Bệnh Trĩ Ở Trẻ Em: Những Thông Tin Bố Mẹ Tuyệt Đối Không Nên Bỏ Qua
Bệnh trĩ ở trẻ em là căn bệnh phổ biến. Quá trình táo bón và sưng đau kéo dài có thể ảnh hưởng hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và sự phát triển trong tương lai của con trẻ. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bậc phụ huynh trang bị những kiến thức cần thiết nhất trong quá trình phòng ngừa và điều trị tình trạng này.
Bệnh trĩ ở trẻ em là gì?
Bệnh trĩ là tình trạng sưng phồng tĩnh mạch ở vùng xương chậu và trực tràng do áp lực. Quá trình này sẽ gây ra sự hình thành búi trĩ. Thông thường, bệnh có liên quan mật thiết tới hệ thống mạch máu bao gồm tiểu động mạch, tĩnh mạch, cơ trơn và mô liên kết được lót bởi lớp biểu mô bình thường tại ống hậu môn.
Ở người lớn tuổi, hoặc người táo bón mãn tính, các mô sợi đàn hồi nâng đỡ đám rối tĩnh mạch suy yếu dần, búi trĩ sa khỏi hậu môn. Tuy nhiên, tình trạng này hoàn toàn có thể khởi phát ở trẻ em.
Bệnh trĩ ở trẻ nhỏ thường khó phát hiện và dễ bị nhầm lẫn với rối loạn tiêu hóa thông thường. Chính vì vậy đòi hỏi phụ huynh nên chủ động quan sát những biểu hiện khác thường của cơ thể con trẻ, tránh các biến chứng nguy hiểm
Hình ảnh bệnh trĩ ở trẻ em
Dưới đây là một số hình ảnh phổ biến về bệnh trĩ ở trẻ em
Dấu hiệu bệnh trĩ ở trẻ em
Thông qua việc phát hiện sớm các triệu chứng bệnh trĩ trẻ em, phụ huynh có thể tối ưu hiệu quả điều trị và giảm tối đa nguy cơ biến chứng. Dưới đây là một số dấu hiệu cảnh báo bệnh trĩ mà các cha mẹ không nên bỏ qua.
- Trẻ đi vệ sinh có cảm giác đau: Cha mẹ nên đặc biệt cẩn trọng nếu thấy trẻ kêu đau phần hậu môn mỗi khi rặn đi vệ sinh. Khi đó, các búi trĩ đã dần hình thành và va chạm với nhau trong quá trình vệ sinh gây ra cảm giác khó chịu và thậm chí xuất huyết.
- Trẻ bị táo bón thường xuyên: Sự đều đặn của hệ tiêu quá có thể phản ánh rõ ràng vấn đề sức khỏe mà cơ thể đang gặp phải. Nếu trẻ bị táo bón từ 5 – 7 ngày hoặc phân ra vón cục sẽ khiến áp lực dồn lên vùng hậu môn, tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ.
- Đi vệ sinh lâu: Rặn quá lâu không chỉ cảnh báo nguy cơ mắc táo bón mà còn gây áp lực lên vùng hậu môn, làm máu khó lưu thông, giãn quá đà tĩnh mạch vùng hậu môn – trực tràng.
- Biểu hiện bất thường vùng hậu môn: Cha mẹ có thể quan sát thấy vùng da xung quanh hậu môn thường xuyên trong tình trạng ẩm ướt, nóng đỏ do vi khuẩn tấn công, đồng thời sưng đau mỗi khi trẻ đi đại tiện. Một số trường hợp xuất hiện tình trạng xuất huyết trong phân hoặc giấy chùi.
Bệnh trĩ ở trẻ em có nguy hiểm không?
Khi trẻ mắc bệnh trĩ và không được điều trị, chăm sóc kịp thời có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như:
- Thiếu máu do xuất huyết quá nhiều: Ban đầu, máu có thể xuất hiện lẫn trong phân hoặc giấy chùi. Tuy nhiên theo thời gian, người mắc có thể chảy máu dạng giọt hoặc dạng tia trong quá trình đi đại tiện.
- Nghẹt búi trĩ: Đối với các trường hợp trẻ nhỏ mắc trĩ nội, kích thước các búi trĩ phát triển bên trong ống hậu môn có thể gây ra tắc nghẽn, sa trĩ tắc mạch, đau nhức dữ dội.
- Nhiễm khuẩn búi trĩ: Khi bệnh tiến triển sang cấp độ nặng, các búi trĩ mất dần khả năng tự co và không thể tự trở lại bên trong. Điều này khiến trẻ cảm thấy đau rát mỗi khi hoạt động, tạo điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn tấn công gây bệnh.
Nguyên nhân gây nên bệnh trĩ ở trẻ nhỏ
Bệnh trĩ không chỉ khởi phát ở đối tượng bị rối loạn tiêu hóa, lạm dụng rượu bia hoặc phụ nữ mang thai mà còn có xu hướng gia tăng ở trẻ trên 3 tuổi. Cha mẹ cần chú ý một số nguyên nhân chính như sau:
- Để cho trẻ mang nhiều đồ chơi vào trong nhà vệ sinh, dẫn tới thời gian đi đại tiện kéo dài, phân bị tắc ở hậu môn, máu và áp lực dồn vào vùng xung quanh xương chậu.
- Không đáp ứng đủ lượng nước mà cơ thể cần, lười ăn rau dẫn tới mất cân bằng dinh dưỡng.
- Quấy khóc thường xuyên có thể gai tăng áp lực lên vùng bụng và xương chậu, dẫn tới phồng tĩnh mạch hậu môn, tăng nguy cơ tạo thành búi trĩ.
- Táo bón mãn tính hoặc có khối u bên trong đại tràng.
