Viêm da dị ứng ở bà bầu có ảnh hưởng đến thai nhi không? Điều trị thế nào?
Viêm da dị ứng ở bà bầu gây ngứa ngáy, khó chịu, mệt mỏi. Tình trạng này nếu không sớm được điều trị có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mẹ và em bé. Vì vậy, việc tìm hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng gây bệnh và biện pháp điều trị vừa an toàn vừa hiệu quả là điều vô cùng cần thiết.
Nguyên nhân gây viêm da dị ứng ở bà bầu
Bà bầu mang thai bị viêm da dị ứng là tình trạng rất thường gặp. Theo số liệu thống kê, có khoảng gần 50% phụ nữ mắc viêm da dị ứng khi mang thai. Ở một số trường hợp, mẹ bầu có thể bị viêm da dị ứng sau sinh con. Tình trạng này xảy ra do nhiều yếu tố tác động khác nhau, trong đó phải kể đến như:
- Ảnh hưởng của sự thay đổi nội tiết tố khi mang thai: Nội tiết tố đóng vai trò điều hòa quá trình trao đổi chất và các chức năng sinh lý trong cơ thể phụ nữ. Khi phụ nữ mang thai, một số nội tiết tố sẽ tăng hoặc giảm đột ngột, vì vậy mà kéo theo những thay đổi về sức khỏe như viêm da dị ứng.
- Hệ miễn dịch suy yếu: Trong giai đoạn mang thai, cơ thể mẹ bầu có nhiều thay đổi nên khiến cho sức đề kháng cơ thể bị suy giảm. Sức đề kháng yếu đi khiến cho hàng rào miễn dịch bảo vệ da cũng bị kém đi, kết hợp với tác nhân bên ngoài khiến cho tình trạng viêm da bùng phát.
- Do di truyền: Nếu trong gia đình của mẹ bầu có người thân đã bị viêm da dị ứng thì cũng có thể di truyền bệnh cho bà bầu.
- Có tiền sử mắc bệnh lý viêm da: Nếu như trước thời điểm mang thai, mẹ bầu đã từng mắc các bệnh về da như viêm da dị ứng, viêm da tiếp xúc, hoặc có dấu hiệu chàm bội nhiễm… cũng là một trong những nguyên nhân khiến mẹ bầu bị viêm da dị ứng.
- Nguyên nhân khác: Bà bầu tiếp xúc với các yếu tố dễ gây kích ứng như không khí ô nhiễm, nhiều bụi bẩn, phấn hoa, hạt kim loại trong không khí,…
Triệu chứng điển hình của viêm da dị ứng ở bà bầu
Viêm da dị ứng ở bà bầu có một số triệu chứng điển hình như:
- Bề mặt da khô rát, bong tróc vảy, sần sùi.
- Da nổi ban đỏ hoặc các mụn nước, rỉ dịch màu trong suốt
- Ban đầu màu da đỏ ửng hoặc hồng nhạt, sau đó sẽ chuyển sang màu nâu xám
- Ngứa ngáy dữ dội, khiến người bệnh vô cùng khó chịu, gãi nhiều tạo nên các vết trầy xước hở trên da, dễ gây nhiễm trùng ở da.
- Da dày, nhiều tế bào sừng, thâm lại so với các vùng da khác.
- Một số trường hợp, da có thể bị sưng viêm, phù nề.
Viêm da dị ứng ở bà bầu có gây ảnh hưởng đến thai nhi không?
Về bản chất, viêm da dị ứng khi mang thai hay viêm da dị ứng sau sinh đều là bệnh lành tính, không gây nguy hiểm đến sức khỏe của bà bầu cũng như biến chứng nghiêm trọng với thai nhi như sinh non, dị tật hay sảy thai. Do đó, mẹ bàu có thể yên tâm và không cần quá lo lắng về tính nguy hiểm của bệnh. Tuy nhiên, đây là căn bệnh dễ tái phát, kéo dài trở thành mãn tính nên thường gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý, sinh hoạt hằng ngày của người bệnh.
Tình trạng viêm da dị ứng khiến mẹ bầu vô cùng khó chịu, có thể suy nhược, trầm cảm. Vùng da vị viêm gây ra hiện tượng ngứa ngáy, đau rát và mất thẩm mỹ. Cảm xúc phụ nữ mang thai vốn dĩ nhạy cảm hơn bình thường kết hợp với khó chịu khi mắc bệnh làm cho bà bầu mệt mỏi, tinh thần bất ổn, ăn uống không ngon miệng, giấc ngủ kém,… Những điều này có thể gây ảnh hưởng bất lợi cho sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ.
