Trĩ Nội: Dấu Hiệu Nhận biết và hướng dẫn điều trị hiệu quả nhất

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CK2 Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương – Khoa Tiêu hóaPhó Giám đốc Chuyên Môn phòng khám Nhất Nam Y Viện – Cố vấn chuyên môn tại Hồ sơ Trung Tâm Thừa Kế và Ứng Dụng Đông Y Việt Nam

Trĩ nội là hiện tượng phình giãn mạch ở niêm mạc trực tràng. Các búi trĩ hình thành sâu bên trong khiến hậu môn trở nên đau rát, ngứa ngáy khó chịu, thậm chí chảy máu khi đại tiện. Để ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng, người bệnh nên trang bị những kiến thức để kịp thời nhận biết và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Bệnh trĩ nội là gì?

Trĩ nội là căn bệnh có tên khoa học là Internal Hemorrhoids, chỉ tình trạng giãn phình tĩnh mạch nằm sâu bên trong trực tràng. Về lâu dài sẽ dẫn tới ứ đọng máu dạng búi, được gọi là búi trĩ. Đây là một trong những dạng phổ biến nhất của bệnh trĩ.

So với trĩ ngoại, bệnh trĩ nội khó để phát hiện hơn nên hầu hết các trường hợp chỉ đến khám khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn 2 – 4. Mặc dù không trực tiếp gây ảnh hưởng nguy hiểm tới tính mạng người bệnh, tuy nhiên những biến chứng do trĩ nội để lại có thể làm giảm chất lượng học tập, làm việc và tâm lý.

Biểu hiện của bệnh trĩ nội là gì?

Nhận biết kịp thời dấu hiệu bệnh trĩ nội được xem là chìa khóa quan trọng giúp người bệnh chủ động điều trị sớm. Dựa theo từng biểu hiện, bạn có thể nhanh chóng xác định mức độ nguy hiểm và tình trạng diễn biến của bệnh.

Trĩ nội là hiện tượng phình giãn mạch ở niêm mạc trực tràng.
Trĩ nội là hiện tượng phình giãn mạch ở niêm mạc trực tràng.
  • Trĩ nội cấp độ 1: Đây là giai đoạn bệnh trĩ mới khởi phát, chưa xuất hiện nhiều dấu hiệu rõ rệt. Khi đó, búi trĩ nằm sâu bên trong trực tràng, khiến người mắc khó có thể quan sát hoặc sờ thấy. Một số trường hợp sẽ xảy ra tình trạng xuất huyết lẫn với phân, ở giấy chùi hoặc thành dạng nhỏ giọt, hậu môn thường xuyên ẩm ướt và ngứa ngáy khó chịu.
  • Trĩ nội cấp độ 2: Giai đoạn này, bệnh đã tiến triển ở một giai đoạn nhất định, máu dần ứ đọng gây phình giãn tĩnh mạch và gia tăng kích thước búi trĩ. Phần búi trĩ có thể xuất hiện lấp ló ở ống hậu môn. Trong quá trình vệ sinh, việc rặn hoặc dùng lực tác động lên hậu môn có thể khiến búi trĩ lòi ra, sau đó tự động thụt vào bên trong, cảm giác đau rát cũng gia tăng hơn.
  • Trĩ nội cấp độ 3: Búi trĩ dần gia tăng kích thước, phát triển dày và dần chuyển sang màu đỏ sẫm. Cơ thắt hậu môn dần suy yếu dẫn tới búi trĩ lòi ra ngoài ngay cả khi vận động nhẹ (đi bộ hoặc ngồi) và khó có khả năng tự thụt vào trong như ở giai đoạn 2.
  • Trĩ nội cấp độ 4: Trong giai đoạn này, hầu như các phương pháp điều trị tại chỗ sẽ không đem lại hiệu quả như mong muốn. Búi trĩ to và hầu như không thể đưa vào trong ống hậu môn ngay cả khi sử dụng tay. Nếu không can thiệp kịp thời, người bệnh có thể sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ nghiêm trọng.

Các nguyên nhân gây bệnh trĩ nội không thể bỏ qua

Bệnh trĩ nội khởi phát do nhiều nguyên nhân cộng hưởng lại với nhau. Trên thực tế, những thói quen sinh hoạt, đặc điểm cơ địa sẽ tạo nên áp lực làm cho tĩnh mạch phình căng, gây ra búi trĩ.

