Top Các Loại Thuốc Trị Nổi Mề Đay Hiệu Quả Tốt Nhất Hiện Nay
Những loại thuốc trị nổi mề đay có thể điều trị hiệu quả các triệu chứng một cách nhanh chóng từ đó giúp người dùng thoải mái, dễ chịu hơn. Vậy hiện nay có những loại thuốc trị mề đay nào tốt nhất? Nhận được nhiều phản hồi tích cực của người dùng nhất?
Thuốc trị nổi mề đay hiệu quả hiện nay
Mề đay là tình trạng nổi mẩn ngứa, có màu đỏ hoặc trắng nhạt phân định ranh giới rõ ràng với các vùng da khỏe mạnh xung quanh. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh lý da liễu này, tiêu biểu như: Dị ứng (thời tiết, thực phẩm, lông động vật, phấn hoa, bụi bẩn), tác dụng phụ của một số loại thuốc, yếu tố di truyền hay côn trùng đốt.
Những triệu chứng tiêu biểu của nổi mề đay là các nốt mề đay có nhiều dạng hình thù nổi lên trên da và cảm giác ngứa ngáy, khó chịu ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống sinh hoạt thường ngày của người bệnh.
Một số loại thuốc chữa mề đay mẩn ngứa được sử dụng phổ biến hiện nay, các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo có thể kể đến như:
Thuốc trị nổi mề đay Phenergan
Thuốc trị nổi mề đay Phenergan có chứa hoạt chất chính là Promethazin. Đây là loại thuốc thuộc nhóm thuốc kháng histamin tổng hợp. Theo đó, thuốc sẽ tác động và ngăn chặn các phản ứng viêm do histamin gây ra.
Cách sử dụng: Rửa sạch và lau khô vùng da bị tổn thương sau đó bôi một lượng thuốc vừa đủ lên bề mặt. Bôi 3-4 lần/ngày.
Tác dụng phụ: Mẩn ngứa, vùng da bôi thuốc dễ bị ảnh hưởng bởi ánh nắng mặt trời.
Lưu ý: Không nên sử dụng thuốc với phụ nữ mang thai 3 tháng đầu và trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, sau khi sử dụng thuốc cần bảo vệ vùng da bôi thuốc nếu phải tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Giá bán: Thuốc thường được bào chế dưới dạng kem bôi ngoài da, tuýp 10g có giá 15.000 đồng.
Hydroxyzine
Bị mề đay uống thuốc gì? Hydroxyzine là một loại thuốc phổ biến trong điều trị chứng bệnh này. Đây cũng là một biệt dược nằm trong nhóm kháng histamin cạnh tranh trên thụ thể H1.
Cách sử dụng: Sử dụng đường uống hoặc đường tiêm.
- Người lớn: 25-100mg/lần, 4-6 giờ lặp lại nếu cần thiết không quá 600mg/ngày.
- Trẻ em: 0,6mg/kg/lần, 6 giờ dùng một lần.
Tác dụng phụ: Gây buồn ngủ, đau đầu, mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn, khô miệng hoặc đau khớp.
Lưu ý: Khi sử dụng thuốc đường tiêm cần tiêm vào bắp, sâu vào phần trên cơ mông hoặc mặt bên, giữa đùi.
Giá bán: Sản phẩm có giá bán dao động khoảng 70.000-80.000 đồng/hộp 10 vỉ, mỗi vỉ 10 viên.
Eumovate
Thuốc chữa mề đay Eumovate có thành phần chính là Clobetasone butyrate 0,05% w/w. Hoạt chất này chính là một chất kháng viêm thuộc nhóm corticosteroid nhờ vậy thuốc có thể đẩy lùi nhanh chóng các triệu chứng ngứa ngáy và nổi mẩn ngứa xuất hiện trên da.
Không chỉ dùng để điều trị chứng nổi mề đay, Eumovate còn được sử dụng trong chữa trị viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc, hăm da, viêm da tiết bã hay phản ứng ngoài da do côn trùng đốt.
