Nổi mề đay có kiêng gió không? Có nên nằm quạt mát không?
Bị nổi mề đay có kiêng gió không, có nằm quạt được không là thắc mắc của đa số người bệnh, đặc biệt là trong thời tiết oi bức 39 – 40 độ C. Theo quan niệm xưa, khi bị nổi mề đay, người bệnh cần tuyệt đối ra gió. Nhưng ngày nay, hiện không có quy định rõ ràng cụ thể về việc kiêng gió. Tuy nhiên, khi bạn bị nổi mề đay, việc tránh tiếp xúc với môi trường có gió mạnh có thể giúp giảm cảm giác ngứa và kích ứng da.
Bị nổi mề đay có kiêng gió không? Có nằm quạt được không?
Nổi mề đay là một bệnh lý da liễu phổ biến, được đặc trưng bởi sự xuất hiện đột ngột các nốt hoặc mảng da đỏ, bao quanh là các quầng sáng có kích thước khác nhau. Tình trạng này thường liên quan nhiều đến yếu tố cơ địa và miễn dịch của cơ thể. Mức độ nặng và biểu hiện bệnh cũng có thể khác nhau ở những người bệnh khác nhau.
Ở những người bị nổi mề đay, cảm giác đặc trưng nhất là ngứa ngáy, nóng rát, châm chích, khó chịu ở da. Do vậy, nhiều người bệnh thường có xu hướng ngồi quạt, tắm nước lạnh để giảm bớt sự khó chịu này. Tuy nhiên, một số quan niệm dân gian được nhiều người truyền tai nhau rằng, bị nổi mề đay cần phải kiêng gió, tránh nước. Bên cạnh đó, cũng có một số ý kiến hiện đại cho rằng, kiêng gió, nước là những quan niệm lỗi thời, không mang tính khoa học.
Quan niệm bị nổi mề đay khi ra gió xuất phát từ các lý luận đông y. Theo quan điểm của đông y, mề đay là bệnh lý xảy ra khi cơ thể nhiễm phong hàn, phong nhiệt, dẫn đến huyết nhiệt, huyết táo. Nguyên nhân chính gây bệnh là nhiễm gió, nhiễm nước lạnh kết hợp cơ địa quá mẫn cảm. Bởi vậy, người bệnh thường có quan niệm rằng, tiếp xúc với gió và nước lạnh sẽ khiến cho bệnh nặng hơn.
Quan niệm này không sai nhưng trên thực tế chỉ cần áp dụng với những trường hợp nổi mề đay do thời tiết. Những người bị dị ứng thời tiết, dị ứng với sự thay đổi của môi trường, cơ thể thường dễ nhạy cảm và phản ứng quá mẫn với các tác nhân nhiệt độ, gió và nước lạnh hơn.
Còn với những trường hợp nổi mề đay không phải do dị ứng thời tiết, việc kiêng gió, kiêng nước không cần thực hiện quá nghiêm ngặt. Trong trường hợp này, các bác sĩ thường chỉ khuyên người bệnh không nên thường xuyên ra ngoài. Việc này nhằm mục đích hạn chế tối đa việc tiếp xúc với các khói bụi, ô nhiễm hoặc các tác nhân dị ứng khác như lông động vật, phấn hoa… để tránh làm bệnh nặng hơn.
Ngoài ra, người bệnh không nên kiêng gió, kiêng nước một cách tiêu cực. Bởi nến ở trong phòng kín, che chắn quá kỹ càng khi ra ngoài, ít tắm rửa có thể khiến da bí bách, tích tụ mồ hôi và bụi bẩn. Đây chính là điều kiện cho bệnh mề đay vật lý dễ tiến triển nặng hơn, đồng thời làm tăng nguy cơ bội nhiễm, nhiễm trùng da ở những vùng da đang bị tổn thương
Tóm lại, với thắc mắc bị nổi mề đay có ra gió được không, các chuyên gia khẳng định là chỉ cần thiết trong trường hợp có cơ địa dị ứng thời tiết. Bên cạnh đó, việc kiêng khem cũng cần thực hiện đúng phương pháp, đúng mức độ. Kiêng cữ quá mức có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng da và khiến bệnh nặng hơn.
Bị nổi mề đay có được nằm quạt không?
Bên cạnh thắc mắc nổi mề đay có kiêng gió không, thì nổi mề đay có được nằm quạt không cũng là mối quan tâm của rất nhiều người. Theo bác sĩ Lê Phương, mặc dù đều tạo ra gió nhưng quạt điện và điều hòa có ưu điểm ít tồn tại tác nhân gây dị ứng như lông động vật, phấn hoa, khói bụi và ít chịu ảnh hưởng của sự thay đổi thời tiết và nhiệt độ môi trường hơn. Hơn nữa, sử dụng quạt và điều hòa, đặc biệt là trong thời tiết oi bức có thể làm giảm sự khó chịu, oi bức, giảm tiết mồ hôi, do đó, giảm các nguy cơ biến chứng.
Vậy nên, người bị nổi mề đay hoàn toàn có thể nằm quạt và điều hòa. Tuy nhiên cần chú ý sử dụng quạt điện trong môi trường thoáng mát, sạch sẽ để tránh các tác nhân dị ứng có thể khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Nổi mề đay nên kiêng những gì?
Phần lớn các trường hợp nổi mề đay có thể tự biến mất sau vài giờ hoặc vài ngày mà không cần dùng thuốc điều trị. Tuy nhiên, bệnh không biến mất hẳn mà có nguy cơ tái phát thường xuyên và trở thành mãn tính. Các chuyên gia cho rằng, chế độ chăm sóc và kiêng khem hiệu quả là một trong những giải pháp giúp cải thiện triệu chứng mề đay là giảm tần suất tái phát tốt nhất.