  • Tuổi tác: Khi đạt độ tuổi càng cao sẽ khiến cho cơ hậu môn và tĩnh mạch bị yếu dần, nguy cơ tổn thương cao. Chính vì vậy, bệnh trĩ thường có nguy cơ khởi phát cao ở người trung niên và cao tuổi.
  • Mắc bệnh rối loạn tiêu hóa: Rối loạn tiêu hóa mãn tính như tiêu chảy, táo bón thường xuyên hoặc mãn tính sẽ khiến gia tăng áp lực lên vùng trực tràng hậu môn.
  • Mang thai: Trĩ nội là một trong những căn bệnh phổ biến ở phụ nữ mang thai. Ở cuối thai kỳ, cổ tử cung giãn nở, cộng hưởng với sự gia tăng cân nặng và thay đổi hormone cao, dẫn tới tăng áp lực trực tràng – hậu môn, tạo thành búi trĩ. Hiện tượng mắc trĩ khi mang thai hoặc trĩ sau sinh vô cùng phổ biến.
  • Lười vận động: Người làm công sở, ít vận động hoặc ngồi nhiều sẽ dẫn tới gia tăng nguy cơ mắc bệnh xương khớp và bệnh trĩ. Khi đó, cơ thắt và tĩnh mạch hậu môn bị đè nén lâu ngày sẽ kéo theo nguy cơ trĩ nội.
  • Các nguyên nhân khác: Người có thói quen vận động nặng, ăn ít chất xơ, lạm dụng rượu bia, chất kích thích sẽ trở thành đối tượng dễ bị mắc bệnh trĩ nội.

Trĩ nội có tự hết không? Có cần phẫu thuật không?

Mặc dù không gây nguy hại trực tiếp tới sức khỏe và tính mạng, tuy nhiên nếu bệnh trĩ nội không được quan tâm kịp thời, người mắc sẽ phải đối diện với nhiều biến chứng.

Thực tế, bệnh trĩ nội và trĩ nói chung rất khó để tự khỏi, việc áp dụng những biện pháp hỗ trợ có thể giúp khắc phục nhanh dấu hiệu bệnh. Tuy nhiên, các búi trĩ vẫn tồn tại bên trong ống hậu môn và tiềm ẩn nguy cơ tái phát. Chính vì vậy, khi nhận thấy các dấu hiệu được liệt kê ở trên, bạn nên chủ động tới thăm khám tại cơ sở y tế gần nhất.

Kích thước của búi trĩ sẽ tăng dần lên và không thể co lại vào bên trong, gây nhiều hệ lụy nguy hiểm.
Kích thước của búi trĩ sẽ tăng dần lên và không thể co lại vào bên trong, gây nhiều hệ lụy nguy hiểm.

Bệnh trĩ nội tiến triển theo 4 giai đoạn chính, ở các giai đoạn từ nhẹ tới trung bình, người bệnh sẽ được ưu tiên điều trị bằng phương pháp tại chỗ, sử dụng thuốc. Đối với trường hợp nghiêm trọng, các bác sĩ sẽ xem xét tiến hành phẫu thuật.

Theo thời gian, kích thước của búi trĩ sẽ tăng dần lên và không thể co lại vào bên trong, gây nhiều hệ lụy nguy hiểm.

  • Thiếu máu mãn tính: Trĩ nội sẽ gây ra tình trạng xuất huyết thành dạng giọt hoặc tia bắn trong quá trình đi vệ sinh. Tuy nhiên, quá trình này diễn ra trong thời gian dài sẽ gây ra tình trạng thiếu máu.
  • Sa trĩ tắc mạch: Khi các cục máu đông hình thành bên trong búi trĩ phát triển quá đà sẽ dẫn tới sa trĩ tắc mạch, gây phù nề niêm mạc hậu môn, đau đớn dữ dội.
  • Nhiễm khuẩn búi trĩ: Khi các búi trĩ bị sa ra bên ngoài và không thể đưa vào bên trong dù đã sử dụng tay sẽ dễ dàng bị các loại vi khuẩn tấn công. Nhiễm khuẩn búi trĩ sẽ làm tắc cơ thắt hậu môn, gây viêm loét, phù nề, thậm chí đi vào tuần hoàn máu.
  • Rối loạn chức năng cơ hậu môn: Búi trĩ sa xuống sẽ gây ra tình trạng rối loạn hoặc suy giảm chức năng cơ hậu môn, gây khó khăn cho hoạt động xì hơi hoặc đại tiện.

