Viêm Da Dị Ứng Thời Tiết: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị
Thời tiết thay đổi thất thường khiến cho nhiều người dễ mắc viêm da dị ứng thời tiết. Bệnh gây ra tổn thương đặc trưng như da khô, nứt nẻ, ngứa và tróc vảy. Thông thường, các triệu chứng bệnh có thể tự thuyên giảm nhanh sau một vài giờ hoặc vài ngày. Tuy nhiên, ở một số trường hợp bệnh kéo dài lâu khỏi kèm theo tình trạng bội nhiễm trên da thì cần phải sử dụng thuốc để điều trị.
Viêm da dị ứng thời tiết là bệnh gì?
Viêm da dị ứng thời tiết là tình trạng viêm nhiễm trên bề mặt da do gặp phải kích ứng từ thời tiết. Bệnh thường xảy ra khi có những thay đổi đột ngột của thời tiết (nhiệt độ, không khí, độ ẩm và ánh sáng) vào thời điểm giao mùa trong năm hoặc khi thời tiết nắng nóng hoặc lạnh lẽo. Cơ thể không kịp thích ứng với những thay đổi này, não bộ không kịp điều hòa nhiệt độ cơ thể để thích nghi nên dẫn đến các phản ứng chống lại sự thay đổi thời tiết.
Các triệu chứng bệnh có thể khởi phát ở bất cứ vùng da nào trên cơ thể, nhưng phổ biến nhất ở các vùng da hở như tay, chân, mặt hoặc ở vùng da có tuyến mồ hôi hoạt động mạnh.
Nguyên nhân gây viêm da dị ứng thời tiết
Theo thầy thuốc ưu tú Lê Phương, nguyên nhân viêm da dị ứng thời tiết xảy ra do sự thay đổi đột ngột của thời tiết. Trong đó nhiệt độ và độ ẩm là 2 nhân tố gây tác động mạnh nhất cho da. Khi nhiệt độ và độ ẩm bên ngoài môi trường không tương thích với cơ thể sẽ rất dễ khiến da bị kích ứng.
Bên cạnh đó, bệnh còn chịu tác động từ một số yếu tố khác như: Di truyền, tuổi tác, giới tính (viêm da dị ứng thời tiết thường gặp ở nữ giới hơn), tâm lý căng thẳng quá mức, hệ miễn dịch kém, người có tiền sử bệnh lý nền liên quan đến cơ địa. Các yếu tố này khiến cho sức đề kháng của làn da kém đi, da càng trở nên nhạy cảm hơn với những thay đổi từ bên ngoài.
Viêm da dị ứng thời tiết có nguy hiểm không? Có lây được không?
Thực chất, viêm da dị ứng thời tiết là bệnh lý tương đối lành tính, gần như không gây nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh. Viêm da dị ứng thời tiết bao gồm 2 dạng cấp tính và mãn tính. Ban đầu các tổn thương da mới khởi phát, ở dạng cấp tính thường gây ra sự khó chịu, ngứa ngáy trên da. Tuy nhiên, khi không điều trị và chăm sóc đúng cách, bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính, kéo dài và dễ tái phát khi thời tiết lại thay đổi. Với trường hợp này, bệnh có thể gây ra một số biến chứng như:
- Nhiễm trùng da, viêm da bội nhiễm.
- Để lại thâm sẹo trên da.
- Ở một số trường hợp nặng bệnh có thể gây biến chứng viêm da dị ứng bội nhiễm.
- Phù mạch, khó thở, co thắt thanh quản, khí quản dẫn đến suy hô hấp
- Sốc phản vệ.
Vậy bệnh viêm da dị ứng thời tiết có lây không? Về vấn đề này, bác sĩ Lê Phương cho biết: “Mặc dù viêm da dị ứng thời tiết cũng là một dạng bệnh viêm da nhưng là bệnh lý liên quan mật thiết đến yếu tố cơ địa và hệ miễn dịch, di truyền. Đây không phải là bệnh lý có tính chất lây nhiễm hoặc truyền nhiễm trực tiếp từ người sang người. Các tổn thương da do thay đổi thời tiết thường có xu hướng lan rộng ra khắp cơ thể, nhất là khi người bệnh chà xát lên da nhiều”.
