Nổi Mề Đay Sau Sinh: Nguyên Nhân Và Phương Pháp Điều Trị

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Bác sĩ Bùi Thị Thu Hằng – Khoa Da LiễuTrưởng khoa xương khớp, Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam – Chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh – Cố vấn chuyên môn tại Hồ sơ Trung Tâm Thừa Kế và Ứng Dụng Đông Y Việt Nam

Nổi mề đay sau sinh không chỉ gây khó chịu cho phụ nữ sau sinh mà còn có thể ảnh hưởng không tốt đến sữa mẹ và sự phát triển của em bé. Vì vậy, việc hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng và các phương pháp điều trị phù hợp là vô cùng quan trọng đối với các bà mẹ mang thai.

Hiện tượng nổi mề đay sau sinh là gì? Bệnh có nguy hiểm không?

Thống kê cho thấy, mề đay là bệnh da liễu khá phổ biến, xuất hiện ở 20% dân số thế giới và có thể khởi phát ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao nhất phải kể tới những người nhạy cảm, hệ miễn dịch kém như trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và sau khi sinh.

Nổi mề đay sau sinh là tình trạng da sản phụ nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy, gây khó chịu, xảy ra khi cơ thể bị tác động bởi các yếu tố gây kích thích từ đó làm gia tăng hoạt động quá mẫn của hệ miễn dịch và gây ra tổn thương da. Hiện tượng này thường xuất hiện sau sinh từ 1-3 tháng, chia thành 2 giai đoạn chính gồm: Mề đay cấp tính (các triệu chứng dưới 6 tuần), mề đay mãn tính (triệu chứng kéo dài trên 6 tuần).

Hình ảnh nổi mề đay sau sinh
Hình ảnh nổi mề đay sau sinh

Theo thầy thuốc ưu tú Lê Phương – GĐ chuyên môn Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam, nổi mề đay sau sinh thường không quá nguy hiểm tới tính mạng. Tuy nhiên, tình trạng này khiến người mắc khó chịu, bứt dứt, gây ảnh hưởng không nhỏ tới tâm lý.

Các bà đẻ không nên chủ quan, coi thường tình trạng nổi mề đay bởi nếu không được xử lý kịp thời bệnh có thể chuyển sang giai đoạn mãn tính, gây nhiều biến chứng, tổn hại cho sức khỏe của cả mẹ và bé. Một số biến chứng người bệnh có thể mắc phải như nhiễm trùng da, mất ngủ liên tục dẫn tới stress, cơ thể suy nhược, khó thở, suy hô hấp,… Thậm chí, trong nhiều trường hợp nghiêm trọng còn có thể gây sốc phản vệ.

Nguyên nhân gây nổi mề đay sau sinh 

Phụ nữ dễ mắc mề đay sau sinh bởi các yếu tố như: 

  • Rối loạn nội tiết tố: Sau sinh, nội tiết tố nữ bị rối loạn. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến hệ miễn dịch của cơ thể, từ đó tạo điều kiện cho mề đay phát triển. 
  • Do tiết mồ hôi quá nhiều: Ở phụ nữ sau sinh, đổ mồ hôi quá nhiều là tình trạng khá phổ biến. Điều này khiến các lỗ chân lông bị bít tắc, từ đó dẫn tới ngứa da, kích thích nổi mề đay. 
  • Do tâm lý bất ổn: Sau sinh, phụ nữ thường có tâm lý bất ổn, kết hợp với thể trạng yếu ớt, thường xuyên phải chăm sóc con trẻ có thể dẫn tới mẩn ngứa nổi mề đay. 
  • Do chế độ ăn uống: Bà mẹ bỉm sữa cần kiêng khem nhiều thực phẩm sau sinh. Điều này có thể gây thiếu chất, dẫn tới tình trạng nổi mề đay. 

