Viêm da dị ứng có lây không? Làm sao để bệnh nhanh khỏi?
Viêm da dị ứng có lây không là băn khoăn, thắc mắc của rất nhiều người khi gặp phải bệnh lý này. Bởi đây là một trong những bệnh lý ngoài da phổ biến và có ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt, chất lượng cuộc sống và thẩm mỹ của người bệnh. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm lời giải đáp cho thắc mắc này và nhận biết phương pháp điều trị hiệu quả nhất nhé!
Viêm da dị ứng có lây không?
Viêm da dị ứng là bệnh lý da liễu có tỉ lệ người mắc tương đối cao (chiếm khoảng 40% các trường hợp bệnh nhân đến khám da liễu). Bệnh xảy ra do da tiếp xúc trực tiếp với những nguồn dị nguyên dễ gây kích ứng, dị ứng như: Hóa chất độc hại, chất tẩy rửa, bụi bẩn, ẩm mốc,… Tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây ra những phiền toái, khó chịu, tâm lý tiêu cực cho người nhiễm bệnh.
Triệu chứng viêm da dị ứng điển hình gồm có: Da nổi mẩn đỏ, mụn nước, ngứa ngáy, có cảm giác phù nề trên da. Sau một vài ngày da khô lại, tróc vảy màu trắng ngà. Ở một số người bệnh do cảm giác ngứa ngáy, sưng viêm khiến người bệnh muốn chà sát, gãi cọ nhiều dẫn đến tổn thương hở chảy dịch nước hoặc mủ trên da. Ngoài ra, người bệnh viêm da dị ứng còn có thể đi kèm một số triệu chứng toàn thân khác như: Sốt nhẹ, mệt mỏi, khó thở, sút cân,…
Viêm da dị ứng có lây không? Theo bác sĩ, thấy thuốc ưu tú Lê Phương – Giám đốc chuyên môn Trung tâm Đông y Việt Nam cho biết: “Bệnh viêm da dị ứng không có khả năng lây nhiễm trữ tiếp từ người sang người. Bởi tác nhân gây bệnh không phải là do các yếu tố như vi khuẩn, nấm hay virus có khả năng truyền nhiễm. Tuy nhiên, bệnh viêm da dị ứng lại mang tính chất ảnh hưởng lớn đến yếu tố di truyền. Vì vậy, nếu trong gia đình có người thân từng có tiền sử mắc bệnh liên quan đến dị ứng như nổi mề đay, hen suyễn, viêm da dị ứng, viêm da cơ địa,… thì rất có thể con cháu cũng có thể bị viêm da dị ứng.
Ngoài ra, mặc dù không lây nhiễm sang người khác nhưng bệnh lại dễ lây lan sang các vùng da khác nếu không chăm sóc và điều trị đúng cách. Do vậy, người bệnh viêm da dị ứng cần có chế độ chăm sóc và điều trị từ sớm, tránh để biến chứng thành viêm da bội nhiễm gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe, tâm lý người bệnh”.
Viêm da dị ứng có gây nguy hiểm đến sức khỏe không?
Bệnh viêm da dị ứng thường xảy ra khá phổ biến và có thể ở mọi lứa tuổi khác nhau. Giai đoạn nhẹ bệnh có thể gây ra những tổn thương lâm sàng trên da như nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy, bong tróc da,… không ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng hay sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên, nếu người bệnh không chăm sóc da và có biện pháp điều trị sớm, bệnh có thể gây ra những biến chứng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh như:
- Những tổn thương trên da có thể để lại thâm sẹo xấu, khiến da thâm đen, mất thẩm mỹ.
- Ở một số trường hợp bội nhiễm nếu không phát hiện sớm có thể gây biến chứng nhiễm trùng huyết, viêm cầu thận.
- Khi bị viêm da dị ứng, người bệnh có thể mắc phải bệnh lý liên quan đến dị ứng khác như hen suyễn, viêm mũi dị ứng,…
Vì vậy, khi thấy có dấu hiệu khởi phát của viêm da dị ứng, người bệnh cần sớm thăm khám để có cách chữa trị phù hợp nhất. Bệnh hoàn toàn có thể điều trị khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện sớm và có biện pháp điều trị đúng cách.
Phương pháp điều trị viêm da dị ứng
Tuy bệnh viêm da dị ứng không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng có thể dẫn đến nhiễm trùng khi gãi ngứa nhiều, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.
Viêm da dị ứng là bệnh da liễu mãn tính, có thể tái phát nhiều lần. Vì vậy, việc điều trị bệnh là để loại bỏ tình trạng ngứa ngáy và viêm nhiễm trên da, đồng thời điều trị dứt điểm để ngăn chặn bệnh tái phát.
Tùy theo mức độ tổn thương của triệu chứng bệnh và cơ địa người bệnh mà có những biện pháp điều trị thích hợp. Các chuyên gia da liễu cũng đưa ra một số cách chữa viêm da dị ứng:
1. Dùng thuốc Tây y để giảm bớt triệu chứng bệnh
Sử dụng thuốc tây để điều trị viêm da dị ứng là phương pháp phổ biến, thường được nhiều người bệnh lựa chọn sử dụng đầu tiên. Một số loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định kê đơn cho bệnh nhân như:
- Thuốc kháng histamin (cetirizine): Có tác dụng kiểm soát các triệu chứng của viêm da dị ứng. Tuy nhiên không nen sử dụng thuốc trong thời gian dài vì có thể gây ra tác dụng phụ như chóng mặt, buồn ngủ.
- Thuốc corticosteroid (prednison, prednisolon): Điều trị viêm da dị ứng từ mức độ nhẹ đến trung bình, giúp kiểm soát nhanh triệu chứng bệnh
- Thuốc ức chế miễn dịch (azathioprine, cyclosporin, mycophenolate,…): Có tác dụng ức chế phản ứng ngứa ngáy trên da, từ đó làm giảm triệu chứng bệnh.