Ngoài ra, viêm da dị ứng là căn bệnh có liên quan rất lớn đến yếu tố cơ địa và di truyền. Do đó, em bé sinh ra từ người mẹ bị viêm da dị ứng hoặc các bệnh liên quan đến viêm da thì cũng có khả năng dễ mắc bệnh liên quan như: Chàm sữa, viêm da cơ địa, viêm mũi dị ứng,…
Bên cạnh đó, những trường hợp viêm da dị ứng ở bà bầu nếu không được điều trị đúng cách có thể để lại thâm sẹo rất khó phục hồi, thậm chí ở một số trường hợp nặng có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm sau:
- Viêm da thần kinh: Tình trạng ngứa ngáy khiến người bệnh phải gãi, cào nhiều làm cho màu da thâm sạm, mọc lớp sừng dày trên da. Tình trạng này được gọi là viêm da thần kinh.
- Viêm da dị ứng bội nhiễm: Là tình trạng nhiễm trùng da nghiêm trọng, xảy ra do viêm da dị ứng tái phát nhiều lần, không được điều trị đúng cách khiến cho vi khuẩn, nấm hoặc virus tấn công và tạo ra tổn thương nghiêm trọng trên da.
- Nhiễm trùng huyết: Do vi khuẩn xâm nhập từ vết thương hở ở da, đi vào máu, có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Cách chữa viêm da dị ứng cho bà bầu
Chữa viêm da dị ứng cho bà bầu cần đảm bảo yếu tố an toàn, hiệu quả và hạn chế tối đa những ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Do đó, quá trình điều trị bệnh mẹ bầu tuyệt đối không chủ quan, cần liên hệ bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám chính xác bệnh lý trước khi chữa trị.
Dựa trên kết quả kiểm tra lâm sàng và thực hiện các xét nghiệm, kiểm tra bác sĩ sẽ chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp mang lại hiệu quả tốt nhất. Một số phương pháp điều trị bệnh an toàn dành cho bà bầu bị viêm da dị ứng có thể kể đến như:
1. Áp dụng mẹo dân gian chữa viêm da dị ứng cho bà bầu tại nhà
Lâu nay, chữa viêm da dị ứng bằng các loại lá thảo dược vẫn luôn là phương pháp được mọi người thường xuyên truyền miệng và áp dụng. Phương pháp này có ưu điểm là an toàn cho mọi đối tượng sử dụng, tiết kiệm chi phí, dễ tìm kiếm trong tự nhiên. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng lưu ý những loại lá này không phải là thuốc điều trị bệnh dứt điểm được, chỉ nên kết hợp sử dụng với phương pháp khác khác. Một số mẹo chữa viêm da dị ứng tại nhà thường dùng như:
- Lá trầu không: Chọn 1 nắm lá trầu không, rửa sạch, ngâm nước muối loãng. Vò nát lá trầu cho vào nồi nước đun sôi trong khoảng 10 phút, dùng làm nước tắm hoặc giã nát lá trầu tươi rồi đắp trực tiếp lên vùng da bị viêm trong 15 phút.
- Lá trà xanh: Dùng 1 nắm lá chè xanh nấu với nước khoảng 10 phút, để nguội, dùng ngâm rửa trên da hàng ngày. Ngoài ra, mẹ bầu có thể kết hợp uống nước lá chè tươi hàng ngày để đạt hiệu quả hơn.
- Lá kinh giới: Lấy 1 nắm lá kinh giới tươi giã nát, vắt lấy nước cốt bôi trực tiếp lên vùng da bị viêm da dị ứng.
- Lá đơn đỏ: Dùng 100g lá và thân cây đơn đỏ rửa sạch, ngâm nước muối loãng. Đun sôi với nước trong 10 phút rồi để nguội và ngâm rửa vùng da bị viêm 2 lần/ngày.
- Lá khế: Chuẩn bị 1 năm lá khế tươi rửa sạch sẽ, ngâm nước muỗi loãng. Cho lá vào nồi cùng với một lượng nước ngang tầm mặt lá và đun sôi khoảng 5-7 phút. Dùng hỗn hợp vừa nấu để ngâm da, tận dụng phần bã lá chà nhẹ lên da.
2. Chữa viêm da dị ứng cho bà bầu bằng thuốc Tây y
Nếu bà bầu bị viêm da dị ứng nặng khi mang thai thì nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị thích hợp. Bác sĩ có thể chỉ định mẹ bầu dùng một số loại thuốc điều trị bệnh viêm da dị ứng như:
- Thuốc bôi ngoài da có chứa kẽm oxide, Panthenol hoặc ceramides: Các loại thuốc bôi ngoài da này có tác dụng làm dịu bớt những tổn thương trực tiếp trên da, khá an toàn cho phụ nữ mang thai.
