Viêm Da Tiết Bã Dùng Thuốc Gì Hết Nhờn, Hết Bong Vảy Mới Nhất 2022

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Lương Y Bác sĩ Bùi Thị Thu Hằng – Khoa Da LiễuTrưởng khoa xương khớp, Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam – Chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh – Cố vấn chuyên môn tại Hồ sơ Trung Tâm Thừa Kế và Ứng Dụng Đông Y Việt Nam

Viêm da tiết bã dùng thuốc gì để nhanh chóng cải thiện tình trạng nhờn dính, bong vảy là mối quan tâm hàng đầu của người bệnh. Tùy thuộc vào mức độ triệu chứng và thể trạng, cơ địa của mỗi người các bác sĩ sẽ kết hợp các loại thuốc bôi và uống phù hợp. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp các loại thuốc mới nhất, tốt nhất dùng trong điều trị viêm da tiết bã.

Viêm da tiết bã có thể tự hết không? Có cần dùng thuốc không?

Viêm da tiết bã (tên khoa học là seborrheic dermatitis) hay viêm da dầu, chàm da mỡ là những thuật ngữ chỉ một tình trạng da liễu mãn tính, dễ tái phát, xảy ra chủ yếu ở mặt, đầu, ngực và vùng liên bả vai. Bệnh được đặc trưng bởi sự xuất hiện của các dát (mảng) ban da có màu hồng hoặc đỏ, bề mặt có nhiều vảy bong, nhờn, ẩm và dính. 

Nguyên nhân gây bệnh viêm da tiết bã hiện nay vẫn chưa được xác định chính xác. Vì vậy, việc điều trị bệnh triệt để là vô cùng khó khăn. Các chuyên gia khẳng định rằng, trường hợp viêm da tiết bã tự hết là điều không thể xảy ra. Tuy nhiên. Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và mức độ tổn thương mà bệnh có thể thuyên giảm dần theo thời gian.

Viêm da tiết bã không thể tự hết mà bắt buộc cần dùng thuốc
Viêm da tiết bã không thể tự hết mà bắt buộc cần dùng thuốc

Khác với các tình trạng da nhờn do tuyến bã nhờn tiết nhiều có thể khắc phục bằng mỹ phẩm, viêm da dầu có liên quan đến sự rối loạn hoạt động của tuyến bã nhờn và sự tăng sinh quá mức của nấm men Malassezia. Do đó, dùng thuốc là phương pháp điều trị bắt buộc để cải thiện triệu chứng và kiểm soát tình trạng bệnh này.

Vấn đề viêm da tiết bã dùng thuốc gì là mối quan tâm hàng đầu của bệnh nhân. Mặc dù hiện nay chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu, ngăn chặn bệnh viêm da tiết bã mãi mãi. Tuy nhiên, các loại thuốc điều trị hiện nay hoàn toàn có thể giảm viêm, giảm nguy cơ tái phát tối đa nếu được dùng đúng cách.

Thuốc điều trị viêm da tiết bã gồm 2 loại: Thuốc bôi ngoài da và thuốc uống. Dưới đây là các loại thuốc được dùng trong điều trị viêm da tiết bã.

Viêm da tiết bã dùng thuốc gì để bôi ngoài? Kem trị viêm da tiết bã

Trả lời câu hỏi viêm da tiết bã dùng gì, các chuyên gia da liễu đầu ngành khẳng định, thuốc bôi ngoài da được coi là chỉ định đầu tay trong phác đồ điều trị. Tùy thuộc vào mức độ triệu chứng, thể trạng và độ tuổi của người, một số loại thuốc bôi ngoài da có thể được sử dụng bao gồm:

Thuốc bong vảy, bạt sừng tại chỗ

Thuộc nhóm này gồm có các kem, mỡ bôi chứa acid salicylic, acid lactic, urea, propylene glycol… Đây là những hoạt chất có tác dụng tiêu sừng nhưng không có tính kháng nấm (trừ pyrithione – zinc).