- Dung dịch sát trùng, sát khuẩn cho da (natri hypoclorit 6%, polynoxylin, povidone iodine,…)
- Kem làm mềm da: Giúp cung cấp độ ẩm và ngăn ngừa tình trạng da bị mất nước, thiếu nước.
Khi sử dụng thuốc Tây để điều trị bệnh, người bệnh cần tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ chuyên môn, bởi các loại thuốc này đều có những tác dụng phụ đi kèm.
2. Sử dụng mẹo dân gian để giảm nhẹ triệu chứng bệnh
Ngoài việc sử dụng thuốc tây, bệnh nhân có thể kết hợp bài thuốc dân gian từ các loại nguyên liệu tự nhiên như:
- Chữa viêm da dị ứng bằng lá trầu không: Dùng 1 nắm lá trầu không rửa sạch, ngâm nước muối loãng, vò nát và đun sôi với 1-1,5 lít nước. Để nước ấm và ngâm rửa vùng da bị viêm nhiễm mỗi ngày 1-2 lần.
- Dùng cây sài đất: Chuẩn bị 7-10 cây sài đất tươi, rửa sạch và đun sôi với nước trong khoảng 10 phút, dùng pha nước ấm tắm rửa.
- Sử dụng lá khế tươi: Lá khế tươi hái vừa đủ dùng, rửa sạch, vò nát và đun sôi dùng để ngâm rửa vị trí bị viêm da dị ứng. Tận dụng bã lá khế kết hợp chà nhẹ nhàng lên da.
Các mẹo chữa viêm da dị ứng bằng thuốc nam trên rất an toàn, lành tính, có thể áp dụng với mọi đối tượng, tuy nhiên hiệu quả điều trị không cao. Bởi các loại lá tắm này chỉ có thể làm sạch da, giảm bớt những triệu chứng viêm ngứa ngoài da mà không thể điều trị tận gốc bệnh. Đặc biệt với những trường hợp mắc viêm da dị ứng mãn tính, tổn thương da nghiêm trọng, có dấu hiệu nhiễm trùng thì người bệnh nên tìm đến những cơ sở y tế chuyên sâu để được tư vấn điều trị thích hợp nhất.
Cách chăm sóc da và phòng ngừa bệnh viêm da dị ứng hiệu quả
Sau khi đã biết được viêm da dị ứng có lây không và các biện pháp điều trị, người bệnh đừng quên chủ động thực hiện những biện pháp phòng tránh bệnh dưới đây:
- Luôn giữ vệ sinh sạch sẽ, thông thoáng nhà cửa, nơi làm việc để hạn chế nguy cơ tái nhiễm viêm da dị ứng do nấm mốc, ẩm ướt, phấn hoa,…
- Sử dụng máy móc, thiết bị hỗ trợ điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm thích hợp với cơ thể khi thời tiết thay đổi như: điều hòa, máy sưởi, máy tạo độ ẩm,…
- Chú ý làm sạch da, dưỡng ẩm và bôi kem chống nắng cho da đều đặn để giúp da khỏe mạnh, tăng cường khả năng miễn dịch, từ đó có thể làm giảm khả năng ảnh hưởng của tác nhân bên ngoài.
- Sử dụng bao tay, kính, giày,… bảo vệ da khi tiếp xúc với hóa chất, chất tẩy rửa sinh hoạt.
- Thường xuyên thay giặt quần áo, khăn tắm, chăn gối,… để tránh bụi bẩn, côn trùng đốt, mồ hôi có thể gây kích ứng da.
- Rửa và sát khuẩn tay thường xuyên, tránh để tay nhiều vi khuẩn tiếp xúc với vùng da bị thương. Ngoài ra, bản than người bệnh cũng cần hạn chế cho tay lên sờ, gãi, chà xát mạnh lên vùng da thương tổn.
- Tắm rửa, vệ sinh da thường xuyên nhưng không quá lâu, nên tắm bằng nước ấm nhẹ, không tắm nước quá nóng hoặc quá lạnh.
- Ăn uống đủ chất, bổ sung nhiều thực phẩm giàu vitamin cho cơ thể và uống đủ nước mỗi ngày. Người bệnh viêm da dị ứng nên hạn chế ăn đồ ăn cay, nóng, sử dụng chất kích thích làm tình trạng bệnh kéo dài, nặng hơn.
Như vậy, bài viết đã giúp bạn giải đáp băn khoăn viêm da dị ứng có lây không? Hy vọng rằng qua bài viết, bạn đọc đã nhận thấy mức độ nghiêm trọng của bệnh. Đừng quên áp dụng những biện pháp điều trị, chăm sóc da phù hợp, lành mạnh để điều trị dứt điểm bệnh, tránh những biến chứng nghiêm trọng hơn nhé!
Nội dung chínhViêm da dị ứng có lây không?Viêm da dị ứng có gây nguy hiểm đến sức khỏe không?Phương pháp điều trị viêm da dị ứng1. Dùng thuốc Tây y để giảm bớt triệu chứng bệnh2. Sử dụng mẹo dân gian để giảm nhẹ triệu chứng bệnhCách chăm sóc da và phòng ngừa bệnh […]
Xem chi tiếtNội dung chínhViêm da dị ứng có lây không?Viêm da dị ứng có gây nguy hiểm đến sức khỏe không?Phương pháp điều trị viêm da dị ứng1. Dùng thuốc Tây y để giảm bớt triệu chứng bệnh2. Sử dụng mẹo dân gian để giảm nhẹ triệu chứng bệnhCách chăm sóc da và phòng ngừa bệnh […]
Xem chi tiết