Ngứa loét da là triệu chứng bệnh gì? Điều trị như thế nào hiệu quả?
Ngứa loét da là diễn biến nghiêm trọng của một số bệnh lý ngoài da. Những trường hợp không nhận thức đúng tình trạng mà cơ thể đang gặp phải sẽ có nguy cơ đối diện với một số biến chứng như viêm da hoại tử, nhiễm trùng, nhiễm khuẩn huyết… Bài viết dưới đây sẽ cung cấp tới độc giả những kiến thức hữu ích về cách phòng ngừa và phục hồi da hiệu quả nhất.
Ngứa loét da là bệnh gì? Các dạng thường gặp
Ngứa loét da thường bị nhầm lẫn là bệnh lý. Trên thực tế, tình trạng ngứa loét là diễn biến nghiêm trọng của một số dạng bệnh ngoài da. Do quá trình chăm sóc, điều trị không đúng cách đã tạo điều kiện cho các vết thương lan rộng, vi khuẩn và nấm ngứa tấn công dẫn tới mủ viêm. Ngứa loét da ảnh hưởng lớn tới đời sống và sức khỏe người mắc, thời gian điều trị dài, nguy cơ để lại sẹo thâm khó phục hồi cao.
Dưới đây là một số bệnh có nguy cơ gây ngứa loét da giúp người bệnh chủ động trong việc phòng ngừa và điều trị.
Viêm da mủ hoại thư
Viêm da mủ hoại thư mặc dù không phải căn bệnh phổ biến tuy nhiên các tổn thương gây ra thường tốn nhiều thời gian điều trị, khả năng phục hồi thấp. Bệnh chủ yếu khởi phát trên những đối tượng có tiền sử mắc một số bệnh về tim, phổi, dạ dày, đường huyết… Người mắc có thể xuất hiện một số triệu chứng như ngứa rát da, chảy mủ viêm, nóng đỏ, lở loét…
Viêm da tiếp xúc bội nhiễm
Những người thường xuyên tiếp xúc với chất hóa học, gây kích ứng sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với nhóm còn lại. Các tổn thương thường xuất hiện dưới dạng mẩn ngứa, khô rát, bong tróc kèm theo mụn nước li ti. Trong quá trình chăm sóc hoặc điều trị có thể ma sát dẫn tới vết thương hở, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công. Viêm da tiếp xúc bội nhiễm có diễn biến khó lường, dai dẳng và tốn nhiều thời gian điều trị hơn so với dạng thông thường.
Viêm da cơ địa
Viêm da cơ địa là tổn thương ngoài da phổ biến ở nhiều đối tượng. Khi khởi phát, người bệnh sẽ nhận thấy một số biểu hiện như ngứa da, sần rat, kém mịn, mất đi độ ẩm cần thiết, trở nên nứt nẻ, bong tróc các vảy trắng kém thẩm mỹ… Đây là bệnh lý mãn tính rất khó điều trị dứt điểm và diễn biến phức tạp nên bạn cần thận trọng trong quá trình điều trị, tránh tâm lý chủ quan.
Trẻ bị ngứa loét da do bệnh ghẻ
Bệnh ghẻ chủ yếu khởi phát do quá trình làm sạch da không đúng cách. Từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công và khu trú tại các lỗ chân lông, gây nên hiện tượng mẩn ngứa, nổi mụn nước, đỏ da ảnh hưởng tới sinh hoạt thường ngày của người bệnh. Ở trẻ nhỏ, phụ huynh thường không kiểm soát được việc gãi của bé, dẫn tới các vết thương hở, xước da và gián tiếp giúp các biểu hiện lây lan sang vùng da khác…
Nguyên nhân gây nên hiện tượng ngứa loét da
Dưới đây là một số yếu tố có khả năng dẫn tới tình trạng ngứa loét da mà người bệnh nên biết:
- Sự tấn công của vi khuẩn, nấm ngứa, liên cầu khuẩn và mồ hôi là nguyên nhân hàng đầu gây nên viêm loét.
- Bên cạnh việc sử dụng thuốc theo đúng liệu trình được chỉ định, một số trường hợp thường chủ quan trong chế độ dinh dưỡng và vệ sinh da. Điều này khiến bệnh kéo dài, diễn biến nghiêm trọng và có nguy cơ hoại tử cao.
- Thông thường, các chuyên gia sẽ khuyên dùng sản phẩm thuốc bôi nhằm khắc phục nhanh triệu chứng ngoài da. Tuy nhiên, trong quá trình điều trị không ít bệnh nhân tự ý lạm dụng dẫn tới bào mòn da, trợt loét nghiêm trọng.
- Ngứa gãi loét da cũng trở thành yếu tố góp phần gia tăng nguy cơ bội nhiễm. Chà sát mạnh, gãi xước da có thể khiến mụn mủ bị vỡ, tràn dịch viêm gây nên môi trường thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi hoặc lây lan tổn thương sang vùng da khác.