Triệu chứng điển hình của bệnh viêm da dị ứng thời tiết
Người bị viêm da dị ứng thời tiết có thể xuất hiện các triệu chứng sau:
- Nổi ban đỏ, mụn nước diện rộng trên da: Đây là triệu chứng lâm sàng đầu tiên xuất hiện trên da. Những nốt ban đỏ này có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên da nhưng thường gặp nhất là ở hai bên cánh tay và chân, trên mặt, cổ. Sau đó, trên da sẽ nổi nhiều mụn nước nhỏ li ti, màu trắng, rỉ dịch rất khó chịu, mất thẩm mỹ.
- Người bệnh cảm thấy ngứa ngáy, đau rát ở vùng bị viêm: Tình trạng ngứa da xảy ra do phản ứng của cơ thể tiết histamin khi có yếu tố gây hại xâm nhập vào cơ thể. Ngứa ngáy khiến người bệnh gãi, cào nhiều gây trầy xước trên da, tạo thành vết thương hở, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, bội nhiễm.
- Màu da đỏ ửng hoặc hồng nhạt so với các vùng da khác: Tùy vào sức đề kháng và cơ địa của mỗi người mà mức độ, thời gian da ửng đỏ sẽ khác nhau. Một số trường hợp da vùng da bị dị ứng thâm tím lại, thậm chí tổn thương da có xu hướng lan rộng, thậm chí lan ra toàn thân.
- Bề mặt da thô ráp, khô, nứt nẻ: Da bị tổn thương, mất nước nghiêm trọng khiến cho bề mặt da thô ráp, sần sùi, tróc vảy gây mất thẩm mỹ.
Ngoài ra người mắc bệnh còn có thể xuất hiện một số triệu chứng toàn thân khác như: Hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mắt, ngứa mũi, thở khò khè, khó thở. Nếu phát hiện bất cứ dấu hiệu bất thường nào kể trên, người bệnh cần nhanh chóng liên hệ với bác sĩ hoặc đến ngay cơ sở y tế gần nhất để có biện pháp xử lý kịp thời, tránh gây ra những biến chứng nghiêm trọng hơn.
Cách chữa viêm da dị ứng thời tiết
Có nhiều cách để ngăn ngừa và giảm bớt triệu chứng của bệnh. Tùy theo tình trạng bệnh lý ở mỗi bệnh nhân, bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị phù hợp, nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất. Dưới đây là các cách chữa viêm da dị ứng do thời tiết được bác sĩ khuyên dùng như:
Điều trị viêm da dị ứng thời tiết bằng nguyên liệu tự nhiên tại nhà
Để giảm bớt những tổn thương trên da, người bệnh cũng có thể sử dụng một số nguyên liệu tự nhiên tại nhà như mật ong, chanh, lá lốt, nha đam,… Các nguyên liệu này thường an toàn, lành tính, có thể sử dụng cho nhiều đối tượng khác nhau mà không cần lo lắng về tác dụng phụ có thể xảy ra. Tuy nhiên, người bệnh cũng cần lưu ý là các mẹo chữa tại nhà này chỉ có tác dụng hạn chế triệu chứng bệnh bên ngoài ngay thời điểm phát bệnh chứ không thể điều trị dứt điểm, tận gốc bệnh.
Người bệnh có thể sử dụng một số nguyên liệu tự nhiên để giảm bớt những triệu chứng bệnh như:
- Kết hợp chanh và mật ong: Hàm lượng vitamin C dồi dào trong chanh có tác dụng tăng cường sức đề kháng, loại bỏ tác nhân gây dị ứng, hỗ trợ quá trình lành thương và hồi phục của da. Kết hợp với mật ong có khả năng kháng khuẩn, dưỡng ẩm tốt cho da. Người bệnh có thể dùng nửa quả chanh vắt lấy nước cốt pha cùng 3 thìa mật ong và nước ấm. Uống liên tục vào mỗi buổi sáng sau khi thức dậy để giảm bớt triệu chứng bệnh.
- Đắp khoai tây lên da: Khoai tây chứa nhiều thành phần dinh dưỡng thiết yếu có tác dụng cải thiện sức đề kháng, kháng viêm, giảm đau tự nhiên, an toàn cho cơ thể. Khoai tây tươi rửa sạch, bỏ vỏ, thái lát mỏng và đắp trực tiếp vào vùng da bị nổi mẩn, dị ứng.
