Viêm Da Mủ Kiêng Ăn Gì Để Bệnh Mau Khỏi? Chuyên Gia Tư Vấn
Viêm da mủ là tình trạng da xuất hiện các tổn thương diện rộng, viêm loét sâu và khó phục hồi. Để quá trình điều trị đạt hiệu quả cao nhất, đòi hỏi người bệnh cần kết hợp khoa học giữa việc tuân thủ pháp đồ và duy trì chế độ kiêng khem hợp lý. Bài viết dưới đây sẽ giúp độc giả giải đáp thắc mắc viêm da mủ kiêng ăn gì, nên ăn gì và hướng dẫn cách chăm sóc để da mau lành nhất.
Viêm da mủ là gì?
Viêm da mủ là tình trạng vi khuẩn tấn công các lỗ chân lông, vết thương hở dẫn tới nguy cơ bội nhiễm, tích tụ mủ viêm, tạo nhọt đau nhức. Bệnh thường bùng phát mạnh mẽ vào thời điểm mùa hè, khi nhiệt độ tăng cao kèm theo mồ hôi và dầu thừa ứ đọng. Hai yếu tố chính gây nên tình trạng này được xác định chính là tụ cầu khuẩn và liên cầu khuẩn.
Trong đó, viêm da mủ do tụ cầu khuẩn thường thể hiện rõ thông qua các bệnh lý như:
- Viêm nang lông: Tình trạng lỗ chân lông sưng đau, đỏ nóng, do vi khuẩn và bụi bẩn tích tụ. Các dấu hiệu ngoài da này có thể nhanh chóng biến mất chỉ sau vài ngày.
- Viêm nang lông sâu: Mụn mủ nằm rải rác hoặc liên kết lại thành từng đám, bề mặt cứng và có thể nặn ra mủ. Bệnh có xu hướng tái phát nhiều lần.
- Mụn nhọt: Kích thước của nhọt thường sưng to, gây đau nhức, vùng da xung quanh tấy đỏ. Nhọt mọc ở cằm gọi là “đinh râu”. Khi bị vỡ sẽ để lại lỗ sâu, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công.
- Nhọt ổ gà: Bệnh thường gây nên viêm da mủ sâu ở hạ bì, chủ yếu khởi phát vào mùa hè.
Viêm da mủ do liên cầu khuẩn gây ra một số bệnh như:
- Chốc loét: Tổn thương ở vùng trung bì, thường xuất hiện ở cẳng chân, bệnh nhân tiểu đường, suy thận, gan, giãn tĩnh mạch.
- Chốc mép: Khóe miệng xuất hiện vết nứt, trợt da, gây đau rát hoặc chảy máu khi hoạt động, ăn uống.
Bị viêm da mủ kiêng ăn gì?
Để loại bỏ dứt điểm căn bệnh này đòi hỏi sự kết hợp giữa các phương pháp điều trị viêm da mủ bằng thuốc bôi, uống và một chế độ kiêng khem khoa học. Viêm da mủ kiêng ăn gì cũng là một trong những vấn đề người bệnh cần chú ý, quan tâm. Sau đây là một số loại thực phẩm mà bạn nên loại bỏ khỏi thực đơn hằng ngày:
Sữa và các chế phẩm từ sữa
Không chỉ sữa bò mà các chế phẩm từ nguyên liệu này như phomai, bơ, kem, sữa chưa… đều có khả năng khiến tình trạng mưng mủ, sưng viêm trở nên nghiêm trọng hơn. Các dưỡng chất có trong sữa sẽ làm tăng lượng insulin trong máu, kích thích gan sản sinh ra chất IGF-1 – chất đóng vai trò quan trọng trong điều tiết hoạt động tế bào. Bên cạnh đó, rất nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh, sử dụng sữa bò sẽ kích thích tuyến bã nhờn hoạt động, gây dầu thừa bít tắc tại các lỗ chân lông.
Thực phẩm giàu tinh bột và lượng đường cao
Người mắc viêm da mủ thường có xu hướng tiêu dùng nhiều loại thực phẩm chứa tinh bột, đường trắng như:
- Gạo trắng
- Bún, phở khô
- Bánh mì trắng
- Khoai tây
- Bánh kẹo
Với hàm lượng carbohydrate dồi dào có trong thành phần, việc thường xuyên sử dụng các sản phẩm này trở thành nguy cơ làm tăng đường huyết, gây tình trạng khó tiêu, cơ thể sản sinh ra nhiều IGF – 1 hơn. Từ đó khiến biểu hiện trên da kéo dài dai dẳng, liên tục xuất hiện tổn thương mới…
Thực phẩm cay nóng
Người quan tâm tới chủ đề viêm da mủ kiêng ăn gì chắc chắn không thể bỏ qua danh sách các loại thực phẩm cay nóng. Không chỉ có hại cho làn da, đây còn được xem là nguyên nhân khiến các bệnh lý khác khởi phát.
Lạm dụng các gia vị như ớt, tiêu, mù tạt, hoặc các loại hoa quả như vải, mít, sầu riêng, đồ nếp sẽ làm gia tăng lượng độc tố tích tụ trong cơ thể, ảnh hưởng tới hoạt động của gan thận và dạ dày, khiến vết thương trên da khó lành.
