Cách chữa thoát vị đĩa đệm cột sống cổ an toàn, hiệu quả

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Lương Y Phùng Hải Đăng – Khoa Xương khớpTrưởng khoa Khám bệnh Y học cổ truyền Phòng khám Thuốc dân tộc – Cố vấn chuyên môn tại Hồ sơ Trung Tâm Thừa Kế và Ứng Dụng Đông Y Việt Nam

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là bệnh lý xương khớp có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây. Việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời giúp nâng cao khả năng hồi phục và giảm thiểu các biện chứng nguy hiểm. Dưới đây là những thông tin về cách chữa thoát vị đĩa đệm cột sống cổ an toàn, hiệu quả.

Hiểu đúng về bệnh lý thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Từ cổ đến thắt lưng có 24 đốt sống, giữa hai đốt sống lại có một đĩa đệm, trong mỗi đĩa đệm có 2 thành phần là nhân nhầy (phần lõi) và bao xơ (phần vỏ).

Thoát vị đĩa đệm xảy ra khi bao xơ bên ngoài bị suy yếu về mặt cấu trúc làm các nhân nhầy thoát ra, đồng thời các đĩa đệm bị lệch khỏi vị trí ban đầu là nguyên nhân khiến các đốt sống chèn ép lên dây thần kinh và tủy sống.

bệnh lý thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
Tìm hiểu thông tin về bệnh lý thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ thường xuất hiện ở các vị trí C3 – C4, C4 – C5, C5 – C6, C6 – C7, với các triệu chứng điển hình như:

  • Đau nhức tại các vùng quanh cổ (trái, phải, sau gáy) và đầu, hai bên vai, hai phía cánh tay (trái, phải) và hai hố mắt.
  • Hạn chế vận động tại cổ.
  • Có cảm giác tê mỏi từ hai bên vai xuống hai bên cánh tay, giảm khả năng vận động cánh tay.
  • Xuất hiện triệu chứng chóng mặt, hoa mắt, đầu đau,… liên quan đến dây thần kinh số X.

Thoát vị đĩa đệm bệnh học hiện nay chưa có biện pháp điều trị khỏi hoàn toàn, tuy nhiên nếu tuân thủ phác đồ điều trị và có các biện pháp hỗ trợ đi kèm thì bệnh có thể ổn định ở mức độ 80 – 90%.

Các cách chữa thoát vị đĩa đệm cột sống cổ điển hình

Đa số trường hợp thoát vị đĩa đệm cột sống cổ được chỉ định điều trị nội khoa với mục tiêu giảm đau, giảm chèn ép các dây thần kinh và hồi phục chức năng vận động. Chỉ khi xuất hiện các biến chứng hoặc điều trị nội khoa không hiệu quả thì mới tính đến phương án phẫu thuật. Dưới đây là các cách điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ điển hình:

Cách chữa thoát vị đĩa đệm cột sống cổ bằng Tây y

Điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ bằng dòng Tây y là các phương pháp được thực hiện tại các cơ sở y tế bao gồm nội khoa, bán ngoại khoa và ngoại khoa; trong đó 90% tình trạng bệnh nhân ổn định mà không cần can thiệp đến “dao kéo”.

Nội khoa

Mục đích của các can thiệp nội khoa là cắt giảm các cơn đau, cải thiện vận động cổ – vai – tay và hồi phục chức năng sau quá trình điều trị xâm lấn.

Điều trị bằng thuốc

Trong điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ sử dụng các nhóm thuốc sau

  • Nhóm thuốc giãn cơ: Eperisone hydrochloride, Mephenesin, Baclofen, Thiocolchicoside.
  • Nhóm thuốc giảm đau: Paracetamol, Non steroid (Ibuprofen, Aspirin, Diclofenac, …). Có thể sử dụng đường uống/tiêm tùy trường hợp và tùy thể trạng đau.
  • Nhóm thuốc an thần kinh: Diazepam (Seduxen), Vitamin 3B (B1 + B6 + B12), Galantamin hydrobromid.
Thuốc Tây y hỗ trợ giảm thiểu đau nhức hiệu quả
Thuốc Tây y hỗ trợ giảm thiểu đau nhức hiệu quả

Điều trị bệnh sinh

Sử dụng phương pháp điều trị bệnh sinh bằng cách kéo giãn đốt sống cổ, tác dụng trên thể trạng nhẹ, không thực hiện trong trường hợp chèn ép tủy hoặc gai xương lớn.

