Trẻ Bị Nổi Mề Đay: Nguyên Nhân, Cách Điều Trị Và Chăm Sóc

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Bác sĩ Bùi Thị Thu Hằng – Khoa Da LiễuTrưởng khoa xương khớp, Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam – Chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh – Cố vấn chuyên môn tại Hồ sơ Trung Tâm Thừa Kế và Ứng Dụng Đông Y Việt Nam

Trẻ bị nổi mề đay là một trong những vấn đề da liễu mà hầu hết các trẻ đều gặp phải và khiến phụ huynh vô cùng lo lắng. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin về nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng dễ nhận biết và hướng dẫn điều trị, chăm sóc, phòng ngừa giúp cha mẹ trang bị thêm kiến thức hữu ích trong hành trình đồng hành cùng con phát triển.

Tìm hiểu trẻ bị nổi mề đay là gì?

Trẻ bị nổi mề đay là tình trạng trên da trẻ xuất hiện các nốt mẩn phát ban kích thước khác nhau do hệ thống mao mạch dưới da chịu sự kích ứng bởi một yếu tố nào đó.

Tình trạng trẻ bị dị ứng nổi mề đay được chia thành hai dạng:

  • Cấp tính: Trên da xuất hiện mẩn đỏ và ngứa ngáy trong khoảng thời gian ngắn (thường dưới 6 tuần), có thể tự khỏi tại nhà hoặc khỏi bằng các mẹo dân gian đơn giản.
  • Mạn tính: Mề đay mạn tính ở trẻ nhỏ sẽ kéo dài trên 6 tuần và tái phát dai dẳng nhiều lần.
Da trẻ xuất hiện các nốt mẩn phát ban do chịu sự kích ứng
Da trẻ xuất hiện các nốt mẩn phát ban do chịu sự kích ứng

Nguyên nhân trẻ bị nổi mề đay ngứa khắp người

Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây mề đay ở trẻ:

Dị ứng:

  • Dị ứng thức ăn: Đây là nguyên nhân trẻ bị nổi mề đay rất phổ biến. Các thức ăn dễ gây dị ứng bao gồm sữa, trứng, đậu phộng, hải sản, lúa mì, và đậu nành.
  • Dị ứng thuốc: Một số loại thuốc như kháng sinh, thuốc giảm đau, và thuốc hạ huyết áp cũng có thể gây mề đay ở trẻ.
  • Dị ứng với các chất khác: Trẻ cũng có nguy cơ bị mề đay khi tiếp xúc với các chất khác như lông động vật, bụi bẩn, phấn hoa, côn trùng đốt, tã lót, chất liệu quần áo.

Nhiễm trùng:

  • Nhiễm trùng do virus: Một số virus như virus cúm, virus sởi và virus thủy đậu gây mề đay ở trẻ.
  • Nhiễm trùng do vi khuẩn: Nhiễm trùng do vi khuẩn như viêm họng liên cầu khuẩn cũng gây mề đay ở trẻ.
  • Nhiễm trùng ký sinh trùng: Nhiễm trùng giun sán cũng có thể gây mề đay ở trẻ.

Các yếu tố vật lý:

  • Thay đổi nhiệt độ: Trẻ có nguy cơ bị mề đay khi tiếp xúc với nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh.
  • Tập thể dục: Tập thể dục cường độ cao cũng có thể gây kích phát mề đay ở một số trẻ.
  • Ánh nắng mặt trời: Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá mức gây tổn thương da, khiến da nhạy cảm và xuất hiện mề đay ở một số trẻ.

Các nguyên nhân khác:

  • Bệnh tự miễn: Nổi mề đay có thể là dấu hiệu của bệnh lý tự miễn bao gồm viêm da cơ địa (eczema), viêm khớp dạng thấp, bệnh lupus, bệnh celiac,…
  • Tâm lý căng thẳng: Căng thẳng tinh thần làm trầm trọng thêm tình trạng mề đay ở trẻ.
  • Thay đổi thời tiết: Vào thời điểm giao mùa thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh (hoặc ngược lại) sẽ làm bùng phát tình trạng trẻ bị dị ứng thời tiết nổi mề đay.

