TOP 20 loại thực phẩm tốt cho dạ dày không nên bỏ qua

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CK2 Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương – Khoa Tiêu hóaPhó Giám đốc Chuyên Môn phòng khám Nhất Nam Y Viện – Cố vấn chuyên môn tại Hồ sơ Trung Tâm Thừa Kế và Ứng Dụng Đông Y Việt Nam

Thực phẩm tốt cho dạ dày có khả năng bảo vệ dạ dày trước sự tấn công của yếu tố có hại. Ngoài ra, nhóm thực phẩm này cũng giúp cải thiện các triệu chứng khó chịu và ngăn ngừa nguy cơ biến chứng.

TOP 21 thực phẩm tốt cho dạ dày bạn có biết?

Có thể bạn chưa biết, chế độ ăn uống quyết định đến 40% cơ hội chữa lành bệnh dạ dày. Đó là lý do vì sao các bác sĩ luôn đưa ra những khuyến cáo về điều chỉnh ăn uống trong phác đồ điều trị của mình.

Thông thường, thực phẩm được khuyến khích ăn giúp cung cấp dinh dưỡng cần thiết, đồng thời giảm tối đa lượng acid dịch vị dư thừa trong dạ dày. Ngoài ra, các thực phẩm giúp tăng khả năng kháng khuẩn, chống viêm cũng được ưu tiên lựa chọn.

Dưới đây là gợi ý 21 loại thực phẩm tốt cho dạ dày giúp bạn có chế độ ăn ngon và lành tính hơn.

Đu đủ chín là thực phẩm tốt cho dạ dày

Trong đu đủ chín chứa enzyme tiêu hóa có khả năng thúc đẩy quá trình phân giải và hấp thu dưỡng chất tốt hơn. Vậy nên, người bệnh dạ dày ăn đu đủ chín thường xuyên sẽ hạn chế được tình trạng đầy chướng bụng, ợ hơi, ăn không tiêu.

Ăn quả đu đủ chín mỗi ngày tốt cho tiêu hóa
Ăn quả đu đủ chín mỗi ngày tốt cho tiêu hóa

Ngoài ra, hàm lượng vitamin A dồi dào trong đu đủ chín có tác dụng chống viêm ,giúp cải thiện tình trạng viêm loét trên niêm mạc dạ dày. Chất xơ trong quả đu đủ cũng ngăn chặn tình trạng táo bón, nóng trong hiệu quả.

Sữa chua giúp tăng cường tiêu hóa

Sữa chua từ lâu đã được ví như “thần dược” cho tiêu hóa khỏe mạnh. Trong sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn giúp tăng cường khả năng tiêu hóa thức ăn. Nhờ đó, người bệnh dạ dày sẽ hạn chế được tình trạng thức ăn bị lên men trong ruột gây hiện tượng đầy chướng bụng.

Ngoài ra, các sinh khối của vi sinh vật trong sữa chua cũng rất giàu vitamin, chất khoáng, protein,… Nhờ vậy, sữa chua là nguồn cấp nguyên liệu lý tưởng cho quá trình làm lành tổn thương trong dạ dày.

Táo bổ sung chất xơ có lợi

Quả táo được xếp vào nhóm thực phẩm giàu pectin. Pectin là một chất xơ hòa tan đóng vai trò như một “đòn bẩy” của hệ tiêu hóa nhờ khả năng bảo vệ lợi khuẩn và ức chế hại khuẩn trong đường ruột. Ngoài ra, pectin cũng giúp cho việc tiêu hóa tốt hơn, hạn chế các cơn co thắt ruột dạ dày từ dó kiểm soát cơn đau.

Bệnh nhân đau dạ dày nên sử dụng táo thường xuyên
Bệnh nhân đau dạ dày nên sử dụng táo thường xuyên

Một thực phẩm tốt cho dạ dày như táo được khuyến cáo dùng thường xuyên để tránh tình trạng táo bón, đầy bụng, rối loạn tiêu hóa.