Can thiệp bán ngoại khoa

Là phương pháp can thiệp thu hẹp kích thước đĩa đệm. Sử dụng tia laser trị thoát vị hoặc sử dụng năng lượng các loại sóng có bước sóng nhỏ sẽ làm bốc hơi một phần nước bị thoát ra, từ đó thu hẹp lại kích thước của đĩa đệm. Tuy nhiên, phương pháp này hiện nay ít được sử dụng do chi phí thực hiện cao mà chỉ giải quyết được thể trạng sớm của thoát vị đĩa đệm.

Can thiệp ngoại khoa

Can thiệp ngoại khoa được sử dụng trong trường hợp thoát vị đĩa đệm tiến triển nhanh, có chèn ép trên các rễ thần kinh và tủy sống. Biểu hiện triệu chứng càng mạnh, càng phải có điều hướng can thiệp ngoại khoa càng sớm.

Hiện tại có 2 loại phẫu thuật can thiệp ngoại khoa:

  • Can thiệp ngoại khoa lối trước bên
  • Can thiệp nội khoa lối sau

Trong đó can thiệp ngoại khoa lối trước bên được ưu tiên sử dụng nhiều hơn.

Cách chữa thoát vị đĩa đệm cột sống cổ bằng Đông y

Bên cạnh các phương pháp điều trị bằng Tây y, thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ còn có thể được điều trị bằng các phương pháp và các bài thuốc Đông y. Điều trị bằng Đông y có nhiều tính ưu việt, an toàn, lành tính và đặc biệt là ít có tác phụ cũng như tác động có hại đối với các quá trình chuyển hóa của cơ thể.

Các liệu pháp Đông y

  • Dùng kim châm: Sử dụng kim châm tại các huyệt cổ, cánh tay và mặt; giúp lưu thông khí huyết và giảm đau tốt, được khuyên thực hiện trong cả giai đoạn cấp tính và điều trị chuyên sâu.
  • Tác động sức nóng, nhiệt lạnh: Dùng nhiệt nóng/nhiệt lạnh chườm tại các vị trí đau sẽ giúp bệnh nhân giảm đau, điều hòa khí huyết.

Các bài thuốc Đông y

Thuốc bài thuốc Đông y đã được ghi nhận hỗ trợ điều trị bệnh rất hiệu quả. Tuỳ trình trạng bệnh mà bệnh nhân có thể sử dụng thuốc bằng cách uống trực tiếp hoặc đắp thuốc, xông hơi.

Đông y chữa thoát bị đĩa đệm cột sống cổ sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh đến từ phong, hàn, thấp hay nhiệt, cụ thể như sau:

  • Bệnh thể hàn thấp thì dùng bài thuốc Phụ Tử Ma Hoàng Quế Chi Thang.
  • Bệnh thể phong thấp thì nên dùng Độc Hoạt Ký Sinh Thang.
  • Bệnh thể thấp nhiệt thì thường sử dụng Tứ Diệu Hoàn Gia Vị.
  • Ngoài ra, các bài thuốc như Tả Quy Hoàn, Hữu Quy Hoàn hay Thân Thống Trục Ứ Thang cũng thường được thầy thuốc chỉ định cho bệnh nhân thoát vị dĩa đệm cột sống cổ.
chữa thoát vị đĩa đệm cột sống cổ bằng Đông y
Cách chữa thoát vị đĩa đệm cột sống cổ bằng Đông y

Bài thuốc dân gian trị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ

Các bài thuốc dân gian chữa thoát vị đĩa đệm cột sống cổ có nguồn gốc dược liệu tự nhiên nên an toàn, lành tính. Người bệnh thường sử dụng kết hợp thuốc Tây y với các bài thuốc này để tăng hiệu quả trị bệnh.

  • Bài thuốc từ cây Ngải diệp: Ngải điệp một nắm, giã nhỏ, vắt kiệt bỏ bã, hòa trộn thêm 2 muỗng mật ong. Liều dùng: 1 chén/lần x 2 lần/ngày (sáng, tối). Sử dụng ít nhất trong 2 tuần sẽ thấy bệnh tiến triển tốt.
  • Bài thuốc từ cây Lá đắng: Lá đắng dùng 4-5 lá, giã nhỏ, thêm 1 cốc nước rồi lọc bỏ bã, lấy cốt hòa cùng 1 chai/lon bia. Liều dùng: 1 cốc/lần x 1-2 lần/ngày (sau ăn). Sử dụng ít nhất trong 2 tuần sẽ thấy bệnh tiến triển tốt.
  • Bài thuốc từ cây Nam dương sâm: Chuẩn bị 30 gram Nam dương sâm (rễ hoặc thân), thái lát mỏng, đem đun nóng đến sôi với khoảng 1000 ml nước, đun cạn còn khoảng 2-3 bát thuốc thì dừng. Chia nhỏ thuốc sắc thành nhiều lần, uống hết trong ngày. Sử dụng ít nhất trong 2 tuần sẽ thấy bệnh tiến triển tốt.

