Á Sừng
Bệnh á sừng là một dạng của viêm da cơ địa. Bệnh có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào với những triệu chứng đặc trưng do da bị tổn thương. Tình trạng này khiến người bệnh không chỉ có cảm giác khó chịu do da bong tróc, nứt nẻ hay chảy máu mà còn gây ra những hệ lụy khôn lường tới sức khỏe như gây bội nhiễm, hoại tử da, nhiễm trùng máu nếu không được điều trị một cách hiệu quả.
Bệnh á sừng là gì? Bệnh có lây không?
Bệnh á sừng tiếng anh “Dermatitis plantaris sicca” là căn bệnh da bị khô, nứt và bong ra từng mảng. Đặc biệt là ở gót chân trong mùa đông khi thời tiết hanh, khô. Thậm chí da có thể bị toét, rớm máu và nứt sâu khiến người bệnh vô cùng đau đớn.
Theo kiến thức bệnh học, á sừng là hiện tượng lớp sừng trên da chuyển hóa chưa hoàn thiện, còn nhân và nguyên sinh chưa chuyển hóa hết.
Vị trí thường xuất hiện á sừng nhất trên cơ thể
Theo các bác sĩ y khoa, trên cơ thể, một số vị trí thường bị á sừng nhất là:
- Bệnh á sừng ở tay: Tay là bộ phận thường xuyên tiếp xúc với các tác nhân ngoài môi trường vì vậy đây chính là bộ phận dễ bị ảnh hưởng nhất trên cơ thể nếu tiếp xúc với các chất độc hại.
- Bệnh á sừng ở chân: Vùng da chân thường cọ xát liên tục do chúng ta đi giày, dép do đó da ở đây cũng rất dễ bị tổn thương. Đặc biệt, vùng gót chân là khu vực thường bị á sừng nhất.
- Bệnh á sừng ở đầu: Các vảy sừng xuất hiện dày đặc trên vùng da đầu nên hiện tượng này còn được gọi là bệnh á sừng da đầu. Đôi khi người ta nhầm lẫn á sừng trên đầu là do gầu xuất hiện quá nhiều.
Bệnh á sừng có lây không?
Đây là một thắc mắc phổ biến của nhiều người bệnh và người thân khi trong gia đình có người mắc bệnh. Theo Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ Lê Thị Phương – Giám đốc chuyên môn Trung tâm Đông y Việt Nam, á sừng là bệnh lý da liễu khá phổ biến tuy nhiên nó không có khả năng lây nhiễm từ người bệnh sang người thường.
Vì vậy, người bị bệnh á sừng hoàn toàn có thể sinh sống bình thường với những người khác. Nhưng nói như thế không có nghĩa là người bệnh có thể chủ quan, thờ ơ với bệnh mà cần tìm hiểu và điều trị nhanh chóng, tránh để bệnh phát triển trầm trọng hơn.
Đồng thời, nếu bạn có người thân hoặc bạn bè mắc bệnh á sừng, đừng kỳ thị, xa lánh mà hãy chia sẻ và cùng tìm hiểu những phương pháp chữa trị tốt nhất, hiệu quả, lành tính nhất để đẩy lùi căn bệnh này.
Triệu chứng bệnh á sừng điển hình
Bất cứ bệnh lý nào cũng có những triệu chứng tiêu biểu, khi nắm rõ được các triệu chứng này, bạn đã phần nào chủ động phát hiện bệnh lý ngay từ sớm để từ đó tiến hành thăm khám và điều trị, ngăn chặn nguy cơ bệnh phát triển.
Đối với á sừng, theo các bác sĩ chuyên khoa da liễu, dưới đây là một số biểu hiện đặc trưng nhất:
Da khô, bong tróc, nứt nẻ
Quá trình hình thành tế bào da bị dở dang do đó cấu tạo của lớp da trở nên khô ráp, dày sừng kèm theo sưng tấy và đỏ.
Ngoài ra, da yếu ớt, tạo sừng nên dễ bong tróc, nứt nẻ tạo nên các đường rãnh nông hoặc sâu đặc trưng trên da.