Bên cạnh việc kiêng gió hợp lý, người bệnh nổi mề đay cũng cần chú ý kiêng cử một số điều sau:
- Kiêng gãi ngứa: Gãi ngứa thường xuyên có thể gây ra các tổn thương hở trên da, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển gây nhiễm trùng.
- Kiêng chất kích thích: Sử dụng các loại rượu bia, thuốc lá, đồ uống có gas, có cồn và các thực phẩm cay nóng… có thể khiến da trở nên nhạy cảm và dễ bị kích thích hơn, từ đó làm trầm trọng hơn các triệu chứng và tổn thương trên da.
- Kiêng sử dụng mỹ phẩm: Mặc dù không khuyến cáo kiêng khem tuyệt đối nhưng các chuyên gia khuyên người bệnh nên hạn chế sử dụng mỹ phẩm, đặc biệt là các loại mỹ phẩm có chứa cồn, hương liệu, chất bảo quản…
- Kiêng tiếp xúc với phấn hoa và các động vật có lông: Lông động vật và phấn hoa là những tác nhân dị ứng phổ biến. Khi vào cơ thể chúng có thể kích thích các phản ứng miễn dịch, quá mẫn. Từ đó khiến tình trạng dị ứng, mẩn ngứa, mề đay của người bệnh trở nên tồi tệ hơn.
- Kiêng thực phẩm nhiều đạm: Các loại thực phẩm nhiều đạm như hải sản, thịt bò, thịt chó… có thể chứa các protein lạ, là nguyên nhân bùng phát các phản ứng dị ứng ở những cơ địa nhạy cảm. Ngoài ra, các loại thực phẩm này chứa rất nhiều dinh dưỡng, khiến cơ thể khó hấp thu và chuyển hóa hoàn toàn, dễ gây ra nguy cơ tích tụ độc tố, làm bệnh nặng hơn.
- Kiêng tắm nước quá nóng hoặc quá lạnh: Các chuyên gia không khuyến cáo người bệnh nên kiêng khem hoàn toàn việc tắm rửa. Nhưng tắm nước quá nóng hoặc quá lạnh có thể gây ra sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, làm tăng nguy cơ nổi mề đay vật lý. Trong quá trình tắm, người bệnh cũng không nên ngâm mình quá lâu vì có thể khiến da trở nên khô hơn.
- Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc chữa bệnh mề đay khi chưa có hướng dẫn điều trị của bác sĩ.
Cách khắc phục hiệu quả mề đay tại nhà
Mề đay có thể cải thiện và khắc phục hiệu quả tại nhà bằng các biện pháp chăm sóc và phòng ngừa hợp lý. Bao gồm:
- Uống đủ nước mỗi ngày, ít nhất từ 1,5 – 2 lít tùy vào thể trạng mỗi người, có thể tăng cường các loại nước ép trái cây, rau củ.
- Hạn chế để da tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân bên ngoài như khói bụi, phấn hoa, lông động vật…
- Vệ sinh cá nhân, vệ sinh thân thể sạch sẽ, tránh tạo điều kiện cho các vi khuẩn, nấm xâm nhập qua da và gây bệnh.
- Cân nhắc trong việc lựa chọn các sản phẩm xà phòng, sữa tắm, kem dưỡng da an toàn để tránh làm nặng hơn tình trạng dị ứng.
- Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, tránh để tình trạng bí bách, cọ xát gây tổn thương da.
- Không chà xát, cào gãi hoặc thực hiện các tác động mạnh lên vùng da bị tổn thương.
- Sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ và tái khám khi có các triệu chứng bất thường, đe dọa biến chứng trong thời gian bị bệnh.
Hy vọng bài viết trên đã giải đáp được thắc mắc bị nổi mề đay có kiêng gió không của đa số người bệnh. Bên cạnh việc kiêng khem, người bệnh cũng nên chú ý các biện pháp chăm sóc, phòng ngừa hợp lý tại nhà, đi khám ngay khi có dấu hiệu bất thường để được xử lý và điều trị kịp thời.
XEM THÊM:
Nội dung chínhBị nổi mề đay có kiêng gió không? Có nằm quạt được không?Bị nổi mề đay có được nằm quạt không?Nổi mề đay nên kiêng những gì?Cách khắc phục hiệu quả mề đay tại nhà Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Bác sĩ Bùi Thị Thu Hằng – Khoa […]
Xem chi tiếtNội dung chínhBị nổi mề đay có kiêng gió không? Có nằm quạt được không?Bị nổi mề đay có được nằm quạt không?Nổi mề đay nên kiêng những gì?Cách khắc phục hiệu quả mề đay tại nhà Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Bác sĩ Bùi Thị Thu Hằng – Khoa […]
Xem chi tiếtNội dung chínhBị nổi mề đay có kiêng gió không? Có nằm quạt được không?Bị nổi mề đay có được nằm quạt không?Nổi mề đay nên kiêng những gì?Cách khắc phục hiệu quả mề đay tại nhà Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Bác sĩ Bùi Thị Thu Hằng – Khoa […]
Xem chi tiếtNội dung chínhBị nổi mề đay có kiêng gió không? Có nằm quạt được không?Bị nổi mề đay có được nằm quạt không?Nổi mề đay nên kiêng những gì?Cách khắc phục hiệu quả mề đay tại nhà Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Bác sĩ Bùi Thị Thu Hằng – Khoa […]
Xem chi tiết