Nổi Mề Đay Có Được Tắm Không? Nên Tắm Lá Gì Tốt Nhất?
Nổi mề đay có được tắm không, có cần kiêng nước không? Là vấn đề rất nhiều người bệnh quan tâm. Bởi có rất nhiều ý kiến, quan niệm trái chiều trong vấn đề này, nhiều người cho rằng bị mề đay cần kiêng nước, kiêng gió, không được tắm,… Để có câu trả lời chính xác nhất về vấn đề này, người đọc theo dõi trong bài viết dưới đây.
Bị nổi mề đay có được tắm không? Có cần kiêng nước không?
Nổi mề đay là tình trạng da xuất hiện mẩn đỏ, gây ngứa trên da ở một vị trí hoặc toàn thân. Mẩn ngứa mề đay khiến người bệnh khó chịu và gây ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt, chất lượng cuộc sống hàng ngày.
Theo quan niệm dân gian, mề đay thuộc thể phong hàn vì vậy cần kiêng nước, kiêng gió. Do đó nên khi bị mề đay thường sẽ không được tắm và phải ở trong phòng kín để tránh gió. Tuy nhiên, liệu quan điểm này có thực sự đúng?
Bị có được tắm không? – Theo bác sĩ chuyên khoa, nổi mề đay trên da CÓ ĐƯỢC TẮM và phải tắm thường xuyên. Việc tắm, vệ sinh hàng ngày giúp loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn gây hại trên da.
Nếu không giữ vệ sinh da thường xuyên, bụi bẩn tích tụ cùng mồ hôi khiến lỗ chân lông bị bít tắc, vi khuẩn xâm nhập sâu vào trong da. Từ đó dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm hơn: da bị viêm, bị mề đay mãn tính. Việc điều trị gặp nhiều khó khăn và cần thời gian khỏi bệnh lâu hơn.
Tắm rất tốt cho quá trình trị bệnh nên bạn không cần băn khoăn dị ứng nổi mề đay có được tắm hay không. Tuy nhiên, người bệnh nên sử dụng nước ấm để tắm hoặc dùng nước tắm nấu từ thảo dược, các loại lá để cho hiệu quả giảm triệu chứng, đẩy lùi nguyên nhân mề đay nhanh chóng.
Nổi mề đay nên tắm nước là gì và những lưu ý cần nhớ
Mẹo giúp giảm nhanh các triệu chứng mẩn ngứa mề đay trong dân gian là sử dụng các loại lá thuốc để đun nước tắm. Các loại lá được sử dụng lành tính, có công dụng thanh nhiệt, giảm viêm, ngứa trên da.
Bị nổi mề đay nên tắm nước lá gì cho hiệu quả?
Nổi mề đay nên lựa chọn tắm các loại lá thảo dược lành tính có sẵn trong tự nhiên:
Tắm nước lá khế trị mề đay
Lá khế có vị chua, tính mát, dùng giảm ngứa, tiêu viêm rất tốt. Có công dụng như vậy nên tắm lá khế là mẹo dân gian thường được sử dụng chữa mề đay.
- Nguyên liệu: Lá khế + ½ thìa muối hạt
- Cách dùng: Đem lá khế ngâm và rửa sạch cùng nước muối loãng. Cho lá đã rửa vào đun sôi với 2 lít nước. Nước sôi đổ ra chậu, thêm muối hạt và để nguội rồi tắm.
Tắm nước lá khế hàng ngày giúp giảm nhanh các . Bên cạnh đó còn giúp kiểm soát tình trạng mề đay, ngăn lây lan sang vùng da khác.
Trị mề đay bằng mẹo tắm lá tía tô
Tắm nước lá tía tô cũng là mẹo dân gian thường sử dụng để giảm triệu chứng bệnh mề đay. Lá tía tô có vị cay, tính ôn, có công dụng phát tán phong hàn, vì vậy dùng trị mẩn ngứa rất tốt.
- Chuẩn bị: Lá tía tô tươi + muối hạt
- Cách dùng: Rửa sạch lá tía tô, cho lên nồi đun cùng 3 lít nước. Đun lửa nhỏ trong vòng 15 phút, sau đó thêm muối và bắc ra. Đợi nguội hoặc pha thêm nước lạnh để tắm.
Khi tắm nước lá tía tô, người bệnh có thể dùng bã lá chà nhẹ lên vùng da bị mề đay.
