Đau Dây Thần Kinh Tọa

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Lương Y Phùng Hải Đăng – Khoa Xương khớpTrưởng khoa Khám bệnh Y học cổ truyền Phòng khám Thuốc dân tộc – Cố vấn chuyên môn tại Hồ sơ Trung Tâm Thừa Kế và Ứng Dụng Đông Y Việt Nam

Đau nhức dọc từ thắt lưng xuống tới đùi rồi bàn chân, khiến việc đi lại, hoạt động gặp nhiều khó khăn là những biểu hiện điển hình của bệnh đau dây thần kinh tọa. Đáng nói, căn bệnh này còn khiến nhiều bệnh nhân “mất ăn mất ngủ” bởi nó có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm như teo cơ, cứng khớp, vẹo cột sống,… thậm chí là liệt chi dưới, mất khả năng di chuyển. Do vậy, việc tìm hiểu về nguyên nhân, dấu hiệu bệnh là điều cần thiết nhằm phòng tránh và điều trị triệt để tận gốc bệnh.

Đau dây thần kinh tọa là gì? Bệnh có nguy hiểm không?

Dây thần kinh tọa nằm dọc từ thắt lưng xuống chân và là dây thần kinh dài nhất cơ thể. Nhiệm vụ chính của dây thần kinh này là điều khiển cảm giác, chi phối động tác của chân, giúp chân thực hiện các hoạt động đi lại, đứng lên ngồi xuống linh hoạt.

Đau dây thần kinh tọa là bệnh xương khớp thường gặp
Đau dây thần kinh tọa là bệnh xương khớp thường gặp
  • Suy nhược cơ thể: Các cơn đau do bệnh gây ra có thể khiến người bệnh luôn trong trạng thái mệt mỏi, khó chịu, lâu ngày có thể dẫn tới suy nhược sức khỏe nghiêm trọng.Bác sĩ Lê Phương cũng cho biết căn bệnh này tưởng chừng như đơn giản nhưng lại là bệnh lý xương khớp có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị sớm. Một số biến chứng của bệnh phải kể tới:
  • Hội chứng chùm đuôi ngựa: Là tình trạng xảy ra khi rễ thần kinh bị chèn ép, dẫn tới tổn thương. Người bệnh gặp biến chứng này thường có cảm giác ngứa ran, đau nhức, tê bì dọc theo vị trí dây thần kinh tọa. Đáng nói, dây thần kinh bị ảnh hưởng còn gây rối loạn đại tiểu tiện, rối loạn cương dương.
  • Vẹo cột sống: Biến chứng này thường xuất hiện ở các trường hợp mắc bệnh do thoát vị đĩa đệm. Các dây nhân nhầy trong đĩa đệm chèn ép lên rễ thần kinh cũng như cơ quan xung quanh làm cột sống biến dạng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt hằng ngày.
  • Khả năng vận động suy giảm: Bệnh ảnh hưởng tới mạch máu vùng thắt lưng, lâu ngày dẫn tới tình trạng yếu cơ và khiến khả năng vận động của người bệnh suy giảm.
  • Tàn phế vĩnh viễn: Đây là biến chứng nguy hiểm nhất mà người bệnh phải đối mặt. Khi dây thần kinh bị tổn thương nghiêm trọng, không thể điều trị, người bệnh sẽ mất khả năng hoạt động, và có thể bị tàn phế vĩnh viễn.

“Thủ phạm” gây đau dây thần kinh tọa và dấu hiệu đặc trưng không nên bỏ qua

Theo thống kê của Bộ Y tế có tới trên 85% người gặp phải tình trạng đau dây thần kinh là do tổn thương rễ thần kinh, dẫn tới các triệu chứng đau đớn khó chịu, khả năng vận động suy giảm. Việc xác định rõ nguyên nhân cũng như dấu hiệu của bệnh sớm là điều cần thiết giúp quá trình điều trị mang lại hiệu quả tốt.

1. Nguyên nhân đau dây thần kinh tọa

Trên thực tế, các bệnh liên quan tới xương khớp thường bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, bệnh đau dây thần kinh tọa cũng vậy. Một số nguyên nhân gây bệnh điển hình nhất được các chuyên gia chỉ ra gồm:

Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân gây bệnh
  • Di truyền, bẩm sinh: Một số người mắc bệnh là do cột sống thắt lưng bị dị tật hoặc xuất hiện những dấu hiệu bất thường.
  • Do bệnh lý: Các bệnh lý như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, viêm cơ tháp vùng chậu, hội chứng hẹp ống sống, chấn thương cột sống thắt lưng, tiểu đường, tim mạch,… là nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng bệnh. 
  • Thói quen sinh hoạt: Các thói quen ngồi làm việc sai cách, thường xuyên bê vác vật nặng, cúi nhiều, chơi thể thao quá sức, bị chấn thương,… cũng có thể gây ra bệnh.
  • Do các vấn đề trong ống sống: U dây thần kinh tủy, u màng não tủy, u tủy,… cũng có thể dẫn tới bệnh.