Triệu chứng nhận biết nổi mề đay ở bà mẹ sau sinh 

Mề đay mẩn ngứa là một trong những bệnh da liễu có nhiều hình thái tổn thương. Không chỉ tổn thương bên da, căn bệnh này còn có thể đi kèm với một số triệu chứng cơ năng và toàn thân khác. Theo thầy thuốc ưu tú Lê Phương, một số dấu hiệu giúp nhận biết nổi mề đay sau sinh phải kể tới:

  • Da nổi phát ban dạng mảng hoặc sẩn, các nốt phát ban kích thước khác nhau, xuất hiện ở nhiều vị trí trên cơ thể. Ban đầu, các nốt đỏ nổi ở một vị trí, sau đó có thể lan khắp cơ thể. 
  • Da nổi mẩn, có bờ tròn, ranh giới rõ ràng so với các vùng da khác. 
  • Người bệnh ngứa ngáy liên tục, mức độ ngứa từ nhẹ tới dữ dội, nhất là vào ban đêm. Tình trạng ngứa có thể đi kèm với nóng rát và đau. 
  • Một số trường hợp xuất hiện tình trạng phù nề môi, mí mắt, bộ phận sinh dục,…

Ngoài ra, bà đẻ sau sinh bị nổi mề đay có thể cảm thấy mệt mỏi, sốt nhẹ, đau đầu, đi ngoài,….

Đừng Bỏ Lỡ: Mẹ bầu bị nổi mề đay khi mang thai ảnh hưởng đến con không?

Nổi mề đay sau sinh bao lâu thì hết?

Với mỗi bệnh nhân, tình trạng nổi mề đay lại có những điểm khác biệt. Một số trường hợp bị mề đay mẩn ngứa có thể thuyên giảm sau vài giờ, vài ngày mà không cần điều trị. Tuy nhiên, cũng có trường hợp nổi mề đay kéo dài hơn 6 tuần, chuyển sang giai đoạn mãn tính. 

Trả lời vấn đề nổi mề đay sau sinh bao lâu thì hết, thầy thuốc ưu tú Lê Phương cho biết thời gian hết bệnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó phải kể tới: 

  • Cơ địa sản phụ 
  • Tình trạng sức khỏe
  • Cách chăm sóc và chế độ chăm sóc khi bệnh
  • Nguyên nhân gây nổi mề đay 

Nếu sản phụ có sức khỏe tốt, cơ thể đáp ứng thuốc tốt, lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp, có chế độ chăm sóc khoa học, thời gian khỏi bệnh sẽ nhanh hơn. Ngược lại, nếu chị em có sức khỏe kém, ăn uống không khoa học, sử dụng phương pháp không phù hợp, bệnh sẽ dai dẳng, lâu khỏi. 

Phương pháp chữa nổi mề đay sau sinh 

Khi nổi mề đay mới khởi phát, bệnh có thể tự chấm dứt sau thời gian ngắn nếu người bệnh sử dụng các phương pháp điều trị phù hợp. Tuy nhiên, nếu bệnh tiến triển nặng hơn, không tự khỏi, người bệnh cần áp dụng các biện pháp phù hợp. Hiện nay, có nhiều cách chữa nổi mề đay sau sinh, trong đó phổ biến nhất phải kể tới chữa bằng mẹo dân gian, thuốc Tây y, thuốc Đông y.

1. Chữa theo mẹo dân gian 

Ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể khắc phục nhanh chóng các triệu chứng nổi mề đay bằng một số mẹo như sau:

  • Sử dụng nha đam: Gel nha đam giúp làm mát, dưỡng ẩm và làm dịu vùng da nổi mề đay hiệu quả. Do đó, sản phụ có thể sử dụng nha đam thoa lên vùng da bị nổi mề đay nhằm giảm ngứa, nóng rát. 
  • Chườm đá lạnh, tắm nước mát: Việc này giúp đẩy lùi tình trạng ngứa ngáy, nổi mẩn, đồng thời cải thiện tình trạng viêm da và đỏ da hiệu quả. 
Chườm đá lạnh chữa chữa nổi mề đay
Chườm đá lạnh chữa chữa nổi mề đay
  • Ngâm bột yến mạch: Bột yến mạch chứa nhiều hóa chất, axit amin, chất chống oxy hóa giúp giảm nhanh các cơn ngứa ngáy, sưng đỏ. Người bệnh có thể hòa bột yến mạch với nước rồi thoa lên vùng da bị tổn thương. 
  • Uống nhiều nước: Uống nhiều nước là biện pháp đơn giản nhưng lại mang tới hiệu quả bất ngờ cho người bệnh. Phương pháp này giúp giảm ngứa ngáy, nổi mẩn và nóng rát da hiệu quả. Ngoài ra, nước còn cân bằng điện giải, thúc đẩy quá trình hydrat hoá giúp làn da khỏe mạnh, mịn màng. 
  • Dùng kem dưỡng chứa kẽm và Vitamin B5: Sử dụng kem dưỡng giúp phục hồi, tái tạo hàng rào bảo vệ da, đồng thời cung cấp độ ẩm, cải thiện tình trạng ngứa ngáy, khô da. Hơn nữa, vitamin B5 giúp dưỡng ẩm sâu, phục hồi tế bào hư tổn, trong khi đó, kẽm giúp làm dịu vùng da tổn thương, sát trùng và ngăn ngừa viêm nhiễm hiệu quả.
  • Uống trà thảo mộc: Các loại trà như bạc hà, trà xanh, cam thảo, gừng… giúp giảm nhẹ triệu chứng trên da do mề đay gây nên. Ngoài ra, những loại trà này còn giúp ức chế histamin – yếu tố trung gian kích thích nổi mề đay mẩn ngứa. 

Các biện pháp kể trên sử dụng nguyên liệu tự nhiên nên an toàn, lành tính với sản phụ. Tuy nhiên, cần lưu ý chúng chỉ phù hợp với các trường hợp bệnh nhẹ. Do có hiệu quả thấp, nên cách chữa này không giúp đẩy lùi dứt điểm bệnh, nổi mề đay vẫn có thể tái phát trở lại. 

2. Tây y điều trị nổi mề đay ở sản phụ

Với những ca bệnh không đáp ứng biện pháp điều trị tại nhà bằng mẹo dân gian, bệnh chuyển biến nặng, bà đẻ cần sử dụng thuốc Tây y để điều trị. Một số loại thuốc trị mề đay dành cho phụ nữ sau sinh thường được sử dụng phải kể tới: 

  • Kem bôi chứa Menthol: Kem giúp giảm ngứa da, làm mát, cải thiện viêm da do mề đay. 
  • Thuốc kháng histamin H1: Thuốc giúp giảm ngứa ngáy, nổi mẩn với trường hợp bệnh do histamin gây ra. 
  • Thuốc corticoid: Giúp giảm triệu chứng nổi mề đay nhanh chóng. Tuy nhiên, thuốc chỉ được kê đơn cho trường hợp nghiêm trọng và chỉ nên sử dụng trong thời gian ngắn.

Những loại thuốc Tây y điều trị mề đay giúp mang tới hiệu quả nhanh chóng, giảm ngứa tức thì, tiện dụng, dễ mua. Tuy nhiên, thuốc Tây y có thể ảnh hưởng tới nguồn sữa mẹ. Ngoài ra, chúng còn có thể đi kèm với một số tác dụng phụ như mệt mỏi, buồn nôn, đau dạ dày, suy gan, thận, chóng mặt, táo bón,… Do đó, người bệnh cần tuân thủ chỉ dẫn sử dụng của bác sĩ chuyên khoa, không nên tự ý mua thuốc về dùng. 

3. Điều trị nổi mề đay bằng Đông y 

Chữa nổi mề đay bằng Đông y được đánh giá là biện pháp phù hợp, an toàn với phụ nữ sau sinh bởi sử dụng thành phần hoàn toàn từ thiên nhiên, không gây tác dụng phụ. 

