Các biến chứng bệnh dạ dày và cách phòng ngừa hiệu quả
Biến chứng bệnh dạ dày thường xuất hiện sau khi bệnh tái phát nhiều lần mà không được điều trị dứt điểm. Tình trạng này có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng người bệnh nếu không được xử lý kịp thời. Hiểu về bệnh và có biện pháp phòng ngừa là cách tốt nhất giúp bạn thoát khỏi nguy hiểm do các biến chứng dạ dày gây ra.
Các biến chứng bệnh dạ dày thường gặp
Biến chứng bệnh dạ dày thường xảy ra ở bệnh nhân đau dạ dày lâu năm. Do sự mất cân bằng giữa yếu tố tấn công (acid dạ dày, vi khuẩn HP) và yếu tố bảo vệ (lớp nhầy niêm mạc) khiến cho niêm mạc dạ dày bị viêm, loét. Các ổ viêm, loét không được điều trị sớm gây ra biến chứng nguy hiểm.
Dưới đây là 4 biến chứng viêm loét dạ dày thường gặp nhất.
Hẹp môn vị là biến chứng bệnh dạ dày thường gặp
Môn vị là vị trí cuối cùng của dạ dày, tiếp giáp với tá tràng. Cơ môn vị có chức năng đóng mở để đẩy thức ăn xuống ống tiêu hóa phía dưới. Khi bị viêm loét dạ dày lâu năm, cơ môn vị bị xơ hóa dẫn đến giảm khả năng đàn hồi và bị chít hẹp. Cùng với đó, khả năng vận chuyển thức ăn bị cản trở gây nguy hiểm cho người bệnh.
Một số triệu chứng của bệnh có thể kể đến như:
- Đau bụng dữ dội vùng trên rốn, cơn đau xuất hiện dồn dập và kéo dài.
- Bệnh nhân thấy buồn nôn và nôn ra thức ăn của ngày hôm trước. Sau khi nôn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.
- Bụng đầy chướng, người mệt mỏi, toát mồ hôi lạnh và không có sức lực.
Phương pháp điều trị hẹp môn vị chủ yếu là phẫu thuật cắt cắt dây thần kinh X kết hợp nối vị tràng hoặc cắt dây thần kinh X chọn lọc, cắt bỏ ⅔ dạ dày và mở rộng môn vị. Sau điều trị, sức khỏe của người bệnh bị ảnh hưởng khá nhiều và gần như không thể khôi phục chức năng tiêu hóa như ban đầu.
Thủng dạ dày
Thủng dạ dày được xác định khi ổ loét vượt qua lớp màng ngoài của dạ dày khiến cho dịch tiêu hóa tràn vào ổ bụng gây bào mòn, hoại tử các cơ quan khác. Biến chứng thủng dạ dày có thể gây tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Một số dấu hiệu nhận biết nguy cơ thủng dạ dày gồm:
- Đau bụng dữ dội, đột ngột và không kiểm soát được.
- Vị trí đau xuất hiện tại thượng vị rồi lan ra khắp bụng, ngực, vai, lưng.
- Vùng bụng cứng lại như gỗ. Bệnh nhân đau đớn ngay cả khi thở.
- Người bệnh toát mồ hôi lạnh, chân tay lạnh, không còn sức, tụt huyết áp, choáng,…
Xuất huyết dạ dày và ống tiêu hóa
Acid dạ dày tiết ra quá mức có khả năng ăn sâu vào trong lớp niêm mạc, phá vỡ các mạch máu gây chảy máu dạ dày. Chưa hết, trong quá trình tiêu hóa thức ăn, acid dạ dày có thể theo thức ăn xuống ống tiêu hóa phía dưới. Niêm mạc ruột không có lớp chất nhầy bảo vệ nên dễ dàng bị acid bào mòn và gây tổn thương.
Quá trình này gây chảy máu tiêu hóa, khiến người bệnh gặp phải các triệu chứng:
- Nôn ra máu.
- Đi ngoài ra máu.
- Đi ngoài phân đen.
Xuất huyết tiêu hóa kéo dài có thể khiến người bệnh bị thiếu máu mạn tính, tổn thương ống tiêu hóa và giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng.
Ung thư dạ dày
Đây là tình trạng nguy hiểm nhất trong các loại biến chứng viêm loét dạ dày. Tình trạng này thường gặp ở những người viêm loét dạ dày lâu năm có nhiễm khuẩn HP. Các tổn thương trên niêm mạc tái phát nhiều lần khiến cho tế bào bị biến đổi, tăng sinh quá mức và hình thành khối u. Ung thư dạ dày thường tiến triển âm thầm, khó phát hiện và tỷ lệ điều trị thành công rất thấp.
Bạn có thể phát hiện ung thư dạ dày thông qua những dấu hiệu dưới đây:
- Cân nặng đột nhiên sụt giảm không rõ nguyên nhân.
- Thường xuyên đầy chướng bụng, ăn không tiêu, ợ nóng.
