#11+ Cách Chữa Á Sừng Bằng Bài Thuốc Dân Gian Hiệu Quả 2022
Có rất nhiều cách chữa á sừng bằng bài thuốc dân gian, không chỉ giúp hỗ trợ kiểm soát tốt hơn triệu chứng của bệnh mà còn tiết kiệm được chi phí điều trị. Tuy nhiên, cách chữa này còn tồn tại một số nhược điểm nhất định. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi áp dụng, người bệnh nên tham khảo ngay bài viết dưới đây.
Có nên trị á sừng bằng bài thuốc dân gian
Bệnh á sừng là một thuật ngữ dùng để chỉ chung các tình trạng da khô ráp, bong tróc do quá trình sừng hóa không hoàn chỉnh, các tế bào hóa sừng vẫn còn nhân. Bệnh tuy không ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng nhưng gây ra không ít phiền toái trong cuộc sống và sinh hoạt. Bệnh cũng làm mất thẩm mỹ khiến người mắc phải mất tự tin trong giao tiếp.
Để chữa á sừng, ngoài các biện pháp dùng thuốc chính thống, dân gian còn lưu truyền nhiều bài thuốc dân gian sử dụng thảo dược tự nhiên, dễ kiếm. Các bài thuốc này có chi phí thấp, cách dùng đơn giản nên phù hợp với khá nhiều đối tượng bệnh nhân. Nhất là những người không có nhiều điều kiện kinh tế để chữa bệnh lâu dài.
Mặc dù có nhiều ưu điểm, tuy nhiên phương pháp điều trị này chỉ có tác dụng hỗ trợ và đáp ứng với trường hợp bệnh nhẹ. Đồng thời, trong quá trình điều trị, người bệnh cần kiên trì áp dụng trong thời gian kéo dài mới có thể nhận được kết quả tốt. Với những trường hợp bệnh nặng, có nhiễm trùng hoặc vết thương lan tỏa, người bệnh không nên áp dụng mà cần tìm đến bác sĩ để được thăm khám và điều trị thích hợp.
11 Cách chữa bệnh á sừng bằng bài thuốc dân gian
11 bài thuốc dưới đây là những cách mẹo dân gian phổ biến, được nhiều người bệnh á sừng tin tưởng, áp dụng.
Cách chữa bệnh á sừng bằng bài thuốc dân gian từ lá trầu không
Trầu không là một loại thảo dược vị cay nồng, tính ấm, khá lành tính thường được sử dụng nhiều trong điều trị các bệnh ngoài da. Tinh dầu và một số hoạt chất trong lá trầu không như acid amin, vitamin, tanin, allylcatechol, methyl eugenol, eugenol, carvacrol, chavicol, caryophyllene… có tác dụng giải độc, kháng viêm và giảm đau rất tốt. Nhờ vậy, trầu không được dùng khá phổ biến trong điều trị á sừng, vảy nến…
Dùng lá trầu không đúng cách sẽ giúp loại bỏ tốt hơn lớp tế bào sừng chết, giảm ngứa ngáy và bong tróc da. Đồng thời tăng cường hàng rào bảo vệ da và ngăn tình trạng viêm nhiễm trên vùng da đang bị tổn thương do vi khuẩn thừa cơ xâm nhập.
Lá trầu không có nhiều công dụng chữa bệnh á sừng
Để chữa bệnh á sừng người ta thường sử dụng 2 cách:
Cách 1: Ngâm rửa với lá trầu không
- Lấy khoảng 5 – 7 lá trầu không tươi đem rửa sạch với nước muối loãng rồi dùng tay vò nát.
- Thả lá trầu không vào nồi chứa 2,5 lít nước đang đun sôi và đun thêm khoảng 5 phút trên lửa nhỏ.
- Đổ nước ra thau chờ nguội bớt hoặc pha thêm nước lạnh vào để hạ nhiệt độ nước đun về khoảng 65 – 75 độ C.
