8 cách chữa á sừng bằng lá trầu không an toàn, tiết kiệm tại nhà
Cách chữa á sừng bằng lá trầu không có ưu điểm là khá an toàn,dễ áp dụng tại nhà, mà không hề tốn kém. Tuy nhiên, hiệu quả của phương pháp này chỉ phù hợp với một nhóm đối tượng nhất định. Cùng tìm hiểu 8 cách chữa á sừng bằng lá trầu không đang được ưa chuộng hiện nay và những chú ý chuyên gia khuyên bạn trong quá trình áp dụng.
Lá trầu không và lợi ích chữa bệnh á sừng
Lá trầu (tên khoa học Piper betle), thuộc họ trầu (Piperaceae), là một loại cây phổ biến ở nước ta và một số quốc gia châu Á như Ấn Độ, Indonesia, Malaysia…. Đây là một loại cây thân leo, sống lâu năm, dễ nhận biết bởi các lá nhẵn bóng, hình tim, có mùi thơm nồng đặc trưng.
Khoa học hiện đại đã tìm thấy rất nhiều hoạt chất hữu cơ trong lá trầu không như:betel-phenol (hay chavibetol), Chavicol, Cadinen… Hỗn hợp tinh dầu chiếm tới 2,5% trong mỗi 100g lá trầu, gồm các thành phần như eugenol, cineol, estragol, methyl eugenol, p – cymen, caryophyllene, tanin.
Ngoài ra trong thành phần hóa học của lá trầu không cũng chứa khá nhiều acid hữu cơ như acid nicotinic, một số loại acid amin. Một số thành phần phụ khác trong lá trầu cũng được tìm thấy như đường, carotene, vitamin C,…
Đây đều là những hoạt chất thường được sử dụng trong các sản phẩm chăm sóc và điều trị da với công dụng:
- Sát trùng, chống nhiễm khuẩn: các hoạt chất phenolic và phytochemical trong tinh dầu lá trầu không có tác dụng kháng và ức chế vi khuẩn gram dương và gram âm khá mạnh. Ngoài ra, tinh dầu lá trầu không còn có tác dụng ức chế và tiêu diệt một số loại vi nấm, dùng để cải thiện một số bệnh ngoài da, trong đó có bệnh á sừng.
- Dưỡng da: Các loại vitamin A, B1, B2, B5, C… và một số khoáng chất như kali, iot giúp da bảo vệ, và tăng cường khả năng tự bảo vệ của da chống lại các tác nhân gây bệnh.
- Thúc đẩy quá trình chữa lành da: Các hợp chất saponin trong lá trầu không có tác dụng làm săn sẽ, hạn chế tình trạng khô nứt của da. Bên cạnh đó, một số dưỡng chất khác có tác dụng chống oxy hóa, nó giúp ức chế sự phát triển của các gốc tự do gây hại trên da, thúc đẩy nhanh quá trình tái tạo và làm lành da.
Từ những công dụng tuyệt vời trên, lá trầu không luôn là một trong những nguyên liệu không thể thiếu trong các bài thuốc chữa các bệnh ngoài da, mà nổi bật nhất là bệnh á sừng.
6 Bài thuốc dân gian chữa á sừng bằng lá trầu không
Để phát huy toàn bộ công năng chữa bệnh á sừng, dân gian ta đã khám phá ra nhiều cách sử dụng lá trầu không khác nhau. Dưới đây là một số cách sử dụng lá trầu không phổ biến nhất:
Bài thuốc ngâm rửa chữa á sừng bằng lá trầu không
Chuẩn bị: Một nắm lá trầu không
Hướng dẫn cách làm:
- Rửa sạch lá trầu không và ngâm trong nước muối pha loãng khoảng 15 phút.
- Vò nhẹ lá trầu không hơi dập nát và cho vào nồi nấu cùng 2l nước. Khi nước bắt đầu sôi thì vặn nhỏ lửa để các hoạt chất trong lá trầu hòa tan hết vào nước.
- Gạn lấy một ít nước để uống. Phần còn lại để nguội bớt hoặc pha thêm với nước sạch để tắm hoặc ngâm rửa vùng da cần điều trị.
- Trong quá trình tắm rửa, bạn có thể lấy bã lá trầu không chà xát nhẹ lên vùng da đang bị á sừng. Không nên dùng lực quá mạnh để các mảng sừng bong tróc ra.
- Nếu bị á sừng da đầu thì có thể dùng nước này để gội đầu.
- Thực hiện bài thuốc này 2 lần mỗi ngày.
Bài thuốc uống chữa á sừng bằng lá trầu không
Chuẩn bị: 10 lá trầu không bánh tẻ
Hướng dẫn cách làm:
- Rửa sạch lá trầu không và ngâm với nước muối pha loãng để loại bỏ tạp chất nếu có.
