Đau dạ dày có nên ăn sữa chua? (Cập nhật mới nhất)
Đau dạ dày có nên ăn sữa chua không là một trong những vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm nhất của người bệnh. Loại thực phẩm lên men này không chỉ sở hữu những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe mà còn có khả năng giảm thiểu một số biểu hiện khó chịu từ chứng đau bao tử.
Lợi ích của sữa chua với sức khỏe con người
Bệnh dạ dày xảy ra khi lớp dịch nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày bị suy giảm, dẫn đến việc axit dịch vị “tấn công” thành mạch và gây ra các vết loét. Bệnh lý này có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhất là với những người lạm dụng thuốc chống viêm, thường xuyên bỏ bữa, căng thẳng tâm lý trong thời gian dài,…
Khi bị đau bao tử, bên cạnh việc điều trị bằng thuốc chữa dạ dày theo đúng chỉ định của bác sĩ thì xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học cũng rất quan trọng. Thực phẩm đóng vai trò thiết yếu trong quá trình hồi phục niêm mạc dạ dày cũng như giúp bệnh nhân ức chế sự phát triển của vết loét.
Trong số những vấn đề xoay xung quanh chủ đề này, “Đau dạ dày có nên ăn sữa chua?”, “Đau dạ dày ăn sữa chua có tốt không?”,…nhận được nhiều sự quan tâm hơn cả.
Sữa chua vốn là một loại thực phẩm lên men bằng cách nuôi cấy các loại vi khuẩn có khả năng sản xuất axit lactic trong sữa động vật hoặc thực vật. Sữa chua thường được chia thành ba loại sau:
- Sữa chua thông thường: Sữa chua thông thường có nguyên liệu từ sữa bò là chủ yếu, vì vậy loại này không phù hợp với những người bị hội chứng không dung nạp lactose. Nó chứa nhiều canxi, protein và ít chất béo, ít calo hơn sữa chua Hy Lạp.
- Sữa chua Hy Lạp: Sữa chua Hy Lạp thường loại bỏ đạm whey trong quá trình lên men, vì vậy nó thường có vị chua gắt cũng như ít đường và ít crabs hơn sữa chua thông thường.
- Sữa chua nguồn gốc thực vật: Loại này còn có cái tên là sữa chua không “sữa”. Nguyên nhân là vì chúng được lên men bằng các loại sữa thực vật như đậu nành, hạt điều, hạnh nhân và yến mạch. Sữa chua thực vật thích hợp với những người bị dị ứng lactose và nó sở hữu hàm lượng protein thấp hơn 2 loại trên.
Sữa chua là một trong những loại thực phẩm luôn nằm trong danh sách khuyến nghị của các bác sĩ với người bệnh đau dạ dày. Lý do là bởi vì nó đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, điển hình là hệ tiêu hóa nhờ vào việc sở hữu rất nhiều các lợi khuẩn. Cụ thể như sau:
- Loại vi khuẩn tồn tại nhiều nhất trong sữa chua chính là Lactobacillus Acidophilus. Nó vốn là loại vi khuẩn hỗ trợ quá trình hấp thụ dinh dưỡng trong ruột non. Lactobacillus Acidophilus cũng góp phần kích thích sản sinh vitamin K – một dạng vitamin tan trong chất béo, giúp ngăn ngừa tình trạng tụ máu. Loại vi khuẩn này cũng giúp cải thiện tình trạng khó hấp thu lactose ở một số bệnh nhân.
- Trong sữa chua, đặc biệt là loại bổ sung probiotics, còn có chứa vi khuẩn Bifidobacterium Lactis có tác dụng thư giãn cho hệ tiêu hóa. Trong một nghiên cứu được công bố năm 2009, vi khuẩn Bifidobacterium Lactis được chứng minh rằng có khả năng cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa như hội chứng ruột kích thích, táo bón, đi ngoài không đều đặn, co thắt dạ dày,…
- Loại lợi khuẩn góp mặt cuối cùng trong danh sách này là Streptococcus Thermophilus. Streptococcus Thermophilus có thể giúp ức chế các loại hại khuẩn cản trở quá trình tiêu hóa thức ăn trong dạ dày và đường ruột. Không những vậy, nó còn có khả năng giảm thiểu các cơn đau ở dạ dày, ngăn ngừa bệnh tiêu chảy, khó tiêu và đầy chướng bụng.
Các nghiên cứu khoa học còn cho thấy những người tiêu thụ sữa chua hàng ngày kết hợp với việc dùng thuốc chống viêm loét dạ dày có kết quả phục hồi hoàn toàn lên đến hơn 71% so với những trường hợp chỉ điều trị bằng Tây y. Bên cạnh đó, tỷ lệ nhiễm vi khuẩn H.pylori ở những người ăn sữa chua cũng giảm đi đáng kể.
Từ những thông tin tổng hợp kể trên, người bệnh bị đau dạ dày có thể yên tâm sử dụng sữa chua trong bữa ăn hàng ngày của mình. Tuy nhiên, lựa chọn sữa chua cũng như chế biến, bảo quản chúng cũng rất quan trọng bời vì việc này giúp đảm bảo cơ thể chúng ta có thể hấp thu tối đa lượng dinh dưỡng và lợi khuẩn từ sữa chua.
Đau dạ dày có nên ăn sữa chua? Nên ăn như thế nào?