Cách sử dụng: Bôi thuốc tối đa 2 lần/ngày. Khi thấy các triệu chứng bệnh lý có dầu hiệu thuyên giảm thì giảm liều.
Tác dụng phụ: Các triệu chứng bất thường trên da trở nên nghiêm trọng hơn, teo da, rối loạn sắc tố da, phát ban hay bỏng rát tại vùng da bôi thuốc.
Lưu ý: Căn cứ vào vùng da bôi thuốc để lấy lượng thuốc phù hợp. Theo đó, các vùng da ở bàn tay, cánh tay hay bàn chân dùng một lượng thuốc bằng nửa đốt ngón tay, còn vùng lưng, bụng, đùi hay cẳng chân thì lấy khoảng 2 đốt ngón tay.
Giá bán: Thuốc dạng kem bôi có trọng lượng 15g có giá khoảng 20.000-25.000 đồng.
Thuốc trị nổi mề đay Dexclorpheniramin
Thuốc mề đay Dexclorpheniramin là thuốc kháng histamin H1 có công dụng xoa dịu các triệu chứng dị ứng. Cụ thể, thuốc giúp đẩy lùi các biểu hiện như: Phát ban, ngứa ngáy ở vùng mắt, mũi, họng hay trên da, các dấu hiệu đặc trưng của tình trạng dị ứng như ho, hắt hơi và sổ mũi.
Cách sử dụng:
- Người lớn: Uống 2mg cứ 4-6 giờ một lần hoặc 4-6mg cứ 8-10 giờ một lần.
- Trẻ em trên 6 tuổi: Uống 1mg cứ 4-6 giờ một lần
Tác dụng phụ: Táo bón, tiêu chảy, khô miệng, người mệt mỏi, buồn nôn, nôn, đau đầu, mất ngủ, phát ban, khó thở và chóng mặt…
Lưu ý: Không dùng thuốc cho trẻ em dưới 6 tuổi. Phụ nữ có ý định mang thai hoặc đang có thai, cho con bú cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.
Giá bán: Thuốc Dexclorpheniramin được sản xuất một hộp 2 vỉ hoặc 10 vỉ, mỗi vỉ 15 viên. Giá bán mỗi viên khoảng 170 đồng.
Clorpheniramin
Nổi mề đay uống thuốc gì? Clorpheniramin là một loại thuốc khá phổ biến trong việc chữa trị nổi mề đay và một số bệnh lý khác như viêm mũi dị ứng, viêm da tiếp xúc hay viêm kết mạc dị ứng. Đây cũng là một loại thuốc thuộc nhóm kháng histamin H1.
Histamin là chất sản sinh khi cơ thể bị dị ứng và gây ra tình trạng nổi mề đay, mẩn ngứa. Clorpheniramin có khả năng đối kháng với histamin ở thụ thể H1 nên sẽ đẩy lùi hiệu quả những ảnh hưởng mà histamin gây ra cho cơ thể.
Cách sử dụng:
- Người lớn: Uống 3-4 lần/ngày, mỗi lần 1 viên, không dùng quá 6 viên/ngày.
- Trẻ em trên 6 tuổi: Uống 3-4 lần/ngày, mỗi lần ½ viên.
Tác dụng phụ: An thần, ngủ gà ngủ gật, khô miệng, buồn nôn, chóng mặt và ngủ sâu.
Lưu ý: Thuốc có khả năng an thần, gây buồn ngủ, giảm mức độ tập trung nên người bệnh sau khi dùng thuốc thì không nên vận hành máy móc hoặc xe cộ.
Giá bán: Clorpheniramin 4mg một hộp 10 vỉ, mỗi vỉ 20 viên có giá dao động khoảng 35.000 – 40.000 đồng.
