Đau bao tử nôn ra máu do đâu? Có nguy hiểm không?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CK2 Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương – Khoa Tiêu hóaPhó Giám đốc Chuyên Môn phòng khám Nhất Nam Y Viện – Cố vấn chuyên môn tại Hồ sơ Trung Tâm Thừa Kế và Ứng Dụng Đông Y Việt Nam

Đau bao tử nôn ra máu là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý đường tiêu hóa nguy hiểm. Nếu không có biện pháp xử lý kịp thời và đúng cách có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng người bệnh. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin hữu ích giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng này.

Đau bao tử nôn ra máu - dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm
Đau bao tử nôn ra máu – dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm

Đau bao tử nôn ra máu là bệnh gì? 

Theo thuật ngữ chuyên ngành, tình trạng đau bao tử nôn ra máu là biểu hiện lâm sàng của xuất huyết tiêu hóa. Tình trạng này đặc trưng bởi các tổn thương làm cho máu chảy ra khỏi lòng mạch dạ dày, đi vào trong ống tiêu hóa.

Tùy thuộc vào vị trí xuất huyết ở đường tiêu hóa trên (thực quản, dạ dày, tá tràng) hay dưới (ruột non, ruột già, hậu môn) mà hai triệu chứng đặc trưng thường gặp là nôn ra máu hay ỉa phân đen.

Đau dạ dày nôn ra máu (xuất huyết dạ dày) thuộc dạng xuất huyết tiêu hóa trên, trong đó từ 60-70% tổng số các ca xuất huyết trên là do viêm và loét dạ dày – tá tràng, với những biến chứng hết sức phức tạp, thậm chí đe dọa đến tính mạng người bệnh nếu không được xử lý kịp thời.

Các tổn thương chảy máu do viêm loét dạ dày – tá tràng thường biểu hiện qua ba tình trạng chính:

  • Chảy máu ở mép ổ loét: Do loét tiến triển, chảy máu ít, dai dẳng, có thể tự cầm được.
  • Chảy máu ở đáy ổ loét: Chảy máu không dữ dội nhưng thường tái đi tái lại, có thể ổn định tạm thời nếu được điều trị đúng cách.
  • Chảy máu do ổ loét ăn thủng vào mạch máu: Chảy máu dữ dội, nội soi có thể quan sát thấy máu chảy thành tia.

Phần lớn đối tượng mắc bệnh xuất huyết dạ dày là nam giới trong độ tuổi lao động. Đây là những người có xu hướng sử dụng nhiều rượu bia, thuốc lá, chế độ sinh hoạt thất thường, cũng như thường xuyên có gặp các vấn đề stress trong công việc.

Tùy theo vị trí và mức độ chảy máu mà tính chất của máu nôn ra khác nhau, cụ thể như sau:

  • Thể tích: Từ vài chục ml đến vài lít.
  • Màu sắc: Màu đỏ tươi, màu hồng lẫn dịch tiêu hóa hay màu nâu sẫm.
  • Tính chất: Có thể là máu tươi, máu đã bị vón cục (to bằng hạt ngô), cũng có thể chỉ là các gợn đen lẫn với thức ăn, dịch nhầy.

Một số dấu hiệu cảnh báo bạn cần biết:

  • Có cảm giác cồn cào, bỏng rát, mệt lả, nhất là sau khi uống thuốc NSAIDS (ví dụ: aspirin; ibuprofen, indomethacin), corticoid (dexamethason, prednisolone),…
  • Đau đột ngột, dữ dội ở vùng thượng vị, thở nhanh, vã mồ hôi, người lạnh toát.

