Chữa vảy nến bằng phương pháp tiêm sinh học như thế nào?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Bác sĩ Bùi Thị Thu Hằng – Khoa Da LiễuTrưởng khoa xương khớp, Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam – Chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh – Cố vấn chuyên môn tại Hồ sơ Trung Tâm Thừa Kế và Ứng Dụng Đông Y Việt Nam

Chữa vảy nến bằng phương pháp tiêm sinh học thường được áp dụng cho bệnh nhân ở mức trung bình và nặng. Việc tiêm thuốc sinh học có tác dụng ngăn chặn tế bào lympho T hoạt hoá đồng thời ngăn chặn các tế bào trình diện kháng nguyên di chuyển tới hạch bạch huyết. Vậy việc tiêm thuốc sinh học mang tới tác dụng thế nào cho bệnh vảy nến, nội dung bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi này một cách chi tiết nhất.

Chữa vảy nến bằng phương pháp tiêm sinh học là gì?

Các chuyên gia da liễu cho biết, vảy nến là bệnh điển hình có liên quan tới hệ miễn dịch của cơ thể. Trong đó các tế bào lympho T, các yếu tố kích hoạt (thuốc, virus, vi khuẩn,..), các yếu tố về gen,.. chính là nguyên nhân gây ra tình trạng quá sản, rối loạn tự phát của tế bào sừng và phản ứng viêm. Do vậy, muốn điều trị vảy nến dứt điểm cần ngăn chặn các phản ứng miễn dịch từ đó mới khiến sự tăng nhanh của tế bào da dừng lại. 

Chữa vảy nến bằng phương pháp tiêm sinh học
Chữa vảy nến bằng phương pháp tiêm sinh học

Thuốc sinh học được điều chế từ protein, thực chất là thành phần của cơ thể sống hoặc là sản phẩm được tạo ra từ cơ thể sống. Những loại thuốc này tác động tới hệ miễn dịch liên quan tới bệnh vảy nến của cơ thể, từ đó giúp đẩy lùi triệu chứng bệnh. 

Một số loại thuốc sinh học tác động trực tiếp lên tế bào T. Đây là tế bào đặc biệt trong hệ miễn dịch. Sự tác động này giúp ngăn ngừa protein phát triển trong hệ miễn dịch từ đó đẩy lùi các triệu chứng bệnh.

Các loại thuốc sinh học chữa vảy nến thường được sử dụng

Có nhiều loại thuốc sinh học giúp đẩy lùi bệnh vảy nến. Tuy nhiên, để lựa chọn được loại thuốc phù hợp, người bệnh cần liên hệ với bác sĩ, dựa vào tình trạng bệnh cũng như thể trạng mà mỗi người sẽ được chỉ định những loại thuốc khác nhau. 

Thuốc tiêm sinh học Efalizumab (raptiva)

Loại thuốc này được Cơ quan Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) chứng nhận vào năm 2003, dùng cho các trường hợp vảy nến thể mảng vừa và nặng, kéo dài dai dẳng.Trong quá trình sử dụng Efalizumab, bệnh nhân không được bỏ qua những điểm sau:

  • Không được sử dụng cùng lúc với các loại thuốc chữa vảy nến nhóm kháng TNF alpha
  • Người mắc vảy nến thể khớp không dùng loại thuốc này do có tác dụng kém,
  • Trước khi dùng thuốc cần làm xét nghiệm xác định số lượng tiểu cầu bởi thuốc bởi thuốc có thể làm giảm tiểu cầu của người bệnh. Cần thực hiện các xét nghiệm khoảng 3 tháng một lần để đảm bảo. 
  • Phụ nữ có thai và đang cho con bú hay những người bị dị ứng với thành phần của thuốc không nên sử dụng. nếu sử dụng cần tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ. 

Thuốc tiêm sinh học chữa vảy nến Alefacept (amevive)

Loại thuốc này được dùng cho bệnh nhân mắc vảy nến thể mảng với mức độ vừa và nặng hoặc bệnh kéo dài dai dẳng. Thuốc được các chuyên gia đánh giá là khá an toàn, không gây tác dụng phụ ngoài ý muốn. Tuy nhiên, để đảm bảo, người bệnh cần xét nghiệm tế bào TCD4 trước khi sử dụng. Đây là tế bào rất quan trọng trong hệ miễn dịch. Việc xét nghiệm cần được thực hiện 2 tuần một lần để đảm bảo an toàn cho người bệnh. 