Diphenhydramine
Diphenhydramine là thuốc kháng histamin loại ethanolamin. Cũng tương tự các loại thuốc kháng histamin kể trên, Diphenhydramine chống lại histamin từ đó giúp xoa dịu tình trạng nổi mề đay.
Cách sử dụng:
- Người lớn: 25-50mg, từ 4 đến 6 giờ một lần.
- Trẻ em trên 6 tuổi: 12,5-25mg, từ 4 đến 6 giờ một lần.
- Trẻ em dưới 6 tuổi: 6,25-12,5mg, từ 4 đến 6 giờ một lần.
Liều dùng: Liều dùng tối đa cho người lớn không quá 300mg/ngày, cho trẻ em không quá 150mg/ngày.
Tác dụng phụ: Thuốc gây ức chế thần kinh trung ương nên có thể gây ra một số tác dụng phụ như ngủ gật, nhức đầu, mệt mỏi, buồn nôn, nôn, chóng mặt, co thắt phế quản…
Lưu ý: Cần thận trọng khi sử dụng thuốc cho phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú; sau khi dùng thuốc không nên điều khiển xe cộ hoặc vận hành máy móc.
Giá bán: Diphenhydramine được sản xuất dạng viên nang 25mg và 50mg; thuốc tiêm 10mg/ml, 50mg/ml; kem và gel bôi ngoài da 1%, 2%; dung dịch 1% và 2%; dạng que 2%. Mỗi loại bào chế lại có giá thành khác nhau.
Cetirizin
Thuốc trị ngứa nổi mề đay Cetirizin được bào chế dưới dạng viên nén 5mg, 10mg và dung dịch 1mg/1ml.
Cách sử dụng: Người lớn và trẻ em từ 6 tuổi trở lên uống 1 viên 10mg hoặc 2 viên 5mg chia làm 2 lần trong ngày.
Tác dụng phụ: Ngủ gà, khiến tinh thần mệt mỏi, nhức đầu…
Lưu ý: Trước khi sử dụng thuốc, nếu bệnh nhân mắc suy thận thì phải giảm liều.
Giá bán: 60.000 đồng/ hộp bao gồm 10 vỉ, mỗi vỉ 10 viên.
Loratadine
Thuốc điều trị mề đay Loratadine cũng khá thông dụng. Được sử dụng phổ biến trong các trường hợp dị ứng, nổi mề đay. Loratadine là thuốc kháng histamin 3 vòng có hiệu quả nhanh và kéo dài.
Cách sử dụng:
- Người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên: Dùng 1 viên 10mg một ngày.
- Trẻ em từ 2 đến 12 tuổi: 5-10ml siro Loratadine một ngày.
Tác dụng phụ: Khô miệng, khô mũi, hắt hơi, viêm kết mạc, đau đầu…
Lưu ý: Loratadine có khả năng tiết vào sữa mẹ do đó cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc với đối tượng là phụ nữ cho con bú. Không nên sử dụng với phụ nữ đang mang thai.
Giá bán: 12.000 đồng/hộp gồm 2 vỉ, mỗi vỉ 10 viên nén.
Fexofenadine
Thuốc chữa dị ứng mề đay Fexofenadine có tên gọi đầy đủ là Fexofenadine Hydrochloride. Không chỉ được dùng trong điều trị nổi mề đay mà thuốc còn được chỉ định trong các trường hợp dị ứng, chảy nước mũi hay phát ban.
Cách sử dụng:
- Người lớn: 180mg/ngày chia làm 2 lần.
- Trẻ nhỏ trên 12 tuổi: Dùng tương tự như người lớn.
- Trẻ nhỏ từ 6 tới 11 tuổi: 60mg/ngày chia làm 2 lần.
Tác dụng phụ: Buồn nôn, nôn, tiêu chảy, cơ thể mệt mỏi, nổi ban đỏ, khó thở, sưng họng…
Lưu ý: Trong quá trình sử dụng thuốc, nếu thấy bất cứ biểu hiện bất thường nào cần ngừng ngay và liên hệ với bác sĩ.