Dấu hiệu trẻ bị nổi mề đay

Khi trẻ bị nổi mề đay sẽ có những triệu chứng như sau:

  • Xuất hiện các nốt ban hoặc đốm đỏ trên da. Những nốt này khác nhau về kích thước (vài mm đến vài cm) và hình dạng (thường là hình tròn hoặc bầu dục).
  • Các nốt ban thường nhô lên khỏi bề mặt da và có ranh giới rõ ràng.
  • Trẻ thường xuyên gãi và cảm thấy rất khó chịu do ngứa. Ngứa có thể nhẹ hoặc rất nặng, khiến trẻ quấy khóc và mất ngủ.
  • Khu vực da bị mề đay bị sưng, đôi khi sưng lên rất to và lan rộng. Điều này đặc biệt dễ thấy ở môi, mí mắt và các vùng da mỏng.
  • Các nốt ban có thể biến mất và xuất hiện ở các vị trí khác trên cơ thể trong thời gian ngắn.
  • Trong trường hợp nặng, trẻ khó thở, sưng họng hoặc các triệu chứng liên quan đến đường tiêu hóa như buồn nôn, nôn mửa và đau bụng.
Các nốt ban nhô lên khỏi bề mặt da và gây ngứa ngáy
Các nốt ban nhô lên khỏi bề mặt da và gây ngứa ngáy

Trẻ nhỏ nổi mề đay nguy hiểm không?

Mặc dù đa số trường hợp nổi mề đay ở trẻ em không nguy hiểm, tuy nhiên, cha mẹ cần lưu ý một số biến chứng tiềm ẩn nếu không được điều trị hoặc chăm sóc đúng cách:

  • Nhiễm trùng da: Do gãi gãi nhiều, trẻ làm trầy xước da, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng. Biểu hiện của nhiễm trùng da bao gồm: da ửng đỏ, sưng tấy, nóng, đau, chảy mủ.
  • Mất ngủ, suy nhược: Nổi mề đay khiến trẻ ngứa ngáy khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, dẫn đến mệt mỏi, suy nhược. Lâu dần, tình trạng này ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ.
  • Suy giảm hệ miễn dịch: Trẻ bị mất ngủ, suy nhược cơ thể trong thời gian dài khiến hệ miễn dịch của trẻ bị yếu và dễ mắc các bệnh ốm, cảm cúm hoặc bệnh lý về da khác.
  • Hình thành sẹo: Gãi nhiều hoặc chà xát mạnh làm da tổn thương, dẫn đến hình thành sẹo. Sẹo ảnh hưởng đến thẩm mỹ và khiến trẻ lo lắng, tự ti, ảnh hưởng đến học tập, giao tiếp xã hội.
  • Nguy cơ sốc phản vệ: Mặc dù hiếm gặp, nhưng mề đay ở trẻ có thể dẫn đến sốc phản vệ, đặc biệt là khi trẻ dị ứng nặng với các nguyên nhân gây mề đay.

Khi nào cần thăm khám bác sĩ?

Cha mẹ cần lưu ý một số dấu hiệu để đưa trẻ đi khám bác sĩ kịp thời như sau:

  • Trẻ bị nổi mề đay liên tục: Nếu mẩn đỏ và ngứa do mề đay kéo dài hơn 2 tuần mà không cải thiện hoặc có xu hướng nặng hơn.
  • Kèm các triệu chứng nghiêm trọng: Trẻ bị nổi mề đay và đau bụng, sốt cao, sưng phù mí mắt hoặc môi, khó thở, buồn nôn, nôn, tiêu chảy.
  • Không xác định được nguyên nhân mề đay: Nếu cha mẹ không thể xác định nguyên nhân gây mề đay cho trẻ khiến bệnh thường xuyên tái phát dai dẳng.
  • Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của trẻ: Nổi mề đay khiến trẻ khó ngủ, quấy khóc, chán ăn, ảnh hưởng đến học tập và vui chơi.

Ngoài ra, cha mẹ cũng nên đưa con đi khám bác sĩ Da liễu nếu:

  • Trẻ có tiền sử mắc các bệnh lý mãn tính như hen suyễn, eczema.
  • Trẻ có hệ miễn dịch yếu.
  • Cha mẹ lo lắng về tình trạng mề đay của trẻ.