Tắm lá kinh giới chữa mẩn ngứa mề đay
Lá kinh giới là loại thảo dược có thể chữa được rất nhiều loại bệnh, trong đó có bệnh mề đay.
- Chuẩn bị: Kinh giới
- Cách dùng: Đem rửa sạch lá kinh giới, nấu sôi cùng 3 lít nước. Nước sôi bắc ra đợi cho nguội hoặc thêm nước lạnh để tắm
Lưu ý:
- Có kinh giới có thể lấy cả thân, lá, rễ tươi (hoặc phơi khô) đem nấu nước tắm
- Người bệnh có thể đun sôi nước kinh giới, dùng xông hơi trước rồi lấy nước đã nguội để tắm
Những lưu ý khi tắm nước lá chữa mề đay
Tắm nước lá chữa mề đay sao cho hiệu quả nhất, bạn cần lưu ý:
- Thời gian tắm: Khi bị mề đay, chỉ nên tắm 5 – 10 phút, không nên tắm quá lâu. Tắm lâu khiến da mất đi độ ẩm tự nhiên, không chỉ vậy còn dễ bị nhiễm phong hàn.
- Nhiệt độ nước tắm: Người bệnh cần pha nước có nhiệt độ vừa phải, không nên để quá lạnh hoặc quá nóng. Nước lá vừa đun sôi cần đợi nguội hoặc pha thêm nước lạnh rồi mới tắm. Nước nóng khiến da bị khô, có cảm giác ngứa hơn, thậm chí có thể dẫn đến bỏng da.
- Không nên chà xát mạnh khi tắm: Chà xát trên da khi tắm giúp loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn. Tuy nhiên chà xát mạnh sẽ khiến da bị xước, dễ bị nhiễm trùng da, tình trạng mề đay cũng trở nên tồi tệ hơn.
- Kết hợp các biện pháp chăm sóc da: Ngoài việc tắm nước lá thường xuyên, người bệnh cũng cần bổ sung dinh dưỡng và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Nên ăn nhiều trái cây, rau xanh, hạn chế tiếp xúc các thực phẩm dễ gây dị ứng: hải sản, đồ cay, đồ nhiều mỡ, chất kích thích,…
- Theo dõi tình trạng bệnh và xử lý bệnh kịp thời: Tùy vào cơ địa của mỗi người mà việc tắm nước lá có hiệu quả hay không. Nếu sử dụng nhiều ngày không thấy mẩn ngứa thuyên giảm cần đổi phương pháp điều trị khác. Bệnh mề đay nặng hơn cần gặp bác sĩ da liễu.
Bài viết trên đây đã giúp người bệnh giải đáp thắc mắc Nổi mề đay có được tắm không? Việc tắm rửa, vệ sinh cá nhân hàng ngày góp phần quan trọng khi trị mẩn ngứa mề đay. Để an toàn, hiệu quả hơn, người bệnh nên tắm bằng các loại lá thảo dược.
CÓ THỂ BẠN CẦN:
Nội dung chínhBị nổi mề đay có được tắm không? Có cần kiêng nước không?Nổi mề đay nên tắm nước là gì và những lưu ý cần nhớBị nổi mề đay nên tắm nước lá gì cho hiệu quả?Những lưu ý khi tắm nước lá chữa mề đay Bài viết được tham vấn chuyên môn […]
Xem chi tiếtNội dung chínhBị nổi mề đay có được tắm không? Có cần kiêng nước không?Nổi mề đay nên tắm nước là gì và những lưu ý cần nhớBị nổi mề đay nên tắm nước lá gì cho hiệu quả?Những lưu ý khi tắm nước lá chữa mề đay Bài viết được tham vấn chuyên môn […]
Xem chi tiếtNội dung chínhBị nổi mề đay có được tắm không? Có cần kiêng nước không?Nổi mề đay nên tắm nước là gì và những lưu ý cần nhớBị nổi mề đay nên tắm nước lá gì cho hiệu quả?Những lưu ý khi tắm nước lá chữa mề đay Bài viết được tham vấn chuyên môn […]
Xem chi tiếtNội dung chínhBị nổi mề đay có được tắm không? Có cần kiêng nước không?Nổi mề đay nên tắm nước là gì và những lưu ý cần nhớBị nổi mề đay nên tắm nước lá gì cho hiệu quả?Những lưu ý khi tắm nước lá chữa mề đay Bài viết được tham vấn chuyên môn […]
Xem chi tiết