15 cách trị nổi mề đay tại nhà đơn giản, dễ tìm mà hiệu quả
Cách trị nổi mề đay tại nhà rất đa dạng, vừa tiện lợi, an toàn lại mang lại hiệu quả nhất định. Theo đó, chỉ bằng việc sử dụng các thảo dược và nguyên liệu có sẵn, dễ tìm kiếm trong căn bếp hay thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày là người bệnh đã có thể đẩy lùi hiện tượng nổi mề đay, mẩn ngứa vô cùng khó chịu. Nhưng quan trọng nhất là phải kiểm tra với bác sĩ trước khi tự điều trị để đảm bảo bạn không mắc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn.
15+ Cách trị nổi mề đay tại nhà an toàn, hiệu quả
Mẹo chữa mề đay tại nhà rất đơn giản, bất cứ ai cũng có thể áp dụng. Cùng tìm hiểu chi tiết top 15 cách trị nổi mề đay ngay dưới đây.
Chườm lạnh trị mề đay
Chườm lạnh có tác dụng thu nhỏ các mạch máu từ đó hạn chế quá trình hình thành các độc tố dưới da gây nổi mề đay. Nhiệt độ lạnh cũng sẽ giúp giảm thiểu cảm giác ngứa ngáy – một biểu hiện đặc trưng khi bị nổi mề đay.
Người bệnh sử dụng túi chườm chuyên dụng hoặc lấy một khăn vải mỏng bọc đá viên lại rồi áp vào vùng da bị tổn thương.
Lưu ý chỉ nên chườm khoảng 15-20 giây rồi lấy túi chườm ra sau đó lặp đi lặp lại hành động này trong khoảng 10-15 phút để tránh làm da bỏng lạnh.
Cách chữa mề đay bằng nha đam
Nha đam đã trở thành một nguyên liệu quen thuộc trong lĩnh vực làm đẹp, đặc biệt là làm đẹp da. Với các thành phần như acid cinnamic, acid folic, vitamin và đặc biệt là hoạt chất glycoprotein, nha đam (lô hội hay aloe vera) có tác dụng chống viêm, chữa lành vết thương, tăng cường thải độc và thu nhỏ lỗ chân lông.
Dùng nha đam chữa nổi mề đay bằng cách lấy phần nhựa trong lá nha đam rồi bôi trực tiếp lên vùng da bị bệnh. Người bệnh có thể kết hợp các động tác massage nhẹ nhàng để tinh chất thẩm thấu sâu vào da từ đó giúp da khỏe hơn, các dấu hiệu nổi mề đay cũng thuyên giảm.
Chữa bệnh mề đay cùng lá bạc hà
Lá bạc hà có chứa một lượng chất menthol giúp gây tê, làm mát đồng thời kháng khuẩn, giảm đau, giảm ngứa tại chỗ. Cũng nhờ công dụng này mà bạc hà trở thành một thành phần trong quy trình sản xuất kẹo cao su, kem đánh răng, các loại nước súc miệng diệt khuẩn hay dung dịch khử mùi hôi miệng.
Dùng lá bạc hà chữa nổi mề đay bằng cách lấy một nắm lá rửa sạch, chà xát nhẹ cho lá hơi nát rồi cho vào nước tắm hoặc đắp lá lên vùng da bị nổi mề đay.
Có một lưu ý quan trọng là lá bạc hà có hình dáng rất giống với rau húng lủi nên thường bị nhầm lẫn. Do đó, người bệnh cần lựa chọn cẩn thận, có thể phân biệt bằng cách ngửi sẽ cảm nhận rõ bạc hà có mùi thơm mát, hơi the cay giống như chúng ta nhai cao su có menthol.
Cách trị bệnh nổi mề đay tại nhà bằng bột yến mạch
Bột yến mạch được sử dụng chữa rất nhiều bệnh lý ngoài da như vảy nến, dị ứng, nổi mề đay, mẩn ngứa… Nguyên nhân là do bột yến mạch có chứa các dưỡng chất giúp giữ độ ẩm cho da, giảm ngứa ngáy và kháng viêm.
Chỉ với việc cho thêm một vài thìa bột yến mạch vào bồn tắm rồi ngâm mình khoảng 15 phút là bạn đã thực hiện xong một phương pháp chữa nổi mề đay khá đơn giản. Tuy nhiên, nhớ tắm sạch lại một lần nữa với nước.
Một cách khác là người bị nổi mề đay lấy bột yến mạch trộn với mật ong sao cho tạo thành một hỗn hợp hơi sệt rồi đắp lên da.