Thuốc tiêm sinh học chữa vảy nến Alefacept (amevive)
Thuốc tiêm sinh học chữa vảy nến Alefacept (amevive)

Tiêm thuốc sinh học nhóm ức chế TNF

Thuốc tiêm sinh học nhóm ức chế TNF gồm các loại thuốc như adalimumab, etanercept, infliximab. Nhóm thuốc này giúp ức chế và làm giảm TNF – một cytokine do đại thực bào, lympho T, tế bào sừng, tế bào đuôi gai, bạch cầu đơn nhân tạo ra. 

Các loại thuốc TNF giúp mang tới tác dụng tối ưu cho bệnh nhân vảy nến. Tuy nhiên, chúng vẫn tồn tại nhược điểm là làm giảm sức đề kháng của cơ thể trước các bệnh như nhiễm trùng, khối u.

Thuốc tiêm sinh học Etanercept

Đây là thuốc được áp dụng cho bệnh nhân vảy nến mức độ nặng và vừa. Sau 4-8 tuần sử dụng, người bệnh sẽ cảm nhận được rõ rệt hiệu quả mà thuốc mang lại. 

Khi sử dụng Etanercept đẩy lùi vảy nến, bệnh nhân cần lưu ý:

  • Tiến hành xét nghiệm công thức máu, ure, máu lắng, creatinin máu, ne gan trước khi dùng thuốc,
  • Bệnh nhân suy tim, virus viêm gan C, lao phổi không được sử dụng thuốc
  • Các xét nghiệm cần được tiến hành lại sau 3 tháng sử dụng thuốc. 

Thuốc sinh học Secukinumab

Cũng giống nhiều loại thuốc tiêm sinh học khác, Secukinumab thường được áp dụng cho bệnh nhân ở giai đoạn trung bình hay nặng, bệnh dai dẳng trong thời gian dài. Loại thuốc này đẩy lùi vảy nến theo cơ chế ngăn chặn các thế bào protein IL-17A, là tế bào liên quan tới phản ứng viêm. 

Thuốc giúp ức chế protein từ đó, giúp giảm các triệu chứng như ngứa ngáy, da đóng vảy, bong tróc do bệnh gây ra. Ngoài ra, Secukinumab cũng có tác dụng giảm chu kỳ viêm.

Những đối tượng có thể sử dụng thuốc tiêm sinh học

Theo các chuyên gia, không phải đối tượng nào cũng có thể sử dụng thuốc tiêm sinh học chữa vảy nến. Những loại thuốc này thường được áp dụng cho một số trường hợp dưới đây:

  • Bệnh nhân mắc vảy nến ở mức độ trung bình nặng. Theo đó, những người bị vảy nến ảnh hưởng  3-10% diện tích da trên cơ thể có thể sử dụng. Mức độ nặng hơn khi vảy nến bao phủ 10%. 
  • Những bệnh nhân từng bị nhiễm trùng do lao, người bị ung thư hay hệ miễn dịch suy giảm do HIV không được sử dụng thuốc. 
  • Trẻ em mắc vảy nến, phụ nữ có thai và cho con bú khi sử dụng thuốc tiêm sinh học cần hết sức cẩn thận. 

Tiêm sinh học chữa vảy nến có thực sự hiệu quả và an toàn?

Phương pháp tiêm sinh học chữa vảy nến có hiệu quả không là thắc mắc của không ít người bệnh. Theo thống kê của các chuyên gia, việc áp dụng các loại thuốc tiêm sinh học đẩy lùi bệnh vảy nến giúp mang tới hiệu quả nhanh chóng, rút ngắn thời gian phục hồi của người bệnh. Bệnh nhân áp dụng phương pháp điều trị này được cải thiện rõ rệt nếu tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ. 

Phương pháp tiêm sinh học mang lại hiệu quả cao nhưng nhiều tác dụng phụ
Phương pháp tiêm sinh học mang lại hiệu quả cao nhưng nhiều tác dụng phụ

Tuy nhiên, một khi đã tác động tới hệ miễn dịch của cơ thể, việc  xuất hiện các tác dụng phụ là điều không thể tránh khỏi. Trong trường hợp sử dụng sai liều, sai loại thuốc và không được kiểm soát sát sao của y bác sĩ thì, người bệnh có thể đói mặt với nhiều tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm. Do vậy, khi áp dụng phương pháp này, điều quan trọng là cần tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ.