Xuất hiện tổn thương trên da, chảy máu, đau rát
Da bong tróc, yếu ớt khiến nó rất dễ bị tổn thương. Các vết nứt quá sâu có thể gây chảy máu kèm cảm giác nhức nhối, đau rát.
Người bệnh sẽ có cảm giác da ở vùng bị bệnh á sừng trở nên căng hơn, các vết nứt rát hơn.
Ngứa ngáy
Kèm cảm giác nhức, rát là ngứa ngáy, khó chịu. Người bệnh bứt rứt và có thể liên tục muốn gãi ngứa càng tạo điều kiện thuận lợi cho các tổn thương xuất hiện trên da.
Mất vân tay, vân chân
Liên tục bong từng lớp từng lớp sẽ khiến da mỏng đi, hệ lụy tất yếu là nhiều người bệnh mất cả vân tay, vân chân.
Các dấu hiệu của bệnh á sừng có thể nặng hay nhẹ tùy thuộc vào yếu tố mùa hay tần suất tiếp xúc với các chất tẩy rửa trong sinh hoạt hàng ngày.
Chỉ đọc qua các triệu chứng của bệnh á sừng, chắc hẳn không ít người đã có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu khi tưởng tượng nếu mắc phải căn bệnh da liễu này.
Khi nào cần gặp bác sĩ? Khi thấy trên da xuất hiện các biểu hiện kể trên thì người bệnh cần tới ngay các cơ sở y tế uy tín gần nhất để thăm khám. Đôi khi các triệu chứng của bệnh á sừng xuất hiện chưa rõ rệt thì cần thăm khám ngay nếu thấy vùng da khô nứt nẻ bị chảy máu gây đau, xót và khó chịu.
Nguyên nhân gây bệnh á sừng
Tới nay y học hiện đại chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây ra căn bệnh á sừng. Tuy nhiên theo kết quả của nhiều nghiên cứu khoa học, dưới đây là những yếu tố có tác động làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh á sừng và làm các triệu chứng trở nên trầm trọng hơn.
Thời tiết
Nhiều bệnh nhân mắc á sừng thấy các biểu hiện trở nên nghiêm trọng hơn vào mùa đông. Đó là do vào mùa này, không khí khô hanh, độ ẩm thấp khiến da liên tục mất nước, trở nên khô ráp.
Tiếp xúc với hóa chất
Không ít bệnh nhân bị á sừng được phát hiện thường xuyên tiếp xúc với các loại hóa chất tẩy rửa trong sinh hoạt hàng ngày như: Nước rửa bát, nước tẩy quần áo, dung dịch tẩy rửa nhà vệ sinh…
Chất độc hại có trong các sản phẩm kể trên khi tiếp xúc trực tiếp với làn da sẽ phá hủy da khiến nó bị suy yếu. Do đó, khi phải dùng các sản phẩm có tính chất tẩy rửa, tốt nhất bạn nên sử dụng găng tay cao su.
Di truyền
Tỉ lệ mắc á sừng do di truyền được thống kê chiếm khoảng 45%. Theo đó, những ai có người thân bị mắc á sừng như ông, bà, bố, mẹ, anh, chị, em mắc á sừng thì nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn so với những người khác.
Thiếu hụt chất dinh dưỡng
Các chất dinh dưỡng là một phần quan trọng trong sự hình thành, phát triển và duy trì các hoạt động hàng ngày của con người.
Khi thiếu hụt một hoặc nhiều chất này, cơ thể sẽ trở nên suy yếu. Đặc biệt, với những người thiếu hụt hàm lượng vitamin A, C, D, E… thì nguy cơ mắc bệnh á sừng cao hơn.
Ngoài ra sự thay đổi nội tiết tố hay tiếp xúc với mỹ phẩm giả, độc hại cũng sẽ khiến bạn có khả năng mắc các bệnh da liễu cao hơn, trong đó có á sừng.
Bệnh á sừng có nguy hiểm không?
Nhiều người nghĩ rằng bệnh á sừng không hề nguy hiểm vì chỉ xuất hiện triệu chứng ở ngoài da. Nếu chịu đựng một chút là sẽ không có vấn đề gì nghiêm trọng xảy ra.