Cách trị nổi mề đay nhanh nhất với nước cây phỉ
Trong các mẹo dân gian chữa mề đay, ông bà ta còn có cách trị mề đay với cây phỉ. Theo đó, người bệnh lấy khoảng 5-10g vỏ của cây phỉ, rửa sạch và nghiền nhỏ. Cho thêm nước rồi đun sôi, đợi nước hơi ấm thì lấy bôi lên vùng da . Duy trì thực hiện hàng ngày cho tới khi các triệu chứng ngứa ngáy và mề đay giảm dần.
Thực tế, nhờ khả năng làm sạch sâu, thu nhỏ lỗ chân lông, cân bằng độ ẩm, độ nhờn và ức chế sự phát triển của vi khuẩn trên da mà nhiều thương hiệu mỹ phẩm trên thế giới đã sử dụng thành phần chiết xuất từ cây phỉ để sản xuất ra những sản phẩm chăm sóc da và điều trị các vấn đề về da như mụn viêm, xoa dịu vết côn trùng cắn, tình trạng da thâm sạm hay có sẹo rỗ.
Chữa nổi mề đay bằng gừng tươi
Gừng tươi có khá nhiều công dụng trong đời sống. Không chỉ là một gia vị quen thuộc trong căn bếp nhỏ, giúp gia tăng hương vị của món ăn, chống lạnh bụng mà gừng tươi còn hỗ trợ hiện tượng tụt huyết áp, giảm thiểu triệu chứng nổi mề đay.
Với lượng hoạt chất chống oxy hóa Gingerol của mình, gừng giúp chống lão hóa, kháng viêm và kháng khuẩn rất tốt.
Đối với tình trạng nổi mề đay, người bệnh dùng 50g gừng tươi thái lát, 100g đường thẻ với nửa chén giấm đun sôi khoảng 10 phút rồi để nguội và uống hàng ngày. Theo đó, mỗi ngày uống 3-4 lần, mỗi lần là một thìa cà phê nước cốt thu được pha với một chút nước ấm.
Cách trị dị ứng nổi mề đay tại nhà với lá khế
Lá khế cũng là một loại thảo dược hữu hiệu chữa các vấn đề về da như: Ghẻ, dị ứng, hay nổi mề đay.
Các tinh chất của loại lá này có công dụng chống oxy hóa, thúc đẩy các tế bào da phục hồi đồng thời ức chế sự phát triển của vi khuẩn có hại.
Nếu bị nổi mề đay, bạn có thể áp dụng một số cách chữa bằng lá khế dưới đây:
- Cách 1: Rửa sạch, để ráo nước rồi rang một nắm lá khế tươi. Sau đó dùng vải mỏng, sạch bọc lại rồi đắp lên vùng da nổi mề đay.
- Cách 2: Lấy một nắm lá khế tươi, rửa sạch rồi đun lấy nước tắm.
- Cách 3: Rửa lá khế, giã nát rồi thêm một chút muối tinh. Dùng hỗn hợp này đắp lên da khoảng 15 phút rồi rửa sạch lại với nước.
Sử dụng lá đinh lăng điều trị mề đay
Đinh lăng thường được trồng trước sân nhà hay trong vườn như một loại cây cảnh. Tuy nhiên, đây còn là một loại thảo dược có nhiều công dụng hữu ích.
Để chữa trị tình trạng nổi mề đay, bạn chuẩn bị một nắm lá đinh lăng đem phơi khô. Sau đó, mỗi ngày nấu 80g đinh lăng với 500ml nước cho tới khi cạn còn một nửa thì chắt nước cốt, chia làm 2 lần uống hết trong ngày. Duy trì thực hiện trong vài ngày cho tới khi thấy các biểu hiện nổi mề đay thuyên giảm.
Khi sử dụng đinh lăng nên chú ý lá đinh lăng có chứa Ancaloit – chất có tác dụng gây hoa mắt chóng mặt nên nếu dùng liều lượng cao có thể dẫn tới cảm giác mệt mỏi, nôn mửa, thậm chí là rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy. Vì vậy, cần sử dụng điều độ, không lạm dụng.
Cách trị nổi mề đay tại nhà với lá trà xanh
Trong lá trà xanh (chè xanh) có chứa một lượng lớn các flavonoid (polyphenol, catechin) – chất có tác dụng chống oxy hóa.
Đặc biệt, trà xanh là loại cây chứa lượng EGCG (Epigallocatechin Gallate) nhiều nhất trong tự nhiên. Chất này có công dụng chống viêm, giảm sưng, cân bằng oxy hóa để bảo vệ các tế bào khỏi các gốc tự do.
