Top 7+ Thuốc Chữa Bệnh Á Sừng Hiệu Quả An Toàn Tốt Nhất
Thuốc chữa bệnh á sừng là giải pháp phổ biến nhất trong các liệu trình điều trị do tính tiện lợi và hiệu quả nhanh. Dùng đúng thuốc, đúng cách sẽ cải thiện triệu chứng và ổn định bệnh. Vậy, bị á sừng nên bôi thuốc gì, uống thuốc gì? Bài viết này sẽ đưa ra gợi ý một số loại thuốc được dùng trong điều trị bệnh á sừng.
Bệnh á sừng là một dạng của bệnh viêm da cơ địa dị ứng. Đây là tình trạng lớp da trên cơ thể chuyển hóa thành lớp sừng không hoàn toàn, tức là các tế bào còn nhân và nguyên sinh. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể nhưng phổ biến nhất là đầu ngón tay, chân và gót chân.
Các phương pháp điều trị á sừng Tây y hiện nay là dùng thuốc bôi bạt sừng và chống viêm để cải thiện triệu chứng. Nếu bị nhiễm khuẩn dùng kháng sinh. Nếu bị nhiễm nấm phải dùng dùng thuốc chống nấm. Ngoài ra, bệnh nhân có thể sử dụng bài thuốc kết hợp uống và bôi theo Đông y. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý sử dụng thuốc đúng liều lượng, đúng thời gian theo quy định để đạt hiệu quả tốt.
Bị á sừng bôi thuốc gì? Top 7 thuốc bôi trị á sừng tốt nhất hiện nay
Các loại thuốc bôi dùng trong điều trị bệnh á sừng phổ biến hiện nay là nhóm các thuốc chống bạt sừng, nhóm steroid chống viêm, các loại kem dưỡng da… Trường hợp bệnh nhân bị nhiễm nấm, nhiễm khuẩn thì các bác sĩ có thể kê thêm các loại thuốc kháng sinh, chống nấm dạng mỡ bôi.
Cụ thể:
- Các loại thuốc bôi chống bạt sừng (acid salicylic, dibetalic, diprosalic, betnoval..): Nhóm thuốc này có tác dụng loại bỏ những lớp vảy sừng trên da với tốc độ rất nhanh. Đồng thời, thuốc còn giúp kìm hãm sự phát triển của các tế bào thượng bì, giảm tốc độ hình thành sừng , từ đó cải thiện triệu chứng bong tróc, chữa bệnh á sừng nhanh hơn.
- Nhóm thuốc chống viêm steroid ( Fucicort, Gentrisone, Dermovate, Eumovate…) Nhóm thuốc này chứa hoạt chất chống viêm corticoid có tác dụng chống viêm, chống dị ứng, giảm ngứa… được dùng trong trường hợp bệnh trung bình và nặng, dùng trong thời gian ngắn.Thuốc có thể làm bào mòn da hoặc giảm sức đề kháng của cơ thể với nhiễm trùng. Trường bôi trên diện tích da lớn, thuốc có thể gây ra tác dụng phụ toàn thân trên gan, dạ dày, thận, tim mạch, huyết áp..
- Kem dưỡng da (Cream ure 5 – 10%, Lacticare HC, Vaseline, Skincare U và Lacticare…): Là loại kem dưỡng ẩm có tác dụng cung cấp và duy trì độ ẩm cần thiết cho da, giảm nhanh triệu chứng bệnh và ngăn chặn được sừng hóa. Các thành phần trong kem dưỡng ẩm giúp da vùng bệnh không còn khô ráp, mềm mại hơn nhờ vậy giảm cảm giác ngứa ngáy, giúp da nhanh chóng phục hồi hơn.
Một số loại thuốc bôi trị á sừng phổ biến, được sử dụng nhiều hiện nay gồm:
1/ Thuốc chữa á sừng acid salicylic 5%
- Tác dụng: Acid Salicylic là một chất tiêu sừng, hoạt động bằng cách tăng tạo hơi ẩm trên bề mặt da, giúp làm mềm và phát hủy lớp sừng. NHờ đó, thuốc giúp các hoạt chất chống viêm, chống nấm, kháng sinh dễ dàng thấm sau và cho tác dụng trên da. Ngoài ra, hoạt chất này còn có tác dụng sát trùng, chống nhiễm khuẩn, giảm đau nhẹ, giúp hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn trên bề mặt da.
- Tác dụng phụ: kích ứng da, khô, bong tróc, phát ban, ngứa…
- Chống chỉ định: Không sử dụng cho vùng da bị nứt nẻ, nhạy cảm. Không sử dụng trên điện tích da quá lớn.
- Các chế phẩm tương tự: Dibetalic (Traphaco)
2/ Thuốc chữa bệnh á sừng Diprosalic
- Thành phần chính: Betamethasone dipropionate, Acid salicylic
- Tác dụng: Thuốc có tác dụng làm bong tróc lớp sừng da, kiềm khuẩn, diệt nấm, đồng thời chống viêm, giảm đau, giảm ngứa rất tốt.