Tuy nhiên, theo bác sĩ Lê Phương, suy nghĩ á sừng không nguy hiểm là hoàn toàn sai lầm. Chính suy nghĩ này khiến không ít bệnh nhân chủ quan không thăm khám, điều trị sớm hay tự ý mua thuốc về nhà điều trị từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển theo chiều hướng tiêu cực.
Theo số liệu thống kê, mặc dù chưa có trường hợp nào cho thấy á sừng có thể gây nguy hiểm tới tính mạng của người bệnh nhưng nó gây ra hàng loạt những triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày đồng thời đe dọa gây ra hàng loạt những biến chứng nguy hiểm. Một số biến chứng có thể gặp phải khi mắc á sừng như:
Hạn chế chức năng của da
Thông thường, da có nhiệm vụ quan trọng nhằm bảo vệ cơ thể trước các tác động từ môi trường bên ngoài và hạn chế sự mất nước.
Nếu tình trạng á sừng không được điều trị hiệu quả, lớp da liên tục bị bong tróc sẽ khiến da bị suy yếu, chức năng bảo vệ cũng do đó mà trở nên yếu ớt hơn.
Dấu hiệu bong tróc da còn khiến bạn mất tự tin vào ngoại hình của bản thân do lớp da không được mịn màng, khỏe khoắn.
Nguy cơ bội nhiễm, hoại tử da
Da bị tổn thương nghiêm trọng sẽ ảnh hưởng tới các lỗ chân lông. Theo đó, lỗ chân lông sẽ bị bít tắc, không thông thoáng do mồ hôi và các chất bẩn không thể thoát ra ngoài. Điều này khiến người bệnh vô cùng khó chịu, bứt rứt và cảm thấy ngứa ngáy dẫn tới gãi ngứa liên tục.
Hành động gãi ngứa dễ làm da bị tổn thương, trầy xước tạo cơ hội cho các vi khuẩn xâm nhập vào da, phát triển và gây bệnh.
Đặc biệt nguy hiểm là các vi khuẩn tụ cầu vàng, vi khuẩn mủ xanh xâm nhập vào da có thể khiến da bị tổn thương trầm trọng, thậm chí hoại tử nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời.
Nhiễm trùng máu
Da là hàng rào bên ngoài bảo vệ cơ thể. Nếu da mắc á sừng và suy yếu, vi khuẩn xâm nhập vào qua các vết trầy xước sẽ tiếp tục đi sâu vào các mạch máu gây ra hiện tượng nhiễm trùng máu.
Tình trạng này kéo dài còn dẫn tới viêm nhiễm tại các cơ quan quan trọng như màng tim, màng khớp khiến người bệnh có nguy cơ mắc các căn bệnh nguy hiểm như: Bệnh về tim mạch, viêm tủy xương, biến dạng khớp, bại liệt…
Như vậy có thể thấy, đừng chủ quan với căn bệnh á sừng. Nếu không điều trị kịp thời và hiệu quả, người bệnh sẽ phải hối tiếc vì những biến chứng nguy hiểm mà bệnh gây ra.
Bệnh á sừng và cách điều trị
Á sừng nếu không được điều trị sớm, đúng cách có nguy cơ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, sinh hoạt. Đặc biệt, tình trạng bệnh ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ của làn da khiến người bệnh tự ti, ngại giao tiếp. Bệnh để lâu có thể tiến triển sang mãn tính, không thể chữa khỏi. Bác sĩ Lê Phương khuyến cáo, nên chủ động điều trị á sừng ngay ở giai đoạn sớm để nhanh chóng đẩy lùi bệnh hoàn toàn.
Một số cách điều trị phổ biến hiện nay có thể kể đến như:
Cách chữa bệnh á sừng tại nhà bằng bài thuốc dân gian
Là một căn bệnh da liễu do đó để chữa á sừng, ông bà ta thường sử dụng các loại thảo dược tự nhiên để bôi trực tiếp ngoài da.
Chữa bệnh á sừng bằng lá lốt
Theo Đông y, lá lốt có vị cay nồng, tính ấm, có công dụng chống phong hàn, giảm đau, thúc đẩy liền vết thương, chống đầy hơi, nôn mửa, khó tiêu, đau đầu và cảm lạnh… Ngoài ra, lá lốt còn có tác dụng chống viêm và kháng khuẩn.