- Cơn đau dạ dày xuất hiện thường xuyên và dai dẳng hơn.
- Chán ăn, nôn nhiều và đi ngoài phân lẫn máu.
Cơ hội điều trị khỏi ung thư dạ dày phụ thuộc rất lớn vào thời điểm phát hiện bệnh. Do đó, những người bị viêm loét dạ dày lâu năm cần theo dõi sát sao sức khỏe của mình và khám định kỳ thường xuyên.
Biện pháp phòng ngừa và điều trị các biến chứng bệnh dạ dày hiệu quả
Việc phòng ngừa và ngăn chặn biến chứng bệnh dạ dày cần được tiến hành sớm và thường xuyên. Đặc biệt, ở những bệnh nhân đau dạ dày lâu năm cần đặc biệt thận trọng. Dưới đây là một số lưu ý cụ thể giúp bạn có định hướng rõ ràng hơn cho mình.
Điều trị sớm và dứt điểm
Biến chứng bệnh dạ dày đa số xuất hiện ở người bệnh mãn tính, thường xuyên tái phát. Vậy nên, ngay khi phát hiện bệnh, bạn cần thăm khám kỹ lưỡng để có phác đồ điều trị phù hợp. Cùng với đó, bạn cần tuân thủ đúng hướng dẫn điều trị của bác sĩ để có kết quả tốt nhất.
- Sử dụng thuốc: Tùy vào tình trạng của dạ dày mà bác sĩ sẽ kê thuốc điều trị dạ dày. Bạn có thể chỉ cần dùng một hoặc phải phối hợp đồng thời nhiều loại thuốc như: thuốc kháng sinh, thuốc kháng antacid, thuốc giảm tiết acid, thuốc vào vệ niêm mạc dạ dày,…
- Mẹo điều trị: Bên cạnh phác đồ điều trị chuyên sâu, bệnh nhân có thể áp dụng một số mẹo dân gian để cải thiện triệu chứng và hạn chế biến chứng bệnh dạ dày. Một số thảo dược phổ biến nhất được tận dụng để trị đau dạ dày như: mật ong, nghệ vàng, gừng, cải bắp, bạc hà,…
- Tuân thủ thời gian uống thuốc: Mỗi loại thuốc có thời điểm sử dụng nhất định, ví dụ như: Thuốc kháng antacid có thể uống ngay khi đau, thuốc giảm tiết acid nên uống vào buổi sáng trước bữa ăn 30 phút, thuốc kháng sinh uống sau khi ăn,… Do đó, bạn cần ghi nhớ và thực hiện đúng để thuốc phát huy hiệu quả tối đa.
- Tuân thủ liều dùng: Bạn cần tuyệt tuyệt đối tuân thủ liều dùng được bác sĩ kê. Đa số các thuốc Tây đều có nhiều tác dụng phụ. Do đó, bạn cần uống với liều lượng phù hợp để hạn chế tối đa các tác động tiêu cực đến sức khỏe.
- Tuân thủ liệu trình: Nhiều bệnh nhân có thói quen tự ngưng thuốc khi giảm triệu chứng. Tuy nhiên, điều này khiến cho bệnh không được điều trị dứt điểm và tăng nguy cơ nhờn thuốc. Vậy nên, hãy chắc chắn rằng mình đang uống thuốc đúng chỉ định và chỉ ngưng thuốc khi bác sĩ đồng ý.
Ngoài thuốc Tây, nhiều bệnh nhân có xu hướng điều trị bằng thuốc Đông y. Đây là lựa chọn an toàn bởi thuốc Đông y ít tác dụng phụ khi phải điều trị kéo dài. Tuy nhiên, đa số các phác đồ Đông y cho hiệu quả khá chậm và người bệnh mất nhiều thời gian, công sức trong chế biến sử dụng thuốc.
Ngoài ra, dù áp dụng phương pháp điều trị nào, bạn cũng cần tuân thủ một số quy tắc điều trị trên để có được hiệu quả tốt nhất. Do đó, hãy cân nhắc kỹ lưỡng để tìm được biện pháp phù hợp với mình.
Thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt
Biến chứng bệnh dạ dày bị ảnh hưởng trực tiếp bởi thói quen ăn uống, sinh hoạt hàng ngày. Do đó, người bệnh nên tập cho mình những thói quen tốt và loại bỏ thói quen xấu.
Dưới đây là một số gợi ý để bạn tránh xa biến chứng viêm dạ dày:
- Ăn đúng giờ, đủ bữa: Người bệnh cần tập cho mình thói quen ăn uống đúng giờ. Điều này sẽ tác động tích cực đến cơ chế điều tiết acid trong dạ dày. Nhờ đó, bệnh dạ dày sẽ được cải thiện tốt hơn. Thông thường, các bữa ăn nên cách nhau 5 tiếng. Cùng với đó, bạn nên ăn tối trước 7 giờ, ăn trưa trước 11 giờ và ăn sáng trước 9 giờ.