2. Triệu chứng đau dây thần kinh tọa

Vậy với các trường hợp khác, đau dây thần kinh tọa, khi nào cần gặp bác sĩ? Nguyên nhân gây ra hiện tượng đau dây thần kinh tọa rất đa dạng. Tuy nhiên khi thấy các triệu chứng bất thường, đặc biệt là những biểu hiện dưới đây, người bệnh cần tới gặp bác sĩ để trao đổi, xác định tình trạng của bản thân và có hướng điều trị thích hợp.

  • Thường xuyên xuất hiện cơn đau xuất phát từ thắt lưng lan xuống dưới chân. Đau hơn khi ho, hắt hơi hoặc đi đại tiện.
  • Ấn dọc từ giữa cột sống sang ngang hay giữa lằn mông, mặt sau đùi, bắp chân hoặc điểm hỏm mắt cá ngoài cảm thấy đau.
  • Không đi bằng ngón chân được.

Liên tục thấy cơ thể xuất hiện những dấu hiệu kể trên thì có khả năng bạn đã bị đau dây thần kinh tọa, cần tới bệnh viện thăm khám.

Các dạng đau dây thần kinh tọa thường gặp

Căn bệnh này thường xuất hiện ở nhiều vị trí đặc biệt ở chân và lưng. Các cơn đau do bệnh không chỉ khiến bệnh nhân bứt rứt, khó chịu mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng vận động, chức năng của các cơ quan. Cụ thể là: 

1. Đau dây thần kinh tọa ở chân

Đau dây thần kinh tọa ở chân gây ra những cơn đau từ phần hông lan tỏa xuống đùi và toàn bộ chân trái hoặc chân phải. Các cơn đau có thể ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của chân, khiến việc đi lại gặp khó khăn. 

2. Đau dây thần kinh tọa ở lưng

Đau dây thần kinh tọa ở lưng gây ra các cơn đau từ phần thắt lưng xuống từng ngón chân, gây ảnh hưởng tới phần dưới của cơ thể. Người bệnh gặp tình trạng này thường gặp hạn chế trong các cử động của chân như khả năng chạy nhảy, đi lại, vận động. Nghiêm trọng hơn, trong một số trường hợp, bệnh nhân còn gặp khó khăn trong việc thực hiện các tư thế đứng, ngồi,…

Chẩn đoán đau dây thần kinh tọa

Bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh nhân mắc bệnh lý đau dây thần kinh tọa dựa vào những triệu chứng lâm sàng tiêu biểu kể trên. Bên cạnh đó, các phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng cũng được chỉ định để xác định chính xác tình trạng bệnh lý. Cụ thể:

  • Chụp X-quang vùng thắt lưng: Quan sát hình ảnh phim chụp để đánh giá tình trạng xương khớp và các đĩa đệm.
  • Chụp cắt lớp hay cộng hưởng từ cột sống thắt lưng: Xác định tổn thương và định vị được vị trí xương khớp hay đĩa đệm gặp vấn đề.
  • Chụp nhuộm rễ thần kinh: Xác định vị trí thoát vị đĩa đệm.
  • Điện cơ đồ: Đánh giá tình trạng tổn thương của các rễ thần kinh tại vùng thắt lưng và hông.
  • Xét nghiệm máu và nước tiểu: Nhằm tìm hiểu xem bệnh nhân có đồng thời mắc các bệnh viêm nhiễm hay bệnh lý nào khác không.

Phương pháp chữa đau dây thần kinh tọa được áp dụng nhiều nhất hiện nay

Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị bệnh khác nhau như điều trị bằng Tây y, Đông y, sử dụng các mẹo dân gian. Mỗi phương pháp điều trị đều có ưu, nhược điểm riêng. Người bệnh trước khi áp dụng bất cứ phương pháp nào cần tìm hiểu kỹ về phương pháp cũng như tình trạng bệnh của bản thân để đạt hiệu quả chữa bệnh tốt nhất.

1.Phương pháp điều trị bằng Tây y

Theo bác sĩ Lê Phương, việc điều trị bằng Tây y nhằm mục đích giảm đau và phục hồi vận động nhanh cho người bệnh. Với trường hợp vừa và nhẹ, bệnh nhân được điều trị nội khoa bằng cách sử dụng thuốc như thuốc giảm đau, giãn cơ, thuốc chống viêm,… Trong khi đó, các trường hợp bệnh nặng, xuất hiện các biến chứng liên quan đến vận động, cảm giác,… cần can thiệp ngoại khoa bằng cách phẫu thuật. 

