguyên, sau khoảng 30 phút thì rửa lại với nước sạch.
  • Dùng sài đất và rau răm: Lấy lá sài đất rửa sạch đun lấy nước, để âm ấm rồi ngâm rửa vùng da bị bệnh. Sau đó, sử dụng lá rau răm đã rửa sạch, giã nát, đắp lên vùng da vừa được ngâm rửa với nước lá sài đất. Mỗi lần đắp kéo dài 1 tiếng, sau đó rửa lại với nước sạch.
Các bài thuốc dân gian chỉ phù hợp với bệnh nhẹ
Các bài thuốc dân gian chỉ phù hợp với bệnh nhẹ

Các mẹo chữa tổ đỉa tại nhà phù hợp với những trường hợp bệnh nhẹ, giai đoạn đầu. Hiệu quả điều trị phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố cơ địa đáp ứng của từng bệnh nhân và kỹ thuật áp dụng. Bên cạnh đó, khi áp dụng các phương pháp dân gian này, nếu nguyên liệu không được vệ sinh sạch sẽ hoặc dụng cụ không đảm bảo thì khi bôi đắp ngoài da, chúng có thể khiến vết thương bị nhiễm trùng, làm bệnh nặng thêm.

Những lưu ý khi điều trị bệnh á sừng

Để ngăn chặn bệnh á sừng không tiến triển nặng hơn và rút ngắn thời gian điều trị, nhanh chóng lành da, người bệnh cần tuân thủ một số lưu ý dưới đây trong quá trình chữa bệnh:

  • Tuyệt đối tuân thủ các hướng dẫn điều trị của bác sĩ, không tự ý mua, dùng, ngừng thuốc hoặc thay đổi thuốc khi không có sự chỉ định của bác sĩ. Với một số loại thuốc như corticoid, kháng sinh, người bệnh nên tuân thủ đúng về liều lượng và thời gian dùng thuốc để tránh gây nhờn thuốc, phụ thuộc thuốc hay những tác dụng phụ không mong muốn khác như suy thận, độc gan, loét dạ dày…
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với các chất tẩy rửa, không dùng găng tay cao su mà dùng găng latex, không đi tất nilon mà nên đi tất cotton… Nên thay tất thường xuyên để giữ vệ sinh, hạn chế bội nhiễm da.
  • Thận trọng khi tiếp xúc với các dụng cụ mạ niken và đồ thuộc da như giày dép da…
  • Rửa tay chân hoặc các vùng da bị bệnh bằng xà phòng có chất giữ ẩm như Oilatum, Cetaphil, Physiogel. Sau khi tắm rửa, bôi ngay thuốc giữ ẩm lacticare, lacticare HC, skincare U hoặc cream ure 5 – 10%, vaseline…. Bôi nhiều lần trong ngày hoặc những lúc da khô.
Các loại kem dưỡng ẩm giúp nâng cao hiệu quả cải thiện triệu chứng
Các loại kem dưỡng ẩm giúp nâng cao hiệu quả cải thiện triệu chứng
  • Trong quá trình điều trị, không được bóc vảy da khi chúng chưa bong hết vì chúng có thể làm tình trạng bệnh nặng thêm.
  • Hạn chế đi bộ nhiều nếu bạn đang điều trị á sừng ở chân.
  • Hạn chế tối đa việc chà xát mạnh lên vùng da bị tổn thương bởi bệnh á sừng.
  • Chú ý giữ gìn vệ sinh tại vùng da đang điều trị,. Chú ý rửa tay sạch sẽ và cắt móng tay thường xuyên để hạn chế tối đa cá nguy cơ có thẻ gây tổn thương da và nhiễm khuẩn.
  • Ăn đủ chất dinh dưỡng, tăng cường các loại rau và trái cây tươi giàu vitamin A, C, D, E…
  • Uống đủ nước, trung bình khoảng 2 – 2,5l nước mỗi ngày.
  • Nghỉ ngơi tuyệt đối và cố gắng thư giãn, hạn chế lo âu, căng thẳng.
  • Có thể uống thêm một số loại thuốc có tác dụng tốt cho da như Bepanthen, L-cystine, Silica và các loại vitamin A, C, E… theo chỉ định của thầy thuốc.
  • Không tự pha nước muối để ngâm chân vì khi tự pha không thể chuẩn độ được mà thường là nước muối ưu trương sẽ hút nước trong tế bào làm da càng khô và nứt rộng, sâu hơn.
  • Trong quá trình điều trị nếu thấy xuất hiện các triệu chứng bất thường, người bệnh nên đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và xử lý kịp thời.

Trên đây là những cách chữa bệnh á sừng và một số lưu ý để nâng cao hiệu quả điều trị. Người bệnh có thể tham khảo và áp dụng khi bản thân hoặc những người xung quanh chẳng may mắc bệnh á sừng. Tuy nhiên, trước khi áp dụng bất kỳ phương pháp nào, bạn nên tìm đến các bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và tư vấn liệu trình điều trị phù hợp nhất.

Array
Câu hỏi thường gặp
Bệnh Á Sừng Có Lây Không, Có Di Truyền Không? (2022)

Nội dung chínhNhững cách chữa bệnh á sừng hiệu quảCách chữa bệnh á sừng bằng thuốc TâyCách chữa á sừng bằng mẹo dân gian tại nhàNhững lưu ý khi điều trị bệnh á sừng Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Bác sĩ Bùi Thị Thu Hằng – Khoa Da Liễu – […]

Xem chi tiết
Bệnh Á Sừng Có Chữa Khỏi Được Không? Có Nguy Hiểm Không?

Nội dung chínhNhững cách chữa bệnh á sừng hiệu quảCách chữa bệnh á sừng bằng thuốc TâyCách chữa á sừng bằng mẹo dân gian tại nhàNhững lưu ý khi điều trị bệnh á sừng Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Bác sĩ Bùi Thị Thu Hằng – Khoa Da Liễu – […]

Xem chi tiết
Cách chữa
Thuốc chữa
Dinh dưỡng sức khỏe

Chuyên mục

Tin mới

VTV2 Chất lượng cuộc sống mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ giải pháp điều trị bệnh nam khoa

VTC2 mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ trong chương trình Góc nhìn người tiêu dùng

Đây là cách giúp nữ nhân viên văn phòng “XÓA” nám tàn nhang do di truyền

ƯU ĐIỂM của Liệu trình thảo dược Vương Phi trong xử lý nám tàn nhang

Bài thuốc Tiêu Xoang Linh Dược Thang “DỨT ĐIỂM” viêm mũi dị ứng từ GỐC

Huyệt kiên tỉnh: Vị trí, tác dụng với sức khỏe

Chữa viêm xoang tại Nhất Nam Y Viện có tốt không?

[KHÁM PHÁ] Giải pháp loại bỏ nám tàn nhang từ gốc, an toàn được hàng ngàn chị em tin dùng

Nhất Nam Định Tâm Khang – Bài thuốc chữa mất ngủ được giới chuyên gia khuyên dùng

Bác sĩ Vân Anh Nhất Nam Y Viện chữa yếu sinh lý có tốt không?

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?