Bệnh trĩ nội và cách chữa tốt nhất hiện nay

Tùy vào diễn biến của triệu chứng trĩ nội và giai đoạn tiến triển của bệnh, các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất. Để tránh những tác dụng phụ ngoài ý muốn, bạn không nên tự ý điều trị hoặc lạm dụng bất cứ loại thuốc nào. Dưới đây là một số phương pháp chữa trị nội phổ biến nhất.

Cách chữa bệnh bằng thuốc Tây

Đối với bệnh nhân ở giai đoạn 1, 2 các bác sĩ sẽ ưu tiên áp dụng một số loại thuốc điều trị bệnh trĩ tại chỗ. Phương pháp này có khả năng loại bỏ nhanh chóng cảm giác đau nhức, khó chịu, kích thích tiêu hóa. Tuy nhiên, người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt theo chỉ dẫn để tránh tác dụng phụ.

  • Thuốc bôi mỡ: Bôi trực tiếp lên vùng hậu môn trực tràng để giảm viêm nhiễm, phù nề, ngứa ngáy, làm dịu phần da bị nứt do búi trĩ.
  • Thuốc giảm đau, kháng viêm: Giúp giảm đau đớn khi đi vệ sinh nhớ các chất kháng viêm như Ibuprofen, Diclofenac, Naproxen…
  • Thuốc nhuận tràng: Thúc đẩy hoạt động của ruột, ngăn ngừa tình trạng ứ đọng phân trong đại tràng, đồng thời thúc đẩy đào thải ra bên ngoài, phù hợp với người bị táo báo mãn tính.
  • Thuốc hỗ trợ tăng độ bền tĩnh mạch: Bệnh trĩ nội khởi phát chủ yếu do sự phình căng mạch ở khu vực trực tràng, hậu môn và gây ứ đọng máu tạo ra các búi. Chính vì vậy, các bác sĩ sẽ sử dụng thuốc để hạn chế nguy cơ tắc nghẽn, giảm kích thước búi trĩ.

Thủ thuật điều trị bệnh trĩ

Đối với một số trường hợp ở giai đoạn nhẹ tới trung bình hoặc không đáp ứng tích cực với các sản phẩm điều trị tại chỗ. Bác sĩ sẽ xem xét tiến hành phẫu thuật nhằm loại bỏ hoàn toàn búi trĩ. Một số thủ thuật chữa bệnh trĩ phổ biến nhất là:

  • Thắt búi trĩ bằng vòng cao su: Đây là phương pháp áp dụng kỹ thuật nội soi để đưa vòng cao su vào thắt chặt cổ búi trĩ. Sau một thời gian, búi trĩ sẽ tự hoại tử và rụng xuống do không có máu nuôi dưỡng.
  • Chích xơ búi trĩ: Đối với bệnh nhân mắc bệnh trĩ nội độ 2, phương pháp này sẽ được tiến hành nhằm tiêm thuốc vào búi trĩ và gây ra phản ức xơ. Từ đó, giảm nguy cơ búi trĩ sa ra ngoài, khắc phục tình trạng xuất huyết khi đại tiện.

Điều trị bằng phương pháp phẫu thuật

Áp dụng các phương pháp ngoại khoa là cách điều trị cuối cùng khi những liệu pháp trước đó không đem lại hiệu quả như mong đợi. Các kỹ thuật phẫu thuật cũng thường được chỉ định đối với bệnh nhân trĩ nội đã xuất hiện biến chứng nguy hiểm.

Các kỹ thuật phẫu thuật cũng thường được chỉ định đối với bệnh nhân trĩ nội đã xuất hiện biến chứng nguy hiểm.
Các kỹ thuật phẫu thuật cũng thường được chỉ định đối với bệnh nhân trĩ nội đã xuất hiện biến chứng nguy hiểm.
  • Phẫu thuật Longo: Phương pháp này phù hợp với tổn thương ở giai đoạn 2, 3, 4. Các bác sĩ sẽ tiến hành cắt niêm mạc ở bên nhằm làm gián đoạn tuần hoàn máu ở búi trĩ. Sau đó tiến hành đưa búi trĩ vào trong ống hậu môn và làm teo mô.
  • Phương pháp khâu triệt THD: Thông qua máy siêu âm kỹ thuật cao, chuyên gia sẽ thực hiện làm tắc tĩnh mạch máu cung cấp cho các búi trĩ, giảm kích thước của chúng và hoại tử dần theo thời gian.