Chữa bệnh bằng phương pháp Tây y
Chữa bệnh bằng phương pháp Tây y

Điều trị bằng Tây y mang tới kết quả nhanh chóng, tuy nhiên, việc sử dụng thuốc hay phẫu thuật có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro cho cơ thể. Cụ thể:

  • Dùng thuốc tân dược:

Sử dụng thuốc tân dược trong thời gian dài có thể dẫn tới hiện tượng nhờn thuốc, kháng thuốc, làm men gan tăng, suy thận, suy tim, tăng huyết áp,…  Ngoài ra, thuốc Tây chỉ có tác dụng giảm nhanh triệu chứng bệnh nhưng không có tác động tới căn nguyên gây bệnh. Do vậy bệnh dễ tái phát, chuyển sang giai đoạn mãn tính.

  • Phẫu thuật:

Việc phẫu thuật cũng chỉ có tác động lên một phần rất nhỏ của dây thần kinh tọa mà không xử lý cốt lõi vấn đề. Ngay cả khi các cơn đau được xử lý, người bệnh vẫn không có được sự chuyển động nhịp nhàng và sự linh hoạt như trước. Bên cạnh đó, quá trình phẫu thuật còn có thể gây nhiều biến chứng như liệt người, thậm chí tử vong. Do vậy, bệnh nhân cần tuyệt đối làm theo hướng dẫn của bác sĩ, tránh tự ý điều trị dẫn tới hậu quả đáng tiếc.

2. Chữa đau dây thần kinh tọa bằng các bài tập

Người bị đau dây thần kinh ngồi có thể thực hiện các bài tập đơn giản tại nhà nhằm giảm các cơn đau do rễ dây thần kinh bị chèn ép. Những bài tập này cũng giúp cơ thể dẻo dai và bền bỉ hơn.

Các bài tập chữa bệnh tại nhà
Các bài tập chữa bệnh tại nhà

Bài tập 1: Nằm ngửa, gập hai đầu gối, từ từ nâng chân phải lên cao rồi vắt chéo lên đùi trái. Luồn hai tay vào sau khoeo trái và kéo gập chân vào bụng rồi giữ nguyên tư thế trong 30 giây.. Lưu ý, không được nhấc đầu khỏi sàn, lặp lại bài tập 2-3 lần cho mỗi chân.

Bài tập 2: Nằm ngửa trên sàn, đặt hai tay xuôi dọc cơ thể, từ từ nhấc đầu gối và nâng hai chân lên cao sao cho đùi và cẳng chân tạo thành góc 45 độ. Nâng lên hạ xuống 5 lần.

Bài tập 3: Chống hai tay vào hông, hơi cúi người về phía trước. Nhẹ nhàng duỗi thẳng chân một chân (càng thẳng càng tốt) cho đến khi cảm thấy căng đùi, chân còn lại ở tư thế khuỵu xuống. Cố gắng không nâng đùi lên cao hơn trong khi duỗi. Giữ nguyên tư thế này cho 30 giây và lặp lại bài tập 2-3 lần trên mỗi chân.

Các bài tập kể trên rất dễ thực hiện tại nhà và có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh rất tốt. Theo bác sĩ Lê Phương, bệnh nhân nên thường xuyên tập luyện những bài tập này để giảm đau và đẩy nhanh quá trình điều trị bệnh.

3. Chữa đau dây thần kinh tọa bằng mẹo dân gian

Bệnh nhân cũng có thể sử dụng các mẹo dân gian để điều trị như uống sữa tỏi, nước cây xấu hổ hoặc ngâm chân bằng lá lốt,… Cụ thể: 

  • Sữa tỏi: Nghiền nát vài tép tỏi tươi, trộn cùng 250ml sữa tươi rồi uống ngay. Nên uống vào lúc sáng sớm hoặc khi cơn đau bắt đầu xuất hiện để đạt hiệu quả tốt nhất. 
  • Cây xấu hổ chữa đau dây thần kinh tọa: Cây xấu hổ có vị ngọt, tính hàn, giúp chống viêm, giảm đau hiệu quả. Bệnh nhân có thể dùng 20g- 25g rễ cây xấu hổ kết hợp  cùng lá lốt sắc lấy nước uống hằng ngày để điều trị bệnh.
  • Chữa đau dây thần kinh tọa bằng lá lốt: Dùng lá lốt tươi rửa sạch, giã nát rồi hòa nước nóng, thêm chút muối rồi ngâm chân cho đến khi nước nguội hẳn.