Dấu hiệu nhận biết ngứa loét da
Để kịp thời ngăn chặn và khắc phục tình trạng ngứa loét da, người bệnh không nên bỏ qua những kiến thức nhận diện tổn thương trên cơ thể. Tùy thuộc vào thể bệnh, bạn có thể cảm thấy những dấu hiệu khác nhau, dưới đây là một số triệu chứng phổ biến nhất.
- Da mất đi độ ẩm cần thiết, cảm giác căng cứng đặc biệt sau khi rửa mặt.
- Ngứa râm ran và gia tăng nhiều về đêm.
- Xuất hiện các mụn nước đỏ li ti, chứa nước hoặc mủ viêm. Xung quanh vùng mụn có cảm giác sưng nhẹ.
- Đỏ rát ra, nứt nẻ và bong tróc thành nhiều mảng trắng.
- Trợt loét, viêm sâu xuất huyết hoặc diện tích tổn thương lớn.
Cách điều trị giúp phục hồi nhanh chóng, hiệu quả
Khi nhận thấy các diễn biến nghiêm trọng trên da, người bệnh cần chủ động tới thăm khám và nhận tư vấn điều trị từ các bác sĩ có chuyên môn. Tránh tâm lý chủ quan, hời hợt hoặc tự ý điều trị. Dưới đây là một số loại thuốc phổ biến mà bạn có thể tham khảo.
Thuốc bôi ngoài da: Nhằm ngăn chặn sự lây lan của biểu hiện ngoài da, việc sử dụng những sản phẩm thuốc bôi là giải pháp được ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng bạn nên tránh lạm dụng, vệ sinh sạch sẽ vùng cần điều trị và bàn tay để hạn chế khả năng nhiễm trùng. Một số loại thuốc thường dùng gồm:
- Vệ sinh sát khuẩn: Trước khi bôi thuốc, bạn nên rửa vết thương với nước ấm, kết hợp với một số sản phẩm làm sạch như povidone, nước muối sinh lý hoặc hồ nước, jarish, để loại bỏ triệt để vi khuẩn và bụi bẩn.
- Thuốc bôi chứa corticoid: Các sản phẩm này có khả năng kích thích sản sinh tế bào mới, giảm ngứa, giảm sưng viêm, giúp da mau lành hơn. Tuy nhiên, cần tránh bôi trên diện tích quá lớn hoặc các vùng da gần mắt.
- Thuốc kháng nấm: Để loại bỏ hoàn toàn sự có mặt của nấm ngứa, các bác sĩ sẽ chỉ định một số sản phẩm bôi ngoài da giúp giảm ngứa, se mụn nước và giảm sưng đỏ da, ngăn chặn sự sinh sôi của một số nấm gây nhiễm trùng.
Thuốc uống điều trị bên trong: Khi người bệnh không có dấu hiệu cải thiện dù đã được điều trị tích cực bằng thuốc bôi hoặc diện tích tổn thương lớn, người bệnh sẽ được xem xét sử dụng một số sản phẩm dưới dạng viên uống như:
- Thuốc kháng histamin: Đối với các bệnh lý mãn tính như viêm da tiếp xúc, viêm da cơ địa… Việc sử dụng thuốc kháng histamin giúp bạn ức chế sự hình thành của một số chất trung gian gây kích ứng, giúp giảm ngứa và khắc phục các biểu hiện ngoài da.
- Thuốc kháng sinh: Các sản phẩm kháng sinh phù hợp áp dụng cho trường hợp ngứa loét da tổn thương nặng, chứa mủ viêm hoặc có khả năng hoại tử.
- Thuốc chứa corticoid dạng viên: Việc áp dụng thuốc uống corticoid cần tham khảo và kê đơn bởi các bác sĩ chuyên môn. Nhằm khắc phục tổn thương do ngứa loét da và hạn chế tối đa tác dụng phụ, người bệnh không nên sử dụng thuốc trong thời gian dài.
Cách phòng ngừa ngứa loét da hiệu quả nhất
Dưới đây là một số hướng dẫn phòng ngừa ngứa loét da mà bất cứ độc giả nào cũng nên tham khảo và áp dụng trong đời sống hằng ngày:
- Thường xuyên vệ sinh da ngày 1 lần, sử dụng sản phẩm lành tính, tránh chà sát mạnh hoặc tiếp xúc với nước quá lâu.
- Rửa mặt ngày 2 lần, khi thực hiện cần mát xa nhẹ nhàng, làm sạch các vùng chứa nhiều dầu và bụi bẩn như cánh mũi, cằm, tránh, tai, quai hàm…
- Hạn chế sử dụng thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, chất kích thích hoặc đồ uống có cồn.
- Bổ sung vitamin C, D, E, kẽm và chất xơ trong thực đơn hằng ngày.
- Bảo vệ da trước khi ra ngoài bằng kem dưỡng ẩm, chống nắng, khẩu trang, mũ, áo choàng.
- Cung cấp cho cơ thể đầy đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày.
Ngứa loét da có thể khởi phát ở bất kỳ đối tượng nào và gây những biến chứng nguy hiểm khó phục hồi. Hy vọng rằng qua bài viết trên, độc giả sẽ có thêm những kiến thức bổ ích để kịp thời nhận diện, phòng tránh và điều trị hiệu quả nhất.