- Dùng nước này ngâm rửa vùng da bị á sừng sẽ giúp cải thiện triệu chứng khá hiệu quả.
Cách 2: Đắp lá trầu không
Với phương pháp này, người bệnh cũng chỉ cần chuẩn chị 1 nắm lá trầu không, rửa sạch, ngâm với nước muối loãng rồi để ráo. Giã nát lá trầu không với 1 vài hạt muối biển rồi tiến hành đắp lên vùng da bị tổn thương. Để khoảng 1 giờ rồi rửa sạch với nước. Trước khi đắp bạn cần vệ sinh sạch sẽ vùng da cần điều trị.
Cách chữa bệnh á sừng bằng lá lốt
Dùng lá lốt cũng là một cách chữa bệnh á sừng bằng bài thuốc dân gian khá hiệu quả. Trong lá lốt chứa một lượng đáng kể kháng sinh tự nhiên có thể hỗ trợ cải thiện tốt các triệu chứng bệnh á sừng gây ra. Ngoài ra, một số tài liệu YHCT cũng coi lá lốt là một dược liệu quý với công dụng kháng khuẩn, giảm đau và chống viêm.
Lá lốt – Cách chữa á sừng bằng bài thuốc dân gian
Có thể sử dụng lá lốt theo 2 cách dưới đây để chữa bệnh á sừng:
Cách 1:
- Chuẩn bị khoảng 10 lá lá lốt tươi
- Rửa lá nước cho sạch rồi để ráo.
- Đem giã nát lá lốt sau đó đắp lên vùng da bị á sừng. Giữ nguyên trên da trong thời gian khoảng 30 phút.
- Rửa lại với nước để làm sạch da.
Cách 2:
- Dùng khoảng 50g lá lốt tươi đem đi rửa sạch rồi cho vào ấm
- Đun sôi lá lốt cùng 2 lít nước trong 5 phút. Thêm vào vài hạt muối biển khuấy tan
- Đổ nước ra thau,pha thêm 1 ít nước lạnh hoặc chờ cho hơi ấm rồi tiến hành ngâm rửa vùng da bị bệnh.
- Có thể dùng bã lá lốt nhẹ nhàng chà lên vùng da bị bong tróc để tăng hiệu quả chữa bệnh.
Chữa bệnh á sừng bằng bài thuốc dân gian từ tỏi
Hoạt chất allicin khá dồi dào trong tỏi được coi như một kháng sinh tự nhiên với khả năng chống viêm,sát khuẩn và giảm đau rất tốt. Bên cạnh đó, trong tỏi còn chứa hàm lượng vitamin C và Selen dồi dào có nhiều lợi ích cho quá trình tái tạo và phục hồi làn da. Sử dụng tỏi còn giúp tăng cường hàng rào bảo vệ, chống lại sự tấn công của các tác nhân gây hại, giúp các tổn thương trên da chóng lành hơn.
Cách thực hiện bài thuốc chữa á sừng bằng tỏi:
- Chuẩn bị vài nhánh tỏi, lột sạch vỏ và rửa sạch.
- Cho vào cối giã nát rồi chắt lấy nước cốt
- Sử dụng tăm bông hoặc bông gòn, thấm nước cốt tỏi và bôi lên vùng da bị á sừng.
- Để khoảng 5 – 10 phút rồi bôi thêm 1 vài lớp nước cốt lên vùng da bị á sừng.
- Vệ sinh lại vùng da bị bệnh với nước sạch và lau khô bằng khăn sạch.
Dùng chanh chữa á sừng
Chanh cũng là một nguyên liệu thường được sử dụng trong các bài thuốc dân gian chữa á sừng. Nước cốt chanh tươi chứa nhiều hoạt chất có lợi cho cho việc hỗ trợ cải thiện triệu chứng bệnh á sừng. Trong đó, hàm lượng vitamin C trong chanh còn giúp tăng cường hàng rào bảo vệ da và thúc đẩy quá trình hình thành các tế bào da mới để đẩy nhanh quá trình làm lành tổn thương trên da do á sừng.
