Viêm Da Mủ Ở Trẻ Sơ Sinh: Triệu Chứng Và Cách Chữa An Toàn

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Bác sĩ Bùi Thị Thu Hằng – Khoa Da LiễuTrưởng khoa xương khớp, Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam – Chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh – Cố vấn chuyên môn tại Hồ sơ Trung Tâm Thừa Kế và Ứng Dụng Đông Y Việt Nam

Viêm da mủ ở trẻ sơ sinh là hiện tượng mưng mủ ở vùng da đổ mồ hôi, vùng lông tóc và ác nếp kẽ… Nếu không được điều trị đúng cách, bệnh có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Cha mẹ hãy tham khảo bài viết dưới đây để có những thông tin về bệnh viêm da mủ và phương pháp điều trị viêm da mủ an toàn, hiệu quả cho trẻ sơ sinh.

Viêm da mủ ở trẻ sơ sinh là gì? Nguyên nhân gây bệnh do đâu?

Trẻ sơ sinh có làn da nhạy cảm và non nớt nên dễ bị ảnh hưởng bởi các tác nhân gây bệnh. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là các đối tượng thường xuyên phải đối mặt với bệnh lý viêm da, trong đó có viêm da mủ. Bệnh này thường bùng phát vào mùa hè khi da bé dễ đổ mồ hôi, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển tạo nên những tổn thương, sưng tấy, ngứa ngáy, mưng mủ trên da.

Vào mùa nóng trẻ thường bị đổ nhiều mồ hôi, nếu quần áo không thoáng mát, thì làn da bé sẽ là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển. Bên cạnh yếu tố vi khuẩn tăng sinh, tăng độc ngoài da, viêm da mụn mủ còn bùng phát do một số nguyên nhân như:

Vệ sinh làn da cho bé chưa đúng cách cũng là nguyên nhân dẫn đến viêm da mủ ở trẻ sơ sinh 
Vệ sinh làn da cho bé chưa đúng cách cũng là nguyên nhân dẫn đến viêm da mủ ở trẻ sơ sinh
  • Làn da của trẻ sơ sinh đang hoàn thiện, lỗ chân lông hay bề mặt da còn nhạy cảm, khiến các tế bào da, bụi bẩn dễ dàng trú ngụ
  • Sức đề kháng của trẻ còn non nớt, đặc biệt những bé thể trạng yếu, còi xương, suy nhược sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. 
  • Vệ sinh làn da cho bé chưa đúng cách cũng là nguyên nhân dẫn đến viêm da mủ ở trẻ sơ sinh 
  • Trẻ sơ sinh thường xuyên đóng tã bỉm sẽ khiến vùng da bẹn, mông bức bí, ẩm ướt và tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh phát triển, gây viêm nhiễm da.
  • Môi trường sống ẩm ướt, ô nhiễm, nhiều khói bụi và các vị khuẩn gây hại cũng là nguyên nhân khiến trẻ nhỏ dễ mắc các tình trạng viêm da mủ.  

Biểu hiệu của bệnh viêm da mủ ở trẻ sơ sinh 

Bệnh lý viêm da mủ được chia thành 2 nhóm theo nguyên nhân gây bệnh là viêm da mủ do tụ cầu và viêm da mủ do liên cầu. Tùy thuộc vào từng dạng bệnh sẽ có những dấu hiệu, biểu hiện khác nhau. Cha mẹ có thể phân biệt tình trạng bệnh ở trẻ qua các triệu chứng viêm da mủ điển hình như:

Triệu chứng viêm da mủ ở trẻ sơ sinh do tụ cầu

Với viêm da mủ do tụ cầu, tổn thương thường xuất hiện ở vùng nang lông, được gọi là viêm nang lông hay viêm lỗ chân lông. Biểu hiện cụ thể của bệnh gồm:

  • Viêm nang lông dạng nông: Sưng đỏ và đau ở lỗ chân lông, dần dần chuyển thành các cục mụn mủ nhỏ. Khi mụn khô tạo thành vảy trên da, dễ bong nhưng không để lại sẹo. Tình trạng này thường đi kèm cảm giác ngứa ngáy
  • Viêm nang lông sâu: Khu vực lỗ chân lông trở nên sưng tấy, xung quanh xuất hiện mụn mủ. Vị trí da bị bệnh thường rải rác hoặc tập trung thành các đám nhỏ, cứng và nổi rõ lên bề mặt da trẻ. Nếu bạn nặn sẽ thấy ở tổn thương có mủ chảy ra. Tình trạng viêm nang lông sâu còn gây ngứa và có nguy cơ viêm nhiễm cao. 
  • Mụn nhọt: Bề mặt da xuất hiện mụn nhọt, bên trong có nhiều mủ, sưng đau và chứa độc tính. Nếu mụn vỡ, có thể nhìn thấy bên trong có nhiều ngòi như tổ ong rất đau. Viêm da mụn mủ ở trẻ sơ sinh có thể kéo dài nhiều tháng cùng tình trạng đau nhức. Sức đề kháng của trẻ từ đó mà giảm sút…
Bề mặt da xuất hiện mụn nhọt, bên trong có nhiều mủ, sưng đau và chứa độc tính
Bề mặt da xuất hiện mụn nhọt, bên trong có nhiều mủ, sưng đau và chứa độc tính

Biểu hiện của bệnh viêm da mủ do liên cầu 

Đối với tình trạng viêm da mủ do liên cầu, triệu chứng có thể nhận thấy bao gồm:

  • Chốc lở: Trên da ban đầu có nhiều các bọng nước, sau đó chuyển biến thành bọng mủ và mủ đục. Vị trí tổn thương thường ở quanh miệng. Mụn sau khi vỡ sẽ chảy mủ, đóng vảy và tiết dịch vàng. Khi mụn khô, nếu cạy ra bạn sẽ thấy phía dưới da có màu đỏ và ướt. Tình trạng chốc lở ở da đầu khiến tóc bết dính, khả năng cao gây nhiễm khuẩn và lan ra các vùng da khác. 
  • Hăm kẽ: Triệu chứng này xuất hiện ở các vùng da có nếp gấp như cổ tay, chân, kẽ bẹn, mông, cổ… Những vùng da trên cơ thể đổ nhiều mồ hôi dễ dẫn đến bị hăm. Dấu hiệu nhận biết là các đám đỏ, tiết dịch, vùng da xung quanh tổn thương mỏng, đi kèm hiện tượng đau rát khiến bé quấy khóc. 
Triệu chứng hăm kẽ xuất hiện ở các vùng da có nếp gấp như cổ tay, chân, kẽ bẹn, mông, cổ…
Triệu chứng hăm kẽ xuất hiện ở các vùng da có nếp gấp như cổ tay, chân, kẽ bẹn, mông, cổ…

Liệu viêm da mủ ở trẻ sơ sinh có gây nguy hiểm không?

Bệnh viêm da mủ ở trẻ sơ sinh thường có xu hướng nghiêm trọng và nguy hiểm hơn các trường hợp ở người lớn. Làn da của trẻ còn non nớt và mỏng manh, do đó nếu không điều trị đúng cách, sức khỏe và sự phát triển của trẻ có thể bị ảnh hưởng rất nhiều. Không chỉ vậy viêm da mủ ở trẻ còn có xu hướng thường xuyên tái phát. Điều này có thể khiến bệnh chuyển tới thể mãn tính, để lại nhiều tổn thương như:

  • Sẹo vĩnh viễn trên da: Bệnh sau điều trị còn có thể để lại sẹo thâm, rỗ khó mờ, đeo bám trẻ đến lúc lớn, ảnh hưởng nặng đến tâm lý của con. 
  • Viêm da bội nhiễm vi khuẩn: Cảm giác ngứa ngáy khó chịu khiến trẻ vô thức gãi mạnh khiến vỡ mủ và vi khuẩn xâm nhập. Điều này khiến các tổn thương lan rộng ra khắp cơ thể, làm tăng nguy cơ hoại tử da và khó để điều trị khỏi hoàn toàn. 
Bệnh viêm da mủ ở trẻ sơ sinh thường có xu hướng nghiêm trọng và nguy hiểm hơn các trường hợp ở người lớn.
Bệnh viêm da mủ ở trẻ sơ sinh thường có xu hướng nghiêm trọng và nguy hiểm hơn các trường hợp ở người lớn.
  • Viêm não: Khi tạp khuẩn, vi khuẩn phát triển và xâm nhập được vào đường máu, có thể gây nhiễm trùng máu. Nặng hơn nữa là khi vi khuẩn chạy lên não và tấn công các tế bào thần kinh gây xuất huyết, đột quỵ, tổn thương não…
  • Khiến trẻ biếng ăn, chậm phát triển: Bệnh khiến trẻ bị ngứa ngáy, đau rát rất khó chịu dẫn đến thường xuyên quấy khóc, bỏ ăn và mất ngủ. Tình trạng kéo dài, trẻ sơ sinh có thể bị suy nhược, ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. 