- Thái nhỏ lá trầu không và đun sôi kỹ với 1 chút nước trong khoảng 10 phút
- Chắt, gạn lấy nước và uống mỗi ngày 1 – 2 lần.
- Uống liên tục trong nhiều ngày, các triệu chứng sẽ nhanh chóng được cải thiện.
Bài thuốc đắp chữa bệnh á sừng
Chuẩn bị: Một nắm lá trầu không (ước lượng dựa vào diện tích da cần điều trị á sừng)
Hướng dẫn cách làm:
- Lá trầu không rửa sạch, ngâm nước muối pha loãng và để ráo như các bài thuốc trên.
- Cắt nhỏ lá trầu và cho vào cối giã nát.
- Làm sạch và lau khô vùng da cần điều trị rồi đắp phần lá trầu không đã chuẩn bị lên.
- Dùng gạc y tế băng kín lại để lá trầu không bị rớt ra ngoài
- Giữ khoảng 30 phút rồi rửa sạch lại với nước.
- Kiên trì thực hiện ngày 1 lần để nhanh chóng cải thiện các triệu chứng bệnh á sừng.
Bài thuốc chữa bệnh á sừng ở đầu ngón tay từ lá trầu không
Chuẩn bị:
- Lá trầu tươi loại bánh tẻ: 7 cái
- Bèo hoa dâu: 10 lá
- Rau răm: 2 nắm nhỏ
- Muối hạt: 1 thìa cà phê
- Nước sạch khoảng 2 – 3 lít.
Hướng dẫn cách làm:
- Rửa sạch các nguyên liệu và ngâm với nước muối pha loãng khoảng 10 – 15 phút. Vớt ra để ráo rồi thái nhỏ.
- Cho tất cả vào nồi, đun sôi với nước và muối ăn trong khoảng 20 phút.
- Gạn lấy ⅕ lượng nước thu được, để nguội và uống.
- Phàn nước dư còn lại có thể dùng để ngâm rửa vùng da cần điều trị á sừng
- Thực hiện ngày 1 – 2 lần cho đến khi khỏi bệnh.
Xông hơi chữa á sừng
Chuẩn bị: một nắm lá trầu không
Hướng dẫn cách làm:
- Rửa sạch và để ráo lá trầu không như những bài thuốc khác
- Vò nát lá trầu không và đun sôi cùng với nước trong khoảng 3 – 5 phút
- Dùng nước này đổ ra thau hoặc bát để xông hơi vùng da cần điều trị á sừng cho đến khi nước nguội hẳn.
- Chú ý giữ khoảng cách cơ thể với mặt nước tránh để bị bỏng hơi
- Thực hiện cách này 1 – 2 lần mỗi ngày. Tốt nhất là vào buổi tối trước khi đi ngủ để giúp giảm ngứa, giảm nứt nẻ, khô da, giúp người bệnh thoải mái, dễ ngủ hơn.
Bài thuốc chữa á sừng bằng lá trầu không và bồ kết
Chuẩn bị:
- 10 lá trầu không
- 5 quả bồ kết khô
- 1 – 2 lít nước
Hướng dẫn cách làm:
- Rửa sạch lá trầu không và bồ kết, để ráo nước
- Trầu không vò nát, bồ kết cắt thành từng khúc nhỏ cho vào nồi đun sôi với nước trong khoảng 20 phút
- Đổ ra thau, chậu để bớt nóng hoặc pha cùng 1 ít nước lạnh. Dùng nước này để tắm hoặc ngâm rửa vùng da cần điều trị. Nếu lá á sừng da đầu có thể dùng nước này để gội đầu.
- Nên ngâm tắm nước này tối thiểu 3 – 5 lần/tuần.
Chú ý: Bồ kết chứa nhiều hoạt chất saponin có tác dụng làm sạch, sát trùng và làm săn se da, góp phần làm tăng công dụng chữa bệnh của lá trầu không, hỗ trợ làm giảm tốc độ kết vảy của bệnh á sừng. Tuy nhiên, tuyệt đối không dùng bồ kết cho bà bầu bì có thể làm tăng nguy cơ sảy thai.
Chữa á sừng với lá trầu không
Chữa á sừng với lá trầu không bằng cách tắm lá không
Nếu trong trường hợp bệnh á sừng xảy ra ở nhiều vùng da trên cơ thể bạn có thể tắm nước lá trầu không để trị bệnh. Cách thực hiện này sẽ giúp làm sạch vùng da bị tổn thương cũng như kiểm soát triệu chứng bệnh.
Nguyên liệu: Chuẩn bị khoảng 2 nắm lá trầu không.