Tuy nhiên, hàm lượng axit citric lớn trong nước cốt chanh có thể gây bào mòn da, gây đau xót và khó chịu nếu người bệnh sử dụng cho các trường hợp da có tổn thương hở, nhiễm trùng, chảy máu.
Bài thuốc dùng chanh chữa á sừng được sử dụng khá phổ biến
Cách dùng chanh chữa á sừng:
- Chuẩn bị 1 quả chanh mọng nước
- Cắt chanh thành từng lát mỏng rồi đắp hoặc chà xát nhẹ lên vùng da bị á sừng.
- Sau 5 – 10 phút thì rửa lại bằng nước sạch và lau khô.
Cách trị á sừng bằng dân gian từ lá chè xanh
Lá chè xanh cũng từ lâu được biết đến là một thảo dược quý trong việc thanh nhiệt, giải độc, chữa các bệnh do nóng trong, trong đó có á sừng. Hàm lượng cao các chất chống oxy hóa cùng nhiều vitamin và khoáng chất trong á sừng có khả năng sát khuẩn và làm dịu da rất tốt. Ngoài ra, lá chè xanh còn mang lại hiệu quả loại bỏ các tế bào chết, cải thiện sần sùi, bong tróc, tái tạo và làm lành các tổn thương da do bệnh á sừng hiệu quả.
Có thể chữa á sừng theo hướng dẫn dưới đây:
- Chuẩn bị 1 nắm lá chè xanh đem rửa sạch và ngâm với nước muối pha loãng.
- Vò nát lá chè xanh rồi cho vào ấm đun cùng 2 lít nước trong khoảng 10 phút.
- Đổ nước ra thau, pha thêm 1 chút nước lạnh để nước đủ độ ấm.
- Dùng nước này ngâm rửa vùng da bị tổn thương do á sừng trong khoảng 30 phút.
- Trong quá trình ngâm rửa, người bệnh cũng có thể tận dụng bã lá chè chà xát nhẹ lên vùng da á sừng để tăng hiệu quả chữa bệnh.
Ngoài phương pháp ngâm rửa, người bệnh á sừng còn có thể hãm trà từ lá chè xanh uống hằng ngày để giúp thanh nhiệt, giải độc cơ thể từ bên trong, hỗ trợ cải thiện triệu chứng bệnh á sừng bên ngoài.
Sử dụng dầu dừa chữa á sừng
Dầu dừa là một nguyên liệu rất quen thuộc trong các bài thuốc làm đẹp nhờ công dụng dưỡng ẩm và tái tạo làn da. Trong dầu dừa chứa nhiều dưỡng chất, acid béo và vitamin E giúp chống lại quá trình lão hóa tự nhiên, giúp da mềm mại hơn, giảm tình trạng bong tróc, nứt nẻ, tái tạo và làm lành các tổn thương.
Bên cạnh đó, dầu dừa còn có khả năng diệt khuẩn, chống viêm, tạo thành một lớp bảo vệ bên ngoài, ngăn ngừa vi khuẩn tấn công, gây bội nhiễm trên da. Sử dụng dầu dừa đúng cách sẽ giúp chữa lành các tổn thương da do bệnh á sừng.
Có thể sử dụng dầu dừa để chữa á sừng theo các bước đơn giản như sau:
- Vệ sinh vùng da bị á sừng loại bỏ bụi bẩn và các tế bào chết bằng nước ấm, sau đó lau khô bằng khăn sạch.
- Dùng 1 lượng tinh dầu dừa nguyên chất để thoa trực tiếp 1 lớp mỏng nhẹ lên vùng da bị khô và bong tróc do á sừng.
- Dùng tay đã rửa sạch mát xa nhẹ nhàng vùng da bị bệnh để dầu dừa thấm sâu vào da.
- Để qua đêm rồi sáng hôm sau rửa lại với nước ấm.