Người bệnh dùng trà xanh chữa mề đay theo một trong hai cách sau: Lấy một nắm trà xanh tươi, rửa sạch rồi nấu nước tắm hoặc uống nước lá trà xanh hàng ngày.
Uống trà xanh hàng ngày không chỉ giúp đẩy lùi dấu hiệu nổi mề đay mà về lâu về dài còn giúp tăng cường sức khỏe tim mạch, giảm cholesterol, loại bỏ các mảng bám bên trong mạch máu từ đó giảm thiểu nguy cơ tăng huyết áp, đột quỵ.
Cách trị nổi mề đay tại nhà với lá trầu không
Lá trầu không được sử dụng khá nhiều trong đời sống vì công dụng đa dạng. Với đặc tính kháng khuẩn, chống viêm, chống oxy hóa, làm sạch…, lá trầu không có khả năng hỗ trợ điều trị các bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa và một số vấn đề về da liễu.
Cách dùng trầu không chữa nổi mề đay cũng khá dễ làm. Cụ thể, người bệnh có thể thực hiện theo hướng dẫn dưới đây:
- Cách 1: Chuẩn bị một nắm lá trầu không tươi, không sâu bệnh. Đun sôi trầu không với một chút muối tinh. Pha loãng nước để tắm.
- Cách 2: Sau khi ngâm lá trầu không với nước muối, người bệnh vẩy ráo nước, giã nát lá rồi đắp lên vùng da tổn thương. Duy trì khoảng 30 phút tới khi lá trầu không có dấu hiệu khô thì bỏ đi và làm sạch da.
Hướng dẫn dùng cây kinh giới trị bệnh mề đay
Kinh giới cũng là một loại thảo dược có thể chữa nổi mề đay một cách hiệu quả bằng cách: Rửa sạch lá kinh giới, đun sôi rồi xông hơi hoặc đợi nước ấm thì bôi vào vùng da bị tổn thương.
Điều này cũng đã được chứng minh khi các nhà nghiên cứu cho biết trong kinh giới có các hoạt chất menthol racemic và d-menthol có khả năng gây tê, tiêu viêm, giảm ngứa và xoa dịu làn da bị kích ứng.
Cách chữa bệnh mề đay với nghệ
Nghệ nổi tiếng với hoạt chất curcumin – một hợp chất polyphenol tự nhiên có khả năng chống oxy hóa. Nhờ điều này mà nghệ đã được sử dụng trong nhiều lĩnh vực như dược, làm đẹp.
Theo đó, tinh chất của nghệ thúc đẩy quá trình lành lại của các tế bào da, kháng viêm, tiêu diệt vi khuẩn và trung hòa gốc tự do.
Dùng nghệ chữa nổi mề đay theo các bước dưới đây:
- Lấy nghệ tươi bôi lên vùng da bị ảnh hưởng, rửa sạch sau khoảng 15-20 phút.
- Trộn bột nghệ với một chút mật ong rồi đắp lên da.
- Cần làm sạch da trước và sau khi thoa nghệ.
Chữa nổi mề đay bằng nước muối
Dùng nước muối loãng chữa nổi mề đay là một mẹo đơn giản nhất mà khá hiệu quả. Chỉ bằng việc pha loãng 2-3 thìa muối tinh vào chậu nước ấm rồi rửa vùng da bị nổi mề đay sẽ giúp xoa dịu các triệu chứng.
Muối có đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm và làm sạch da nên việc rửa thường xuyên sẽ giúp làm thông thoáng lỗ chân lông, loại bỏ các tạp chất và vi khuẩn từ đó giúp vùng da nổi mề đay sạch sẽ, giảm thiểu cảm giác ngứa ngáy và khó chịu.
Cách trị nổi mề đay tại nhà bằng việc bổ sung vitamin
Theo một số nghiên cứu, bổ sung một số dưỡng chất như Omega 3, Quercetin hay vitamin B12, vitamin C và D sẽ giúp điều trị nổi mề đay.
Trong đó vitamin C có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, kháng viêm, chống oxy hóa, được coi là chất chống dị ứng tự nhiên. Quercetin được chứng minh là giảm tình trạng dị ứng trên chuột nhờ khả năng chống oxy hóa.
Do đó, người bệnh có thể tăng cường ăn các loại thực phẩm chứa những dưỡng chất và vitamin tốt cho da hoặc bổ sung bằng các loại thực phẩm chức năng. Cách chữa nổi mề đay với chế độ ăn uống khoa học
Chỉ với việc ăn uống khoa học, tăng cường các nhóm thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho da và cơ thể trong thực đơn hàng ngày là bạn đã có thể đẩy lùi triệu chứng nổi mề đay ngay tại nhà vừa đơn giản vừa hữu hiệu.
