Nổi mề đay sưng môi: Nguyên nhân, triệu chứng và những điều cần lưu ý
Nổi mề đay sưng môi là hiện tượng khá phổ biến, xảy ra do dị ứng thực phẩm, mỹ phẩm, thời tiết, di truyền hoặc cũng có thể do các bệnh y khoa. Mặc dù không phải là bệnh lý da liễu nguy hiểm và lây lan nhưng tình trạng này khiến người bệnh gặp không ít khó khăn trong giao tiếp, sinh hoạt hằng ngày. Vậy làm sao điều trị tình trạng này? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc có giải pháp tốt nhất cho bản thân.
Hiện tượng nổi mề đay sưng môi là gì?
Nổi mề đay sưng môi là một trong những triệu chứng bệnh mề đay phù mạch. Tình trạng này cũng tương tự như các bệnh mề đay dị ứng mẩn ngứa khác, khiến người bệnh ngứa ngáy khó chịu vô cùng, thậm chí gây khó thở. Điểm khác biệt ở chỗ các nốt sung của bệnh này không thể hiện ra ngoài mà ẩn sâu bên trong da.
Thông thường, mề đay phù mạch sẽ ảnh hưởng tới mắt và môi nhiều nhất. Sau từ 1-2 ngày, người bệnh có thể cảm nhận dấu hiệu phù mạch tại các vùng da như mí mắt, lưỡi, bộ phận sinh dục… Thậm chí các trường hợp nặng, mề đay phù mạch có thể ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa, hô hấp, nếu không được xử lý kịp thời sẽ nguy hiểm tới tính mạng.
Nổi mề đay sưng môi có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào. Tuy nhiên, nhưng người có cơ địa nhạy cảm, dễ bị dị ứng với các dị nguyên, đề kháng kém, gia đình có tiền sử mắc bệnh,… sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Ngoài ra, những bệnh nhân mắc các bệnh mãn tính như lupus ban đỏ, bệnh u lympho, bệnh tuyến giáp,… cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Triệu chứng nổi mề đay sưng môi
Khi bị nổi mề đay sưng môi, bệnh nhân có thể xuất hiện các dấu hiệu như sau:
- Môi, họng, lưỡi người bệnh bị sưng phù.
- Vùng da quanh môi nhạy cảm, sưng nề, cảm thấy đau. Tình trạng sưng môi có thể diễn ra từ 1-2 ngày, sau đó lan sang các điểm khác. Các vết sưng có thể kéo dài dai dẳng trong nhiều ngày, hoặc thậm chí trở thành tình trạng mãn tính.
- Phù mạch ở môi sau vài ngày có thể lan xuống đường tiêu hóa, khiến người bệnh đau bụng, tiêu chảy.
- Trong một số trường hợp, phù mạch lan rộng tới lưỡi gây khó thở, thậm chí người bệnh có thể bị ngạt thở, tử vong.
- Với những trường hợp phù mạch do di truyền, người bệnh có thể suy giảm thị lực, đau đầu, lo lắng.
Nguyên nhân gây nổi mề đay sưng môi
Nói về nguyên nhân dẫn tới tình trạng mề đay gây sưng môi, các chuyên gia da liễu nhận định rất khó xác định cụ thể. Tuy nhiên, tùy thuộc vào tình trạng của người bệnh mà phần nào có thể dự đoán nguyên nhân. Một số nguyên nhân chủ yếu dẫn tới bệnh phải kể tới:
- Dị ứng: Người bệnh có thể bị dị ứng với các dị nguyên như thực phẩm, hải sản, đậu phộng, sữa, trứng, khói bụi, hóa chất, lông động vật,…, khi tiếp xúc với các yếu tố này có thể dẫn tới mề đay sưng môi.
- Do thuốc điều trị: Một số loại thuốc chống viêm, kháng sinh, huyết thanh, tiêu biểu phải kể tới penicillin, thuốc chống viêm không steroid,… có thể gây ra tác dụng phụ, khiến người dùng sưng phù, ngứa ngáy các vùng da trên cơ thể, thường gặp nhất là vùng môi, mắt, cổ tay, cổ chân.
- Do di truyền: Mặc dù khá hiếm gặp nhưng mề đay sưng môi cũng có thể là bệnh do di truyền. Nếu một người có gen bất thường, khi bị thiếu hụt các protein trong máu thì nguy cơ người đó cũng như những người thân khác sẽ có khả năng cao mắc mề đay sưng môi.
- Do bệnh u nhầy miệng: Bệnh u nhầy miệng là một tổn thương lành tính tại khoang miệng do tuyến nước bọt bị viêm hoặc tắc nghẽn. Căn bệnh này có triệu chứng đặc trưng là sưng môi, ngứa ngáy.