- Thuốc kháng histamine: Có khả năng giảm tình trạng ngứa ngáy, khó chịu do viêm da dị ứng.
- Thuốc uống Ciclosporin: Thường được dùng trong trường hợp bà bầu bị viêm da dị ứng nặng.
- Thuốc kháng sinh: Chỉ sử dụng khi vùng da tổn thương có dấu hiệu nhiễm trùng, bội nhiễm.
- Kem bôi ngoài da: Có tác dụng cấp ẩm, làm mềm da, đẩy nhanh tốc độ hồi phục da, nâng cao sức đề kháng của hàng rào bảo vệ da.
Lưu ý: Các thành phần có trong thuốc Tây có thể gây ra một số tác dụng phụ cho mẹ bầu và thai nhi có thể hấp thụ một lượng thuốc nhất định sau khi mẹ dùng thuốc. Vì vậy, mẹ bầu không tự ý mua và sử dụng bất cứ loại thuốc nào khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, trong quá trình dùng thuốc, người bệnh cũng cần tuân thủ đúng liều lượng và thời gian dùng thuốc để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.
3. Điều trị viêm da dị ứng ở bà bầu bằng thuốc Đông y
An toàn, lành tính và hiệu quả điều trị lâu dài là những lý do khiến nhiều mẹ bầu lựa chọn bài thuốc Đông y trị viêm da dị ứng. Một số bài thuốc chữa viêm da dị ứng mẹ bầu có thể tham khảo như:
- Bài thuốc số 1: Bồ công anh, kim ngân hoa, rễ cây khum, sài đất mỗi loại 20g. Rửa sạch, đun sôi nhỏ lửa với 500-600ml nước trong khoảng 1 giờ. Thuốc để nguội, chia làm 3 lần uống trong ngày luôn.
- Bài thuốc số 2: Dùng tử đan sâm, nhẫn đông hoa, cây sài đất, rau má, vương liên, trúc diệp, lá đơn đỏ mỗi loại 15g. Đem sắc cùng 600ml nước lọc cho đến khi lượng nước còn lại khoảng 3 bát con nước thì tắt bếp. Để nguội chia ra 3 lần dùng hết trong ngày.
- Bài thuốc số 3: Dùng 100g hành hoa già, 1 ít muối hạt và 1,5 lít nước sạch. Đun sôi nước và cho hết hành hoa, muối đã chuẩn bị vào đun trong 10 phút. Sau đó, chờ nước nguội thì ngâm vùng da viêm nhiễm vào hỗn hợp nước vừa đun khoảng 20 phút, thực hiện mỗi ngày trước khi đi ngủ.
- Bài thuốc số 4: Chuẩn bị 150g dầu vừng, 80g sáp ong, 40g ráy dại và 40g củ nghệ vàng. Rửa sạch ráy và nghệ, thái miếng mỏng. Đem dầu vừng đun sôi đến khi bã cháy thì vớt bỏ bã. Cho sáp ong vào, khuấy đều tay, nhỏ lửa cho đến khi hỗn hợp sền sệt, cô đặc lại. Sử dụng mỗi ngày 1 lần cho đến khi khỏi bệnh.
Bà bầu bị viêm da dị ứng nên ăn gì, kiêng gì?
Chế độ ăn uống có ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng và hiệu quả điều trị của bệnh. Do đó, ngoài áp dụng biện pháp điều trị, người bệnh cũng cần duy trì một chế độ ăn uống khoa học, hợp lý. Vậy bà bầu bị viêm da dị ứng nên ăn gì, kiêng gì? Bác sĩ Lê Phương – Giám đốc chuyên môn Trung tâm Đông y Việt Nam mẹ bầu bị viêm da dị ứng khi mang thai nên tránh khi những thực phẩm sau:
- Hải sản như: cua, tôm, ốc hải sâm,…
- Các loại thịt đỏ chứa nhiều đạm động vật như: thịt bò, thịt cừu, thịt ngựa,…
- Đậu nành hoặc các sản phẩm từ đậu.
- Đồ uống có gas hoặc chứa chất kích thích như: rượu, bia, cà phê,…
- Đồ cay nóng, nhiều đường muối, dầu mỡ.
Theo đó, mẹ bầu nên tích cực bổ sung các loại thực phẩm vừa có giá trị dinh dưỡng cho cơ thể vừa hỗ trợ quá trình hồi phục da tốt hơn như:
- Ngũ cốc nguyên hạt giàu dinh dưỡng, ít calo như lúa mạch, yến mạch,hạt kê, hạt chia,…
- Thực phẩm giàu omega 3 và omega 6 như cá thu, cá hồi, dầu gan cá tuyết, cá trích, hàu, trứng cá,…
- Thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất, chất xơ như rau củ quả.