Bệnh trĩ ở trẻ em và cách điều trị hiệu quả, an toàn
Để có thể khắc phục nhanh chóng những biểu hiện của bệnh trĩ mà không ảnh hưởng tới sức khỏe của, phụ huynh nên ưu tiên các giải pháp an toàn và lành tính, đồng thời tham khảo ý kiến từ các chuyên gia. Dưới đây là danh sách một số phương pháp phổ biến nhất.
Chữa bệnh bằng mẹo dân gian
Trong giai đoạn đầu, các mẹ có thể tham khảo một số mẹo dân gian chữa bệnh trĩ lành tính và áp dụng cho con trẻ. Mặc dù phương pháp này không có khả năng thay thế thuốc đặc trị, tuy nhiên sẽ hỗ trợ tối đa tốc độ phục hồi vùng hậu môn, giảm cảm giác ngứa ngáy khó chịu cho trẻ.
- Tắm hoặc ngâm nước ấm: Dùng nước ấm để làm sạch cơ thể và đặc biệt là vùng hậu môn từ 15 – 20 phút sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn, cải thiện cảm giác ngứa ngáy. Khi thực hiện phương pháp ngâm, phụ huynh cần chú ý không để phần hậu môn và búi trĩ chạm vào đáy chậu.
- Chườm lạnh: Tương tự cách ngâm nước, việc tác dụng nhiệt độ vào vùng bị bệnh sẽ có khả năng giảm đau nhức, ngứa rát nhanh chóng.
- Dầu dừa: Đối với trẻ mắc bệnh trĩ ngoại, phụ huynh có thể sử dụng dầu dừa đắp vào vùng bị tổn thương. Sau đó rửa lại với nước ấm sẽ giúp giảm ngứa, thúc đẩy quá trình đào thải phân ra ngoài một cách an toàn và ít gây đau đớn nhất.
Thuốc chữa bệnh trĩ cho trẻ em
Đối với trẻ mắc bệnh trĩ ở giai đoạn 2, 3, 4 hoặc mong muốn khắc phục nhanh chóng các biểu hiện ở vùng hậu môn, cha mẹ có thể tham khảo các phương pháp điều trị tại chỗ bằng thuốc Tây. Những sản phẩm dùng cho trẻ nhỏ cần được chỉ định bởi các chuyên gia để hạn chế tối đa tác dụng phụ.
- Thuốc điều trị tại chỗ giảm ngứa rát chứa corticoid hoặc thuộc nhóm NSAID dành riêng cho trẻ em.
- Sản phẩm bôi vào búi trĩ, chứa thuốc giảm đau hoặc gây tê.
- Các loại thuốc giảm đau nhanh dành cho các bé ở giai đoạn 2, 3.
- Một số sản phẩm hỗ trợ tăng cường nhu động hệ tiêu hóa, thúc đẩy đào thải phân ra ngoài.
- Thuốc tăng cường độ bền thành mạch, giảm áp lực và tình trạng sưng phồng.
Hướng dẫn phòng ngừa bệnh trĩ ở trẻ em
Bên cạnh việc ưu tiên lựa chọn các giải pháp điều trị an toàn cho trẻ, các bậc phụ huynh không nên bỏ qua các biện pháp phòng ngừa. Thay đổi thói quen dinh dưỡng và rèn luyện tác phong sống khoa học cho trẻ sẽ giúp giảm tối đa ảnh hưởng của bệnh trĩ.
- Bệnh trĩ nên ăn gì? Nên tích cực bổ sung rau xanh, các loại vitamin, chất xơ và khoáng chất trong thực đơn hằng ngày cho bé. Nếu trẻ nhỏ lười ăn rau, các mẹ có thể ninh lấy nước cốt hoặc chế biến thành dạng nước ép hoặc sinh tố để kích thích ngon miệng.
- Không nên cho con ăn nhiều thực phẩm có chứa dầu mỡ, chất bảo quản và vị cay nóng.
- Nếu trẻ bị biếng ăn, các chuyên gia khuyến khích cha mẹ không nên cố ép con ăn thật nhiều, nên chia thành từng bữa nhỏ.
- Cung cấp cho trẻ lượng nước cần thiết trong một ngày.
- Thường xuyên theo dõi cân nặng và thói quen vệ sinh của con. Thừa cân, béo phì hoặc táo bón đều có thể gây áp lực lên tĩnh mạch ở hậu môn.
Bệnh trĩ ở trẻ em đang ngày một trở nên phổ biến. Cách tốt nhất để ngăn ngừa sự khởi phát và ảnh hưởng của căn bệnh này tới sức khỏe của con nhỏ chính là thay đổi chế độ dinh dưỡng lành mạnh và chủ động trang bị các kiến thức phòng ngừa khoa học nhất.
Nội dung chínhBệnh trĩ ở trẻ em là gì?Hình ảnh bệnh trĩ ở trẻ emDấu hiệu bệnh trĩ ở trẻ emBệnh trĩ ở trẻ em có nguy hiểm không?Nguyên nhân gây nên bệnh trĩ ở trẻ nhỏBệnh trĩ ở trẻ em và cách điều trị hiệu quả, an toànChữa bệnh bằng mẹo dân gianThuốc chữa […]
Xem chi tiếtNội dung chínhBệnh trĩ ở trẻ em là gì?Hình ảnh bệnh trĩ ở trẻ emDấu hiệu bệnh trĩ ở trẻ emBệnh trĩ ở trẻ em có nguy hiểm không?Nguyên nhân gây nên bệnh trĩ ở trẻ nhỏBệnh trĩ ở trẻ em và cách điều trị hiệu quả, an toànChữa bệnh bằng mẹo dân gianThuốc chữa […]
Xem chi tiết