Theo quan điểm của YHCT, phụ nữ sau sinh bị nổi mề đay là do thể trạng suy yếu, chức năng tạng phủ kém sức đề kháng bị suy yếu từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho các yếu tố ngoại tà như phong hàn, phong nhiệt xâm nhập, gây ra nổi mề đay, mẩn ngứa. Để điều trị căn bệnh này, Đông y tập trung giải độc, phục hồi ngũ tạng, tăng cường hệ miễn dịch cho người bệnh.

Chữa nổi mề đay bằng Đông y hiệu quả cao
Chữa nổi mề đay bằng Đông y hiệu quả cao

Đây được coi là biện pháp điều trị tận gốc, giúp ngăn ngừa bệnh tái phát hiệu quả. Đáng nói, các bài thuốc Đông y gồm nhiều thảo dược tự nhiên có dược tính cao, thành phần thuốc được gia giảm tùy thuộc với tình trạng của mỗi người. Nhờ vậy, biện pháp này giúp mang tới hiệu quả tối ưu nhất cho người bệnh. 

Phòng tránh tình trạng nổi mề đay sau sinh 

Sau điều trị nổi mề đay sau sinh, người bệnh cần ít nhất 3-6 tháng để phục hồi hoàn toàn. Do đó, trong thời gian này, mề đay mẩn ngứa có thể tái phát bất cứ lúc nào nếu không chủ động phòng ngừa. 

Một số biện pháp giúp phòng ngừa nổi mề đay tái phát phải kể tới: 

  • Hạn chế gãi, chà sát lên vùng da bị nổi mề đay nhằm tránh viêm nhiễm, hạn chế tổn thương da bùng phát mạnh. 
  • Không ăn các thực phẩm, đồ uống có khả năng gây dị ứng, tiêu biểu như hải sản, rượu bia, các loại đậu bởi chúng có thể gây ngứa dữ dội.
  • Cần xác định nguyên nhân gây nổi mề đay từ đó loại bỏ các yếu tố này
  • Nếu tình trạng nổi mề đay không thuyên giảm sau 2-3 ngày chữa tại nhà, cần liên hệ bác sĩ da liễu để được tư vấn cụ thể và can thiệp các biện pháp chuyên sâu.
  • Chia sẻ công việc nhà, việc chăm con với người thân gia đình để có thêm thời gian thư giãn, chăm sóc cho bản thân. 
  • Không nên căng thẳng, lo nghĩ nhiều, cần suy nghĩ tích cực, chia sẻ nỗi lo cùng bạn đời nhằm tránh stress, trầm cảm sau sinh. 
  • Giữ vệ sinh cơ thể, ăn uống, nghỉ ngơi khoa học, điều độ. 
  • Tránh tiếp xúc các yếu tố dị ứng như thực phẩm, phấn hoa, bụi bẩn, mỹ phẩm,…
  • Không sử dụng thực phẩm lạ, nghi ngờ gây dị ứng, không hút thuốc lá, rượu bia, sử dụng thực phẩm, đồ uống có lượng caffeine cao. 
  • Giặt giũ quần áo, giường chiếu, vỏ gối, khăn tắm thường xuyên 
  • Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, đảm bảo không gian thoáng mát 
  • Uống nhiều nước, sử dụng kem dưỡng thường xuyên giúp bảo vệ, nuôi dưỡng, phục hồi da. 

Nổi mề đay sau sinh là vấn đề da liễu khá phổ biến. Do vậy, các sản phụ cần chăm sóc tốt bản thân nhằm tránh mắc phải căn bệnh này. Trong trường hợp không may bị nổi mề đay, cần có biện pháp điều trị, chăm sóc đúng cách, nhằm phòng ngừa, hạn chế tái phát. Người bệnh muốn điều trị dứt điểm mề đay sau sinh không lo tái phát, không gặp tác dụng phụ hãy liên hệ ngay tới Nhất Nam Y Viện.

Có Thể Bạn Quan Tâm:

Array
Câu hỏi thường gặp
Nổi Mề Đay Có Được Tắm Không? Nên Tắm Lá Gì Tốt Nhất?