Gừng giúp kiện tỳ, tăng cường tiêu hóa – Thực phẩm tốt cho dạ dày

Gừng chủ yếu được sử dụng như một gia vị, đôi khi là vị thuốc. Trong Đông y, củ gừng có tính ấm, vị cay quy vào tỳ vị. Gừng giúp tăng vận hóa, điều hòa khí lưu thông thuận chiều nhu động trong ống tiêu hóa. Do đó, gừng được sử dụng phổ biến trong chế biến món ăn hoặc bài thuốc trị đầy bụng, khó tiêu, đi ngoài phân lỏng, phân sống,…

Ngoài ra, gừng cũng góp phần vào việc điều hòa nhu động ruột dạ dày giúp giảm nhanh cơn đau do co thắt gây ra.

Chuối chín giúp tiết acid dạ dày

Chuối chín là loại quả gây tranh cãi khá nhiều trong nhóm thực phẩm tốt cho dạ dày. Nhiều người cho biết, họ bị đau hơn khi ăn chuối. Lời khuyên dành cho bạn là không nên ăn chuối khi bụng đói hoặc khi chuối chưa chín hẳn.

Chuối chín cải thiện tình trạng tăng tiết acid ở dạ dày
Chuối chín cải thiện tình trạng tăng tiết acid ở dạ dày

Theo các chuyên gia, chuối chín hẳn có hàm lượng Kali dồi dào giúp cân bằng điện giải và cải thiện tình trạng tăng tiết acid ở dạ dày. Ngoài ra, chất xơ trong chuối chín là chất xơ hòa tan, không còn nhựa nên sẽ không gây cảm giác như một số người gặp phải.

Thực phẩm tốt cho dạ dày – Rau thì là giảm co thắt hiệu quả

Tác dụng của rau thì là với người bệnh dạ dày bao gồm: Giảm co thắt, giảm đầy chướng bụng, kích thích tiêu hóa. Ngoài ra, hạt thì là còn có tác dụng giảm tiết acid giúp giảm đau, nóng rát dạ dày.

Cách sử dụng thì là phổ biến nhất là nêm vào món cá, hải sản để giảm vị tanh. Một cách khác bạn có thể áp dụng là ăn sống rau thì là, và nhai 3 – 4 hạt muối cùng nước ấm cũng cho tác dụng tương tự.

Ngũ cốc nguyên hạt giúp tiêu hóa dễ dàng hơn

Ngũ cốc nguyên hạt được khuyến khích sử dụng cho người đau dạ dày. Đặc biệt, các trường hợp đau nặng, bạn có thể sử dụng các loại ngũ cốc để giảm bớt lượng tinh bột trong khẩu phần ăn.

Ngũ cốc nguyên hạt chứa chất xơ dồi dào giúp ngăn ngừa táo bón
Ngũ cốc nguyên hạt chứa chất xơ dồi dào giúp ngăn ngừa táo bón

Lý do ngũ cốc được ưu tiên sử dụng là do thành phần chất xơ dồi dào giúp ngăn ngừa táo bón. Ngoài ra, chất xơ này cũng rất có lợi cho hệ vi sinh vật trong đường tiêu hóa. Vậy nên, người bệnh dạ dày có thể an tâm khi lựa chọn thực phẩm này.

Nghệ vàng giúp giảm viêm loét

Ngoài công dụng là một vị thuốc, củ nghệ còn được sử dụng như một loại gia vị phổ biến trong món ăn của người dân Việt. 

Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, hoạt chất curcumin trong củ nghệ có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn hiệu quả. Đây cũng là lý do củ nghệ được sử dụng như một loại thuốc điều trị bệnh viêm loét dạ dày.

Trong vị trí là một thực phẩm tốt cho dạ dày, củ nghệ có thể được chế biến cùng các món ăn thịt, cá giúp khử tanh, tạo màu và hương vị đặc trưng riêng.

Cà rốt tăng cường khả năng khôi phục vết loét

Thành phần đặc trưng của củ cà rốt là hoạt chất beta – carotene (tiền chất của vitamin A). Beta – carotene có tác dụng chống viêm và tăng tái tạo, làm lành vết loét. Do đó, thói quen sử dụng cà rốt thường xuyên sẽ giúp bệnh dạ dày của bạn được kiểm soát nhanh chóng.

Bên cạnh cà rốt, bạn có thể sử dụng cà chua, bí đỏ, đu đủ,… cũng cho tác dụng tương tự.