- Tác dụng phụ: cảm giác châm chích, kích ứng, khô ngứa, bỏng da, lông rậm rạp, nổi ban, teo da, giảm sắc tố da…
- Chống chỉ định: Không bôi lên vùng da lở loét, gần mắt, không dùng cho người mẫn cảm với thành phần thuốc. Thận trọng khi dùng cho phụ nữ có thai, cho con bú và trẻ em dưới 12 tuổi.
- Giá bán: 70.000 VNĐ/tuýp
- Các chế phẩm tương tự: Beprosalic
3/ Bị á sừng bôi thuốc gì – Dermovate® Cream 15g
- Thành phần: Dược chất chính là Clobetasol propionate (một loại corticosteroid tổng hợp dùng trong điều trị tại chỗ).
- Công dụng: Hoạt chất Clobetasol propionate có tác dụng giảm ngứa ngáy, viêm, sưng đỏ, phù nề, bong tróc, nứt nẻ…
- Liều dùng: Sử dụng 3 – 4 lần/ ngày, không quá 50g/tuần, không quá 2 tuần.
- Chống chỉ định: Không dùng cho các trường hợp nhiễm khuẩn da, nhiễm nấm, virus, trường hợp mẫn cảm thành phần thuốc. Thận trọng khi dùng thuốc cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ dưới 12 tuổi và phụ nữ có thai hoặc cho con bú, người bị suy gan/thận…
- Giá tham khảo: Giá bán dao động từ 80 – 90.000 đồng/ tuýp 15g.
- Chế phẩm tương tự: Eumovate® cream 5g (Clobetasone butyrate 0.05%), Flucinar
4/ Thuốc trị á sừng Calcipotriol-B
- Thành phần chính: Calcipotriol 0,005% và Betamethason 0,05%
- Tác dụng: Calcipotriol là dẫn xuất của vitamin D, có tác dụng biệt hóa tế bào và ức chế sự tăng trưởng của tế bào trên da, giúp vùng da bị vẩy nến trở lại trạng thái bình thường. Betamethason là một corticoid mạnh, dùng để chống viêm, chống phù nề, sưng đỏ và bong tróc do á sừng.
- Liều dùng: 1-2 lần/ ngày,không vượt quá 100/ tuần.
- Chống chỉ định: Không bôi thuốc lên mặt, trong mắt, mũi, miệng hoặc bên trong âm đạo. Không dùng cho các trường hợp mẫn cảm với thành phần thuốc. Thận trọng khi dùng cho trẻ nhỏ dưới 12 tuổi và phụ nữ có thai hoặc cho con bú, người đang bị nhiễm khuẩn…
- Tác dụng phụ: phát ban, khó thở, sưng mặt, môi, lưỡi, hoặc họng, buồn nôn, nôn, đau bụng, chán ăn, táo bón, khát nước hoặc đi tiểu, đau cơ hay yếu cơ, đau khớp, rối loạn, và cảm thấy mệt mỏi hay bồn chồn.
- Giá bán: Dao động trong khoảng 100.000 – 200.000 đồng
- Chế phẩm tương tự: Daivobet
5/ Thuốc chữa bệnh á sừng Gentrisone
- Thành phần: Betamethason dipropionat (6,4mg), Clotrimazol (100mg), Gentamicin (10mg).
- Tác dụng: Gentrisone có tác dụng làm mềm da, giảm khô da, chống viêm, giảm ngứa, ức chế vi nấm, vi khuẩn gây bệnh trên da. Thuốc có tác dụng nhanh, mạnh ngay khi bôi xong.
- Chống chỉ định: Không dùng cho các trường hợp mẫn cảm với thành phần thuốc. Thận trọng khi dùng cho phụ nữ có thai, đang cho con bú và trẻ em dưới 1 tuổi.
6/ Thuốc bôi ức chế miễn dịch Elidel
- Thành phần chính: Pimecrolimus – là chất ức chế miễn dịch
- Tác dụng: Sản phẩm có khả năng ức chế, điều hòa các hoạt động của hệ miễn dịch, ngăn chặn sự hình thành phản ứng tự miễn, quá mẫn, từ đó làm chậm tốc độ tăng sinh tế bào sừng của da, làm giảm hiện tượng bong tróc, tạo vảy, ngứa ngáy…
- Lưu ý: Cần thận trọng khi sử dụng cho các trường bệnh nhân đang mắc các bệnh làm suy giảm miễn dịch như ung thư, HIV…
7/ Kem dưỡng ẩm Hope’s Relief
- Thành phần chính: mật ong Manuka, lô hội, cúc Calendula, rau má, rễ cam thảo.