Nguyên nhân xuất huyết dạ dày

Xuất huyết dạ dày đôi khi là triệu chứng mở đầu cảnh báo cho tình trạng viêm và loét dạ dày nhưng nó thường xảy ra hơn ở những bệnh nhân đã có tiền sử mắc các bệnh lý tổn thương niêm mạc dạ dày như:

Xuất huyết dạ dày do nhiều nguyên nhân khác nhau
Xuất huyết dạ dày do nhiều nguyên nhân khác nhau
  • Viêm và loét dạ dày: Do nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (H. Pylori), sử dụng dài ngày các thuốc giảm đau, thuốc chống viêm nhóm NSAID, bệnh Crohn…
  • Các chấn thương nghiêm trọng: Bị tấn công, bỏng nặng… gây loét trợt hay thậm chí là thủng dạ dày.
  • U lành tính hay ung thư dạ dày: Phần u nhô ra lòng dạ dày cọ xát với thức ăn trong quá trình nhào trộn, gây chảy máu.

Bên cạnh đó, một số các yếu tố thuận lợi cũng góp phần quan trọng làm các bệnh lý có cơ hội phát triển, bao gồm:

  • Khi thay đổi thời tiết cơ thể thường tiết ra nhiều histamin hơn. Lượng histamin này làm dạ dày tăng tiết dịch vị và tấn công lên niêm mạc dạ dày. Đồng thời, khi thời tiết đột ngột thay đổi, cơ thể chưa kịp thích nghi sẽ làm giảm khả năng chống lại vi khuẩn, H. pylori sẽ có cơ hội bùng lên phát triển, gây ra đợt đau dạ dày cấp và chảy máu.  
  • Cảm cúm
  • Dùng các thuốc giảm đau chống viêm nhóm NSAID, corticoid…
  • Ảnh hưởng tiêu cực bởi tâm lý như quá căng thẳng, lo lắng, bực tức…

Đau bao tử nôn ra máu có nguy hiểm không?

Tình trạng nôn ra máu là một biến chứng nguy hiểm, nếu không được điều trị kịp thời sẽ kéo theo một chuỗi các biến chứng nặng nề hơn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng người bệnh.

Đau bao tử nôn ra máu có nguy hiểm không?
Đau bao tử nôn ra máu có nguy hiểm không?

Nếu xuất huyết xảy ra với lượng nhỏ nhưng kéo dài, người bệnh sẽ bị mất máu liên tục dẫn đến suy kiệt do thiếu máu. Vết loét không được điều trị hợp lý sẽ ngày càng lớn dần, ăn sâu vào các tổ chức bên trong, dẫn đến tình trạng xuất huyết cấp tính.

Nếu xuất huyết là tình trạng cấp tính, máu nôn vọt ra với lượng lớn, cơ thể đột ngột mất đi thể tích tuần hoàn sẽ dẫn đến sốc với các triệu chứng kèm theo như sau:

  • Mệt lả, vã mồ hôi, da lạnh ẩm, môi và các đầu chi tím tái.
  • Tụt huyết áp, mạch nhanh, khó bắt.
  • Rối loạn ý thức với biểu hiện chậm chạp, lẫn lộn, kích thích hay thậm chí rơi vào hôn mê.
  • Giảm cung lượng tim, giảm tưới máu đến các cơ quan, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến tình trạng suy đa tạng khiến mọi cơ quan nội tạng đều rơi vào tình trạng nguy kịch.

[mrec_form id=”50094″]

Điều trị đau dạ dày nôn ra máu

Trước tiên, các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám nhằm đánh giá được tình trạng bệnh nhân, mức độ chảy máu, nguyên nhân gây chảy máu. 

Một số tiêu chuẩn xác định xuất huyết có phải do loét dạ dày- tá tràng như sau: 

  • Triệu chứng lâm sàng có chảy máu đường tiêu hoá trên.
  • Bệnh nhân có tiền sử loét dạ dày- tá tràng.
  • Không có các triệu chứng của bệnh lý khác như: Tăng áp lực tĩnh mạch cửa, sỏi mật.
  • Kết quả chụp X-quang có hình ảnh loét dạ dày – tá tràng.
  • Nội soi xác định được chảy máu do từ ổ loét dạ dày – tá tràng.

