Bệnh trĩ chảy máu có nguy hiểm không? Mách bạn cách khắc phục nhanh nhất
Trĩ chảy máu là dấu hiệu cảnh báo những tổn thương nghiêm trọng do búi trĩ bị vỡ, hoặc nhiễm khuẩn. Nếu không kịp thời xử lý, các vết thương có thể dẫn tới biến chứng, đòi hỏi can thiệp phẫu thuật mới có thể khắc phục được. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn độc giả cách khắc phục tình trạng này an toàn và khoa học nhất.
Bệnh trĩ chảy máu do nguyên nhân nào?
Bệnh trĩ là một dạng tổn thương ở vùng hậu môn – trực tràng, xảy ra do áp lực lên đám rối tĩnh mạch tăng quá mức dẫn tới tình trạng sưng phồng. Dựa vào vị trí của các búi trĩ, bệnh được chia thành các dạng bao gồm trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp. Đây là tình trạng phổ biến với tỷ lệ người mặc lên tới 30 – 35% và có thể khởi phát ở nhiều đối tượng, đặc biệt là phụ nữ mang thai, sau sinh và trĩ ở trẻ em.
Trĩ chảy máu sẽ xuất hiện ở nhiều hình thức khác nhau như lẫn vào trong phân hoặc giấy chùi. Bên cạnh đó, đối với các cấp độ 3, 4, máu chảy sẽ xuất hiện ở dạng tia hoặc giọt.
Bị trĩ ra máu nhiều có thể gây ra cảm giác đau đớn, ngứa ngáy và mệt mỏi cho người mắc. Nguy cơ bị vỡ búi trĩ dẫn tới chảy máu có thể xảy ra ở bất cứ người bệnh nào. Chính vì vậy, người mắc cần đặc biệt lưu ý tới những yếu tố là gia tăng nguy cơ như:
- Vận động quá mạnh: Người mắc bệnh trĩ ngoại, đặc biệt trong cấp độ 2, 3, 4 các búi trĩ sa ra ngoài đã đạt kích thước lớn sẽ dễ bị vỡ trong quá trình vận động mạnh.
- Đại tiện: Bệnh trĩ có thể làm phân ứ đọng bên trong, bên cạnh đó thời gian đi vệ sinh dài đã gia tăng thêm áp lực lên tĩnh mạch khiến trĩ chảy máu tươi.
- Táo bón: Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới vỡ búi trĩ chảy máu. việc rặn trong quá trình đại tiện sẽ làm gia tăng tổn thương lên vùng bị bệnh.
Bệnh trĩ chảy máu có nguy hiểm không?
Tình trạng trĩ chảy máu không chỉ là nguyên nhân chính gây ra những cơn đau rát, khó chịu mà còn để lại nhiều tổn thương nghiêm trọng đối với sức khỏe người bệnh. Trường hợp mất máu quá nhiều sẽ dẫn tới mệt mỏi, choáng váng.
Đối với các trường hợp chẩn đoán mắc trĩ nội, các búi trĩ nằm sâu bên trong và khó để cảm nhận trực tiếp bằng tay nên khi xuất huyết sẽ rất khó để cầm máu. Bên cạnh đó, môi trường dịch hậu môn đã tạo điều kiện lý tưởng để nhiều vi khuẩn sinh sôi. Điều này vô tình gia tăng thêm nguy cơ bội nhiễm, nhiễm trùng máu.
Chính vì vậy, người bệnh không nên chủ quan khi các biểu hiện của bệnh trĩ có xuất hiện dấu hiệu xuất huyết và gia tăng nhanh chóng theo thời gian.
Trĩ chảy máu phải làm sao? Cách khắc phục và điều trị
Trĩ chảy máu là tình trạng nguy hiểm có thể ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe người bệnh nếu không được điều trị kịp thời. Chính vì vậy, người bệnh cần chủ động can thiệp đúng cách, thăm khám y tế và tham khảo ý kiến chuyên gia để hạn chế những tổn thương khó phục hồi.
Hướng dẫn sơ cứu và cầm máu tại chỗ
Trĩ ngoại chảy máu có thể cấp cứu tại chỗ để hạn chế nguy cơ mất máu và nhiễm trùng. Để thực hiện quá trình này đúng khoa học nhất, người bệnh cần thực hiện tuần tự các bước sau đây:
- Làm sạch vùng hậu môn với nước muối hoặc nước ấm.
- Dùng băng gạc hoặc bông y tế để băng vết thương và cố định lại.
