Nhiễm Vi Khuẩn HP Dạ Dày Có Nguy Hiểm Không? Nên Làm Gì?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CK2 Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương – Khoa Tiêu hóaPhó Giám đốc Chuyên Môn phòng khám Nhất Nam Y Viện – Cố vấn chuyên môn tại Hồ sơ Trung Tâm Thừa Kế và Ứng Dụng Đông Y Việt Nam

Hp là một loại vi khuẩn tồn tại trong dạ dày con người, loại vi khuẩn này đang là nguyên nhân hàng đầu của chứng đau dạ dày, viêm loét dạ dày phổ biến hàng đầu. Vậy thực chất việc tồn tại, nhiễm vi khuẩn hp dạ dày có nguy hiểm không và nó có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe con người.

Vi khuẩn Hp là gì?

Vi khuẩn Hp có tên khoa học là Helicobacter Pylori, là một loại khuẩn xoắn ốc ký sinh trong dạ dày của con người và động vật. Mặc dù bên ngoài niêm mạc dạ dày đã được bảo vệ bởi một lớp màng nhầy để tránh khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn. Nhưng vi khuẩn Hp lại là loại khuẩn đặc biệt, chúng có thể tiết ra một loại enzyme có khả năng làm trung hòa axit dạ dày và bám sâu vào dạ dày để tồn tại. 

Nhiễm vi khuẩn hp dạ dày có nguy hiểm không?
Nhiễm vi khuẩn hp dạ dày có nguy hiểm không?

Vậy sự tồn tại của vi khuẩn Hp trong dạ dày có tạo ra những nguy hiểm với sức khỏe hay không? Và nên làm gì khi dạ dày bị nhiễm khuẩn hp? Trước tiên, chúng ta cần hiểu rõ mức độ nguy hiểm của vi khuẩn Hp trong dạ dày. 

Nhiễm vi khuẩn Hp dạ dày có nguy hiểm không?

Thông thường, sự hiện diện của vi khuẩn Hp trong dạ dày không được chú ý nếu chúng không gây ra các ảnh hưởng đến sức khỏe của người mắc phải. Bởi vậy mà nhiều người không biết khi bị nhiễm vi khuẩn hp dạ dày có nguy hiểm không?

Theo thống kê của trung tâm kiểm soát & phòng ngừa dịch bệnh tại Atlanta (Hoa Kỳ), thế giới có khoảng 2/3 dân số bị nhiễm vi khuẩn Hp. Tại Việt Nam, theo Trưởng khoa Tiêu hóa Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM ông Bùi Hữu Hoàng cho biết có khoảng 70% dân số nước ta có dấu hiệu nhiễm vi khuẩn Hp. Và đây cũng được xem là nguyên nhân chính gây ra các bệnh về dạ dày như viêm loét dạ dày, đau dạ dày, ung thư dạ dày. 

Như vậy, có thể khẳng định, vi khuẩn Hp là loại vi khuẩn CÓ HẠI cho sức khỏe con người và gây ra nhiều biến chứng phức tạp nếu người bệnh không tiến hành điều trị nhiễm vi khuẩn Hp dạ dày kịp thời. Một số biến chứng nguy hiểm khi dạ dày bị nhiễm trùng vi khuẩn Hp có thể xảy ra đó là:

Nhiễm vi khuẩn hp dạ dày có nguy hiểm không? – Biến chứng viêm dạ dày cấp tính

Viêm dạ dày cấp tính là một trong những hậu quả dễ gặp nhất ở người bệnh nhiễm vi khuẩn Hp dạ dày. Thông thường, ở giai đoạn đầu khi mới nhiễm vi khuẩn Hp, người bệnh đều không có bất kỳ triệu chứng bệnh nào. Chỉ một số ít trường hợp có dấu hiệu lâm sàng như đau bụng, chán ăn, đầy hơi, ợ hơi, khó tiêu,… 

Tuy nhiên, các biểu hiện này thường rất mơ hồ và không rõ ràng nên đa số người bệnh đều nhầm lẫn với các bệnh lý đường tiêu hóa. Chính vì vậy, người bệnh thường lơ là, chủ quan mà bỏ qua việc thăm khám chi tiết. Nên bệnh thường không được điều trị và có nguy cơ cao chuyển sang giai đoạn nặng hơn, chữa trị khó khăn hơn.

Viêm dạ dày mãn tính do khuẩn HP

Khi bệnh viêm dạ dày cấp tính do vi khuẩn Hp gây ra không được phát hiện và điều trị đúng cách, kịp thời, bệnh rất có thể sẽ chuyển sang biến chứng viêm dạ dày mãn tính nguy hiểm hơn. 