Dầu dừa có nhiều công dụng để chữa bệnh á sừng
Chữa bệnh á sừng bằng cây lược vàng
Cây lược vàng từ lâu đã được biết đến là dược liệu chữa nhiều chứng bệnh khác nhau, đặc biệt là bệnh ngoài da như á sừng. Theo Y học cổ truyền, lược vàng có tính mát, không độc nên vô cùng lành tính và an toàn. Lá và thân cây có chứa các hoạt chất như Steroid, Flavonoid có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, ngăn ngừa sự hình thành và phát triển của vi khuẩn trong đường ruột, đường hô hấp, khớp, thận,…
Bên cạnh đó, loại cây này còn có tác dụng giảm đau, tăng cường hệ miễn dịch, ngăn chặn tình trạng xơ vữa động mạch và đẩy lùi các khối u, làm lành vết thương nhanh chóng. Dùng cây lược vàng chữa bệnh á sừng cho hiệu quả cao.
Cách thực hiện:
Cách 1: Dùng nước cốt của cây để chữa bệnh:
- Bạn chuẩn bị 5 – 7 lá cây lược vàng còn non xanh, rửa sạch và cắt thành khúc nhỏ.
- Tiếp theo cho vào máy xay để làm nhuyễn, sau đó lọc lấy phần nước cốt, chia thành 2 phần uống 2 lần trong ngày.
- Người bệnh nên uống nước cốt lược vàng trước khi ăn khoảng 30 phút để đảm bảo hiệu quả.
Cách 2: Dùng lá để đắp:
- Bạn cũng chuẩn bị 5 – 7 lá cây lược vàng, nửa thìa muối.
- Lá đem rửa sạch, cắt khúc và xay nhuyễn cùng muối đã chuẩn bị.
- Sau đó người bệnh dùng lá đã xay chia thành 2 phần, đắp trực tiếp lên vùng da bị bệnh.
Bài thuốc chữa á sừng bằng cây vòi voi
Vòi voi cũng là một nguyên liệu chữa á sừng hiệu quả được nhiều đời xưa lưu truyền nhiều năm. Theo các tài liệu YHCT, vòi voi là một loại dược liệu có vị đắng nhẹ, hơi the, tính mát, có tác dụng chống viêm, giảm đau, tiêu độc rất tốt.
Cách trị á sừng bằng dân gian từ cây vòi voi được thực hiện như sau:
- Cần chuẩn bị 1 nắm cây vòi voi tươi vừa đủ, rửa sạch và ngâm nước muối loãng trong 5 phút, vớt ra, để ráo.
- Dùng cối giã nhuyễn cây vòi voi rồi dùng đắp lên vùng da bị á sừng. Lưu ý cần vệ sinh và lau khô vùng da bị á sừng trước khi điều trị.
- Sau khoảng 20 – 25 phút, dùng nước ấm rửa lại cho sạch.
- Áp dụng 2 lần mỗi tuần để đạt hiệu quả tốt nhất.
Do thành phần của cây vòi voi có hợp chất alcaloid pyrolizidin có khả năng gây sảy thai và ung thư. Do vậy, người bệnh tuyệt đối không dùng vòi voi đường uống và không sử dụng cho phụ nữ có thai.
Sử dụng cây đinh lăng và huyết dụ chữa á sừng tại nhà
Cả đinh lăng và huyết dụ đều có tác dụng chống viêm, sát trùng và giúp hỗ trợ điều trị á sừng rất hiệu quả. Để kết hợp công dụng của 2 loại thảo dược này trong chữa bệnh á sừng, người bệnh có thể:
Chữa á sừng bằng bài thuốc dân gian với đinh lăng
- Lấy một nắm lá đinh lăng và nửa nắm lá huyết dụ đem rửa sạch
- Cho cả 2 nguyên liệu vào ấm, thêm 3 bát nước, sắc lấy 1 bát để uống.
- Có thể cho thêm chút đường hoặc cam thảo để dễ uống hơn.