Cụ thể, như đã trình bày ở phần trên, cần bổ sung các thực phẩm dưới đây:
- Nhóm giàu Omega 3: Cá thu, cá hồi, dầu gan cá tuyết, trứng cá muối…
- Nhóm giàu Quercetin: Táo, nho, trà xanh, quả mọng, hành tím, bông cải xanh, trà kiều mạch…
- Nhóm giàu vitamin B12: Gan động vật, cá ngừ, các sản phẩm từ sữa, nấm hương…
- Nhóm giàu vitamin C: Ổi, dâu tây, kiwi, đu đủ, cam, ớt chuông, súp lơ…
- Nhóm giàu vitamin D: Ngũ cốc, trứng cá, chế phẩm từ đậu nành, trứng…
Ngoài ra người bệnh khi bị nổi mề đay cũng cần lưu ý:
- Ăn uống đúng giờ, đủ bữa, chọn lọc các loại thực phẩm tươi ngon.
- Tăng cường ăn rau xanh và các loại trái cây.
- Hạn chế ăn đồ cay nóng, hải sản, món ăn quá mặn hoặc quá nhiều dầu mỡ.
- Không ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn hay các loại thức ăn nhanh (gà rán, xúc xích, hamburger…)
- Uống đủ nước mỗi ngày, khoảng 1,5-2 lít nước.
- Không hút thuốc lá, uống quá nhiều rượu, bia, nước ngọt có ga, cà phê hay sử dụng chất kích thích.
Lưu ý khi điều trị nổi mề đay tại nhà
Có thể thấy những khá dễ thực hiện, không tốn quá nhiều thời gian và công sức nhưng chỉ nên áp dụng chúng đối với tình trạng nổi mề đay, mẩn ngứa ở mức độ nhẹ, các triệu chứng nổi mề đay mới xuất hiện ngoài da.
Khi nổi mề đay mãn tính kéo dài thì 15 mẹo kể trên cũng sẽ giúp ích xoa dịu các biểu hiện bệnh lý nhưng không có công dụng điều trị mề đay tận gốc. Vì vậy, người bệnh nên tìm kiếm phương pháp điều trị phù hợp, triệt để, ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm của bệnh.
ĐỌC NGAY:
Nội dung chính15+ Cách trị nổi mề đay tại nhà an toàn, hiệu quảChườm lạnh trị mề đayCách chữa mề đay bằng nha đamChữa bệnh mề đay cùng lá bạc hàCách trị bệnh nổi mề đay tại nhà bằng bột yến mạchCách trị nổi mề đay nhanh nhất với nước cây phỉChữa nổi mề đay […]
Xem chi tiếtNội dung chính15+ Cách trị nổi mề đay tại nhà an toàn, hiệu quảChườm lạnh trị mề đayCách chữa mề đay bằng nha đamChữa bệnh mề đay cùng lá bạc hàCách trị bệnh nổi mề đay tại nhà bằng bột yến mạchCách trị nổi mề đay nhanh nhất với nước cây phỉChữa nổi mề đay […]
Xem chi tiếtNội dung chính15+ Cách trị nổi mề đay tại nhà an toàn, hiệu quảChườm lạnh trị mề đayCách chữa mề đay bằng nha đamChữa bệnh mề đay cùng lá bạc hàCách trị bệnh nổi mề đay tại nhà bằng bột yến mạchCách trị nổi mề đay nhanh nhất với nước cây phỉChữa nổi mề đay […]
Xem chi tiếtNội dung chính15+ Cách trị nổi mề đay tại nhà an toàn, hiệu quảChườm lạnh trị mề đayCách chữa mề đay bằng nha đamChữa bệnh mề đay cùng lá bạc hàCách trị bệnh nổi mề đay tại nhà bằng bột yến mạchCách trị nổi mề đay nhanh nhất với nước cây phỉChữa nổi mề đay […]
Xem chi tiếtNội dung chính15+ Cách trị nổi mề đay tại nhà an toàn, hiệu quảChườm lạnh trị mề đayCách chữa mề đay bằng nha đamChữa bệnh mề đay cùng lá bạc hàCách trị bệnh nổi mề đay tại nhà bằng bột yến mạchCách trị nổi mề đay nhanh nhất với nước cây phỉChữa nổi mề đay […]
Xem chi tiết