Acid Salicylic

  • Công dụng: Làm tiêu lớp sừng, vảy bong tróc trên da và sát khuẩn nhẹ.
  • Cách dùng: Dạng dầu gội dùng cho viêm da tiết bã ở đầu mỗi tuần 2 – 3 lần. Dạng kem bôi dùng mỗi ngày 2 – 3 lần.
Acid salicylic có tác dụng bong vảy, bạt sừng, thích hợp để điều trị viêm da tiết bã nhờn
Acid salicylic có tác dụng bong vảy, bạt sừng, thích hợp để điều trị viêm da tiết bã nhờn

Pyrithione – zinc

  • Công dụng: Pyrithione – zinc là dẫn chất mercapto – pyridine vừa có tác dụng tiêu sừng như Acid Salicylic vừa có đặc tính kháng nấm không đặc hiệu.
  • Cách dùng: Dạng dầu gội (loại 1,7%) dùng mỗi tuần 2 lần. Dạng nhũ tương bôi ngoài da 0,5%, mỗi tuần dùng 2 – 3 lần.

Thuốc bôi chứa corticoid

Corticoid được dùng phổ biến trong điều trị các bệnh da liễu miễn dịch như viêm da tiết bã. Công dụng của nhóm thuốc này là chống viêm, giảm ngứa, ức chế quá trình tăng sinh lớp biểu bì rất mạnh nên làm giảm hiện tượng bong tróc da. 

Một số corticoid phổ biến:

Thuốc mỡ Fluocinolone Acetonide 0,025%; 0,01%; 0,2%.

  • Thành phần: Fluocinolone Acetonide
  • Tác dụng: Giảm viêm da, giảm ngứa mạnh. Bôi 3 – 4 lần/tuần, các trường hợp nặng có thể bôi 2 lần/ngày.
  • Tác dụng phụ: Thuốc có thể gây một số tác dụng phụ nữ đau, nóng rát, kích ứng da trong thời gian đầu dùng thuốc.
  • Chỉ định: Chỉ dùng thuốc trong thời gian ngắn, trên diện tích da nhỏ. Không sử dụng thuốc cho phụ nữ đang mang thai, cho con bú
Thuốc mỡ Fluocinolone Acetonide 0,025%
Thuốc mỡ Fluocinolone Acetonide 0,025%

Thuốc Desonide Cream 0,05%

  • Thành phần: Desonide – là một corticoid có hoạt lực nhẹ
  • Công dụng: Thuốc ức chế hoạt động của một số thành phần tham gia vào phản ứng dị ứng làm giảm viêm, giảm ngứa, ức chế tăng sinh tế bào biểu bì và bì rất mạnh.
  • Chỉ định: Thuốc có thể dùng cho trẻ em từ 3 tháng tuổi trở lên khi có chỉ định của bác sĩ.
Thuốc Desonide Cream 0,05% dùng được cho cả trẻ sơ sinh trên 3 tháng
Thuốc Desonide Cream 0,05% dùng được cho cả trẻ sơ sinh trên 3 tháng

Thuốc ức chế miễn dịch

Các loại thuốc ức chế calcineurin như mỡ tacrolimus và kem pimecrolimus có tác dụng kháng viêm, diệt nấm, cải thiện tình trạng viêm ngứa, bong tróc da hiệu quả. Thuốc không có tác dụng làm giảm sức đề kháng của da, làm teo và mỏng da như corticoid nên có thể dùng kết hợp hoặc thay thế corticoid trong một số trường hợp viêm da tiết bã.

Hai loại thuốc này có thể dùng ở vùng mặt và vùng tai nhưng không dùng bôi niêm mạc. Đặc biệt, không sử dụng băng kín khi bôi thuốc điều trị.

Thuốc chống nấm tại chỗ

Thường dùng các loại chống nấm phổ rộng như ketoconazol, fluconazol, ciclopirox… dạng dầu gội đầu hoặc kem bôi ngoài da. Loại thuốc này thường sử dụng trong các trường hợp viêm da tiết bã da đầu do nấm để làm giảm viêm, giảm ngứa, tróc vảy da đầu và rụng tóc.

Trong trường hợp vi nấm men kháng ketoconazol, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng selenium sulfide dạng dầu gội có nồng độ thấp 2 – 3%.

