Bệnh Á Sừng Có Chữa Khỏi Được Không? Có Nguy Hiểm Không?
Bệnh á sừng có chữa được không? Có nguy hiểm không là thắc mắc của rất nhiều người bệnh. Đây là bệnh lý da liễu phổ biến, có thể không ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng. Tuy nhiên, nếu chủ quan hoặc không được điều trị đúng cách, người bệnh có thể đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy bệnh á sừng có thể chữa khỏi được không? Chữa như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp các thắc mắc của bạn đọc.
Bệnh á sừng có nguy hiểm không?
Á sừng là một bệnh lý ngoài da, được biểu hiện bởi các triệu chứng da khô, ngứa, nứt nẻ, bong vảy ở bàn chân, bàn tay, đặc biệt là đầu các ngón tay, chân và gót chân. Đây là một dạng viêm da cơ địa, tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây vô vàn phiền toái xung quanh cho người bệnh.
Trên thực tế, mức độ ảnh hưởng của bệnh á sừng phụ thuộc vào tình trạng bệnh và các yếu tố bên ngoài, đặc biệt là thời tiết. Vào mùa hè, khu vực da bị á sừng thường rất ngứa ngáy, nổi nhiều mụn nước, lâu dần có thể khiến móng tay, móng chân trở nên xù xì, nhăn nheo và biến dạng.
Khi mùa đông đến, độ ẩm hạ thấp, phần da á sừng bị nứt toác, có thể gây chảy máu, đau đớn cho bệnh nhân. Nếu không được chăm sóc cẩn thận, vùng da bị á sừng có thể gây ra các biến chứng nặng hơn. Có thể kể đến:
Bội nhiễm và hoại tử do á sừng
Á sừng gây da da dày, sừng hóa, gây bít tắc lỗ chân lông khiến mồ hôi và các chất cặn bẩn không thể thoát ra ngoài. Đây là điều kiện thuận lợi khiến vi khuẩn, vi nấm chủ yếu là tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn và trực khuẩn mủ xanh tồn tại trên da sinh trường và gây ra nhiễm khuẩn, bội nhiễm.
Ngoài ra, do á sừng gây ngứa dữ dội, khiến người bệnh liên tục cào gãi dẫn đến tổn thương, nứt toác, tạo điều kiện cho vi khuẩn bên ngoài tấn công và gây bệnh.
Tình trạng nhiễm khuẩn do tụ cầu cầu vàng, trực khuẩn mủ xanh gây tổn thương da nghiêm trọng, tăng nguy cơ gây hoại tử da gây đau đớn, nguy hiểm và khó điều trị.
Nhiễm trùng máu, nhiễm trùng mô
Đây là một biến chứng rất nguy hiểm mà người bệnh á sừng có thể gặp phải. Khi nhiễm trùng lan rộng, vi khuẩn có thể đi từ các ổ nhiễm khuẩn trên da, xâm nhập vào máu gây nhiễm khuẩn huyết. Từ máu, vi khuẩn có thể đi tới các cơ quan có mô liên kết giống nhau như màng tim, màng khớp gây bệnh tim mạch, viêm tủy xương, biến dạng khớp, hạn chế vận động, bại liệt….
Hạn chế chức năng da
Về mặt sinh lý, lớp sừng trên da đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể trước các tác nhân gây hại từ bên ngoài, đồng thời hạn chế sự mất nước của biểu bì, giúp duy trì sự đàn hồi và vững chắc của da.
Nếu lớp sừng bị suy yếu do bệnh á sừng, da sẽ mất đi độ đàn hồi và mềm mại cần thiết, da sẽ mất đi độ ẩm cần thiết, trở nên khô, sần sùi và có xu hướng bị nứt nẻ. Nếu nặng hơn, á sừng còn có thể gây mất nước, khô da, mất cân bằng điện trên da, từ đó làm cơ thể bị suy giảm miễn dịch, mất sức, suy kiệt.
Nếu tình trạng á sừng không được kiểm soát kịp thời dẫn đến bệnh chuyển sang giai đoạn mạn tính, liken hóa (da dày lên, đổi màu, bong tróc) gây tổn thương da và rất khó điều trị.
Ngoài các biến chứng kể trên, các tổn thương da do bệnh á sừng gây ra có thể để lại sẹo, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ, khiến người bệnh gặp áp lực tâm lý, ám ảnh, mặc cảm, đảo lộn cuộc sống, công việc. Bệnh còn có thể di truyền đến các thế hệ sau gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tương tự.
Bệnh á sừng có chữa được không?
Để tránh các biến chứng nguy hiểm kể trên, người bệnh cần nhanh chóng thăm khám và điều trị. Tuy nhiên, việc điều trị á sừng trước nay gặp nhiều khó khăn. Người bệnh dễ bị tái phát do tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ như xà phòng, hoá chất, và các chất tẩy rửa… Đồng thời khiến tình trạng bong tróc da ngày càng nặng nề hơn.
Bệnh á sừng có chữa được không? – Theo Ths.Bs. Lê Phương, Giám đốc chuyên môn Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam cho biết: “Bệnh á sừng tuy khó điều trị và dễ tái phát. Tuy nhiên, nếu người bệnh phát hiện sớm, điều trị tích cực đúng cách, á sừng hoàn toàn có thể chữa khỏi được”.
Để điều trị tốt nhất, người bệnh nên tìm đến các cơ sở chuyên khoa, đồng thời tuân thủ các hướng dẫn điều trị và phòng tránh tái phát.
Chữa bệnh á sừng như thế nào hiệu quả?