- Tác dụng: Đây là một sản phẩm nội địa của Úc, có công dụng chính là giảm khô, ngứa da, da bong tróc vảy, phục hồi, tái tạo da, giúp da mềm mại hơn.
Thuốc chữa bệnh á sừng dạng uống
Tùy vào tình trạng bệnh nhân, bác sĩ có thể cho dùng thuốc chống viêm (sưng), giảm ngứa, giảm stress, điều trị nhiễm trùng… Các loại thuốc uống này có công dụng hỗ trợ cải thiện triệu chứng trong những trường hợp á sừng nặng.
Các loại thuốc chữa bệnh á sừng dạng uống thường được chỉ định gồm:
- Thuốc chống viêm steroid: Dexamethason, Betamethason…. với liều trung bình trong 5 -10 ngày tùy mức độ bệnh.
- Thuốc chống dị ứng – kháng Histamin H1: Cetirizin, Loratadin, Fexofenadin… ức chế giải phóng chất trung gian hóa học gây dị ứng, từ đó giảm ngứa, giảm bong tróc da.
- Thuốc chống nấm: Griseofulvin và các dẫn xuất Imidazol, dùng trong trường hợp có nhiễm nấm.
- Thuốc kháng sinh
- Thuốc giảm đau
- Vitamin A, D, E
Những lưu ý khi sử dụng thuốc chữa bệnh á sừng
Bệnh á sừng tuy không quá nguy hiểm nhưng nó lại gây ra cho chúng ta rất nhiều khó chịu và phiền phức trong cuộc sống nếu như mắc phải. Sử dụng các loại thuốc chữa bệnh á sừng hợp lý, an toàn sẽ giúp kiểm soát bệnh tiến triển, gây biến chứng nặng nề. Để được như vậy, người bệnh cần chú ý:
- Bôi thuốc mỗi ngày từ 1 đến 3 lần vào những phần da đang bị tổn thương vì á sừng, không bôi thuốc sang những vùng da lành tránh gây tác dụng phụ.
- Khi sử dụng thuốc bạt sừng, cần chú ý làm ẩm phần da bị á sừng trước đó khoảng 5 phút để phát huy tối đa công dụng của thuốc
- Những loại thuốc bôi trị bệnh á sừng (không phải kem dưỡng ẩm) được các chuyên gia cảnh báo là chỉ nên sử dụng trong thời gian ngắn và chỉ nên sử dụng thuốc với nồng độ nhẹ. Đặc biệt là không được sử dụng lên các phần da đang bị nứt nẻ hay viêm loét.
- Không tự ý mua, sử dụng, ngừng thuốc khi triệu chứng giảm hoặc đổi thuốc khi không có sự đồng ý của bác sĩ.
- Trong quá trình dùng thuốc không cào gãi, chà xát mạnh làm tổn thương nặng thêm vùng da bị á sừng.
- Hạn chế tiếp xúc với nước, không ngâm rửa tay chân bằng nước muối tự pha.
- Không tiếp xúc với xà phòng, hóa chất, chất tẩy rửa… trong quá trình điều trị á sừng
- Tăng cường rau xanh, trái cây tươi để bổ sung các vitamin và dưỡng chất thiết yếu.
- Uống nhiều nước, nghỉ ngơi hợp lý.
Các loại thuốc chữa bệnh á sừng trên đây sẽ phát huy hiệu quả tốt nhất nếu người bệnh tuân thủ các hướng dẫn điều trị và dùng thuốc của bác sĩ. Để đảm bảo an toàn, bạn hãy tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào. Nếu trong quá trình dùng thuốc thấy xuất hiện các dấu hiệu bất thường, hãy ngừng sử dụng loại thuốc đó và liên hệ chuyên gia hoặc đến các cơ sở y tế để được kiểm tra và xử lý kịp thời.
THÔNG TIN HỮU ÍCH:
Nội dung chínhBị á sừng bôi thuốc gì? Top 7 thuốc bôi trị á sừng tốt nhất hiện nay1/ Thuốc chữa á sừng acid salicylic 5%2/ Thuốc chữa bệnh á sừng Diprosalic3/ Bị á sừng bôi thuốc gì – Dermovate® Cream 15g4/ Thuốc trị á sừng Calcipotriol-B5/ Thuốc chữa bệnh á sừng Gentrisone6/ Thuốc bôi […]
Xem chi tiếtNội dung chínhBị á sừng bôi thuốc gì? Top 7 thuốc bôi trị á sừng tốt nhất hiện nay1/ Thuốc chữa á sừng acid salicylic 5%2/ Thuốc chữa bệnh á sừng Diprosalic3/ Bị á sừng bôi thuốc gì – Dermovate® Cream 15g4/ Thuốc trị á sừng Calcipotriol-B5/ Thuốc chữa bệnh á sừng Gentrisone6/ Thuốc bôi […]
Xem chi tiết