Đồng thời, cho bệnh nhân siêu âm, thực hiện các xét nghiệm máu cơ bản để chẩn đoán phân biệt với xuất huyết do các u lành tính, ung thư dạ dày, vỡ, giãn tĩnh mạch thực quản, xơ gan, bệnh Mallory – Weiss… 

Sau khi có được kết quả chẩn đoán cần thiết, người bệnh được chỉ định các phương pháp điều trị đau bao tử nôn ra máu dựa trên 2 nguyên tắc là cấp cứu hồi sức và điều trị nguyên nhân.

Xử trí cấp cứu đau bao tử nôn ra máu như thế nào?

Như đã nói ở trên, tình trạng nôn ra máu cấp tính là mối đe dọa đến tính mạng người bệnh. Nếu xảy ra sốc, người bệnh cần được tiến hành xử trí hồi sức cấp cứu để bảo tồn chức năng của các cơ quan, ngăn chặn nguy cơ xảy ra các biến chứng trầm trọng hơn.

Truyền máu bù đủ lượng máu thiếu trong trường hợp cấp cứu
Truyền máu bù đủ lượng máu thiếu trong trường hợp cấp cứu

Trước tiên, cần thực hiện các bước sơ cứu như sau:

  • Hạn chế vận động để tránh nguy cơ té ngã, chấn thương do tụt huyết áp, mất ý thức.
  • Để bệnh nhân nằm nghỉ với tư thế chân cao hơn đầu giúp máu lưu thông tốt hơn, tránh khó thở, mê man.
  • Giữ ấm cơ thể bệnh nhân.
  • Nhanh chóng đưa bệnh nhân đi cấp cứu.

Ưu tiên hàng đầu trong cấp cứu là cắt cơn sốc, bù lại lượng máu đã mất (truyền máu), khôi phục tình trạng huyết động, đưa các trị số sinh tồn về mức ổn định. Đồng thời tiến hành giải quyết ổ chảy máu bằng kỹ thuật tiêm xơ nội soi hay đốt điện…

Điều trị nguyên nhân gây xuất huyết dạ dày nôn ra máu

Cần phải đưa người bệnh đi cấp cứu và nhận sự thăm khám của các bác sĩ chuyên môn để tiếp nhận điều trị theo phác đồ nội – ngoại khoa phù hợp nhằm chữa trị tận gốc nguyên nhân gây xuất huyết dạ dày.

Sử dụng thuốc điều trị đau bao tử điều trị nguyên nhân
Sử dụng thuốc điều trị đau bao tử điều trị nguyên nhân

Sử dụng phương pháp nội khoa bằng thuốc thường xuyên được áp dụng giúp kiểm soát mức độ viêm loét của dạ dày, ngăn chặn nguy cơ diễn tiến nghiêm trọng. Các nhóm thuốc đau dạ dày thường được sử dụng bao gồm:

  • Thuốc antacid (kháng acid): natri bicarbonat, calci carbonat, nhôm hydroxit, các muối Magie.
  • Thuốc chống tăng tiết dịch vị : thuốc kháng thụ thể histamin H2 (omeprazole, lansoprazole, pantoprazole…), thuốc ức chế bơm proton (cimetidin, ranitidin…)
  • Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày: sucralfate, misoprostol, bismuth.
  • Kháng sinh (dùng trong trường hợp có nhiễm H. Pylori): amoxicillin, clarithromycin, metronidazole.

Trong trường hợp cần thiết, có thể sử dụng các thuốc chống co thắt dạ dày để hỗ trợ giảm đau, cầm máu.

Đối với các bệnh nhân u lành tính hay ung thư dạ dày, tiến hành các phương pháp điều trị chuyên biệt theo chỉ định của bác sĩ.