Giá bán: 2.400 đồng/viên loại 60mg.
Acrivastine
Acrivastine cũng là một loại thuốc tiêu biểu trong nhóm kháng histamin có khả năng điều trị chứng nổi mề đay, viêm mũi dị ứng.
Cách sử dụng:
- Người lớn: Một viên 8mg/lần, 1-3 lần/ngày.
- Trẻ em dưới 12 tuổi và người già trên 65 tuổi: Không nên sử dụng thuốc.
Tác dụng phụ: Khó thở, sưng môi, tim đập nhanh, chóng mặt…
Lưu ý: Hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú, có vấn đề về thận hay đang dùng bất cứ loại thuốc nào khác.
Giá bán: Khoảng 11.000 đồng/viên, hơn 500.000 đồng/hộp 5 vỉ, mỗi vỉ 10 viên.
Thuốc trị nổi mề đay Prednisolon
Prednisolon là thuốc chống viêm corticosteroid. Thuốc được sản xuất dưới dạng viên nén 2,5;5;10;20 và 50mg; dung dịch tiêm 20mg/ml; viên đặt trực tràng 5 và 20mg, dung dịch nhỏ mắt 0,5%; siro 15mg/5ml.
Thuốc có khả năng ức chế hệ miễn dịch từ đó giúp giảm thiểu các triệu chứng khó chịu do nổi mề đay gây ra.
Cách sử dụng:
- Người lớn: 60mg/ngày, 2-4 lần trong ngày.
- Trẻ em: 0,14-2mg/kg/ngày chia làm 4 lần.
Tác dụng phụ: Thần kinh dễ bị kích động, mất ngủ, chảy máu cam, đục thủy tinh thể…
Lưu ý: Phụ nữ mang thai không nên dùng thuốc, nếu bắt buộc phải dùng thì cần cân nhắc sự ảnh hưởng. Mẹ cho con bú có thể dùng thuốc nhưng cần tuân theo chỉ định của bác sĩ vì thuốc có khả năng tiết vào sữa.
Giá bán: Giá thuốc Prednisolon 5mg có giá 10.000 đồng/vỉ có 10 viên.
Methylprednisolon
Cuối cùng trong danh sách các loại thuốc trị nổi mề đay là Methylprednisolon. Đây cũng là một biệt dược thuộc nhóm corticosteroid có tác dụng chống dị ứng, chống viêm đồng thời ức chế hệ miễn dịch.
Cách sử dụng:
- Người lớn: 60-120mg/ngày, 6h một lần.
- Trẻ em: 10-30mg/kg/đợt, thường dùng 3 lần.
Tác dụng phụ: Rối loạn tiêu hóa, đau khớp, tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, mất ngủ, thần kinh dễ bị kích động.
Lưu ý: Sử dụng thận trọng với người bị loãng xương, rối loạn tâm thần, có bệnh lý về đường tiêu hóa, dạ dày hay bị tăng huyết áp.
Giá bán: Methylprednisolon được bào chế với nhiều dạng khác nhau do đó cần ra các nhà thuốc để tham khảo cụ thể.
Lưu ý khi sử dụng thuốc chữa mề đay mẩn ngứa
Trong quá trình sử dụng các loại thuốc trị mề đay mẩn ngứa, nhằm đạt được hiệu quả điều trị tối ưu, người bệnh cần lưu ý một số thông tin dưới đây:
- Lựa chọn các cơ sở khám chữa bệnh uy tín.
- Tiến hành thăm khám và tuân thủ thực hiện theo đơn thuốc, hướng dẫn liều lượng của bác sĩ chuyên khoa.
- Tuyệt đối không tự ý tìm hiểu thông tin rồi mua thuốc về nhà điều trị.
- Bên cạnh việc dùng thuốc, người bệnh cũng cần phải duy trì một lối sống sinh hoạt lành mạnh. Tăng cường ăn các loại rau xanh và trái cây giàu vitamin, hạn chế thu nạp những loại thực phẩm dễ gây dị ứng, nổi mề đay như hải sản, đậu phộng, tuyệt đối kiêng khem uống rượu, bia.
- Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên để nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
- Nếu thấy bất cứ biểu hiện bất thường nào trong quá trình dùng thuốc thì cần liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa.
- Tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ để theo dõi sát sao những biến chuyển của tình trạng nổi mề đay.
Trên đây là tổng hợp những loại thuốc, bài thuốc chữa nổi mề đay phổ biến nhất và những lưu ý trong quá trình điều trị. Thông qua việc thăm khám cụ thể, xác định nguyên nhân và tình trạng bệnh lý của mỗi người bệnh mà bác sĩ, thầy thuốc sẽ đưa ra loại thuốc, bài thuốc phù hợp nhằm đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.
Người bệnh cần tuyệt đối tuân theo các chỉ dẫn của bác sĩ trong suốt quá trình điều trị nổi mề đay đồng thời nắm rõ các thông tin về thuốc trị nổi mề đay mình đang sử dụng để đạt hiệu quả tối ưu.
Nội dung chínhThuốc trị nổi mề đay hiệu quả hiện nayThuốc trị nổi mề đay PhenerganHydroxyzineEumovateThuốc trị nổi mề đay DexclorpheniraminClorpheniraminDiphenhydramineCetirizinLoratadineFexofenadineAcrivastineThuốc trị nổi mề đay PrednisolonMethylprednisolonLưu ý khi sử dụng thuốc chữa mề đay mẩn ngứa Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Bác sĩ Bùi Thị Thu Hằng – Khoa Da Liễu – […]
Xem chi tiếtNội dung chínhThuốc trị nổi mề đay hiệu quả hiện nayThuốc trị nổi mề đay PhenerganHydroxyzineEumovateThuốc trị nổi mề đay DexclorpheniraminClorpheniraminDiphenhydramineCetirizinLoratadineFexofenadineAcrivastineThuốc trị nổi mề đay PrednisolonMethylprednisolonLưu ý khi sử dụng thuốc chữa mề đay mẩn ngứa Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Bác sĩ Bùi Thị Thu Hằng – Khoa Da Liễu – […]
Xem chi tiếtNội dung chínhThuốc trị nổi mề đay hiệu quả hiện nayThuốc trị nổi mề đay PhenerganHydroxyzineEumovateThuốc trị nổi mề đay DexclorpheniraminClorpheniraminDiphenhydramineCetirizinLoratadineFexofenadineAcrivastineThuốc trị nổi mề đay PrednisolonMethylprednisolonLưu ý khi sử dụng thuốc chữa mề đay mẩn ngứa Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Bác sĩ Bùi Thị Thu Hằng – Khoa Da Liễu – […]
Xem chi tiếtNội dung chínhThuốc trị nổi mề đay hiệu quả hiện nayThuốc trị nổi mề đay PhenerganHydroxyzineEumovateThuốc trị nổi mề đay DexclorpheniraminClorpheniraminDiphenhydramineCetirizinLoratadineFexofenadineAcrivastineThuốc trị nổi mề đay PrednisolonMethylprednisolonLưu ý khi sử dụng thuốc chữa mề đay mẩn ngứa Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Bác sĩ Bùi Thị Thu Hằng – Khoa Da Liễu – […]
Xem chi tiếtNội dung chínhThuốc trị nổi mề đay hiệu quả hiện nayThuốc trị nổi mề đay PhenerganHydroxyzineEumovateThuốc trị nổi mề đay DexclorpheniraminClorpheniraminDiphenhydramineCetirizinLoratadineFexofenadineAcrivastineThuốc trị nổi mề đay PrednisolonMethylprednisolonLưu ý khi sử dụng thuốc chữa mề đay mẩn ngứa Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Bác sĩ Bùi Thị Thu Hằng – Khoa Da Liễu – […]
Xem chi tiết