Ở giai đoạn này, người bệnh sẽ xuất hiện thường xuyên các triệu chứng cơ bản như đau bụng trên (vùng thượng vị), đầy hơi, ợ hơi, ợ chua, khó tiêu, buồn nôn, nôn thốc liên tục, sụt cân đột ngột không rõ nguyên nhân,… Đối với trường hợp nặng hơn, người bệnh sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi, đi ngoài ra phân có màu đen thậm chí là nôn ra máu. 

Lúc này, tình trạng bệnh nhiễm khuẩn Hp đã rất nguy hiểm, người bệnh cần nhanh chóng đến ngay cơ sở y tế để thăm khám, và chữa trị.

Nhiễm vi khuẩn hp dạ dày có nguy hiểm không? Gây loét dạ dày tá tràng

Vi khuẩn Hp sau khi ăn sâu vào niêm mạc dạ dày sẽ sản sinh ra nhiều hoạt chất độc nguy hiểm gây nên tình trạng lở, loét ở dạ dày, tá tràng. Đồng thời, chúng cũng kích thích dạ dày sản sinh axit dịch vị trong nhiều hơn mức bình thường gây dư thừa axit làm tăng tốc độ hiệu ứng ăn mòn niêm mạc dạ dày. Từ đó, lớp niêm mạc dạ dày, tá tràng bị lở loét lớn hơn, gây đau đớn hơn, thậm chí là chảy máu, mất máu nhiều và đe dọa đến tính mạng. 

Biến chứng loét dạ dày tá tràng do nhiễm vi khuẩn Hp
Biến chứng loét dạ dày tá tràng do nhiễm vi khuẩn Hp

Các vết loét dạ dày, tá tràng thường gặp nhất là ở phía bờ cong nối giữa thân vị và hang vị. Nên khi có triệu chứng đau vùng bụng này, người bệnh cần thăm khám ngay để ngăn chặn các nguy cơ nguy hiểm hơn.

Gây ung thư dạ dày 

Đây chính là biến chứng nguy hiểm nhất khi bị nhiễm khuẩn Hp dạ dày và cũng chính là căn bệnh hiểm nghèo có tỷ lệ tử vong cao nhất tại nước ta, chỉ xếp sau ung thư phổi. Theo các chuyên gia, các độc tố của vi khuẩn Hp khi sống trên niêm mạc dạ dày sẽ đầu độc và làm thay đổi cấu trúc gen. Dẫn đến, các tế bào trong dạ dày biến tính thành tế bào ác tính và gây xuất huyết dạ dày, dẫn đến ung thư.

Triệu chứng lâm sàng mà người ung thư dạ dày do nhiễm khuẩn hp thường là đau nhức vùng thượng vị, khó tiêu, đầy bụng và ợ hơi thường. Bởi vậy, bệnh rất khó phân biệt và dễ nhầm lẫn với các cơn đau dạ dày. Do đó, bệnh thường không được thăm khám và chạy chữa kịp thời, gây ra những hệ quả vô cùng đáng tiếc.

Như vậy, có thể khẳng định lại một lần nữa về nhiễm vi khuẩn Hp dạ dày có nguy hiểm không là CÓ và sẽ xuất hiện nhiều biến chứng nghiêm trọng với sức khỏe nếu không được điều trị kịp thời. Vì thế, để ngăn ngừa các nguy cơ, người bệnh nên thăm khám sức khỏe định kỳ và chữa trị ngay nếu phát hiện dạ dày nhiễm vi khuẩn Hp.

Vi khuẩn Hp có chữa khỏi được không?

Vi khuẩn Hp chữa được không và điều trị vi khuẩn Hp bao lâu là băn khoăn của không ít người bệnh. Thông thường, khi bị nhiễm khuẩn Hp dạ dày, người bệnh thường được kê đơn sử dụng thuốc kháng sinh điều trị kéo dài trong ít nhất 2 tuần. Và liệu trình điều trị có thể duy trì từ 4 – 8 tuần sau đó để chữa khỏi hẳn các vết viêm loét ở dạ dày, tá tràng. 

Tuy nhiên, vi khuẩn Hp dạ dày rất dễ kháng thuốc. Nó được xếp vào top 12 loại vi khuẩn kháng kháng sinh nguy hiểm nhất trên thế giới. Bởi vậy việc bị nhiễm vi khuẩn hp có chữa khỏi được không và điều trị nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào ý thức của người bệnh. 

Vi khuẩn Hp hoàn toàn có thể được chữa khỏi nếu người bệnh tuân thủ phác đồ điều trị và xây dựng lối sống lành mạnh. Ngoài ra, sau khi hoàn thành phác đồ điều trị, người bệnh cần đặc biệt chú ý đến lối sống và chế độ ăn uống hàng ngày để tránh tình trạng bệnh tái diễn. 

Nhiễm vi khuẩn Hp dạ dày nên làm gì để khỏi bệnh?