- Uống đều đặn nước lá này hàng ngày cho đến khi triệu chứng bệnh giảm hẳn.
Chữa á sừng bằng sài đất và rau răm
Lựa chọn một nắm lá sài đất và 1 nắm rau răm, rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng trong khoảng 5 phút. Sử dụng lá sài đất đun với nước, dùng để ngâm rửa vùng da bị á sừng. Sau đó lấy lá rau răm giã nát, đắp lên vùng da bị á sừng, để yên trong khoảng 1 giờ. Rửa sạch lại bằng nước lá sài đất.
Dùng lá sung, khoai tây, đu đủ trị bệnh á sừng
Một bài thuốc dân gian trị bệnh á sừng được ít người biết đến đó là dùng lá sung, khoai tây và đu đủ. Cách làm này kỳ công hơn các phương pháp khác nhưng mang lại hiệu quả cao.
Cách thực hiện:
- Bạn chuẩn bị 1 nắm lá sung, 1 nắm lá đu đủ, 2 củ khoai tây và 1 nắm lá trà xanh.
- Rửa sạch tất cả các nguyên liệu trên, giã nhỏ.
- Người bệnh đun sôi lá trà xanh, để qua ngày cho nước thiu, sau đó rửa vết thương bằng nước trà này, lau khô với khăn mềm.
- Tiếp theo, đắp hỗn hợp đã chuẩn bị lên vùng da bị á sừng, cố định với bằng gạc và để qua đêm.
- Sáng hôm sau bạn tháo băng gạc, rửa sạch vết thương với nước.
Những lưu ý khi sử dụng chữa bệnh á sừng bằng bài thuốc dân gian
Để đạt được hiệu quả chữa bệnh á sừng tốt nhất, người bệnh cần lưu ý:
- Không sử dụng các bài thuốc dân gian trong những trường hợp da có tổn thương hở, nứt nẻ, chảy máu…
- Lựa chọn và sơ chế sạch các nguyên liệu làm thuốc để tránh đưa thêm vi khuẩn gây bệnh vào vùng da bị á sừng.
- Trong quá trình điều trị tuyệt đối không cào gãi hoặc dùng vật cứng chà xát lên vùng da đang có tổn thương.
- Hạn chế tiếp xúc với nước và các loại hóa chất, chất tẩy rửa, xà phòng… vì đây là những tác nhân có thể khiến bệnh á sừng nặng hơn.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, tăng cường rau xanh và trái cây để tăng cường vitamin và các loại khoáng chất thiết yếu cho quá trình làm lành và tái tạo da.
Trên đây là 9 cách chữa bệnh á sừng bằng bài thuốc dân gian đang được rất nhiều người bệnh tin tưởng áp dụng. Tuy nhiên, hiệu quả của các bài thuốc chữa á sừng còn phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người. Do vậy, nếu sau 7 – 10 ngày áp dụng các bài thuốc chữa á sừng trên đây mà không mang lại hiệu quả cải thiện triệu chứng, người bệnh nên nhanh chóng tìm đến các chuyên gia da liễu để được tư vấn cách chữa phù hợp.
Nội dung chínhCó nên trị á sừng bằng bài thuốc dân gian11 Cách chữa bệnh á sừng bằng bài thuốc dân gianCách chữa bệnh á sừng bằng bài thuốc dân gian từ lá trầu khôngCách chữa bệnh á sừng bằng lá lốtChữa bệnh á sừng bằng bài thuốc dân gian từ tỏiDùng chanh chữa á […]
Xem chi tiếtNội dung chínhCó nên trị á sừng bằng bài thuốc dân gian11 Cách chữa bệnh á sừng bằng bài thuốc dân gianCách chữa bệnh á sừng bằng bài thuốc dân gian từ lá trầu khôngCách chữa bệnh á sừng bằng lá lốtChữa bệnh á sừng bằng bài thuốc dân gian từ tỏiDùng chanh chữa á […]
Xem chi tiết