Củ tỏi giúp ức chế hại khuẩn trong đường tiêu hóa

Củ tỏi rất tốt cho người viêm loét dạ dày, đặc biệt là trường hợp có nhiễm khuẩn HP. Các chuyên gia đã phát hiện ra trong củ tỏi có chứa chất allicin có hoạt tính tương tự như kháng sinh. Vậy nên, việc bổ sung tỏi vào các món ăn hàng ngày có thể giúp ức chế hại khuẩn trong đường tiêu hóa, tăng khả năng chống viêm.

Củ tỏi giúp giúp ức chế hại khuẩn trong đường tiêu hóa, tăng khả năng chống viêm
Củ tỏi giúp giúp ức chế hại khuẩn trong đường tiêu hóa, tăng khả năng chống viêm

Cách sử dụng tỏi cũng khá đa dạng, bạn có thể dùng như một loại gia vị trong món ăn, ăn sống trực tiếp hoặc ngâm mật ong. Tuy nhiên, dù sử dụng theo cách nào thì bạn cũng nên khống chế ở liều 1,5g/ngày nhé.

Ruột bánh mì giúp giảm nhanh cơn đau

Bánh mì có khả năng thấm hút dịch vị, giảm tình trạng nóng rát, khó chịu ở dạ dày. Loại bánh mì tốt nhất là bánh mì nướng nguyên cám. Các loại bánh mì khác cũng có thể dùng nhưng không nên ăn quá nhiều vì bột nướng đã được lên men.

Ngoài ra, bạn nên lựa chọn bánh mì không kèm thêm chút sữa. Tránh lựa chọn bánh mì ngọt có hàm lượng đường cao sẽ tăng tiết acid, không tốt cho dạ dày.

Bắp cải giúp chống viêm, tăng tái tạo niêm mạc

Bắp cải lọt top thực phẩm tốt cho dạ dày nhờ có hàm lượng vitamin C dồi dào. Vitamin C giúp chống viêm, tăng cường làm lành ổ loét. Ngoài ra, vitamin C còn là chất chống oxy hóa có khả năng thu dọn các gốc tự do trong cơ thể. Nhờ đó, bạn sẽ cảm thấy khỏe khoắn dần lên.

Ngoài ra, chất xơ trong bắp cải cũng ngăn chặn nguy cơ táo bón hay rối loạn tiêu hóa. Cách chế biến món bắp cải được nhiều bệnh nhân dạ dày ưa chuộng là ép lấy nước uống trực tiếp. Ngoài ra, bạn cũng có thể làm các món ăn thông thường khác từ loại rau này như: Salad, bắp cải luộc, bắp cải xào,…

Khoai lang cải thiện rối loạn tiêu hóa

Khoai lang được bệnh nhân dạ dày ưa chuộng bởi chúng giàu chất xơ, có lượng đường vừa phải và là nguồn bổ sung Kali, Magie lý tưởng. Các chất này có tác dụng kích thích tiêu hóa, giảm căng thẳng thần kinh từ đó, hạn chế cơn đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa, táo bón,… 

Thực phẩm tốt cho dạ dày - khoai lang giúp kích thích tiêu hóa, giảm căng thẳng thần kinh
Thực phẩm tốt cho dạ dày – khoai lang giúp kích thích tiêu hóa, giảm căng thẳng thần kinh

Ngoài ra, lượng tinh bột trong khoai lang giúp thấm hút dịch acid dạ dày dư thừa làm giảm nóng rát dạ dày hiệu quả. Bạn có thể sử dụng khoai lang vào bữa sáng hoặc các bữa phụ trong ngày. Khoai có thể chế biến thành nhiều món đơn giản hay phức tạp như: Khoai luộc, khoai hấp, chè khoai,…

Cá hồi chống viêm, phòng ngừa nhiễm khuẩn

Các chất dinh dưỡng đáng chú ý trong cá hồi gồm có: Vitamin B, Folate, Canxi và omega-3. Những dưỡng chất này giúp tăng cường sức khỏe tổng thể cho người bệnh. Ngoài ra, thành phần omega – 3 giúp kháng viêm, ngăn chặn sự mở rộng của các ổ viêm, loét. 