Mặc dù vi khuẩn Hp ngày càng đáng sợ và nguy hiểm hơn, nhưng bệnh vẫn hoàn toàn có thể tiêu diệt được. Người bệnh có thể tham khảo liệu trình điều trị cho trường hợp viêm dạ dày có vi khuẩn Hp của hiệp hội tiêu hóa Hoa Kỳ năm 2007 với tỷ lệ thành công lên đến 95 – 99%.

Liệu trình điều trị nhiễm khuẩn Hp dạ dày
Liệu trình điều trị nhiễm khuẩn Hp dạ dày

Phác đồ bốn thuốc có Bismuth

Đây là liệu trình điều trị nhiễm vi khuẩn Hp dạ dày cho người bệnh bằng cách sử dụng kết hợp Bismuth với một loại thuốc chống tiết acid (PPI) và 2 loại thuốc kháng sinh.

  • Thuốc chống tiết acid (PPI): Thường dùng Omeprazol hoặc các PPI tương đương khác. Liều dùng cho các PPI là 20mg cho 1 lần sử dụng, dùng 2 lần/ ngày.
  • Bismuth: Sử dụng Bismuth subcitrate 120 – 300mg, liều dùng 3 lần/ ngày. Hoặc sử dụng Bismuth subsalicylate 300mg x 3 lần/ ngày.
  • Thuốc kháng sinh Metronidazol 250mg x 4 lần/ ngày hoặc Metronidazol 500mg sử dụng 3 – 4 lần/ mỗi ngày.
  • Thuốc kháng sinh Tetracyclin, liều dùng 500mg x 3 lần/ ngày.

Phác đồ bốn thuốc không có Bismuth

Đây là liệu trình điều trị nhiễm vi khuẩn Hp dạ dày cho người bệnh bằng cách kết hợp thuốc chống tiết axit PPI, Amoxicillin, Metronidazol và Clarithromycin.

  • Thuốc chống tiết axit PPI: Sử dụng Omeprazol hoặc các PPI tương đương khác, liều dùng mỗi ngày là 20mg x 2 lần.
  • Thuốc kháng sinh Amoxicillin: 1000mg sử dụng 2 lần/ ngày.
  • Thuốc kháng khuẩn, virus Metronidazol: Liều dùng 500mg x 2 lần mỗi ngày.
  • Thuốc kháng sinh chống nhiễm khuẩn Clarithromycin: liều dùng 500mg sử dụng 2 lần mỗi ngày.

Bên cạnh việc dùng thuốc, nhiều biện pháp dùng dược liệu đông y hoặc cây thuốc dân gian cũng được đề cập đến trong việc ức chế vi khuẩn Hp. Tuy nhiên, khi đã có những chẩn đoán về sự xuất hiện của loại vi khuẩn này, cần những liệu pháp nhanh chóng hơn như việc dùng thuốc tân dược mới có thể kịp thời ngăn chặn những tác hại của vi khuẩn. Các thảo dược đông y sẽ phù hợp với việc phòng ngừa sự tái phát của nhóm vi khuẩn này.

Trên đây là những giải đáp cho thắc mắc nhiễm vi khuẩn hp dạ dày có nguy hiểm không và nên làm gì khi mắc bệnh. Nếu phát hiện nhiễm vi khuẩn Hp dạ dày, người bệnh hãy thăm khám và điều trị ngay. Bởi diệt trừ sớm vi khuẩn HP là cách tốt nhất để giảm việc hình thành những tổn thương nguy hiểm dạ dày và ngăn chặn khỏi nguy cơ ung thư dạ dày nguy hiểm đến tính mạng. 

Array

Chuyên mục

Tin mới

Nhất Nam Y Viện tự hào nhận giải Top 10 Thương hiệu uy tín Việt Nam 2024

VTV2 Chất lượng cuộc sống mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ giải pháp điều trị bệnh nam khoa

VTC2 mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ trong chương trình Góc nhìn người tiêu dùng

Đây là cách giúp nữ nhân viên văn phòng “XÓA” nám tàn nhang do di truyền

ƯU ĐIỂM của Liệu trình thảo dược Vương Phi trong xử lý nám tàn nhang

Bài thuốc Tiêu Xoang Linh Dược Thang “DỨT ĐIỂM” viêm mũi dị ứng từ GỐC

Huyệt kiên tỉnh: Vị trí, tác dụng với sức khỏe

Chữa viêm xoang tại Nhất Nam Y Viện có tốt không?

[KHÁM PHÁ] Giải pháp loại bỏ nám tàn nhang từ gốc, an toàn được hàng ngàn chị em tin dùng

Nhất Nam Định Tâm Khang – Bài thuốc chữa mất ngủ được giới chuyên gia khuyên dùng

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?