Phương pháp chẩn đoán

Để chẩn đoán chính xác tình trạng trẻ bị nổi mề đay mẩn ngứa, bác sĩ sẽ tiến hành như sau:

Hỏi bệnh và khám lâm sàng

  • Trao đổi với cha mẹ về tiền sử y tế của trẻ, bao gồm các bệnh lý nền, dị ứng, thuốc đang sử dụng, chế độ ăn uống, môi trường sống.
  • Bác sĩ sẽ khám da liễu để đánh giá vị trí, kích thước, hình dạng, màu sắc của các mẩn đỏ, mức độ ngứa ngáy và tìm kiếm các dấu hiệu kèm theo như sưng phù mí mắt, môi,…
Thăm khám bác sĩ để có hướng điều trị phù hợp
Thăm khám bác sĩ để có hướng điều trị phù hợp

Khám cận lâm sàng

  • Xét nghiệm dị ứng da: Bác sĩ sẽ tiêm dưới da một lượng nhỏ các chất dị ứng phổ biến và quan sát phản ứng của da để xác định dị nguyên.
  • Xét nghiệm máu: Phương pháp xét nghiệm máu giúp xác định các kháng thể dị ứng trong máu của trẻ.
  • Xét nghiệm công thức máu: Giúp phát hiện các dấu hiệu nhiễm trùng hoặc bệnh lý tự miễn.
  • Xét nghiệm chức năng gan, thận: Tiến hành phương pháp xét nghiệm này giúp loại trừ các bệnh lý ảnh hưởng đến da.
  • Chẩn đoán hình ảnh: Chụp CT ngực hoặc X-quang ngực phát hiện các bệnh lý liên quan về tim mạch, phổi dẫn đến kích phát nổi mề đay.

Cách điều trị trẻ bị nổi mề đay toàn thân hiệu quả

Trẻ bị nổi mề đay phải làm sao? Dưới đây là các cách phổ biến được áp dụng trong điều trị mề đay ở trẻ nhỏ: 

Mẹo dân gian chữa nổi mề đay

Những trường hợp con bị nổi mề đay mức độ nhẹ, cha mẹ có thể áp dụng một số mẹo dân gian dưới đây:

  • Chườm lạnh: Nhiệt độ thấp từ túi chườm sẽ giúp làm dịu tình trạng ngứa ngáy, mẩn đỏ, giảm viêm da hiệu quả. Tuy nhiên, cha mẹ lưu lý không chườm trực tiếp đá lạnh lên da con mà cần bọc bằng vải mỏng để tránh bỏng lạnh.
  • Nha đam: Nha đam có đặc tính chống viêm và làm mát, giúp giảm ngứa ngáy và sưng tấy do mề đay. Cha mẹ lấy gel từ lá nha đam tươi, thoa lên da bị mề đay 2 – 3 lần mỗi ngày.
  • Lá trà xanh: Lá trà xanh có đặc tính chống viêm và chống oxy hóa, giúp cải thiện các triệu chứng mề đay và ngăn ngừa nhiễm trùng, bội nhiễm da cho trẻ. Cách làm rất đơn giản, cha mẹ rửa sạch lá trà và đun nước cho con tắm hằng ngày.

Cách xử lý khi trẻ bị nổi mề đay bằng thuốc Tây

Các nhóm thuốc chính được sử dụng trong điều trị nổi mề đay ở trẻ em bao gồm:

  • Thuốc Kháng Histamin: Thuốc ức chế histamine – chất trung gian dẫn đến các triệu chứng nổi mề đay. Người bệnh được chỉ định Histamin thế hệ 1 như Diphenhydramine (Benadryl), Chlorpheniramine (Polaramine), Hydroxyzine (Atarax),… hoặc Histamin thế hệ 2 như Cetirizine (Zyrtec), Loratadine (Claritin), Fexofenadine (Allegra).
  • Corticosteroid: Nhóm thuốc này bào chế dạng uống và dạng bôi, giúp giảm viêm và ngứa nhanh chóng, thường được chỉ định cho trường hợp mề đay nặng.
  • Thuốc ức chế hệ miễn dịch: Thường được chỉ định cho trường hợp trẻ bị nổi mề đay mãn tính hoặc không dung nạp các loại thuốc khác. Nhóm thuốc này phổ biến với các loại như Cyclosporine, Mycophenolate, Tacrolimus.
  • Một số loại thuốc khác: Phụ thuốc vào nguyên nhân gây bệnh và các triệu chứng trẻ gặp phải, bác sĩ sẽ kê thêm những loại thuốc như thuốc kháng sinh, thuốc giảm ngứa, thuốc giảm đau, thuốc chống nấm,…
Một số loại thuốc Tây y giúp giảm triệu chứng mề đay
Một số loại thuốc Tây y giúp giảm triệu chứng mề đay