Lưu ý khi bị viêm da dị ứng trong thai kỳ
Bà bầu bị viêm da dị ứng cần chú ý điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp để nhanh chóng đẩy lùi những triệu chứng bệnh. Dưới đây là một số lời khuyên từ bác sĩ Lê Phương về lưu ý cho bà bầu khi bị viêm da dị ứng:
- Luôn giữ vệ sinh da sạch sẽ, tắm rửa thường xuyên bằng nước ấm nhẹ. Mẹ bầu nên chú ý sử dụng các sản phẩm tẩy rửa (sữa tắm, dầu gội, sữa rửa mặt,…) dịu nhẹ, có nồng độ pH trung tính phù hợp cho da, không chứa các chất dễ gây kích ứng,… Bên cạnh đó, mẹ bầu có thể thử dùng những sản phẩm có chiết xuất thành phần tự nhiên, ít chất bảo quản se an toàn hơn cho làn da.
- Trong quá trình mang thai và sau sinh, mẹ bầu nên mặc đồ thoải mái, thoáng mát, chất liệu cotton, dễ thấm hút mồ hôi. Tránh mặc đồ bó sát, chất liệu cứng, khó thoát mồ hôi sẽ khiến da mẹ bị cọ xát mạnh, có thể khiến tổn thương da nặng hơn và lây lan sang những vùng da khác.
- Không gãi, cào hay chà xát mạnh lên vùng da bị dị ứng bởi có thể khiến da bị trầy xước dẫn tới nguy cơ biến chứng thành viêm da dị ứng bội nhiễm hoặc viêm da dị ứng mãn tính.
- Uống đủ lượng nước cơ thể cần (2-2,5 lít/ngày) để cân bằng điện giải, thanh lọc cơ thể, tăng cường khả năng giải độc.
- Mẹ bầu nên giữ tâm lý thoải mái, cố gắng cân bằng cảm xúc nhất là khi đang mang thai hoặc sau sinh, tránh căng thẳng, mệt mỏi kéo dài.
- Không để vùng da bị viêm da tiếp xúc quá lâu với nước và nên sử dụng nước ấm: Nước sẽ làm cho vùng da tổn thương ẩm ướt, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, khiến da lâu lành thương hơn. Ngoài ra, nước quá nóng hay quá lạnh cũng sẽ làm khô da, da yếu đi. Vì vậy, mẹ bầu hãy ưu tiên sử dụng nước ấm, nhiệt độ vừa tầm để tắm rửa nhé.
- Tránh xa/hạn chế tiếp xúc với tác nhân dễ gây viêm da dị ứng tiếp xúc: Phấn hoa, lông động vật, đồ len, trang sức kim loại, mỹ phẩm, khói bụi, ẩm mốc,… là những tác nhân có thể khiến cho tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn. Do vậy, hãy tránh xa hoặc hạn chế tiếp xúc tối đa nhé mẹ bầu.
Bài viết đã cung cấp những thông tin cần thiết về căn bệnh viêm da dị ứng ở bà bầu. Hy vọng với những chia sẻ trên đây có thể giúp ích mọi người trong việc điều trị và phòng ngừa bệnh. Để đảm bảo điều trị dứt điểm bệnh mà đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và con tốt nhất mẹ bầu nên chủ động thăm khám và điều trị tại các cơ sở y tế uy tín, có chuyên môn nhé.
Nội dung chínhNguyên nhân gây viêm da dị ứng ở bà bầuTriệu chứng điển hình của viêm da dị ứng ở bà bầuViêm da dị ứng ở bà bầu có gây ảnh hưởng đến thai nhi không?Cách chữa viêm da dị ứng cho bà bầu1. Áp dụng mẹo dân gian chữa viêm da dị ứng […]
Xem chi tiếtNội dung chínhNguyên nhân gây viêm da dị ứng ở bà bầuTriệu chứng điển hình của viêm da dị ứng ở bà bầuViêm da dị ứng ở bà bầu có gây ảnh hưởng đến thai nhi không?Cách chữa viêm da dị ứng cho bà bầu1. Áp dụng mẹo dân gian chữa viêm da dị ứng […]
Xem chi tiếtNội dung chínhNguyên nhân gây viêm da dị ứng ở bà bầuTriệu chứng điển hình của viêm da dị ứng ở bà bầuViêm da dị ứng ở bà bầu có gây ảnh hưởng đến thai nhi không?Cách chữa viêm da dị ứng cho bà bầu1. Áp dụng mẹo dân gian chữa viêm da dị ứng […]
Xem chi tiết