Cách phòng ngừa đau bao tử nôn ra máu

“Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Với nguyên tắc cơ bản là hạn chế tối đa sự tác động của các yếu tố thuận lợi tạo điều kiện cho biến chứng xuất hiện, dưới đây là một số điều cần phải lưu ý để phòng ngừa tình trạng đau bao tử nôn ra máu:

  • Thực hiện lối sống lành mạnh, ngủ đủ giấc, tránh thức khuya.
  • Vận động, tham gia các hoạt động giải trí, thể dục thể thao giúp cho tinh thần sảng khoái, tránh được những căng thẳng, stress trong công việc.
  • Thiết lập khẩu phần ăn uống hợp lý, ăn kỹ nhai lâu, không bỏ bữa, không ăn quá no.
  • Hạn chế các thực phẩm sau: Thực phẩm sống lên men, thực phẩm chín tái, đồ ăn chua cay nóng, thức ăn cứng, khó tiêu hóa,…
  • Hạn chế sử dụng các các chất kích thích: rượu bia, cafe, thuốc lá, nước chè đặc, nước uống có ga… Không ăn các loại trái cây, nước ép, sinh tố chứa nhiều acid (thường có vị chua) vào lúc đói như: xoài xanh, me, cam, dâu, chanh, ….
  • Các đối tượng có sẵn nguy cơ cần đặc biệt chú ý đảm bảo chế độ sinh hoạt hợp lý, khoa học, tuân thủ nghiêm chỉnh các biện pháp điều trị viêm loét, ung thư dạ dày được chỉ định. Trong quá trình sử dụng thuốc, cần tra cứu về những tương tác bất lợi giữa thuốc với đồ ăn, thức uống, đảm bảo việc dùng thuốc hiệu quả, an toàn.
  • Khi phát hiện thấy các triệu chứng sớm bất thường như tăng cảm giác đau, mệt mỏi, buồn nôn, đau vùng thượng vị… cần đến ngay các cơ sở khám chữa bệnh để được thăm khám, phòng ngừa cũng như điều trị ngay từ sớm, tránh để xảy ra biến chứng nặng nề.

Xuất huyết dạ dày là tình trạng nguy hiểm cần cảnh giác.Do đó bạn cần có những kiến thức cơ bản để hiểu và có biện pháp phòng ngừa, xử trí hợp lý. Trên đây chỉ là những thông tin mang tính chất tham khảo. Hãy tìm đến các bác sĩ chuyên khoa để có được lời khuyên hữu ích cũng như phương pháp điều trị thích hợp.

Câu hỏi thường gặp
Khám Dạ Dày Ở Bệnh Viện Nào Tốt? Top 12 Bệnh Viện Uy Tín

Nội dung chínhĐau bao tử nôn ra máu là bệnh gì? Nguyên nhân xuất huyết dạ dàyĐau bao tử nôn ra máu có nguy hiểm không?Điều trị đau dạ dày nôn ra máuXử trí cấp cứu đau bao tử nôn ra máu như thế nào?Điều trị nguyên nhân gây xuất huyết dạ dày nôn ra máuCách […]

Xem chi tiết
Cách chữa
Thuốc chữa
Dinh dưỡng sức khỏe
string(10) "dau-da-day"

Chuyên mục

Tin mới

Đây là cách giúp nữ nhân viên văn phòng “XÓA” nám tàn nhang do di truyền

ƯU ĐIỂM của Liệu trình thảo dược Vương Phi trong xử lý nám tàn nhang

Bài thuốc Tiêu Xoang Linh Dược Thang “DỨT ĐIỂM” viêm mũi dị ứng từ GỐC

Huyệt kiên tỉnh: Vị trí, tác dụng với sức khỏe

Chữa viêm xoang tại Nhất Nam Y Viện có tốt không?

[KHÁM PHÁ] Giải pháp loại bỏ nám tàn nhang từ gốc, an toàn được hàng ngàn chị em tin dùng

Bác sĩ Vân Anh Nhất Nam Y Viện chữa yếu sinh lý có tốt không?

[Review] Nhất Nam Y Viện Chữa Yếu Sinh Lý Có Tốt Không?

[TRUY TÌM] Sự thật về hiệu quả điều trị viêm xoang mũi tại Nhất Nam Y Viện

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?