Các cách chữa viêm da mủ ở trẻ sơ sinh hiệu quả 

Để tránh việc viêm da mủ ở trẻ sơ sinh chuyển biến nặng gây nguy hiểm đến sức khỏe của con, cha mẹ nên sớm cho con đi khám và điều trị đúng cách. Bởi làn da trẻ sơ sinh còn mỏng manh, nên việc điều trị thường hướng tới các phương pháp nhẹ dịu, an toàn cho bé. 

Sử dụng các thảo dược thiên nhiên để chữa bệnh

Một số loại thảo dược thiên nhiên có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm.. được sử dụng để đun nước tắm ngoài da cho bé. Cách này giúp cải thiện các triệu chứng đỏ rát, ngứa ngáy trên da, hạn chế sự lan rộng của các tổn thương. Một số loại thảo dược được sử dụng phổ biến là:

  • Tắm nước lá trầu không: Chuẩn bị 1 nắm trầu không rửa sạch, đem đun sôi cùng 2 lít nước. Pha loãng nước lá trầu không để tắm cho bé, phần bã lá vò nát để chà nhẹ lên vùng da bị viêm mủ. 
  • Chữa viêm da mủ ở trẻ sơ sinh bằng lá trà xanh: Trà xanh rửa sạch và cho vào nồi đun sôi cùng 2 lít nước. Để nguội bớt và pha với nước nguội để tắm và lau ngoài da cho trẻ. 
  • Tắm lá tía tô: Với đặc tính kháng khuẩn và chống viêm, nước lá tía tô dùng tắm cho trẻ 3-4 lần/tuần giúp giảm nhanh các triệu chứng viêm da. Cách thực hiện tương tự với lá trầu không hay trà xanh. 
  • Lá đơn đỏ dùng đun nước tắm: Tắm cho trẻ nhỏ bằng lá đơn đỏ giúp làm giảm nhanh cơn ngứa ngày, tăng khả năng phục hồi da, ngừa viêm nhiễm. Đun nước lá đơn đỏ rồi pha loãng để tắm cho bé mỗi tuần 2-3 lần để thấy được hiệu quả.
Một số loại thảo dược thiên nhiên có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm.. được sử dụng để đun nước tắm ngoài da cho bé.
Một số loại thảo dược thiên nhiên có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm.. được sử dụng để đun nước tắm ngoài da cho bé.

Lưu ý: Với phương pháp này, cha mẹ nên cẩn trọng trong việc lựa chọn các loại thảo dược. Không nên chọn các lá bị sâu hay có nhiều tạp chất. Ngoài ra trước khi thực hiện, làn da bé cần được vệ sinh sạch sẽ để tránh nhiễm trùng.

Điều trị viêm da mủ ở trẻ sơ sinh bằng Tây y

Để điều trị viêm da mủ ở trẻ nhỏ, các bác sĩ thường chỉ định một số loại thuốc uống và thuốc bôi trị viêm da mủ như:

  • Dung dịch yarish, million hay thuốc màu để khử trùng các vết thương 
  • Kháng sinh dạng bôi và các loại thuốc chống viêm như Eosine, Milian, Bactroban, Fucidin… 
  • Với viêm da mủ dạng viêm nang lông, trẻ có thể dùng kháng sinh toàn thân. 
  • Dùng kem làm mềm da, dưỡng ẩm cho da bé với thành phần dịu nhẹ
  • Tắm cho trẻ bằng sữa tắm chuyên dụng với độ pH chuẩn và công dụng diệt khuẩn như: Cetaphil, Safarelle, A Derina…
  • Một số trường hợp bệnh cụ thể, bác sĩ có thể kê thêm các vitamin bổ sung cho trẻ để tăng cường hệ miễn dịch. 
Điều trị cho trẻ sơ sinh thường được kê các loại thuốc bôi ngoài da
Điều trị cho trẻ sơ sinh thường được kê các loại thuốc bôi ngoài da

Với phương pháp chữa bệnh bằng thuốc tân dược, ưu điểm mang lại là hiệu quả nhanh chóng. Tuy nhiên cách này tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ cũng như dễ khiến trẻ nhờn thuốc và khả năng bệnh tái phát cao. Cha mẹ cũng không được tự ý mua thuốc và dùng bừa bãi cho con mà cần tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ chuyên môn. 