Người bị á sừng sử dụng lá lốt chữa bệnh bằng cách:
- Rửa sạch một nắm lá lốt tươi sau đó đun sôi cùng 1 lít nước, thêm vào chút muối hạt. Khi nước ấm dần, hãy ngâm chân, tay hoặc vùng da bị á sừng trong 3-5 phút.
- Lấy lá lốt tươi thái nhỏ rồi sắc lấy nước uống mỗi ngày.
- Giã nhỏ lá lốt tươi và đắp trực tiếp lên vùng da bị bệnh.
Chữa bệnh á sừng bằng lá trầu không
Lá trầu không đã khá nổi tiếng với khả năng kháng khuẩn, chống viêm của mình. Nếu bị á sừng, hãy thử áp dụng mẹo đơn giản dưới đây:
- Đun nước lá trầu không uống hàng ngày.
- Nấu nước lá trầu không để tắm.
- Giã nhỏ lá trầu và đắp lên vùng da á sừng.
Chữa bệnh á sừng bằng cây vòi voi
Cây vòi voi là thành phần quen thuộc trong nhiều mẹo dân gian chữa bệnh. Để chữa bệnh á sừng với cây vòi voi, bạn chuẩn bị một nắm lá tươi và một chút muối hạt.
Rửa sạch lá và giã nhuyễn cùng với muối. Sau khi vệ sinh da sạch sẽ thì dùng gạc sạch bọc hỗn hợp thu được đắp lên da và để qua đêm.
Chữa bệnh á sừng bằng dầu dừa
Không chỉ kháng khuẩn, chống viêm mà dầu dừa còn cung cấp và duy trì độ ẩm cho da. Công dụng này rất tốt cho những bệnh nhân bị á sừng đang có làn da bị khô, nứt nẻ và bong tróc.
Mẹo này khá đơn giản, sau khi vệ sinh sạch phần da bị á sừng, người bệnh lấy dầu dừa xoa đều và tiến hành massage nhẹ nhàng khoảng 10-15 phút. Mỗi ngày làm 1 lần trước lúc đi ngủ.
Các mẹo dân gian chữa á sừng khá nhiều, cách làm cũng rất đơn giản nhưng chỉ điều trị triệu chứng bên ngoài của bệnh mà chưa đi sâu giải quyết các căn nguyên gây ra bệnh.
Theo bác sĩ Lê Phương, không ít bệnh nhân mắc á sừng khi tới thăm khám tại Trung tâm Đông y Việt Nam đều chia sẻ rằng đã áp dụng hàng loạt mẹo dân gian mà không có hiệu quả. Điều này khiến họ không chỉ mất thời gian, công sức mà còn ảnh hưởng tới tâm lý, muốn buông xuôi không tiếp tục điều trị bệnh nữa.
Thuốc Tây y trị á sừng
Cũng như một số căn bệnh da liễu khác, bác sĩ sẽ chẩn đoán á sừng dựa trên nhưng câu hỏi bệnh nhân trong quá trình thăm khám.
Theo đó, bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử mắc bệnh của gia đình, trong gia đình có ai đã từng mắc á sừng hay chưa và trong quá khứ, người bệnh đã từng tiếp xúc với ai mắc á sừng hay không.
Trong giai đoạn khám cận lâm sàng, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện xét nghiệm soi da để cho kết luận chính xác có mắc á sừng hay không. Cụ thể, một số tế bào da sẽ được lấy và soi dưới kính hiển vi. Sau khi có kết luận thì bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.
Cũng như đối với các bệnh ngoài da khác như vảy nến, viêm da cơ địa hay tổ đỉa, Tây y sử dụng các loại thuốc được bào chế dưới dạng bôi hoặc uống để chữa á sừng.
Theo đó, điều trị tại chỗ là phương pháp và biện pháp dự phòng được sử dụng phổ biến nhất.
- Thuốc acid salycilic.