- Mẹo chữa viêm da dị ứng bằng lá lốt: Theo Y học cổ truyền lá lốt có tính ấm, vị cay nồng, có khả năng trị phong hàn, viêm da, tiêu độc, chữa rối loạn tiêu hóa,… Chuẩn bị khoảng 100g lá lốt, 1 lít nước lọc và 1 chút muối hạt. Rửa sạch lá lốt, ngâm nước muối loãng trong 5 phút. Cho lá lốt đun sôi cùng nước trong 10 phút. Để nguội hoặc pha thêm nước cho ấm rồi tắm hoặc ngâm. Tận dụng phần bã chà nhẹ lên vùng da bị viêm. Thực hiện mỗi ngày một lần cho đến khi bệnh thuyên giảm.
- Điều trị bằng lá trà xanh: Lá trà xanh có chứa chất chống oxy hóa và vitamin có khả năng kháng khuẩn, tiêu viểm, thanh lọc cơ thể hiệu quả. Bạn chỉ cần dùng 1 nắm lá trà xanh tươi rửa sạch, ngâm với nước muối loãng, đun sôi cùng 1 lít nước trong khoảng 15 phút. Để nguội và tắm bằng nước lá trà xanh, dùng phần bã trà xanh xoa nhẹ lên vùng da bị tổn thương. Bạn nên thực hiện mỗi ngày cho đến khi triệu chứng giảm dần.
Sử dụng thuốc Tây điều trị
Ngoài các mẹo chữa tại nhà, người bệnh có thể lựa chọn điều trị bằng các loại thuốc Tây y. Các nhóm thuốc thường dùng chia làm 2 loại: Thuốc viên uống và thuốc bôi ngoài da. Tùy vào tình trạng bệnh lý và cơ địa mỗi bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp nhất. Dưới đây là một số loại thuốc chữa viêm da dị ứng thời tiết thường gặp như:
- Nhóm thuốc kháng histamin (loratadin, cetirizine, chlopheniramin,…): Có tác dụng làm giảm các triệu chứng phát ban, nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy trên da. Nhóm thuốc này hoạt động bằng cách ức chế histamin không được giải phóng, từ đó triệu chứng trên da sẽ thuyên giảm đi. Tuy nhiên, thuốc có tác dụng phụ là ức chế thần kinh trung ương, an thần nhẹ nên người bệnh có thể cảm thấy chóng mặt và buồn nôn khi sử dụng.
- Thuốc sát khuẩn, sát trùng ngoài da (hồ nước, thuốc tím, Jarish,..): Các loại thuốc này thường được sử dụng trực tiếp lên bề mặt da để ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập, tránh viêm nhiễm, làm dịu phản ứng viêm sưng, ngứa ngáy trên da.
- Nhóm thuốc đối kháng thụ thể H2 (cimetidin, ranitidin, famotidin,…): Thường được kết hợp với thuốc kháng histamin để điều trị bệnh nhân bị viêm da dị ứng thời tiết nặng.
- Ngoài ra, bác sĩ có thể kê các loại thuốc đặc trị khác nếu người bệnh xuất hiện biến chứng toàn thân nghiêm trọng khác.
Người bệnh cần lưu ý chỉ sử dụng thuốc theo chỉ dẫn kê đơn của bác sĩ. Không tự ý mua thuốc về sử dụng vì mỗi bệnh nhân có loại thuốc điều trị khác nhau. Tự ý sử dụng thuốc có thể gây ra tình trạng nhờn thuốc, xảy ra tác dụng phụ khiến bệnh nặng hơn, khó điều trị hơn.
Người bị viêm da dị ứng thời tiết nên ăn gì, kiêng gì?
Người bị viêm da dị ứng nên ăn gì, kiêng gì là vấn đề rất nhiều người bệnh quan tâm. Trong thời gian điều trị bệnh, cơ thể thường nhạy cảm và dễ bị kích thích. Do vậy, nếu không ăn uống lành mạnh, kiêng cữ đúng cách bệnh có thể bùng phát mạnh, gây ra những biến chứng xấu đến sức khỏe và tâm lý người bệnh.
Theo đó, bác sĩ Lê Phương chia sẻ một số loại thực phẩm bạn nên ăn như:
- Thực phẩm giàu omega 3: Dầu gan cá, cá béo, trứng cá muối, hạt óc chó, đậu nành,… có tính kháng viêm, giảm triệu chứng viêm nhiễm trên da.