Các phương pháp kể trên thường phù hợp với tình trạng bệnh nhẹ, nếu bệnh tình nặng, bệnh nhân vẫn cần áp dụng các phương pháp điều trị đặc hiệu khác. Hơn nữa, các bài thuốc này thường có tính chất gia truyền hoặc điều trị theo kinh nghiệm, nhiều bài thuốc hiện vẫn chưa xác định được hết hiệu quả, tác dụng phụ. Do vậy, bệnh nhân cần cân nhắc khi áp dụng.

3. Chữa đau dây thần kinh tọa bằng Đông y

Do vậy, muốn chữa được bệnh cần trị vào nguyên nhân gây ra bệnh nhằm ngăn ngừa bệnh tái phát. Từ nguyên nhân gây bệnh, Đông y đưa ra phương pháp trị bệnh phải dựa trên nguyên tắc: thông kinh tọa lạc, hành khí hoạt huyết, khu phong trừ thấp.

Tư vấn của bác sĩ dành cho bệnh nhân 

Bên cạnh việc áp dụng các phương pháp chữa bệnh đặc hiệu, để điều trị hiệu quả, người bệnh cần kiêng khem cẩn thận và duy trì các thói quen sinh hoạt khoa học. 

1. Đau dây thần kinh tọa kiêng ăn gì? Nên ăn gì?

Người bệnh nên bổ sung một số thực phẩm sau:

  • Thực phẩm chứa nhiều vitamin B6, B9, B12 và vitamin
  • Thực phẩm chứa canxi
  • Ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi
Thực phẩm tốt cho việc cải thiện tình trạng bệnh
Thực phẩm tốt cho việc cải thiện tình trạng bệnh

Người bệnh cần tránh một số thực phẩm gồm có:

  • Rượu, bia, thuốc lá, cà phê
  • Đồ ăn chế biến, nhiều dầu mỡ
  • Hải sản
  • Thịt đỏ

2. Bệnh nhân cần chú ý điều gì?

  • Tránh động tác cúi thấp người hoặc bê vác nặng
  • Thường xuyên rèn luyện cơ thể bằng các bài thể dục tăng cường sự dẻo dai của cơ và khớp.
  • Cần đi lại thường xuyên, tránh ngồi lâu hoặc thực hiện một động tác trong thời gian dài.

Bệnh đau dây thần kinh tọa có thể điều trị hiệu quả nếu bệnh nhân sớm phát hiện các triệu chứng bệnh và đi khám kịp thời. Ngoài ra, việc lựa chọn đơn vị uy tín để thăm khám và chữa trị cũng quyết định lớn tới hiệu quả điều trị. 

Câu hỏi thường gặp
Hỏi đáp cùng bác sĩ: Bị đau thần kinh tọa tập yoga có tốt không?

Nội dung chínhĐau dây thần kinh tọa là gì? Bệnh có nguy hiểm không?“Thủ phạm” gây đau dây thần kinh tọa và dấu hiệu đặc trưng không nên bỏ qua1. Nguyên nhân đau dây thần kinh tọa2. Triệu chứng đau dây thần kinh tọaCác dạng đau dây thần kinh tọa thường gặp1. Đau dây thần […]

Xem chi tiết
Dinh dưỡng sức khỏe
string(17) "dau-than-kinh-toa"

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Comments are closed.

Chuyên mục

Tin mới

Đây là cách giúp nữ nhân viên văn phòng “XÓA” nám tàn nhang do di truyền

ƯU ĐIỂM của Liệu trình thảo dược Vương Phi trong xử lý nám tàn nhang

Bài thuốc Tiêu Xoang Linh Dược Thang “DỨT ĐIỂM” viêm mũi dị ứng từ GỐC

Huyệt kiên tỉnh: Vị trí, tác dụng với sức khỏe

Chữa viêm xoang tại Nhất Nam Y Viện có tốt không?

[KHÁM PHÁ] Giải pháp loại bỏ nám tàn nhang từ gốc, an toàn được hàng ngàn chị em tin dùng

Bác sĩ Vân Anh Nhất Nam Y Viện chữa yếu sinh lý có tốt không?

[Review] Nhất Nam Y Viện Chữa Yếu Sinh Lý Có Tốt Không?

[TRUY TÌM] Sự thật về hiệu quả điều trị viêm xoang mũi tại Nhất Nam Y Viện

Bài Thuốc Thảo Dược Điều Trị Mất Ngủ Đỗ Minh Đường – Bí Quyết Ngủ Ngon Cho Người Mất Ngủ Kinh Niên

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?