Vật lý trị liệu

Các phương pháp điều trị không phẫu thuật luôn được các các bác sĩ ưu tiên áp dụng cho bệnh nhân. Một số phương pháp vật lý trị liệu đem lại hiệu quả cao như:

  • Massage: Massage chỉ thực hiện khi bệnh nhân đã qua giai đoạn cấp tính ban đầu, chuyển sang giai đoạn điều trị chuyên khoa.
  • Kích thích điện tại vị trí đốt sống cổ (cường độ nhẹ): Đây là biện pháp giúp giảm đau nhanh, giảm sưng, kích thích chuyển đổi chất,…
  • Kéo giãn cột sống cổ: Bệnh nhân sẽ được kéo giãn bằng thiết bị giường kéo hiện đại. Mục đích của phương pháp là kéo giãn các cơ co thắt vùng cột sống cổ và mở rộng không gian tạo thuận lợi cho đĩa đệm trở về vị trí ban đầu.

Ngoài ra, chiếu thấu nhiệt vi sóng, chiếu đèn hồng ngoại, dùng sóng siêu âm là cũng các phương pháp hiện đại thường được chuyên gia chỉ định.

Những lưu ý trong quá trình điều trị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ

Để đảm bảo đạt được kết quả cao nhất trong quá trình điều trị, người bệnh cần lưu ý tuân thủ một số nguyên tắc sau:

  • Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng thức ăn các nhóm lipid, protid, glucid, bên cạnh đó bổ sung đầy đủ các vitamin và khoáng chất cần thiết như vitamin A – D, omega, canxi, kẽm, magie…
  • Thực hiện chế độ sinh hoạt phù hợp, nên dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh làm việc quá sức trong suốt quá trình điều trị.
  • Uống thuốc đúng đủ liều lượng và cố định khung giờ, để đáp ứng trên cơ thể là tốt nhất. Khi có biểu hiện bất thường trong quá trình sử dụng cần báo ngay cho nhân viên y tế để được xử lý.
  • Nên hạn chế vận động nhiều, không mang vác những đồ vật nặng trong quá sức trong quá trình điều trị.
  • Khi làm việc nên thực hiện ngồi đúng thế, hạn chế ngồi quá lâu.
  • Lưu ý nằm ngủ đúng tư thế, giữ cố định tại vị trí sinh lý, tránh để đốt sống cổ bị lệch gây chèn ép rễ thần kinh và tủy sống.

Trong thời gian điều trị bệnh nhân cần kiên trì thực hiện theo chỉ dẫn của nhân viên y tế, bác sĩ và thầy thuốc. Cần phải xác định rõ ràng, hiện nay chưa có cách chữa thoát vị đĩa đệm cột sống cổ tận gốc và chuẩn bị tâm lý kỹ càng trước khi điều trị.

Array
Cách chữa

Chuyên mục

Tin mới

Nhất Nam Y Viện tự hào nhận giải Top 10 Thương hiệu uy tín Việt Nam 2024

VTV2 Chất lượng cuộc sống mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ giải pháp điều trị bệnh nam khoa

VTC2 mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ trong chương trình Góc nhìn người tiêu dùng

Đây là cách giúp nữ nhân viên văn phòng “XÓA” nám tàn nhang do di truyền

ƯU ĐIỂM của Liệu trình thảo dược Vương Phi trong xử lý nám tàn nhang

Bài thuốc Tiêu Xoang Linh Dược Thang “DỨT ĐIỂM” viêm mũi dị ứng từ GỐC

Huyệt kiên tỉnh: Vị trí, tác dụng với sức khỏe

Chữa viêm xoang tại Nhất Nam Y Viện có tốt không?

[KHÁM PHÁ] Giải pháp loại bỏ nám tàn nhang từ gốc, an toàn được hàng ngàn chị em tin dùng

Nhất Nam Định Tâm Khang – Bài thuốc chữa mất ngủ được giới chuyên gia khuyên dùng

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?