Chế độ chăm sóc và phòng ngừa dành cho bệnh nhân bị trĩ

Để đảm bảo thời gian phục hồi nhanh nhất, giảm các nguy cơ biến chứng nguy hiểm đòi hỏi người bệnh cần chủ động thay đổi trong quá trình sinh hoạt và làm việc.

  • Uống nhiều nước và chia thành nhiều thời điểm trong ngày, kết hợp tăng cường bổ sung chất xơ trong thực đơn hằng ngày để thúc đẩy hệ tiêu hóa, làm mềm phân, giảm nguy cơ táo bón.
  • Nếu cảm thấy những dấu hiệu ban đầu của bệnh trĩ, bên cạnh những biện pháp đặc trị, bạn có thể sử dụng một số giải pháp hỗ trợ từ mẹo dân gian như chườm lạnh, ngâm rửa với nước muối…
  • Hạn chế ăn một số loại thực phẩm có vị cay, đồ ăn nhanh chiên dầu mỡ, nhiều gia vị mặn, thức uống chứa cồn hoặc chất kích thích.
  • Tránh thói quen ngồi xổm hoặc ngồi một chỗ quá lâu, nên đi lại nhẹ nhàng sau mỗi 2 – 3 tiếng.
  • Tập thể dục khoảng 15 – 30 phút mỗi ngày để cải thiện tuần hoàn máu, điều hòa nhu động ruột, đồng thời ngăn chặn diễn biến xấu của bệnh trĩ nội.

Bệnh trĩ nội là dạng tổn thương hậu môn – trực tràng phổ biến mà bất cứ đối tượng nào cũng có nguy cơ mắc phải. Chính vì vậy, để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm, người bệnh nên xây dựng cho mình chế độ dinh dưỡng phù hợp, kết hợp với phác đồ điều trị phù hợp từ chuyên gia.

Array
Câu hỏi thường gặp
Khám bệnh trĩ ở đâu tốt nhất? Top 10 địa chỉ đáng tin cậy

Nội dung chínhBệnh trĩ nội là gì?Biểu hiện của bệnh trĩ nội là gì?Các nguyên nhân gây bệnh trĩ nội không thể bỏ quaTrĩ nội có tự hết không? Có cần phẫu thuật không?Bệnh trĩ nội và cách chữa tốt nhất hiện nayCách chữa bệnh bằng thuốc TâyThủ thuật điều trị bệnh trĩĐiều trị bằng […]

Xem chi tiết
Bệnh trĩ uống thuốc có hết không? Đáp án chính xác nhất từ chuyên gia

Nội dung chínhBệnh trĩ nội là gì?Biểu hiện của bệnh trĩ nội là gì?Các nguyên nhân gây bệnh trĩ nội không thể bỏ quaTrĩ nội có tự hết không? Có cần phẫu thuật không?Bệnh trĩ nội và cách chữa tốt nhất hiện nayCách chữa bệnh bằng thuốc TâyThủ thuật điều trị bệnh trĩĐiều trị bằng […]

Xem chi tiết
Cách chữa
Thuốc chữa
Dinh dưỡng sức khỏe

Chuyên mục

Tin mới

Bọc Răng Sứ Có Bị Hôi Miệng Không? Cách Điều Trị Và Chăm Sóc

Khi Nào Nên Bọc Răng Sứ Để Mang Lại Hiệu Quả Thẩm Mỹ Tốt Nhất?

Bọc Răng Sứ Có Được Vĩnh Viễn Không? Yếu Tố Nào Tác Động?

Quy Trình Bọc Răng Sứ Chuẩn Và Những Điều Bạn Cần Lưu Ý

Có Nên Bọc Răng Sứ Không? Quy Trình Và Những Điều Bạn Cần Lưu Ý

[CHIA SẺ] Trước Và Sau Khi Bọc Răng Sứ Cần Biết Những Gì?

Nhất Nam Y Viện tự hào nhận giải Top 10 Thương hiệu uy tín Việt Nam 2024

VTV2 Chất lượng cuộc sống mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ giải pháp điều trị bệnh nam khoa

VTC2 mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ trong chương trình Góc nhìn người tiêu dùng

Đây là cách giúp nữ nhân viên văn phòng “XÓA” nám tàn nhang do di truyền

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?