Mặc dù cá hồi là thực phẩm tốt cho dạ dày nhưng bạn không nên ăn cá sống khi dạ dày đang tổn thương. Thay vào đó, hãy lựa chọn các món đã nấu chín để tiêu hóa dễ dàng và phòng ngừa nguy cơ nhiễm vi khuẩn, ký sinh trùng có hại. 

Cải xanh ức chế khuẩn HP

Cải xanh là thực phẩm tốt cho dạ dày. Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, trong loại cải này có chứa hợp chất isothiocyanate sulforaphane giúp ức chế và tiêu diệt khuẩn HP. Nhờ đó, các cơn đau dạ dày cũng như mức độ tổn thương dạ dày được kiểm soát nhanh chóng.

Ngoài ra, trong cải xanh chứa dồi dào chất chống oxy hóa giúp loại bỏ các gốc tự do có hại trong cơ thể. Nhiều chuyên gia đồng ý rằng, sử dụng cải xanh đều đặn giúp bạn đẩy lùi được biến chứng ung thư dạ dày. 

Mật ong kích thích tiêu hóa

Mật ong trong Đông y có vị ngọt, tính ấm có tác dụng kiện tỳ vị, tăng cường khả năng tiêu hóa. Y học hiện đại chỉ ra mật ong chứa nhiều thành phần có lợi như: Enzyme tiêu hóa, vitamin, chất khoáng và chất chống oxy hóa. 

Ngoài ra, hàm lượng đường cao giúp mật ong có khả năng kháng khuẩn, ngăn chặn nguy cơ nhiễm khuẩn tiêu hóa.

Dầu oliu giúp chống viêm, tăng hấp thu dinh dưỡng

Thực phẩm tiếp theo trong danh sách thực phẩm tốt cho dạ dày là dầu oliu.

Dầu oliu chứa thành phần acid oleic và omega 3 giúp chống viêm, ức chế hại khuẩn
Dầu oliu chứa thành phần acid oleic và omega 3 giúp chống viêm, ức chế hại khuẩn

Dầu oliu chứa thành phần acid oleic và omega 3 giúp chống viêm, ức chế hại khuẩn. Bên cạnh đó, thực phẩm này còn giúp tăng cường khả năng hấp thu Vitamin cho cơ thể. 

Cách dùng dầu oliu phổ biến nhất là sử dụng trong xào, nấu để thay thế cho dầu ăn hoặc mỡ động vật. Ngoài ra, bạn cũng có thể uống trực tiếp 1 thìa dầu cùng 1 ly nước ấm vào mỗi buổi sáng.

Thực phẩm tốt cho dạ dày – Quả bơ hạn chế ợ hơi

Quả bơ rất được bệnh nhân dạ dày ưa chuộng bởi khả năng giảm viêm loét, ngăn chặn táo bón, ợ hơi, tiêu chảy,… 

Thành phần omega – 3 trong quả bơ cùng chất xơ hòa tan giúp ổn định tiêu hóa và kích thích tổn thương nhanh lành. Món ăn từ bơ được ưa chuộng nhất là sinh tố bơ. Ngoài ra, bạn cũng có thể chế biến để ăn kèm cùng thực phẩm khác trong bữa ăn hàng ngày. 

Hạt lanh là thực phẩm tốt cho dạ dày

Hạt lanh là thực phẩm có khả năng điều chỉnh nhu động đường ruột. Do đó, loại hạt này được rất nhiều bệnh nhân ưa chuộng. 

Với loại hạt này, bạn có thể lựa chọn dạng dùng khác nhau như: dạng hạt, dạng dầu, dạng bột. Hạt lanh giúp cải thiện các cơn đau co thắt và tình trạng táo bón hiệu quả. Trường hợp bị táo bón, bạn nên dùng khoảng 4ml dầu hạt lanh mỗi ngày trong liên tục 2 tuần. Ngoài ra, các loại bánh hạt lanh cũng cho hiệu quả tương tự. 