- Thiếu hụt các chất ức chế Cl-inhibitor: Cơ thể bị thiếu hụt Cl-inhibitor sẽ gặp tình trạng phù mạch do di truyền, tái phát nhiều lần với triệu chứng là sưng phù vùng môi hoặc các vùng khác trên cơ thể.
- Do viêm đường ruột: Viêm đường ruột hay Crohn là bệnh khiến các ống bạch huyết trong cơ thể bị sưng phù, có thể xuất hiện ở bất cứ bộ phận nào trên cơ thể trong đó có môi.
- Một số bệnh lý khác: Ngoài những nguyên nhân trên, gây phù mạch còn phải kể tới nhiễm virus viêm gan, virus cực bào, bệnh ung thư, bệnh tuyến giáp,…
Chẩn đoán tình trạng nổi mề đay sưng môi
Để xác định chính xác tình trạng mà mình đang gặp phải, người bệnh nên tìm tới các bác sĩ chuyên khoa. Việc chẩn đoán bệnh sẽ được tiến hành thông qua các biện pháp như sau:
- Khám lâm sàng: Bác sĩ quan sát các tổn thương ngoài da của người bệnh. Đồng thời tiến hành thăm hỏi về các triệu chứng, tiền sử mắc bệnh. Đây là bước đầu tiên nhằm đưa ra dự đoán về nguyên nhân gây bệnh.
- Thực hiện xét nghiệm máu: Người bệnh có thể được chỉ định thực hiện một số xét nghiệm máu cơ bản nhằm xác định nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh.
- Sinh thiết tế bào da: Một phần tế bào da tại vùng mắc bệnh sẽ được trích xuất, đem xét nghiệm, phân tích từ đó tìm ra chất gây dị ứng.
Cách điều trị nổi mề đay gây sưng môi phổ biến
Thông thường, tình trạng mề đay sưng môi nhẹ có thể tự mất sau 1-3 ngày. Tuy nhiên, với những trường hợp có dấu hiệu bất thường, ngoài sưng môi, người bệnh còn thấy chóng mặt, mệt mỏi, đau họng,… thì cần áp dụng các biện pháp điều trị chuyên sâu.
Biện pháp xử lý tại nhà
Ngay khi nhận thấy cơ thể có những dấu hiệu mề đay sưng môi, người bệnh có thể thực hiện một số biện pháp khắc phục tạm thời như sau:
- Dự đoán nguyên nhân gây bệnh là gì, có phải các yếu tố như thuốc, phấn hoa, bụi bẩn, lông thú, thực phẩm… hay không. Khi xác định được các yếu tố này, cần loại bỏ, tránh tiếp xúc với chúng.
- Sử dụng đá lạnh chườm lên vùng da bị sưng có thể giúp giảm ngứa, co các mao mạch, hạn chế tổn thương da. Tuy nhiên, cần lưu ý không để đá lạnh tiếp xúc trực tiếp với da mà nên dùng khăn hoặc túi vải.
- Sử dụng một số mẹo dân gian như dùng lá hẹ, lá kinh giới, lá khế, trầu không,… để đẩy lùi tình trạng. Những loại lá này đều chứa thành phần kháng khuẩn, chống viêm hiệu quả có thể giúp ngăn ngừa bệnh bùng phát rất tốt.
Sử dụng thuốc điều trị
Trong trường hợp nổi mề đay sưng môi nghiêm trọng, người bệnh cần cân nhắc tới khám tại các cơ sở y tế. Dựa vào tình trạng của mỗi người, bác sĩ sẽ đưa ra đơn thuốc phù hợp nhất. Một số loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị mề đay sưng môi phải kể tới:
- Thuốc kháng histamin: Là thuốc đặc trị mề đay, có tác dụng giảm sưng, hạn chế ngứa ngáy, đẩy lùi các triệu chứng của bệnh.
- Thuốc chống viêm: Nếu tình trạng bệnh nghiêm trọng, bác sĩ sẽ kê các loại thuốc chống viêm corticosteroid giúp bệnh nhân đẩy lùi tình trạng sưng đỏ, ngứa ngáy.
- Thuốc ức chế miễn dịch: Được kê cho bệnh nhân không đáp ứng các loại thuốc kể trên. Việc sử dụng thuốc này cần được hạn chế, bởi chúng có thể ảnh hưởng tới sức khỏe người dùng.
- Thuốc chống sốc phản vệ: Nếu mề đay sưng môi có biến chứng, người bệnh cần sử dụng thuốc chống sốc phản vệ theo chỉ dẫn của bác sĩ. Loại thuốc phổ biến nhất phải kể tới Epinephrine.