Nội dung chínhHiện tượng nổi mề đay sau sinh là gì? Bệnh có nguy hiểm không?Nguyên nhân gây nổi mề đay sau sinh Triệu chứng nhận biết nổi mề đay ở bà mẹ sau sinh Nổi mề đay sau sinh bao lâu thì hết?Phương pháp chữa nổi mề đay sau sinh 1. Chữa theo mẹo dân gian 2. Tây […]

Xem chi tiết
Bị Nổi Mề Đay Bao Lâu Thì Khỏi? Cần Làm Gì Để Kiểm Soát Bệnh?

Nội dung chínhHiện tượng nổi mề đay sau sinh là gì? Bệnh có nguy hiểm không?Nguyên nhân gây nổi mề đay sau sinh Triệu chứng nhận biết nổi mề đay ở bà mẹ sau sinh Nổi mề đay sau sinh bao lâu thì hết?Phương pháp chữa nổi mề đay sau sinh 1. Chữa theo mẹo dân gian 2. Tây […]

Xem chi tiết
Nổi mề đay có kiêng gió không? Có nên nằm quạt mát không?

Nội dung chínhHiện tượng nổi mề đay sau sinh là gì? Bệnh có nguy hiểm không?Nguyên nhân gây nổi mề đay sau sinh Triệu chứng nhận biết nổi mề đay ở bà mẹ sau sinh Nổi mề đay sau sinh bao lâu thì hết?Phương pháp chữa nổi mề đay sau sinh 1. Chữa theo mẹo dân gian 2. Tây […]

Xem chi tiết
Mẹ Bị Nổi Mề Đay Có Nên Cho Con Bú? [Bác Sĩ Giải Đáp] 2022

Nội dung chínhHiện tượng nổi mề đay sau sinh là gì? Bệnh có nguy hiểm không?Nguyên nhân gây nổi mề đay sau sinh Triệu chứng nhận biết nổi mề đay ở bà mẹ sau sinh Nổi mề đay sau sinh bao lâu thì hết?Phương pháp chữa nổi mề đay sau sinh 1. Chữa theo mẹo dân gian 2. Tây […]

Xem chi tiết
Bệnh Mề Đay Có Lây Không? Phòng Ngừa Như Thế Nào?

Nội dung chínhHiện tượng nổi mề đay sau sinh là gì? Bệnh có nguy hiểm không?Nguyên nhân gây nổi mề đay sau sinh Triệu chứng nhận biết nổi mề đay ở bà mẹ sau sinh Nổi mề đay sau sinh bao lâu thì hết?Phương pháp chữa nổi mề đay sau sinh 1. Chữa theo mẹo dân gian 2. Tây […]

Xem chi tiết
Cách chữa
Thuốc chữa
Dinh dưỡng sức khỏe

Chuyên mục

Tin mới

VTV2 Chất lượng cuộc sống mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ giải pháp điều trị bệnh nam khoa

VTC2 mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ trong chương trình Góc nhìn người tiêu dùng

Đây là cách giúp nữ nhân viên văn phòng “XÓA” nám tàn nhang do di truyền

ƯU ĐIỂM của Liệu trình thảo dược Vương Phi trong xử lý nám tàn nhang

Bài thuốc Tiêu Xoang Linh Dược Thang “DỨT ĐIỂM” viêm mũi dị ứng từ GỐC

Huyệt kiên tỉnh: Vị trí, tác dụng với sức khỏe

Chữa viêm xoang tại Nhất Nam Y Viện có tốt không?

[KHÁM PHÁ] Giải pháp loại bỏ nám tàn nhang từ gốc, an toàn được hàng ngàn chị em tin dùng

Nhất Nam Định Tâm Khang – Bài thuốc chữa mất ngủ được giới chuyên gia khuyên dùng

Bác sĩ Vân Anh Nhất Nam Y Viện chữa yếu sinh lý có tốt không?

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?