Trứng bổ sung đầy đủ dinh dưỡng

Trứng là thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng dồi dào và đầy đủ nhất trong “thế giới thực phẩm”. Các dưỡng chất trong trứng giúp tổn thương trong dạ dày nhanh lành hơn. Ngoài ra, ưu điểm của thực phẩm này là giàu protein nhưng ít béo. Do đó, trứng không tích lũy năng lượng và không gây thừa cân.

xTrứng là thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng dồi dào
Trứng là thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng dồi dào

Một lưu ý nhỏ khi sử dụng trứng là bạn nên ăn trứng đã chín để tránh nguy cơ nhiễm ký sinh trùng. Số lượng trứng phù hợp cho một người lớn là khoảng 3 – 4 quả/ tuần. Tránh ăn quá nhiều trứng sẽ làm tăng cholesterol máu. 

Hạt chia bảo vệ niêm mạc dạ dày

Hạt chia không phải là thực phẩm quen thuộc với người dân Việt Nam nhưng lại rất tốt cho người bệnh dạ dày. Chất xơ trong hạt chia có khả năng tạo thành một chất tương tự như gelatin. Nhờ đó, niêm mạc dạ dày được bảo vệ tối đa, hạn chế nguy cơ tổn thương do acid dịch vị tấn công. 

Ngoài ra, hạt chia cũng tạo ra những tác động tích cực trong điều chỉnh nhu động ruột giúp giảm cơn đau co thắt và giúp tiêu hóa thuận lợi. 

Một số món ăn tốt cho bệnh dạ dày

Bên cạnh những thực phẩm tốt cho dạ dày, bạn có thể chế biến thêm các món ăn giúp tăng cường tăng cường chức năng tiêu hóa. Dưới đây là một số món ăn bổ dưỡng được nhiều người ưa chuộng.

Lươn nấu đảng sâm – Món ăn từ thực phẩm tốt cho dạ dày

Lươn nấu đảng sâm là món ăn kiện tỳ, hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày. Sử dụng món ăn này thường xuyên sẽ giúp bạn có hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

Lươn nấu đảng sâm là thực phẩm tốt cho dạ dày
Lươn nấu đảng sâm là thực phẩm tốt cho dạ dày

Món lươn nấu đảng sâm được chế biến theo phương pháp sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị Lươn to: 1 con, đảng sâm: 15g, trần bì: 15g, đại táo: 5 quả, gừng tươi: 1 củ.
  • Bước 2: Làm sạch lươn rồi cắt thành miếng vừa ăn. Đảng sâm, táo đỏ, vỏ quýt đem rửa sạch với nước.
  • Bước 3: Bỏ nguyên liệu vào nồi và thêm nước vừa đủ.
  • Bước 4: Nấu nhỏ lửa liên tục khoang 1 tiếng. Sau đó, bạn nêm gia vị cho vừa ăn là được. Món lươn nấu đảng sâm nên ăn khoảng 2 lần/ tuần để cho hiệu quả tốt nhất.

Cháo hạt kê

Hạt kê là một trong những thực phẩm tốt cho người đau dạ dày. Do đó, món cháo từ hạt kê giúp tiêu hóa dễ dàng, thanh nhiệt, trị tỳ vị hư yếu và chứng buồn nôn. Để có món cháo hạt kê thơm ngon trong thực đơn cho người đau dạ dày, bạn thực hiện như sau:

  • Bước 1: Nguyên liệu chế biến cần có: hạt kê: 50g, lạc: 50g, đậu đỏ: 30g, đường phèn.
  • Bước 2: Đem toàn bộ nguyên liệu ngâm trong nước sạch qua đêm.
  • Bước 3: Vớt ra rồi cho vào nồi ninh đến khi tất cả các loại hạt chín như.
  • Bước 4: Nêm đường vào nồi cháo cho hợp khẩu vị. Cháo hạt kê là món ăn tốt cho dạ dày, bạn nên ăn khi còn nóng sẽ hiệu quả hơn.

Khoai tây nấu bạch cập

Món ăn này rất phù hợp để bổ sung vào chế độ ăn cho người đau dạ dày. Khoai tây nấu bạch cập giúp cải thiện tình trạng viêm loét dạ dày, từ đó ngăn chặn nguy cơ xuất huyết tiêu hóa.