- Trái cây khô: Nho, mận, chuối, mít,…cung cấp dưỡng chất phong phú và độ ẩm cho cơ thể.
- Sữa chua: Trong sữa chua có chứa các probiotic là vi khuẩn có lợi cho tiêu hóa, tăng miễn dịch cơ thể.
- Thực phẩm giàu vitamin C, E: Cam, bưởi, ớt chuông, đu đủ, hạt hướng dương,… hỗ trợ làm giảm viêm ngứa trên da.
- Các loại rau họ cải: Cải bó xôi, rau cải xoăn, cải bắp,…
Bên cạnh đó, một số loại thực phẩm cần kiêng ăn như:
- Thịt bò, sữa bò tươi và các chế phẩm từ sữa bò
- Hải sản
- Đậu phộng
- Chất kích thích, đồ uống có gas.
Lưu ý chăm sóc da và phòng ngừa bệnh tái phát
Viêm da dị ứng thời tiết không chỉ gây ngứa ngáy mà còn có thể để lại vết trầy xước, thâm sẹo, gây ảnh hưởng đến ngoại hình. Vì vậy, sau khi điều trị bệnh, bạn nên điều chỉnh một số thói quen trong sinh hoạt và thực hiện biện pháp phòng ngừa để ngăn ngừa bệnh tái phát. Dưới đây là một số gợi ý phòng ngừa viêm da dị ứng thời tiết:
- Vào thời điểm thời tiết giao mùa, bạn nên vệ sinh da sạch sẽ, thường xuyên mỗi ngày.
- Dưỡng ẩm tốt và chăm sóc da đúng cách để tăng cường sức đề kháng cho hàng rào bảo vệ da, đồng thời cũng làm giảm bớt mức độ mẫn cảm của làn da với yếu tố kích ứng bên ngoài.
- Bổ sung nhiều nước, vitamin C và khoáng chất để nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể.
- Khi thời tiết thay đổi thất thường, cần hạn chế nạp vào những loại thực phẩm làm tăng nguy cơ dị ứng.
- Hạn chế đi ra đường khi không thực sự cần thiết nhằm tránh để da tiếp xúc trực tiếp với tác nhân gây dị ứng.
- Vì ở điều kiện thời tiết bình thường người bệnh sẽ hạn chế được nguy cơ dị ứng. Người bệnh có thể trang bị các thiết bị hỗ trợ làm dịu thời tiết như: điều hòa, máy sưởi,…
Viêm da dị ứng thời tiết là bệnh da liễu mà rất nhiều người gặp phải khi thời tiết thay đổi. Hầu hết các trường hợp bệnh khá lành tính, nhanh khỏi nếu được điều trị và chăm sóc đúng cách, kịp thời. Tuy nhiên, nếu để bệnh diễn tiến lâu ngày, không sớm điều trị có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng. Do vậy, người bệnh nên chủ động đến khám và điều trị sớm nhất tại cơ sở y tế chuyên môn nhé!
Nội dung chínhViêm da dị ứng thời tiết là bệnh gì?Nguyên nhân gây viêm da dị ứng thời tiếtViêm da dị ứng thời tiết có nguy hiểm không? Có lây được không?Triệu chứng điển hình của bệnh viêm da dị ứng thời tiếtCách chữa viêm da dị ứng thời tiếtĐiều trị viêm da dị ứng […]
Xem chi tiếtNội dung chínhViêm da dị ứng thời tiết là bệnh gì?Nguyên nhân gây viêm da dị ứng thời tiếtViêm da dị ứng thời tiết có nguy hiểm không? Có lây được không?Triệu chứng điển hình của bệnh viêm da dị ứng thời tiếtCách chữa viêm da dị ứng thời tiếtĐiều trị viêm da dị ứng […]
Xem chi tiếtNội dung chínhViêm da dị ứng thời tiết là bệnh gì?Nguyên nhân gây viêm da dị ứng thời tiếtViêm da dị ứng thời tiết có nguy hiểm không? Có lây được không?Triệu chứng điển hình của bệnh viêm da dị ứng thời tiếtCách chữa viêm da dị ứng thời tiếtĐiều trị viêm da dị ứng […]
Xem chi tiết