Tại sao ngủ nhiều vẫn buồn ngủ? Chẩn đoán bệnh và điều trị
Ngủ nhiều vẫn buồn ngủ là một tình trạng rất thường gặp. Nó có thể xảy ra ở mọi đối tượng và độ tuổi. Đặc biệt nó thường gặp những người đang có thể trạng không được tốt. Vậy vì sao có hiện tượng này và khắc phục ra sao?
Ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ, tại sao?
Hiện tượng một người ngủ đủ 7 – 8 tiếng mỗi ngày nhưng vẫn có hiện tượng buồn ngủ, đặc biệt là khi ở chỗ làm việc. Theo các bác sĩ chuyên khoa, nguyên nhân gây ra tình trạng này được xác định là do thiếu máu. Tuy nhiên, đó cũng là biểu hiện của của một số bệnh lý.
Theo các chuyên gia y tế, ngủ nhiều vẫn buồn ngủ có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân sau đây:
- Cơ thể mệt mỏi do làm việc nặng
- Cơ thể thiếu chất dinh dưỡng
- Cơ thể ít có sự vận động
- Tình trạng căng thẳng, stress kéo dài
- Các bệnh lý như thiếu máu, suy tuyến giáp, bệnh lý về tim, sốt, mang thai, trầm cảm, lo âu…
Triệu chứng hay buồn ngủ là bệnh gì
Chúng ta có thể xác định nguyên nhân tại sao hay buồn ngủ là do một số bệnh lý như:
Cơ thể thiếu nước
Cơ thể thiếu 1 -2% nước sẽ bắt đầu có báo động, một trong những biểu hiện cụ thể đó là buồn ngủ.
Thiếu sắt, rối loạn đường huyết
Nếu cơ thể thiếu sắt, quá trình vận chuyển oxy đến các mô sẽ bị gián đoạn, chậm trễ. Đặt biệt nó không đến não kịp thời sẽ khiến cơ quan này bị mệt mỏi gây nên buồn ngủ.
Suy tuyến giáp
Với những người có thể buồn ngủ từ 14 – 16 giờ mỗi ngày thì chắc chắn nguyên nhân là bị suy tuyến giáp. Vì tuyến giáp có vai trò điều hòa hoạt động hệ thần kinh, hệ tiêu hóa, hệ tim mạch…. Khi bộ phận này bị suy giảm chức năng hoạt động thì nó sẽ gây nên tình trạng mệt mỏi, uể oải, buồn ngủ.
Thoái hóa thần kinh vận động cột sống
Thoái hóa ở đoạn đốt sống thứ 4 có thể là liên quan đến vận động của cơ hoành. Tình trạng này gây nên hiện tượng nấc, chóng mặt, buồn ngủ.
Bệnh lý Parkinson
Đây là một trong những bệnh lý gây nên hiện tượng buồn ngủ, ngáp liên tục.
Nhiễm độc tố
Nhiễm chất phóng xạ, nhiễm năng lượng mặt trời, nhiễm sóng từ máy chụp X-quang, từ các thiết bị y tế.
Căng thẳng, stress
Đây là tình trạng gây hiện tượng buồn ngủ kéo dài. Vì mệt mỏi sẽ khiến giấc ngủ không được sâu giấc nên dù có ngủ nhiều thì vẫn thấy buồn ngủ.
Đau cơ (Fibromyalgia)
Tình trạng đau cơ kéo dài (trên 6 tháng) có thể khiến người bệnh mệt mỏi, hay buồn ngủ, thậm chí là trầm cảm.
Bệnh về mạch máu não
Một số bệnh lý như xơ vữa động mạch chủ, thiếu máu não, tụ máu não khiến tổ chức não biến đổi. Từ đó nó dẫn đến thiếu oxy, thiếu máu và gây mệt mỏi, ngủ nhiều vẫn buồn ngủ.
Hay buồn ngủ là bệnh gì? Có thể nói, tình trạng ngủ nhiều vẫn buồn ngủ là biểu hiện của nhiều bệnh lý khác nhau. Cho nên, cần có biện pháp can thiệp sớm để không ảnh hưởng tới sức khỏe.
Khắc phục ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ
Có nhiều cách khắc phục chứng buồn ngủ mang đến hiệu quả cao. Thông thường, người bệnh áp dụng các cách sau đây.
Điều trị chứng ngủ nhiều vẫn buồn ngủ bằng thuốc
Người bệnh có thể áp dụng một trong số loại thuốc an thần sau:
Thuốc Modafinil
Công dụng: Chống buồn ngủ, tăng khả năng tập trung và nhận thức. Đồng thời nó giúp người dùng tỉnh táo, xử lý công việc nhanh, cải thiện trí nhớ, ổn định cảm xúc.
Liều dùng:
- Đối với người ngừng thở khi ngủ: 200mg/ngày, uống vào buổi sáng.
- Đối với người rối loạn giấc ngủ: 200mg/ngày trước khi bắt đầu vào làm việc.
Thuốc Antisleep từ thảo dược
Công dụng: Chống buồn ngủ, hạn chế tình trạng căng thẳng thần kinh, giúp cơ thể tỉnh táo. Đồng thời, nó giúp tăng cường thể lực, tăng cường trí nhớ, tập trung công việc.