Khoai tây nấu bạch cập giúp cải thiện tình trạng viêm loét dạ dày
Khoai tây nấu bạch cập giúp cải thiện tình trạng viêm loét dạ dày

Để chế biến khoai tây và bạch cập thành món ăn cho người đau dạ dày, bạn thực hiện như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu gồm: nước khoai tây: 100ml, bạch cập: 100g, mật ong nguyên chất.
  • Bước 2: Bạch cập đem tán thành bột mịn. Khoai tây nấu chín.
  • Bước 3: Trộn bạch cập, mật ong và khoai tây cùng nhau. Người bệnh nên 3 lần/ ngày, mỗi lần khoảng 1 muỗng canh.

Cháo hạt sen

Cháo hạt sen là món ăn thích hợp nằm trong thực đơn ăn kiêng cho người đau dạ dày. Món cháo này dễ tiêu hóa, giảm áp lực cho dạ dày và hạn chế các ổ viêm loét lan rộng.

Để bổ sung món cháo này vào chế độ ăn cho người viêm dạ dày, bạn cần làm như sau:

  • Bước 1: Tìm mua nguyên liệu gồm có: hạt sen: 20g, khiếm thực: 30g, gạo tẻ: 30g, đường trắng.
  • Bước 2: Đem gạo tẻ vo sạch rồi ngâm trong nước 20 phút. Hạt sen loại bỏ tim, ngâm khoảng 1 tiếng rồi vớt ra.
  • Bước 3: Đem hạt sen, gạo và khiếm thực nấu cháo.
  • Bước 4: Khi cháo chín, bạn thêm đường cho vừa ăn là được. Nên ăn khi còn nóng để cho hiệu quả tốt nhất.

Xương cá mực hầm thịt gà – Thực phẩm tốt cho dạ dày khỏe mạnh

Xương cá mực hầm thịt gà giúp điều hòa lượng acid dịch vị từ đó giải quyết cơn đau dạ dày, tá tràng hiệu quả. Đây là lý do khiến món ăn này được bổ sung thường xuyên trong chế độ ăn cho người bị đau dạ dày.

Xương cá mực hầm thịt gà giúp điều hòa lượng acid dịch vị
Xương cá mực hầm thịt gà giúp điều hòa lượng acid dịch vị

Nếu bạn muốn thêm món xương mực hầm gà vào chế độ ăn uống cho người đau dạ dày, hãy thực hiện theo các bước sau:

  • Bước 1: Mua nguyên liệu gồm: thịt gà: 150g, xương mực: 30g, gừng: 2 nhánh, đại táo: 2 quả.
  • Bước 2: Toàn bộ nguyên liệu cần được rửa sạch với nước. Sau đó, bạn cắt nhỏ đại táo, thái gừng thành lát mỏng. Thịt gà ướp cùng gia vị.
  • Bước 3: Cho xương mực, táo tàu, gừng và gà vào nồi nước hầm kỹ đến khi gà mềm.
  • Bước 4: Nêm lại gia vị theo khẩu vị rồi tắt bếp. Nên ăn 2 lần/ tuần để cho hiệu quả tốt.

Thực phẩm không tốt cho dạ dày bạn cần tránh

Có rất nhiều thực phẩm không tốt mà bạn cần loại bỏ ra khỏi chế độ ăn uống giúp phòng tránh đau dạ dày. Những thực phẩm này có thể làm bệnh tiến triển nặng hơn hoặc làm tăng thêm triệu chứng khó chịu. Dưới đây là nhóm thực phẩm khuyến cáo không nên có trong chế độ ăn cho bệnh nhân đau viêm dạ dày.

