Đau đầu kéo dài: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
Đau đầu kéo dài khiến cuộc sống đảo lộn và có thể là triệu chứng của nhiều bệnh nguy hiểm. Dưới đây là 5 nguyên nhân gây ra bệnh đau đầu kéo dài cảnh báo nguy cơ sức khỏe, người bệnh không nên coi thường.
Đau đầu kéo dài là triệu chứng như thế nào?
Đau đầu không phải là triệu chứng xa lạ gì đối với hầu hết mọi người. Ai cũng từng bị đau đầu làm phiền do những nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, đau đầu dai dẳng lại là một vấn đề cần xem xét và không thể chủ quan.
Vậy khi nào bệnh đau đầu được xem là đau đầu kéo dài?
Đau đầu kéo dài xuất hiện với triệu chứng đau nửa đầu, đau đầu kèm theo chóng mặt, hoa mắt, mất thăng bằng, buồn nôn hoặc nôn. Có thể là những cơn đau đầu dữ dội theo từng nhịp đập, các cơn đau thông thường sẽ kéo dài từ 2 giờ đến 72 giờ và lặp lại hàng tháng thậm chí hàng tuần. Các triệu chứng của bệnh đau đầu dai dẳng bám với người bệnh và uống các loại thuốc giảm đau chỉ để hạn chế cơn đau gây phiền toái, ảnh hưởng đến chất lượng công việc.
5 nguyên nhân gây đau đầu kéo dài thường gặp
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau đầu kéo dài. Dưới đây là một số yếu tố chính, người bệnh cần nắm rõ:
Nguyên nhân do lưu thông máu trong cơ thể
Thiếu máu não là nguyên nhân đau đầu kéo dài thường gặp
- Huyết áp thấp: Chức năng gan, thận,… suy giảm là nguyên nhân gây ra huyết áp thấp khiến khả năng bơm máu đến các cơ của cơ thể bị giảm sút. Khi lượng máu cung cấp cho não không đủ sẽ gây tình trạng đau đầu mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt thường xuyên và kéo dài.
- Thiếu máu: 60% các trường hợp bị đau đầu là do thiếu máu. Cơ thể hấp thu thiếu chất, dẫn đến mất cân bằng, lượng máu nuôi cơ thể và lượng máu lên não kém gây đau đầu kéo dài.
- Hạ đường huyết: Lượng đường trong máu quá thấp cũng khiến cơ thể thường xuyên bị đau đầu. Nguyên nhân của hạ đường huyết thường là do cơ thể không được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, quá đói. Tình trạng này kéo dài sẽ gây đau đầu, mệt mỏi, đói bủn rủn, nhịp tim dồn dập và dễ cáu gắt.
Nguyên nhân do tác động bên ngoài cơ thể
- Môi trường: O nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm không khí, hoặc khi người bệnh lao động và làm việc trong môi trường tiếp xúc với hóa chất độc hại, chất phóng xạ,… là nguyên nhân chính gây ra các tình trạng đau đầu.
- Thời tiết: Đau đầu do thời tiết thường xảy ra ở người nhạy cảm với sự thay đổi của nhiệt độ, áp suất, độ ẩm của không khí,….Ngoài ra, thời tiết thay đổi đột ngột, cơ thể người dễ bị mất nước, căng thẳng và khó chịu.
- Sử dụng chất kích thích: Người nghiện rượu bia, hay thuốc lá là những người thường gặp phải nguy cơ bị chứng nhức đầu dai dẳng đeo bám cao. Các chất kích thích thần kinh nạp vào cơ thể một cách thường xuyên gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến não bộ và hệ thần kinh trung ương. Về lâu dài, các chất này gây nguy hiểm nghiêm trọng tới sức khỏe và sự minh mẫn của người bệnh.
Do các bệnh đau đầu liên quan
- Rối loạn tiền đình: Bệnh rối loạn tiền đình gây ra những triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, mất thăng bằng,… Bệnh lặp lại một cách thường xuyên, khó chữa dứt điểm gây ra nhiều phiền toái. Nguyên nhân của bệnh là do hệ thống tiền đình sau ốc tai làm việc bất thường do bẩm sinh, thiếu máu lâu dài, stress,…gây nên.
- Bệnh đau đầu vận mạch Migraine: Bệnh còn được gọi là đau nửa đầu là hiện tượng đau đầu do co thắt của các mạch máu ở vùng đầu và bên trong sọ não, thường là đau một bên đầu cố định. Sự co thắt của động mạch sẽ làm cho một số vùng của não bộ bị thiếu máu tạm thời dẫn đến thiếu oxy nuôi dưỡng não và gây đau nhức khó chịu. Bệnh thường tái phát kèm theo những cơn đau như búa bổ, đau theo từng nhịp mạch đập kéo dài từ 2-72 giờ.
- Bệnh đau đầu do chấn thương, tổn thương vùng não: Có rất nhiều trường hợp bệnh nhân tổn thương máu tụ mạn tính trong sọ, được cho là liên quan đến tiền sử chấn thương, tai nạn, xảy ra từ một tháng đến một năm thậm chí là nhiều năm trước đó. Cũng có những trường hợp tiền sử tai nạn không rõ ràng ví dụ như va đầu trong nhà tắm, có cơn ho gắng sức, cơn cao huyết áp, cú bạt tai,… dẫn đến chứng đau đầu.
Đau đầu kéo dài do căng thẳng mệt mỏi
Nếu cuộc sống thường xuyên trong tình trạng căng thẳng, stress,…sẽ tạo áp lực căng thẳng lên bộ não gây ra tình trạng đau đầu kéo dài. Cơ thể mệt mỏi do lao động làm việc quá sức cũng khiến đau đầu dễ xuất hiện và tái phát nhiều hơn.
Đau đầu do thay đổi nội tiết tố
Thực tế cho thấy phụ nữ thường bị đau nửa đầu phổ biến hơn gấp 3 lần so với nam giới. Một trong những nguyên nhân chủ yếu gây đau đầu âm ỉ kéo dài ở nữ giới là do thay đổi nội tiết tố – hormone gặp phải trong quá trình dậy thì, chu kì kinh nguyệt mỗi tháng, trong thai kì, sau sinh và trong thời kì mãn kinh. Hormone nội tiết tố Estrogen ở nữ có ảnh hưởng lên cả chức năng ở não. Hormone này được sản xuất ở buồng trứng và cũng ảnh hưởng lên cảm giác đau nên khi bị thay đổi quá trình sản xuất sẽ ảnh hưởng không nhỏ lên chức năng não. Từ đó dẫn đến hiện tượng đau đầu nói trên.
Trên đây là 5 nguyên nhân thường gặp gây đau đầu kéo dài người bệnh cần lưu ý. Để đảm bảo sức khỏe cho lao động và cuộc sống, bạn nên đi khám bác sỹ khi có bất cứ triệu chứng đau đầu nào. Hy vọng bài viết trên cập nhật thông tin hữu ích đến bạn đọc để có thể phòng và giải quyết nỗi lo lắng từ bệnh đau đầu!