Thuốc mỡ kháng nấm Ketoconazol được dùng trong các trường hợp nhiễm nấm men
Thuốc mỡ kháng nấm Ketoconazol được dùng trong các trường hợp nhiễm nấm men

Lưu ý: Các loại thuốc bôi và dầu gội dùng ngoài có nồng độ thấp và chỉ dùng ít lần trong tuần nên ít gây hại. Tuy nhiên, chúng chỉ được sử dụng trong thời gian ngắn và cần chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối các hướng dẫn về liều lượng và thời gian dùng thuốc để tránh những tác dụng phụ nguy hiểm, đặc biệt là với thuốc corticoid và thuốc ức chế calcineurin.

Viêm da tiết bã uống thuốc gì?

Thuốc uống thuốc điều trị viêm da tiết bã được cân nhắc sử dụng khi diện tích da  tổn thương rộng, gây ngứa ngáy, đau nhức nhiều, ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt và giấc ngủ. Thuốc uống cũng được dùng khi viêm da tiết bã nặng đe dọa biến chứng hoặc xuất hiện nhiễm trùng và các biến chứng khác. 

Mặc dù có hiệu quả tốt trong các trường hợp viêm da nặng, nhưng thuốc uống có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe nếu dùng kéo dài hoặc sai cách. Dưới đây là một số loại thuốc uống chữa viêm da tiết bã có thể được sử dụng:

Thuốc kháng Histamin H1

Tương tự cơ chế bệnh sinh của các trường hợp viêm da do miễn dịch khác, ngứa trong bệnh viêm da tiết bã không phải do tác động chính của Histamin. Do đó, việc dùng thuốc kháng Histamin không mang lại hiệu quả cao trong điều trị. Tuy nhiên, trong các trường hợp viêm da trên diện rộng, người bệnh bị ngứa ngáy nhiều, các bác sĩ có thể kê thuốc kháng Histamin H1 để làm giảm tình trạng này.

Chlorpheniramine có thể dùng được cho phụ nữ có thai
Chlorpheniramine có thể dùng được cho phụ nữ có thai

Các loại thuốc kháng Histamin có thể dùng trong điều trị viêm da tiết bã gồm:

  • Thế hệ 1: Chlorpheniramine, Brompheniramine maleat, Promethazin… Nhóm này có thể gây an thần, thường dùng trong trường hợp đau ngứa nhiều gây mất ngủ.
  • Thế hệ 2: Loratadin, Cetirizin hydroclorid, Fexofenadine … có tác dụng mạnh hơn và ít gây buồn ngủ hơn.

Viêm da tiết bã dùng thuốc gì? – Thuốc chống viêm

Các loại thuốc chống viêm thường được chỉ định trong các trường hợp viêm da tiết bã gây sưng viêm, phù nề nặng. Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà các bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc chống viêm steroid hay không steroid cho bệnh nhân.

  • Thuốc chống viêm không steroid

Nhóm thuốc này hoạt động theo cơ chế ức chế chọn lọc hoặc không chọn lọc enzyme cyclooxygenase (COX), từ đó ức chế quá trình tổng hợp các thành phần trung gian kích hoạt phản ứng viêm.

Một số thuốc được sử dụng như: Ibuprofen, Diclofenac, Meloxicam, Celecoxib, Etoricoxib…

Ngoài tác dụng chống viêm, giảm phù nề, các thuốc nhóm này còn có tác dụng giảm đau và hạ thân nhiệt. Tuy nhiên, thuốc có thể gây ra một số phản ứng phụ trên tim mạch, gây loét dạ dày… Thuốc được sử dụng phổ biến để chống viêm trong các bệnh xương khớp, một số trường hợp có thể cân nhắc sử dụng điều trị lupus ban đỏ, viêm da tiết bã…

  • Thuốc chống viêm Steroid (Corticoid)

Là nhóm thuốc được sử dụng rộng rãi trong điều trị các bệnh viêm da, trong đó có viêm da tiết bã. Cũng giống như các loại chế phẩm bôi ngoài, Corticoid dùng đường uống có tác dụng chống viêm, chống phù nề, chống dị ứng và ức chế miễn dịch. Thuốc có hiệu quả tốt trong việc cải thiện và kiểm soát các triệu chứng bệnh viêm da tiết bã. 