Loại bỏ thực phẩm không tốt giúp bảo vệ dạ dày
Loại bỏ thực phẩm không tốt giúp bảo vệ dạ dày
  • Thực phẩm đóng hộp: Đa số các thực phẩm đóng hộp đều phải sử dụng chất bảo quản và phụ gia hóa học. Những chất này có thể làm tăng tiết acid hoặc rối loạn tiêu hóa. Theo ý kiến của một số chuyên gia, thực phẩm đóng hộp còn làm tăng nguy cơ dẫn đến ung thư dạ dày. Vậy nên, đây không phải là thực phẩm tốt cho bao tử. 
  • Thực phẩm giàu chất béo không bão hòa: Chủ yếu là các loại mỡ hoặc nội tạng động vật. Ngoài ra, một số đồ ăn nhanh hay các món lề đường cũng chứa chất béo này. Thực phẩm nhóm này khiến cho người bệnh dễ bị đầy chướng bụng, nóng rát, khó tiêu. Do đó, bạn cần biết rằng nhóm này không phải là thực phẩm tốt cho bệnh dạ dày.
  • Thực phẩm cay nhiều: Điển hình là các loại gia vị như: ớt, tiêu, cà ri, mù tạt,… Đây là những thực phẩm cần hạn chế tối đa trong chế độ ăn cho người loét dạ dày. Lý do là những loại gia vị này có thể gây kích thích làm tăng tiết acid đồng thời khiến các vết viêm loét trong dạ dày mở rộng.
  • Thực phẩm sống: Dù là món khoái khẩu của nhiều người nhưng thực tế đã chứng minh, đồ ăn sống không phải là thức ăn dành cho người đau dạ dày. Các món như: nộm, gỏi, nem chua, sushi,… khiến cho dạ dày phải hoạt động nhiều hơn trong quá trình tiêu hóa chúng. Ngoài ra, thực phẩm sống tiềm ẩn nhiều nguy cơ về ký sinh trùng, vi khuẩn, virus nên không tốt cho những tổn thương trong dạ dày.
  • Đồ uống công nghiệp: Các thức uống như: đồ uống có cồn, đồ uống có gas, nước ngọt,… đều không phải là thực phẩm cho người đau dạ dày. Theo các bác sĩ, những loại nước uống này làm tăng tiết acid trong dạ dày dẫn đến các nguy cơ loét dạ dày, chảy máu dạ dày. Đa số người bệnh dạ dày thường bị đau đớn, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa sau khi sử dụng các thức uống này.

Trên đây là những thông tin chi tiết về thực phẩm tốt cho dạ dày để bạn đọc tham khảo. Bạn nên tận dụng những món ăn tốt cho người đau dạ dày để bệnh nhanh lành đồng thời loại bỏ nhóm thực phẩm xấu. Bên cạnh đó, bạn nhớ tập luyện thường xuyên và tuân thủ đầy đủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ để cải thiện bệnh tốt.

Array
Câu hỏi thường gặp
Khám Dạ Dày Ở Bệnh Viện Nào Tốt? Top 12 Bệnh Viện Uy Tín

Nội dung chínhTOP 21 thực phẩm tốt cho dạ dày bạn có biết?Đu đủ chín là thực phẩm tốt cho dạ dàySữa chua giúp tăng cường tiêu hóaTáo bổ sung chất xơ có lợiGừng giúp kiện tỳ, tăng cường tiêu hóa – Thực phẩm tốt cho dạ dàyChuối chín giúp tiết acid dạ dàyThực phẩm […]

Xem chi tiết
Cách chữa
Thuốc chữa
Dinh dưỡng sức khỏe

Chuyên mục

Tin mới

VTV2 Chất lượng cuộc sống mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ giải pháp điều trị bệnh nam khoa

VTC2 mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ trong chương trình Góc nhìn người tiêu dùng

Đây là cách giúp nữ nhân viên văn phòng “XÓA” nám tàn nhang do di truyền

ƯU ĐIỂM của Liệu trình thảo dược Vương Phi trong xử lý nám tàn nhang

Bài thuốc Tiêu Xoang Linh Dược Thang “DỨT ĐIỂM” viêm mũi dị ứng từ GỐC

Huyệt kiên tỉnh: Vị trí, tác dụng với sức khỏe

Chữa viêm xoang tại Nhất Nam Y Viện có tốt không?

[KHÁM PHÁ] Giải pháp loại bỏ nám tàn nhang từ gốc, an toàn được hàng ngàn chị em tin dùng

Nhất Nam Định Tâm Khang – Bài thuốc chữa mất ngủ được giới chuyên gia khuyên dùng

Bác sĩ Vân Anh Nhất Nam Y Viện chữa yếu sinh lý có tốt không?

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?