Á sừng là bệnh da liễu không quá nguy hiểm đến tính mạng nên dễ gây tâm lý chủ quan cho người mắc. Tuy nhiên, bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm, vậy nên, ngay khi phát hiện các dấu hiệu đầu tiên của bệnh á sừng, người bệnh nên đi khám để chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Để chữa bệnh á sừng, người bệnh có thể lựa chọn các cách chữa sau:
Cách chữa bằng mẹo dân gian
Phương pháp này chỉ phù hợp với những trường hợp những trường hợp bệnh nhẹ. Phương pháp này sử dụng các nguyên liệu tự nhiên dễ kiếm, khá rẻ tiền và tương đối an toàn. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ giúp hỗ trợ cải thiện triệu chứng, không mang lại hiệu quả điều trị căn nguyên, loại bỏ gốc bệnh. Với bệnh á sừng ở mức độ trung bình và nặng, người bệnh nên thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa và điều trị bằng các phương pháp chính thống.
Một số bài thuốc dân gian thường được sử dụng:
- Chữa bệnh á sừng bằng lá trầu không: Chọn một nắm lá trầu không, rửa sạch, đem giã nát rồi đắp lên vùng da bị tổn thương. Ngoài ra, người bệnh còn có thể đem lá trầu không vò nát, nấu thành nước dùng để uống hoặc ngâm rửa vùng da bị á sừng.
- Chữa bệnh á sừng bằng lá lốt: Chọn khoảng 10 – 15 lá lốt tươi, rửa sạch, vò nát rồi đun sôi với nước. Sau đó, dùng nước này để ngâm rửa vùng da bị tổn thương.
- Chữa á sừng bằng tỏi: Với cách làm này, bạn có thể lấy nước cốt tỏi bôi lên vùng da bị á sừng trong 30 phút rồi rửa lại với nước sạch.
Chữa bệnh á sừng bằng Tây y
Tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh, các bác sĩ có thể chỉ định một loại thuốc sau:
- Kem dưỡng ẩm: có tác dụng làm mềm da, hạn chế mất nước gây khô ngứa và nước nẻ da.
- Thuốc bôi ngoài da: Acid salicylic, kem bôi corticoid, mỡ Nizoral, griseofulvin, thuốc bôi điều hòa miễn dịch… Các nhóm thuốc này có tác dụng cải thiện triệu chứng bên ngoài, kiểm soát á sừng lan rộng và ngăn ngừa bội nhiễm.
- Thuốc uống: kháng sinh, chống dị ứng, chống viêm, thuốc chống nấm… Các loại thuốc này được dùng để hỗ trợ cải thiện triệu chứng, có thể sử dụng trong các trường hợp bệnh nặng, xuất hiện nhiễm trùng…
Các loại thuốc tây trị á sừng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ lên gan, thận, dạ dày và tim mạch gây độc gan, suy thận, viêm loét dạ dày, tăng huyết áp, viêm nội tâm mạc…. Do vậy người bệnh chỉ nên dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý mua và sử dụng thuốc tân dược chữa á sừng.
Chữa bệnh bằng thuốc Đông y
Theo quan điểm của Đông y, nguyên nhân chính gây nên bệnh á sừng là do rối loạn cơ chế giải độc của can thận, gây nóng trong, tích tụ độc tố dưới da, hình thành bệnh. Á sừng sẽ tiến triển nặng hơn nếu gặp phong hàn, ngoại tà từ bên ngoài tấn công. Để chữa dứt điểm bệnh á sừng, các bài thuốc đông y cần tập trung thanh nhiệt, giải độc, loại bỏ căn nguyên.
Thông thường, một liệu trình chữa bệnh á sừng sẽ bao gồm thuốc uống, thuốc bôi ngoài và thuốc ngâm rửa. Trong đó,
- Thuốc uống: có tác dụng thanh nhiệt, giải độc cơ thể, đồng thời bồi bổ chức năng ngũ tạng, đặc biệt là tạng can, thận để loại bỏ căn nguyên gây bệnh và tăng khả năng chống bệnh tự nhiên.
- Thuốc bôi ngoài và ngâm rửa: Có tác dụng làm sạch, sát khuẩn, giữ ẩm da, giúp dịu cơn đau, loại bỏ lớp sừng và phục hồi da.
Phương pháp Đông y sử dụng các dược liệu theo cơ chế trong uống ngoài bôi, vừa kết hợp loại bỏ căn nguyên gây bệnh, vừa loại bỏ triệu chứng bên ngoài, đồng thời nâng cao sức đề kháng, ngăn ngừa bệnh tái phát. Tuy nhiên, cũng chính vì tác dụng từ căn nguyên nên thời gian điều trị bằng đông y thường kéo dài hơn so với sử dụng thuốc Tây. Do vậy, người bệnh cần lựa chọn cơ sở khám chữa YHCT uy tín và kiên trì sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.
Như vậy, qua bài viết trên đây, người đọc đã trả lời được câu hỏi bệnh á sừng có chữa được không. Đây không phải là bệnh lý quá nguy hiểm nhưng việc điều trị dứt điểm khá khó khăn và bệnh cũng thường xuyên tái phát. Để được điều trị tốt nhất, người bệnh nên đến các cơ sở y tế uy tín, chất lượng để được bác sĩ thăm khám và tư vấn điều trị an toàn, thích hợp.
THÔNG TIN HỮU ÍCH:
Nội dung chính Bệnh á sừng có nguy hiểm không?Bội nhiễm và hoại tử do á sừngNhiễm trùng máu, nhiễm trùng môHạn chế chức năng daBệnh á sừng có chữa được không? Chữa bệnh á sừng như thế nào hiệu quả?Cách chữa bằng mẹo dân gianChữa bệnh á sừng bằng Tây yChữa bệnh bằng thuốc Đông y […]
Xem chi tiết