Các loại thuốc kể trên nếu dùng không đúng liều lượng, lạm dụng quá nhiều có thể ẩn chứa nhiều tác dụng phụ gây hại cho sức khỏe như đau đầu, chóng mặt, ảnh hưởng gan, thận, gây suy giảm miễn dịch,… Do vậy người bệnh cần sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.
Chữa nổi mề đay sưng môi bằng Đông y
Chữa bệnh bằng Đông y là phép trị bệnh từ gốc do đó mang tới hiệu quả lâu dài, bền vững. Hơn nữa, các bài thuốc Đông y đều có thành phần từ thảo dược tự nhiên nên an toàn, lành tính, không gây tác dụng phụ cho người bệnh. Chính vì thế, sưng môi bằng Đông y đang trở thành xu hướng được đông đảo bệnh nhân lựa chọn.
Theo quan điểm của Đông y, mề đay là bệnh xuất phát chủ yếu từ các yếu tố nội sinh trong cơ thể. Căn bệnh này được chia thành 2 thể chính là phong hàn, phong nhiệt. Dựa trên các thể bệnh cụ thể, Đông y sẽ đưa ra các phép giải thích hợp. Trong đó, tập trung giải độc, thanh nhiệt, lương huyết, hoạt huyết, tiêu ban.
Những lưu ý khi bị mề đay sưng môi
Trong quá trình chữa mề đay sưng môi, để đạt hiệu quả tốt nhất, người bệnh cần chú ý một số điểm như sau:
- Tránh xa các tác nhân gây bệnh từ môi trường như nguồn nước, hóa chất, bụi bẩn, thực phẩm, thức ăn,…
- Giữ môi trường sống sạch sẽ, thường xuyên làm vệ sinh, loại bỏ bụi bẩn, khói bụi,…
- Khi sử dụng thuốc điều trị, cần tránh xa rượu bia, thuốc lá, có các chất kích thích,…
- Trong chế độ ăn uống, cần tránh những thực phẩm dễ gây dị ứng, có thể khiến tình trạng mề đay trầm trọng hơn như thực phẩm chế biến, đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ,…
- Uống đủ ít nhất 2 lít nước/ ngày, có thể bổ sung nước ép hoa quả nhằm tăng cường đào thải độc tố ra ngoài.
- Bổ sung rau xanh, các loại trái cây giàu vitamin, khoáng chất giúp quá trình trao đổi chất được thúc đẩy, cải thiện sức đề kháng cho cơ thể.
Nổi mề đay sưng môi là bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra. Do đó, nếu không chắc chắn về tình trạng của bản thân, người bệnh cần chủ động liên hệ với bác sĩ để được thăm khám, tư vấn giải pháp điều trị phù hợp.
Nội dung chínhHiện tượng nổi mề đay sưng môi là gì?Triệu chứng nổi mề đay sưng môiNguyên nhân gây nổi mề đay sưng môi Chẩn đoán tình trạng nổi mề đay sưng môi Cách điều trị nổi mề đay gây sưng môi phổ biếnBiện pháp xử lý tại nhà Sử dụng thuốc điều trị Chữa nổi mề đay sưng […]
Xem chi tiếtNội dung chínhHiện tượng nổi mề đay sưng môi là gì?Triệu chứng nổi mề đay sưng môiNguyên nhân gây nổi mề đay sưng môi Chẩn đoán tình trạng nổi mề đay sưng môi Cách điều trị nổi mề đay gây sưng môi phổ biếnBiện pháp xử lý tại nhà Sử dụng thuốc điều trị Chữa nổi mề đay sưng […]
Xem chi tiếtNội dung chínhHiện tượng nổi mề đay sưng môi là gì?Triệu chứng nổi mề đay sưng môiNguyên nhân gây nổi mề đay sưng môi Chẩn đoán tình trạng nổi mề đay sưng môi Cách điều trị nổi mề đay gây sưng môi phổ biếnBiện pháp xử lý tại nhà Sử dụng thuốc điều trị Chữa nổi mề đay sưng […]
Xem chi tiếtNội dung chínhHiện tượng nổi mề đay sưng môi là gì?Triệu chứng nổi mề đay sưng môiNguyên nhân gây nổi mề đay sưng môi Chẩn đoán tình trạng nổi mề đay sưng môi Cách điều trị nổi mề đay gây sưng môi phổ biếnBiện pháp xử lý tại nhà Sử dụng thuốc điều trị Chữa nổi mề đay sưng […]
Xem chi tiếtNội dung chínhHiện tượng nổi mề đay sưng môi là gì?Triệu chứng nổi mề đay sưng môiNguyên nhân gây nổi mề đay sưng môi Chẩn đoán tình trạng nổi mề đay sưng môi Cách điều trị nổi mề đay gây sưng môi phổ biếnBiện pháp xử lý tại nhà Sử dụng thuốc điều trị Chữa nổi mề đay sưng […]
Xem chi tiết