Những lưu ý trong việc chăm sóc và phòng ngừa bệnh viêm da mủ ở trẻ em

Bên cạnh việc điều trị bệnh đúng cách, thì việc chăm sóc da cho con mỗi ngày cũng giúp bệnh được phòng ngừa và đẩy lùi nhanh chóng hơn. Các bậc phụ huynh cần lưu ý một vài điều dưới đây để bảo vệ sức khỏe làn da cho con:

  • Thường xuyên thay tã lót cho trẻ, vệ sinh vùng da đeo tã thường xuyên, lau khô bằng nước ấm sau khi bé đi vệ sinh hàng ngày. Cha mẹ cũng có thể tắm cho bé bằng các loại sữa tắm dành riêng cho trẻ sơ sinh, dịu nhẹ và có tính diệt khuẩn tốt. 
Chăm sóc da cho bé bằng các sản phẩm dịu nhẹ dành riêng cho trẻ sơ sinh để ngăn ngừa bệnh bùng phát
Chăm sóc da cho bé bằng các sản phẩm dịu nhẹ dành riêng cho trẻ sơ sinh để ngăn ngừa bệnh bùng phát
  • Lựa chọn quần áo, tã lót có chất liệu mềm mại cho bé. Tuyệt đối tránh những loại vải quá dày, cứng hoặc không thấm được mồ hôi. 
  • Với trẻ nhỏ trong độ tuổi bắt đầu ăn dặm, cha mẹ nên chọn những loại thức ăn bổ dưỡng, tránh thực phẩm dễ gây kích ứng hay nóng trong cho con. 
  • Việc điều trị viêm da mủ ở trẻ sơ sinh bằng thuốc cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ, tránh tự ý mua thuốc cho bé mà dẫn đến các tác dụng phụ ngoài ý muốn.
  • Giữ cho phòng ốc thoáng mát, sạch sẽ, hạn chế cho con phải tiếp xúc trực tiếp với vi khuẩn và bụi bẩn gây hại…

Trên đây là những thông tin bạn đọc có thể tham khảo về bệnh viêm da mủ ở trẻ sơ sinh. Hy vọng qua bài viết, các bậc cha mẹ đã có được cách chăm sóc và bảo vệ làn da con trẻ đúng đắn nhất. 

Array
Câu hỏi thường gặp
Viêm Da Mủ Có Lây Không? Cách Điều Trị Bệnh Hiệu Quả

Nội dung chínhViêm da mủ ở trẻ sơ sinh là gì? Nguyên nhân gây bệnh do đâu?Biểu hiệu của bệnh viêm da mủ ở trẻ sơ sinh Triệu chứng viêm da mủ ở trẻ sơ sinh do tụ cầuBiểu hiện của bệnh viêm da mủ do liên cầu Liệu viêm da mủ ở trẻ sơ sinh có […]

Xem chi tiết
Thuốc chữa
Dinh dưỡng sức khỏe

Chuyên mục

Tin mới

Nhất Nam Y Viện tự hào nhận giải Top 10 Thương hiệu uy tín Việt Nam 2024

VTV2 Chất lượng cuộc sống mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ giải pháp điều trị bệnh nam khoa

VTC2 mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ trong chương trình Góc nhìn người tiêu dùng

Đây là cách giúp nữ nhân viên văn phòng “XÓA” nám tàn nhang do di truyền

ƯU ĐIỂM của Liệu trình thảo dược Vương Phi trong xử lý nám tàn nhang

Bài thuốc Tiêu Xoang Linh Dược Thang “DỨT ĐIỂM” viêm mũi dị ứng từ GỐC

Huyệt kiên tỉnh: Vị trí, tác dụng với sức khỏe

Chữa viêm xoang tại Nhất Nam Y Viện có tốt không?

[KHÁM PHÁ] Giải pháp loại bỏ nám tàn nhang từ gốc, an toàn được hàng ngàn chị em tin dùng

Nhất Nam Định Tâm Khang – Bài thuốc chữa mất ngủ được giới chuyên gia khuyên dùng

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?