Lưu ý khi điều trị vảy nến bằng phương pháp tiêm sinh học 

Mặc dù mang tới hiệu quả cao và nhanh chóng cho người bệnh, nhưng tiêm sinh học làm ức chế hệ miễn dịch và gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như:

  • Người bệnh có thể bị đau đầu, mệt mỏi, phát sốt khi sử dụng thuốc Efalizumab. Khi gặp các dấu hiệu này cần thông báo cho bác sĩ để được tư vấn giải pháp phù hợp. 
  • Người bệnh bị đau họng, đau đầu cũng như một số bộ phận liên quan tới hệ hô hấp khác khi sử dụng  Alefacept. Trong một số trường hợp, thuốc còn gây tình trạng giảm bạch cầu, nhiễm trùng, viêm gan,….
  • Thuốc Etanercept có thể khiến người bệnh ho, đau đầu, thiếu máu. 
  • Ngoài ra, bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh tim, lao,… không thể sử dụng thuốc tiêm sinh học để điều trị vảy nến. Hơn nữa chi phí cho phương pháp này khá cao do người bệnh thường xuyên phải điều trị trong thời gian dài. 

Như vậy, chữa vảy nến bằng phương pháp tiêm sinh học dù được coi là giải pháp tốt để đẩy lùi vảy nến nhưng nó vẫn còn tồn tại những khuyết điểm. Trước khi quyết định lựa chọn phương pháp này giải quyết vảy nến, người bệnh cần cân nhắc kỹ lưỡng, tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm chi tiết.

Câu hỏi thường gặp
Bệnh Vảy Nến Có Lây Không? Lưu Ý Khi Điều Trị Bệnh

Bệnh vảy nến là một trong những bệnh da liễu mãn tính phổ biến, gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và tâm lý của người bệnh. Một trong những thắc mắc thường gặp về “bệnh vảy nến có lây không?”. Sự hiểu biết chính xác về bản chất của bệnh vảy nến không chỉ […]

Xem chi tiết
Vảy Nến Có Ngứa Không? Cách Làm Giảm Ngứa Ngáy Hiệu Quả

Vảy nến là một bệnh da liễu tự miễn mãn tính, gây ra các mảng da đỏ, vảy trắng dày, đau nhức,… Mức độ và biểu hiện của bệnh có thể khác nhau tùy thuộc vào từng người. Vậy bị vảy nến có ngứa không? Cách làm giảm ngứa như thế nào? Theo dõi câu […]

Xem chi tiết
Bị vảy nến có nên lập gia đình không? Bệnh có di truyền không?

Bị vảy nến có nên lập gia đình không? Vảy nến là căn bệnh da liễu khá phổ biến, nó gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống sinh hoạt của người bệnh, đặc biệt trong đó là nỗi lo lắng căn bệnh có thể di truyền, tác động tới thế hệ mai […]

Xem chi tiết
Vảy Nến Có Tự Khỏi Không? Có Chữa Được Không? [GIẢI ĐÁP]

Vảy nến có tự khỏi không? Có chữa được không? Các chuyên gia cho rằng, vảy nến là một dạng viêm da cơ địa mãn tính, không thể tự khỏi, dễ tái phát và cần điều trị kịp thời. Để làm rõ hơn về vấn đề này và tìm hiểu thêm về các giải pháp […]

Xem chi tiết
Người bị vảy nến có tắm biển được không? Cần tránh những gì?

Càng gần đến ngày hè, càng nhiều người thắc mắc rằng bị vảy nến có tắm biển được không? Đây là một câu hỏi gây nhiều tranh cãi vì có người cho rằng muối biển có tác dụng tốt trong cải thiện triệu chứng bệnh. Một số khác thì tin rằng tắm biển với những […]

Xem chi tiết
Cách chữa
Thuốc chữa
Dinh dưỡng sức khỏe
string(7) "vay-nen"

Chuyên mục

Tin mới

12 Cách Chữa Viêm Da Cơ Địa Dân Gian Tại Nhà Hiệu Quả

10 Cách Chữa Dị Ứng Thời Tiết Tại Nhà Giảm Ngứa Nhanh Chóng

3 Cách Trị Viêm Amidan Hốc Mủ Hiệu Quả Người Bệnh Nên Biết

8 Cách Trị Viêm Xoang Tại Nhà Hiệu Quả Bạn Nên Áp Dụng

Viêm Xoang Mãn Tính: Nguyên Nhân, Biến Chứng Và Cách Điều Trị

VTV2 Chất lượng cuộc sống mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ giải pháp điều trị bệnh nam khoa

VTC2 mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ trong chương trình Góc nhìn người tiêu dùng

Đây là cách giúp nữ nhân viên văn phòng “XÓA” nám tàn nhang do di truyền

ƯU ĐIỂM của Liệu trình thảo dược Vương Phi trong xử lý nám tàn nhang

Bài thuốc Tiêu Xoang Linh Dược Thang “DỨT ĐIỂM” viêm mũi dị ứng từ GỐC

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?