Phòng ngừa và chăm sóc trẻ em bị nổi mề đay

Bác sĩ hướng dẫn cách phòng ngừa và chăm sóc trẻ bị nổi mề đay khắp người như sau:

Tránh các tác nhân gây dị ứng

  • Thực phẩm: Tránh cho trẻ ăn các loại thực phẩm đã biết là gây dị ứng như đậu phộng, hải sản, sữa, trứng. Luôn kiểm tra thành phần của thực phẩm trước khi cho trẻ ăn.
  • Thuốc: Nếu trẻ có tiền sử dị ứng với một số loại thuốc, hãy thông báo cho bác sĩ và tránh sử dụng các loại thuốc đó.
  • Côn trùng: Sử dụng các biện pháp bảo vệ như lưới chống muỗi, kem chống côn trùng để tránh bị đốt.

Vệ sinh cá nhân – môi trường sống

  • Vệ sinh da: Giữ cho da trẻ luôn sạch sẽ và khô ráo. Sử dụng các loại xà phòng và sản phẩm chăm sóc da dịu nhẹ, không gây kích ứng.
  • Quần áo: Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, chất liệu mềm mại, tránh mặc quần áo chật và không thoáng khí.
  • Môi trường sống: Đảm bảo nhà cửa sạch sẽ, tránh bụi bẩn, nấm mốc và các yếu tố gây dị ứng khác.

Các biện pháp khác:

  • Kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm: Tránh để trẻ tiếp xúc với nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp. Đảm bảo phòng ngủ của trẻ có nhiệt độ và độ ẩm thích hợp, tránh thay đổi đột ngột.
  • Giảm stress và căng thẳng: Hỗ trợ trẻ giảm stress và căng thẳng thông qua các hoạt động thư giãn như chơi đùa, đọc sách, và ngủ đủ giấc.
  • Tăng cường hệ miễn dịch: Đảm bảo chế độ ăn uống lành mạnh, đủ dinh dưỡng cho trẻ với nhiều rau xanh, hoa quả và nước. 

Trên đây là những thông tin chi tiết về tình trạng trẻ bị nổi mề đay. Đa phần trường hợp có thể cải thiện tại nhà sau vài ngày và không đề lại biến chứng nguy hiểm. Nhưng nếu theo dõi và phát hiện triệu chứng bệnh không thuyên giảm, cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện, phòng khám chuyên khoa để được bác sĩ tư vấn phác đồ điều trị phù hợp.

Câu hỏi thường gặp
Nhiễm Vi Khuẩn HP Dạ Dày Có Nguy Hiểm Không? Nên Làm Gì?

Nội dung chínhTìm hiểu trẻ bị nổi mề đay là gì?Nguyên nhân trẻ bị nổi mề đay ngứa khắp ngườiDấu hiệu trẻ bị nổi mề đayTrẻ nhỏ nổi mề đay nguy hiểm không?Khi nào cần thăm khám bác sĩ?Phương pháp chẩn đoánCách điều trị trẻ bị nổi mề đay toàn thân hiệu quảMẹo dân gian […]

Xem chi tiết

Chuyên mục

Tin mới

Nhất Nam Y Viện tự hào nhận giải Top 10 Thương hiệu uy tín Việt Nam 2024

VTV2 Chất lượng cuộc sống mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ giải pháp điều trị bệnh nam khoa

VTC2 mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ trong chương trình Góc nhìn người tiêu dùng

Đây là cách giúp nữ nhân viên văn phòng “XÓA” nám tàn nhang do di truyền

ƯU ĐIỂM của Liệu trình thảo dược Vương Phi trong xử lý nám tàn nhang

Bài thuốc Tiêu Xoang Linh Dược Thang “DỨT ĐIỂM” viêm mũi dị ứng từ GỐC

Huyệt kiên tỉnh: Vị trí, tác dụng với sức khỏe

Chữa viêm xoang tại Nhất Nam Y Viện có tốt không?

[KHÁM PHÁ] Giải pháp loại bỏ nám tàn nhang từ gốc, an toàn được hàng ngàn chị em tin dùng

Nhất Nam Định Tâm Khang – Bài thuốc chữa mất ngủ được giới chuyên gia khuyên dùng

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?