Liều dùng: Dùng 4 viên một ngày, 2 lần uống, mỗi lần 2 viên.
Dùng mẹo dân gian loại bỏ tình trạng ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ
Có nhiều mẹo giúp tinh thần bạn luôn thoải mái, không buồn ngủ. Trong đó, bạn có thể áp dụng một số cách sau:
- Nhai kẹo cao su vị bạc hà: Bạc hà có vị cay, the nó sẽ giúp kích thích dây thần kinh từ đó mang đến tinh thần thoải mái. Không buồn ngủ. Hãy chọn loại kẹo bạc hà có vị siêu cay, siêu the để loại bỏ cơn buồn ngủ khi đang trong giờ làm việc.
- Ngửi tinh dầu bạc hà: Ngoài nhai kẹo cao su, bạn cũng có thể ngửi tinh dầu bạc hà để tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu. Mỗi khi buồn ngủ, hãy lấy 1 – 2 giọt tinh dầu bạc hà quệt vào mũi để đầu óc tỉnh táo hơn.
- Tinh dầu quế: Bạn cũng có thể dùng tinh dầu quế để xua tan cơn buồn ngủ. Hãy áp dụng biện pháp như với tinh dầu bạc hà để có một tinh thần thoải mái, sảng khoái hơn.
Khắc phục tình trạng ngủ nhiều vẫn buồn ngủ bằng đông y
Bạn có thể áp dụng bằng một số biện pháp bấm huyệt. Hãy thực hiện bấm vào các huyệt đạo sau để có tinh thần thoải mái, tỉnh táo:
- Huyệt Xung Đạo: Dùng ngón cái, ngón trỏ ấn vào huyệt xung đạo bằng cả hai tay. Bạn hãy xoa bóp mạnh, mỗi ngón thực hiện ba lần. Việc làm này có tác dụng tác động trực tiếp từ đó giúp loại bỏ cơn buồn ngủ.
- Huyệt Lao Cung: Công dụng làm lưu thông máu, khiến cơ thể ấm nóng lên. Từ đó bạn thấy tỉnh táo, không còn buồn ngủ. Theo đó bạn nắm tay lại, đầu ngón tay chạm vào vị trí nào ở lòng bàn tay thì đó là huyệt Lao Cung. Dùng ngón tay hoặc vật cứng bấm vào huyệt để cảm thấy cảm giác nhói.
- Huyệt Hợp Cốc: Công dụng lưu thông máu toàn thân. Từ đó cơ thể ấm nóng, xua tan cơn buồn ngủ. Theo đó bạn bở rộng lòng bàn tay, huyệt Hợp Cốc chính là điểm giao giữa phần xương ngón cái và ngón trỏ. Dùng ngón cái tay còn lại ấn mạnh vào huyệt để có thể loại bỏ tình trạng buồn ngủ.
Một số biện pháp khác cải thiện ngủ nhiều vẫn buồn ngủ
Ngoài ba cách trên thì muốn loại bỏ tình trạng ngủ nhiều vẫn buồn ngủ bạn còn có thể áp dụng một số cách sau:
- Đứng dậy, đi bộ xung quanh, đi một lượt chưa hết buồn ngủ thì đi vài lượt, đi trong khoảng 10 phút.
- Thư giãn đôi mắt bằng cách nhìn ra chỗ khác thay vì nhìn vào màn hình máy tính.
- Nói chuyện phiếm với đồng nghiệp để não bộ có thể hoạt động nhiều hơn, kích thích mạnh hơn từ đó giảm cơn buồn ngủ.
- Uống nước, ăn trái cây để cơ thể bớt sự mệt mỏi và không buồn ngủ.
- Đi ra ngoài và hít thở không khí trong lành để cơ thể thoải mái, tỉnh táo.
- Thực hiện những động tác tập thể dục để cơ thể thoải mái, tăng năng lượng, giảm mệt mỏi.
Bí quyết để có giấc ngủ sâu
Cách tốt nhất để loại bỏ tình trạng ngủ nhiều vẫn buồn ngủ đó là ngủ thật sâu và thật ngon. Tuy nhiên, làm thế nào để có giấc ngủ sâu, hãy thực hiện một vài biện pháp sau:
- Chuẩn bị giường ngủ, chăn gối thật sẵn sàng, thoải mái. Nằm ngủ với tư thế ngửa, hai chân duỗi, không để vật gì đè lên người.
- Hạn chế ăn thực phẩm giàu đường và thực phẩm giàu protein vì nó khiến giấc ngủ của bạn không sâu. Không những vậy ăn quá nhiều thực phẩm trước khi ngủ cũng gây nên tình trạng đầy bụng, dẫn đến khó ngủ.
- Uống trà nóng, tắm nước nóng để cơ thể được thư giãn, thả lỏng từ đó cho giấc ngủ ngon.
- Chỉ nên ngủ trưa 20 phút để buổi tối không bị mất ngủ, khó ngủ.
- Nên tắt đèn khi đi ngủ để không bị chói mắt, không làm tỉnh giấc.
- Tập thể dục vào mỗi buổi sáng để cơ thể luôn tràn đầy năng lượng.
Có thể thấy, ngủ nhiều vẫn buồn ngủ là hiện tượng thường xảy ra nó khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi. Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có cách khắc phục nếu thực hiện một trong những biện pháp kể trên.