- Hoạt chất corticoid: Gentrisone, fucicort…
- Thuốc kháng sinh
- Thuốc giảm đau
- Nhóm kem bôi có công dụng dưỡng da giúp da mềm mại hơn.
Căn cứ vào tình trạng bệnh của người bệnh mà bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định đơn thuốc phù hợp. Thực tế, thuốc bôi ngoài da chỉ có tác dụng tạm thời, điều trị biểu hiện bên ngoài, giúp người bệnh thoải mái, dễ chịu hơn chứ không ngăn chặn hoàn toàn các triệu chứng này.
Những loại thuốc kháng sinh, giảm đau trong phác đồ điều trị á sừng thì lại tiềm ẩn tác dụng phụ nguy hại, hiện tượng nhờn thuốc hoặc sốc thuốc nếu lạm dụng hoặc sử dụng không có chỉ định.
Vậy hiện nay, đâu là phương pháp chữa á sừng vừa hiệu quả vừa lành tính, không tiềm ẩn các tác dụng phụ lại ngăn ngừa tối đa khả năng tái phát?
Bệnh á sừng ăn gì, kiêng gì để ngăn ngừa tái phát, bệnh nhanh khỏi?
Để hạn chế các triệu chứng của bệnh trở nên trầm trọng hơn, bác sĩ Lê Phương khuyến cáo người bệnh cần lưu ý quá trình ăn uống hàng ngày. Theo đó cần tăng cường:
- Ăn rau xanh, củ quả nhằm cung cấp các loại vitamin tốt cho da.
- Ăn các nhóm thực phẩm giàu omega-3 như cá béo (cá hồi, cá thu, cá bơn…) hay ngũ cốc nhằm gia tăng khả năng chống viêm, nhiễm trùng.
- Uống đủ nước để duy trì độ ẩm, giúp da mịn màng, đàn hồi tốt hơn.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần kiêng khem:
- Không ăn các thực phẩm có vị cay nóng.
- Những thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, trứng, đậu phộng… vì chúng có thể khiến tình trạng da trở nên nghiêm trọng hơn.
- Tuyệt đối không uống rượu, bia hay đồ uống có chứa cồn
Phòng ngừa bệnh quay lại thế nào hiệu quả?
Theo thầy thuốc ưu tú Lê Phương, bên cạnh việc sử dụng thuốc theo đúng liệu trình, người bệnh còn cần chú ý một số điểm sau đây:
- Không được bóc vẩy da, chà xát kỳ cọ quá mạnh bằng đá kỳ, bàn chải.
- Hạn chế tiếp xúc với nước, sau khi rửa tay chân cần lau khô bằng khăn mềm.
- Không nên dùng xà phòng có tính rửa cao
- Luôn giữ ẩm cho da, vệ sinh da sạch sẽ, khô ráo
- Tăng cường ăn rau quả tươi, rau xanh, đặc biệt là rau quả có nhiều sinh tố C, vitamin E
- Uống nhiều nước: Nên uống gấp 2 – 3 lần người bình thường.
- Giữ tinh thần lạc quan.
Á sừng là bệnh dễ tái phát nếu không được điều trị dứt điểm. Do đó, bệnh nhân cần nhanh chóng liên hệ với bác sĩ để được tư vấn giải pháp điều trị cụ thể.
Nội dung chínhBệnh á sừng là gì? Bệnh có lây không?Vị trí thường xuất hiện á sừng nhất trên cơ thểBệnh á sừng có lây không?Triệu chứng bệnh á sừng điển hìnhDa khô, bong tróc, nứt nẻXuất hiện tổn thương trên da, chảy máu, đau rátNgứa ngáyMất vân tay, vân chânNguyên nhân gây bệnh á […]
Xem chi tiếtNội dung chínhBệnh á sừng là gì? Bệnh có lây không?Vị trí thường xuất hiện á sừng nhất trên cơ thểBệnh á sừng có lây không?Triệu chứng bệnh á sừng điển hìnhDa khô, bong tróc, nứt nẻXuất hiện tổn thương trên da, chảy máu, đau rátNgứa ngáyMất vân tay, vân chânNguyên nhân gây bệnh á […]
Xem chi tiết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!
Comments are closed.