Tránh xa các chất kích thích có hại
Đồ uống có cồn, thuốc lá, chất kích thích là những yếu tố nguy hiểm hàng đầu đối với bệnh nhân viêm da mủ. Việc lạm dụng các chất này sẽ làm suy giảm hoặc thậm chí tiêu diệt các lợi khuẩn, dưỡng chất, vitamin trong cơ thể. Dẫn tới da bị thiếu nước, trở nên khô ráp, lão hóa nhanh, nổi mụn viêm, tăng men gan, suy thận, viêm loét dạ dày, giãn mạch máu.
Đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ
Tác hại của thức ăn nhanh và đồ ăn có sẵn luôn được xem là yếu tố không thể thiếu trong danh sách “viêm da mủ kiêng ăn gì”. Mặc dù nhận được sự ưa chuộng của giới trẻ nhưng thường xuyên sử dụng các thực phẩm này sẽ tạo điều kiện để các chất bảo quản độc hại, chất béo, phẩm màu tấn công, gây rối loạn hormone, tuyến bã nhờn.
Từ đó làm cho viêm da mủ tái đi tái lại nhiều lần, để lại tổn thương sâu khó phục hồi. Với những trường hợp viêm da mủ ở trẻ sơ sinh đang bú mẹ, nếu mẹ thường xuyên sử dụng các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ cũng có thể ảnh hưởng đến sự phục hồi da của trẻ.
Viêm da mủ nên ăn gì để ngừa thâm sẹo
Bên cạnh việc tìm hiểu những loại thực phẩm nên tránh xa, người bệnh cần tích cực bổ sung dưỡng chất để thúc đẩy nhanh thời gian điều trị, tăng khả năng làm lành da.
- Bổ sung thực phẩm chứa acid béo trong thực đơn hằng ngày. Omega 3 sẽ có tác dụng chống viêm, làm liền sẹo, thúc đẩy sản sinh collagen và màng bảo vệ tự nhiên. Bạn có thể bổ sung dưỡng chất này thông qua các loại thực phẩm như cá hồi, cá mòi, dầu cá, quả óc chó…
- Tăng cường lợi khuẩn probiotics thông qua các loại sữa chua ít đường, sữa chua hoa quả, sữa chua uống… Không chỉ tốt cho hệ tiêu hóa, thường xuyên bổ sung dưỡng chất này sẽ giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, giảm khả năng sưng viêm.
- Ưu tiên sử dụng thực phẩm chứa vitamin A, D, C, E và kẽm để phục hồi da, tái tạo tế bào mới, tăng cường chất đẩy lùi thâm sẹo.
- Uống nước trà xanh hoắc sử dụng dạng bột để giảm bã nhờn, chống oxy hóa với EGCG.
- Tích cực đào thảo độc tố trong gan, thận qua da một cách hiệu quả với nước đỗ đen, đỗ xanh hoặc các loại chè với lượng đường thấp.
Hướng dẫn cách phòng ngừa viêm da mủ
Sau khi đã được giải đáp thắc mắc viêm da mủ kiêng gì, điều được người bệnh quan tâm không kém chính là các biện pháp phòng ngừa hiệu quả tình trạng này. Sau đây là một vài lời khuyên giúp bạn bảo vệ làn da khỏi các tổn thương:
- Vệ sinh da ngày 1 lần với nước ấm, không tiếp xúc với nước lâu hơn 20 phút.
- Khi tắm chà sát nhẹ nhàng lên da, tránh để các vết thương trợt loét hoặc tràn mủ viêm ra ngoài.
- Sử dụng sản phẩm làm sạch từ thiên nhiên, lành tính hoặc đun các loại lá tắm như lá khế, trầu không, trà xanh…
- Không nên mắc quần áo quá bó sát, chật chội hoặc làm từ chất liệu gây kích ứng cao như len, giả da hoặc lông nhân tạo…
- Khi sát khuẩn vết thương nên dùng nước muối sinh lý hoặc hồ nước, iodine và thấm vào gạc y tế, tránh chạm tay trực tiếp.
- Vệ sinh không gian sinh sống và đặc biệt là các bề mặt thường xuyên tiếp xúc với da như gối, khăn mặt, chăn…
- Không nên để mồ hôi đọng lại trên da quá lâu có thể dẫn tới nguy bít tắc, gây viêm lỗ chân lông.
- Tránh sờ tay lên mặt, đặc biệt sau khi mới nặn mụn hoặc chưa vệ sinh sạch sẽ.
Hy vọng rằng, qua danh sách các loại thực phẩm trên đây đã giúp độc giả có được đáp án thỏa đáng cho thắc mắc viêm da mủ kiêng ăn gì. Đồng thời nhận thức đúng đắn hơn về vai trò của chế độ dinh dưỡng trong quá trình điều trị căn bệnh này.
Bệnh viêm da mủ không chỉ khiến người bệnh khó chịu mà có thể dẫn đến nhiều hệ lụy nguy hiểm nếu không điều trị nhanh chóng. Do vậy, bên cạnh xây dựng chế độ ăn uống, người bệnh cần chủ động tìm kiếm phương pháp điều trị chuyên sâu để loại bỏ hoàn toàn bệnh.
Nội dung chínhViêm da mủ là gì?Bị viêm da mủ kiêng ăn gì?Sữa và các chế phẩm từ sữaThực phẩm giàu tinh bột và lượng đường caoThực phẩm cay nóngTránh xa các chất kích thích có hạiĐồ ăn chứa nhiều dầu mỡViêm da mủ nên ăn gì để ngừa thâm sẹoHướng dẫn cách phòng ngừa […]
Xem chi tiết