Một số thuốc được sử dụng trong điều trị: Prednisolone, prednisone, methylprednisolone, triamcinolone…

Các corticoid đường uống có hiệu quả tốt trong điều trị viêm da tiết bã nhờn
Các corticoid đường uống có hiệu quả tốt trong điều trị viêm da tiết bã nhờn

Corticoid dùng đúng liều, ngắn ngày ít gây tác dụng phụ. Với một số trường hợp khác, người bệnh có thể gặp tác dụng không mong muốn khi sử dụng corticoid như: Loãng xương, suy thượng thận, hội chứng cushing, tăng huyết áp, đái tháo đường…

Viêm da tiết bã có cần dùng thuốc kháng sinh

Kháng sinh được chỉ định trong các trường tổn thương diện rộng với mức độ nặng để phòng ngừa và điều trị nhiễm khuẩn, dễ gặp là nhiễm tụ cầu vàng. Dựa vào mức độ nhiễm trùng và chủng vi khuẩn gây bệnh, các bác sĩ sẽ lựa chọn kháng sinh phù hợp.

Các kháng sinh thường dùng là:

  • Nhóm Penicillin: Amoxicillin, Penicillin V…
  • Nhóm Cephalosporin: Cephazolin, Cefotaxim, 
  • Nhóm Macrolid: Erythromycin…
  • Nhóm Lincosamid: Clindamycin

Lưu ý, kháng sinh chỉ được chỉ định trong trường hợp nhiễm khuẩn hoặc đe dọa bội nhiễm. Khi được chỉ định kháng sinh, người bệnh nên chú ý uống đúng loại, đủ liều, đủ thời gian để tránh vi khuẩn kháng thuốc.

Viêm da tiết bã dùng thuốc chống nấm

Nhiễm nấm men là một nguyên nhân phổ biến của bệnh viêm da tiết bã nhờn. Thông thường, các bác sĩ thường chỉ định thuốc bôi hoặc dầu gội có tính kháng nấm phổ rộng như Ketoconazol, Fluconazol… Với các trường hợp nặng hoặc diện tích tổn thương lớn, người bệnh có thể được kê thuốc kháng nấm uống terbinafine.

Viên uống vitamin A

Uống vitamin A là một giải pháp hỗ trợ cải thiện tình trạng bong tróc và tăng tiết dầu thừa trên da hiệu quả. Phương pháp này còn có tác dụng ức chế hoạt động của vi khuẩn trên da, ngừa bội nhiễm, giúp thúc đẩy quá trình làm lành tổn thương và giảm nguy cơ tái phát bệnh.

Cơ chế hoạt động của loại vitamin này là cân bằng mức độ dầu trên da, ức chế hoạt động quá mức của Androgens trong việc tiết dầu nhờn. Nhờ đó, các chế phẩm vitamin A dạng uống có thể giúp cải thiện tình trạng viêm da dầu hiệu quả. Người bệnh có thể bổ sung viên uống vitamin A mỗi ngày hoặc theo chỉ định của bác sĩ.

Uống vitamin A mỗi ngày có thể cải thiện tình trạng tiết bã nhờn và bong tróc da
Uống vitamin A mỗi ngày có thể cải thiện tình trạng tiết bã nhờn và bong tróc da

Lưu ý, chỉ sử dụng vitamin A đúng liều trong một thời gian ngắn. Thừa vitamin A có thể khiến da khô và bong vảy nhiều hơn. Trẻ thừa vitamin A thường bị vàng da, chậm lớn, chậm tăng cân và gặp các vấn đề về xương, răng…

Một số lưu ý khi dùng thuốc trị viêm da tiết bã

Các loại thuốc điều trị viêm da tiết bã bao gồm cả dạng bôi, dầu gội và thuốc uống đều tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe nguy hiểm, đặc biệt là khi lạm dụng hoặc dùng sai cách. Do vậy, sau khi giải đáp được thắc mắc viêm da tiết bã dùng thuốc gì, trong quá trình điều trị dùng thuốc, người bệnh nên chú ý:

  • Chỉ sử dụng thuốc khi có chỉ định, kê đơn của bác sĩ. Tuyệt đối không tự mua, bôi, uống bất kỳ loại thuốc nào kể cả thuốc không kê đơn. Việc dùng thuốc không đúng cách có thể kiến bệnh trở nặng và khó kiểm soát biến chứng hơn.
  • Tuân thủ các hướng dẫn điều trị về loại thuốc, thời gian, liều lượng. Không tự ý điều chỉnh kế hoạch dùng thuốc hoặc đổi thuốc trong quá trình điều trị.
  • Lưu ý vệ sinh da sạch sẽ trước khi bôi thuốc lên vùng da cần điều trị
  • Không tự ý dùng thuốc bôi ngoài trên các tổn thương da hở, có mủ
  • Không lạm dụng sử dụng các loại dầu gội chứa dược chất chống viêm, kháng nấm
  • Không cào gãi, chà xát, bóc vảy da, đặc biệt là với trường hợp viêm da tiết bã da đầu.
  • Kết hợp chế độ ăn uống, sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý, lành mạnh để hỗ trợ nâng cao hiệu quả điều trị.
  • Trong quá trình dùng thuốc, nếu thấy xuất hiện bất cứ dầu hiệu bất thường nào, người bệnh nên đi khám ngay để được kiểm tra và xử lý kịp thời.

Người bệnh viêm da tiết bã bắt buộc phải dùng thuốc. Tuy nhiên, viêm da tiết bã dùng thuốc gì còn phụ thuộc vào mức độ triệu chứng, thể trạng, độ tuổi của mỗi đối tượng bệnh nhân. Tốt nhất, người bệnh nên đến các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và điều trị bằng thuốc phù hợp, đúng phác đồ.

Array
Câu hỏi thường gặp
Viêm da tiết bã có lây không? Giải đáp và lời khuyên từ chuyên gia

Nội dung chínhViêm da tiết bã có thể tự hết không? Có cần dùng thuốc không?Viêm da tiết bã dùng thuốc gì để bôi ngoài? Kem trị viêm da tiết bãThuốc bong vảy, bạt sừng tại chỗThuốc bôi chứa corticoidThuốc ức chế miễn dịchThuốc chống nấm tại chỗViêm da tiết bã uống thuốc gì?Thuốc kháng […]

Xem chi tiết
Viêm Da Tiết Bã Có Tự Hết Không? Có Thể Chữa Trị Dứt Điểm Không?

Nội dung chínhViêm da tiết bã có thể tự hết không? Có cần dùng thuốc không?Viêm da tiết bã dùng thuốc gì để bôi ngoài? Kem trị viêm da tiết bãThuốc bong vảy, bạt sừng tại chỗThuốc bôi chứa corticoidThuốc ức chế miễn dịchThuốc chống nấm tại chỗViêm da tiết bã uống thuốc gì?Thuốc kháng […]

Xem chi tiết
Viêm Da Tiết Bã Nhờn Có Chữa Được Không? Cách Phục Hồi

Nội dung chínhViêm da tiết bã có thể tự hết không? Có cần dùng thuốc không?Viêm da tiết bã dùng thuốc gì để bôi ngoài? Kem trị viêm da tiết bãThuốc bong vảy, bạt sừng tại chỗThuốc bôi chứa corticoidThuốc ức chế miễn dịchThuốc chống nấm tại chỗViêm da tiết bã uống thuốc gì?Thuốc kháng […]

Xem chi tiết
Cách chữa
Thuốc chữa
Dinh dưỡng sức khỏe

Chuyên mục

Tin mới

Nhất Nam Y Viện tự hào nhận giải Top 10 Thương hiệu uy tín Việt Nam 2024

VTV2 Chất lượng cuộc sống mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ giải pháp điều trị bệnh nam khoa

VTC2 mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ trong chương trình Góc nhìn người tiêu dùng

Đây là cách giúp nữ nhân viên văn phòng “XÓA” nám tàn nhang do di truyền

ƯU ĐIỂM của Liệu trình thảo dược Vương Phi trong xử lý nám tàn nhang

Bài thuốc Tiêu Xoang Linh Dược Thang “DỨT ĐIỂM” viêm mũi dị ứng từ GỐC

Huyệt kiên tỉnh: Vị trí, tác dụng với sức khỏe

Chữa viêm xoang tại Nhất Nam Y Viện có tốt không?

[KHÁM PHÁ] Giải pháp loại bỏ nám tàn nhang từ gốc, an toàn được hàng ngàn chị em tin dùng

Nhất Nam Định Tâm Khang – Bài thuốc chữa mất ngủ được giới chuyên gia khuyên dùng

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?