Cách thực hiện:
- Bạn đem rửa sạch lá trầu bằng nước muối pha loãng.
- Đun cùng nước trong 5 phút.
- Loại bỏ bã và pha cùng nước lạnh, muối ăn rồi dùng tắm mỗi ngày.
Dùng nước ép trầu không
Bạn có thể dùng nước ép từ lá trầu không và thoa lên vùng da bị á sừng, cách làm này giúp giảm ngứa cũng như diệt khuẩn khá hiệu quả.
Nguyên liệu: 4 – 5 lá trầu.
Cách thực hiện:
- Làm sạch lá trầu bằng cách rửa cùng nước muối pha loãng.
- Giã nát lá trầu không và vắt lấy nước cốt để trong bát sạch.
- Làm sạch da và thoa dịch vừa lấy được thoa lên da.
- Nếu da bạn mỏng hoặc bệnh nặng thì nên pha loãng cùng nước ấm để tránh kích ứng da.
Chữa á sừng bằng lá trầu không có hiệu quả không? Cần lưu ý những gì?
Các bài thuốc chữa bệnh bằng lá trầu không nếu áp dụng đúng cách khá an toàn, lành tính và ít gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, hiệu quả của các phương pháp này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt là cơ địa mỗi người. Trên thực tế, hiệu quả chủ yếu mà lá trầu không mang lại là giảm nhẹ các triệu chứng ngứa, khô nứt da, bong vẩy và hạn chế phần nào nguy cơ nhiễm trùng.
Cách chữa này chỉ có tác dụng hỗ trợ cải thiện triệu chứng không thể loại bỏ hoàn toàn á sừng. Bệnh sẽ tái phát nếu như gặp điều kiện thuận lợi sau khi ngừng áp dụng. Hơn nữa, do hàm lượng tính dầu và chất kháng khuẩn cao, người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ nếu dùng sai cách, sai liều lượng. Nguy cơ bội nhiễm, nhiễm trùng do vi khuẩn, tạp chất, hóa chất cũng là vấn đề nhiều người gặp phải khi sử dụng lá trầu không không được sơ chế đúng cách.
Bên cạnh đó, bác sĩ Lê Phương cũng đưa ra một số chú ý trong quá trình áp dụng phương pháp chữa bệnh bằng lá trầu không:
- Không dùng bài thuốc uống cho các đối tượng nhạy cảm như phụ nữ có thai, đang cho con bú, người già và trẻ nhỏ.
- Vệ sinh sạch sẽ vùng da cần điều trị trước khi áp dụng các bài thuốc chữa bệnh
- Khi tắm, ngâm rửa bằng lá trầu không, bạn nên điều chỉnh nhiệt độ nước phù hợp, tránh để nước quá nóng là nặng thêm tình trạng khô da, nứt nẻ hoặc bị bỏng.
- Tránh xa các chất kích thích, chất tẩy rửa và xà phòng trong quá trình điều trị á sừng bằng lá trầu không.
- Xây dựng chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, tăng cường rau xanh, trái cây giàu vitamin, bổ sung thực phẩm chứa nhiều Omega – 3 và uống đủ nước.
- Tập luyện thể thao nâng cao sức đề kháng và nghỉ ngơi hợp lý.
Trên đây là tổng hợp 6 cách chữa á sừng bằng lá trầu không an toàn đang được nhiều người bệnh áp dụng hiện nay. Các bài thuốc chữa bệnh này có ưu điểm an toàn, lành tính và mang lại hiệu quả hỗ trợ cải thiện triệu chứng nhất định. Tuy nhiên, sử dụng lá trầu không chỉ được xem là biện pháp hỗ trợ, không dùng để thay thế các phương pháp điều trị chính thống khác.
Đặc biệt, với những trường hợp nặng, người bệnh nên lựa chọn các phương pháp điều trị chuyên sâu, đã được kiểm chứng bằng khoa học và chứng minh hiệu quả để ngừa bệnh tiến triển nặng hơn hoặc gây ra biến chứng nguy hiểm.
CÓ THỂ BẠN CẦN:
Bệnh á sừng có chữa được không? Có nguy hiểm không là thắc mắc của rất nhiều người bệnh. Đây là bệnh lý da liễu phổ biến, có thể không ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng. Tuy nhiên, nếu chủ quan hoặc không được điều trị đúng cách, người bệnh có thể đối mặt […]
Xem chi tiếtBệnh á sừng có lây không, có di truyền không là thắc mắc của rất nhiều người. Đây là một căn bệnh ngoài da phổ biến, gặp ở nhiều đối tượng khác nhau, đặc biệt là các thành viên trong cùng một gia đình. Câu trả lời về tính lây nhiễm và di truyền của […]
Xem chi tiết