- Không nên di chuyển quá nhiều, nằm nghiêng nghỉ ngơi tại chỗ và tránh đắp các loại thuốc lá không rõ công dụng để hạn chế nguy cơ nhiễm trùng.
- Trĩ chảy máu sẽ gây ra cảm giác đau rát và mệt mỏi. Chính vì vậy, người bệnh có thể tham khảo thêm một số loại thuốc như giảm đau, cầm máu hoặc đến thăm khám trực tiếp với bác sĩ để được điều trị theo phác đồ cụ thể.
Phẫu thuật loại bỏ búi trĩ
Nếu búi trĩ đạt tới kích thước quá lớn, thường xuyên va chạm gây đau đớn cản trở sinh hoạt, xuất huyết thường xuyên khiến người bệnh mệt mỏi sẽ được các bác sĩ xem xét phẫu thuật cắt bỏ. Dựa trên quá trình thăm khám, xét nghiệm chuyên sâu và mức độ tổn thương, quá trình điều trị sẽ áp dụng một số công nghệ như:
- Đốt trĩ bằng tia laser
- Thắt gốc búi trĩ đối với các trường hợp mắc trĩ nội xuất huyết nhiều.
- Tiến hành loại bỏ các cục máu đông ở dưới da
Bị trĩ chảy máu nên ăn gì? Hướng dẫn phòng ngừa an toàn
Để hạn chế tối đa tình trạng vỡ búi trĩ chảy máu, người bệnh nên chú ý chăm sóc đúng cách vùng bị tổn thương và thiết lập chế độ dinh dưỡng hợp lý.
- Bổ sung nhiều thực phẩm chứa chất xơ, các loại vitamin như C, E và khoáng chất để thúc đẩy hệ tiêu hóa.
- Ngoài ra, bạn có thể tăng cường ăn các thực phẩm có tính nhuận tràng như khoai lang, cà rốt hoặc chứa nhiều magie và kẽm như yến mạch, bơ lạc, nho khô,…
- Trĩ chảy máu có thể gây ra tình trạng thiếu sắt, chính vì vậy để giảm nguy cơ thiếu máu, bạn nên nạp các thực phẩm như cá ngừ, gan động vật, hạt điều, mè, dưa hấu, rau dền,….
- Tránh các loại đồ ăn có sử dụng chất bảo quản, phẩm màu, chiên rán nhiều lần hoặc vị cay nóng không tốt cho dạ dày.
- Đáp ứng cho cơ thể đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày, có thể kết hợp với các loại nước ép, sinh tố và trà thảo dược.
- Kết hợp thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày để thúc đẩy tuần hoàn máu và giảm tình trạng ứ đọng ở trực tràng, hậu môn.
- Thực hiện làm sạch kỹ lưỡng vùng hậu môn, có thể tiến hành ngâm với nước ấm hoặc nước muối để giảm đau và sát khuẩn. Phương pháp này có tác dụng giảm đau, khiến búi trĩ co lại.
- Không tự ý đắp các loại thuốc chưa rõ chính xác công dụng lên vùng tổn thương.
- Khám và tiến hành phẫu thuật sớm để không ảnh hưởng đến sinh hoạt cá nhân.
Vỡ búi trĩ chảy máu là một trong những biến chứng nguy hiểm. Hy vọng qua những thông tin bài viết cung cấp trên đây, độc giả sẽ tránh được tâm lý chủ quan, đồng thời chủ động khắc phục tổn thương và điều trị kịp thời.
Nội dung chínhBệnh trĩ chảy máu do nguyên nhân nào?Bệnh trĩ chảy máu có nguy hiểm không?Trĩ chảy máu phải làm sao? Cách khắc phục và điều trịHướng dẫn sơ cứu và cầm máu tại chỗPhẫu thuật loại bỏ búi trĩBị trĩ chảy máu nên ăn gì? Hướng dẫn phòng ngừa an toàn Khám bệnh […]
Xem chi tiếtNội dung chínhBệnh trĩ chảy máu do nguyên nhân nào?Bệnh trĩ chảy máu có nguy hiểm không?Trĩ chảy máu phải làm sao? Cách khắc phục và điều trịHướng dẫn sơ cứu và cầm máu tại chỗPhẫu thuật loại bỏ búi trĩBị trĩ chảy máu nên ăn gì? Hướng dẫn phòng ngừa an toàn Bệnh trĩ […]
Xem chi tiết