Bên cạnh vấn đề “ Đau dạ dày có ăn được sữa chua không?”, nhiều người bệnh cũng thắc mắc rằng tiêu thụ sữa chua thế nào mới hiệu quả nhất. Bài viết tổng hợp một số “tip” hữu ích giúp bạn đọc có thể sử dụng sữa chua đúng cách:
Lựa chọn loại sữa chua thích hợp
Giống như đã nói, sữa chua làm từ các loại sữa động vật như bò hay dê không thích hợp với những người kém hấp thu lactose. Vì vậy, bạn cần lựa chọn đúng loại sữa chua phù hợp với thể trạng của mình để tránh những ảnh hưởng tiêu cực đến hệ tiêu hóa.
Một điều nữa mà bạn cần quan tâm khi lựa chọn sữa chua chính là hàm lượng đường. Bản thân sữa chua tự nhiên đã chứa từ 6g đến 8g đường. Vì vậy lời khuyên cho bạn là nên chọn các loại sữa chua không chứa hương liệu, không pha hương trái cây. Đường hóa học có thể gây ảnh hưởng xấu đến dạ dày và làm tồi tệ thêm tình trạng lở loét trên niêm mạc.
Đau dạ dày ăn sữa chua? – Chú ý tương tác thuốc
Sữa chua có thể tương tác với một số các loại thuốc điều trị như kháng sinh và chất ức chế hệ thống miễn dịch. Nếu bạn đang trong quá trình sử dụng những thuốc nêu trên, bạn cần điều chỉnh giờ giấc sử dụng sữa chua để đảm bảo tương tác thuốc không xảy ra.
Lời khuyên tốt nhất là bạn nên tham khảo tư vấn của bác sĩ về việc ăn sữa chua khi đang áp dụng các phương pháp điều trị dạ dày. Đồng thời, báo lại khi cơ thể xuất hiện dấu hiệu bất thường.
Ưu tiên các loại sữa chua có chứa probiotics
Các loại sữa chua bổ sung thêm probiotics, hay còn được biết đến với tên gọi “men sống”, thường đem lại nhiều lợi ích hơn sữa chua thông thường.
Nguyên nhân là vì chúng được các nhà sản xuất gia tăng thêm lượng lợi khuẩn, nhất là Lactobacillus Acidophilus, Streptococcus Thermophilus và Bifidobacterium Lactis. Loại sữa chua này còn giúp bạn phòng tránh nguy cơ các bệnh lý liên quan đến đường ruột như viêm ruột kết hay rối loạn hấp thu,…
Ăn sữa chua được bảo quản đúng cách
Sữa chua được bảo quản tốt nhất ở nhiệt độ từ 6 – 8 độ C. Một số người có thể thích ăn sữa chua đông đá nhưng cách bảo quản này hoàn toàn không tốt chút nào. Bởi vì ở nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp có thể khiến các lợi khuẩn bị chết hoặc biến chất, làm sữa chua mất hoàn toàn giá trị.
Đối với những người có vấn đề với dạ dày, việc ăn sữa chua bảo quản không đúng cách có thể gây ra một số triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa,…Vì vậy, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn chỉ nên mua các loại sữa chua được bảo quản trong tủ lạnh và nhớ để sữa chua trong ngăn mát trước khi sử dụng.
Kết hợp sữa chua với trái cây
Nếu bạn muốn gia tăng hương vị cho món sữa chua, bạn có thể thử bổ sung thêm trái cây. Đây là một cách tuyệt vời để gia tăng thêm vitamin, khoáng chất và dinh dưỡng cho bữa ăn nhẹ hàng ngày. Không chỉ vậy, nó còn giúp bạn đổi khẩu vị mỗi ngày, thay vì chỉ tiêu thụ sữa chua nguyên chất như bình thường.
Các loại trái cây tốt cho người bệnh đau dạ dày gồm có: Chuối, táo, dâu tây, việt quất, anh đào, lựu đỏ, dưa lưới,…
Ăn đúng thời điểm và liều lượng
Điều cuối cùng mà bạn cần ghi nhớ là ăn sữa chua đúng thời điểm và đúng liều lượng. Dù cho loại thực phẩm này sở hữu rất nhiều lợi ích sức khỏe cũng như an toàn với hầu hết mọi người nhưng bạn chỉ nên tiêu thụ tối đa 2 hộp sữa chua, tương đương 200g mỗi ngày. Cũng theo các chuyên gia, thời điểm tốt nhất để ăn sữa chua là vào bữa sáng và bữa xế chiều.
Bài viết trên hy vọng đã đem đến cho bạn đọc những góc nhìn mới về chủ đề “Đau dạ dày có nên ăn sữa chua?”. Trong quá trình điều trị bệnh lý dạ dày, bên cạnh việc đảm bảo chế độ thực phẩm lành mạnh, an toàn, bạn cũng cần kiểm soát tâm lý, tránh thức khuya hoặc sử dụng nhiều các chất kích thích như rượu bia hay thuốc lá.
Nội dung chínhLợi ích của sữa chua với sức khỏe con ngườiĐau dạ dày có nên ăn sữa chua? Nên ăn như thế nào?Lựa chọn loại sữa chua thích hợpĐau dạ dày ăn sữa chua? – Chú ý tương tác thuốcƯu tiên các loại sữa chua có chứa probioticsĂn sữa chua được bảo quản đúng […]
Xem chi tiết