- Lựa chọn thực phẩm tươi sống: Nhóm thực phẩm này không chỉ giúp bạn bổ sung đầy đủ dưỡng chất mà còn hạn chế tối đa các chất bảo quản, hóa chất đưa vào cơ thể. Nhờ đó, dạ dày của bạn sẽ được bảo vệ tốt hơn.
- Ăn đúng cách: Ăn chậm, nhai kỹ giúp giảm bớt gánh nặng cho dạ dày. Ngoài ra, cách ăn này còn giúp tăng tiết nước bọt, giúp thức ăn tiêu hóa tốt hơn. Nhờ đó, hạn chế các cơn đau dạ dày.
- Uống nước khoa học: Loại nước tốt cho người bệnh nhân dạ dày là nước lọc hoặc nước ép củ quả. Bạn không nên uống các loại nước có cồn, nước ngọt công nghiệp hay nước uống có gas, cà phê,… Bên cạnh đó, bạn nên uống nước vào buổi sáng và tránh uống nhiều nước ngay trước hoặc sau bữa ăn.
- Nghỉ ngơi hợp lý: Bạn cần sắp xếp lại thời khóa biểu của mình. Hãy đảm bảo, thời gian ngủ tối thiểu từ 6 – 8 tiếng mỗi ngày. Ngoài ra, bạn cũng cần thời gian nghỉ ngơi, thư giãn để giải tỏa áp lực và stress.
- Ăn đủ dưỡng chất: Khẩu phần ăn hàng ngày phải đảm bảo được các nhóm chất thiết yếu. Đây cũng là nguồn cung cấp nguyên liệu giúp dạ dày làm lành tổn thương.
- Tập luyện thể thao: Hãy dành cho mình ít nhất 30 phút mỗi ngày để tập luyện. Quá trình tập luyện giúp cơ thể tăng trao đổi chất, tăng miễn dịch, kích thích làm lành tổn thương và điều hòa bất ổn. Nhờ đó, bệnh dạ dày cũng sẽ cải thiện tốt hơn.
- Sử dụng thảo dược kiểm soát cơn đau: Phương pháp này áp dụng cho bệnh nhân dạ dày mãn tính. Bên cạnh phác đồ điều trị được bác sĩ hướng dẫn, bạn có thể sử dụng thêm một số loại thảo dược để cải thiện triệu chứng của mình và giúp bệnh nhanh khỏi hơn. Những thảo dược được ưa chuộng như: cam thảo, nha đam, gừng, mật ong, nghệ,…
Trên đây là những thông tin về biến chứng bệnh dạ dày cũng như phương pháp phòng ngừa cơ bản nhất. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp bạn đẩy lùi được bệnh lý dạ dày trong thời gian sớm nhất. Với những thông tin mang tính điều trị bệnh, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng.
Nội dung chínhCác biến chứng bệnh dạ dày thường gặpHẹp môn vị là biến chứng bệnh dạ dày thường gặpThủng dạ dàyXuất huyết dạ dày và ống tiêu hóaUng thư dạ dàyBiện pháp phòng ngừa và điều trị các biến chứng bệnh dạ dày hiệu quảĐiều trị sớm và dứt điểmThay đổi thói quen ăn […]
Xem chi tiếtNội dung chínhCác biến chứng bệnh dạ dày thường gặpHẹp môn vị là biến chứng bệnh dạ dày thường gặpThủng dạ dàyXuất huyết dạ dày và ống tiêu hóaUng thư dạ dàyBiện pháp phòng ngừa và điều trị các biến chứng bệnh dạ dày hiệu quảĐiều trị sớm và dứt điểmThay đổi thói quen ăn […]
Xem chi tiếtNội dung chínhCác biến chứng bệnh dạ dày thường gặpHẹp môn vị là biến chứng bệnh dạ dày thường gặpThủng dạ dàyXuất huyết dạ dày và ống tiêu hóaUng thư dạ dàyBiện pháp phòng ngừa và điều trị các biến chứng bệnh dạ dày hiệu quảĐiều trị sớm và dứt điểmThay đổi thói quen ăn […]
Xem chi tiếtNội dung chínhCác biến chứng bệnh dạ dày thường gặpHẹp môn vị là biến chứng bệnh dạ dày thường gặpThủng dạ dàyXuất huyết dạ dày và ống tiêu hóaUng thư dạ dàyBiện pháp phòng ngừa và điều trị các biến chứng bệnh dạ dày hiệu quảĐiều trị sớm và dứt điểmThay đổi thói quen ăn […]
Xem chi tiếtNội dung chínhCác biến chứng bệnh dạ dày thường gặpHẹp môn vị là biến chứng bệnh dạ dày thường gặpThủng dạ dàyXuất huyết dạ dày và ống tiêu hóaUng thư dạ dàyBiện pháp phòng ngừa và điều trị các biến chứng bệnh dạ dày hiệu quảĐiều trị sớm và dứt điểmThay đổi thói quen ăn […]
Xem chi tiết