Đau dạ dày ăn yến được không? Lưu ý khi ăn yến
“Đau dạ dày ăn yến được không?” là câu hỏi khiến không ít người bệnh băn khoăn. Vốn dĩ tổ yến luôn được coi là loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe, giúp bồi bổ khí huyết hiệu quả. Thực hư của vấn đề này rốt cuộc là gì? Bạn đọc hãy cùng với bài viết ngày hôm nay giải đáp thắc mắc trên.
Đau dạ dày ăn yến được không?
Trong các vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa, đau dạ dày là tình trạng phổ biến nhất. Bệnh lý này xảy ra do khá nhiều nguyên nhân, từ dinh dưỡng thiếu khoa học, lạm dụng thuốc men, nhiễm khuẩn H.pylori đến làm việc căng thẳng quá độ. Ở giai đoạn khởi phát, người bệnh chỉ cảm nhận được những cơn đau vùng thượng vị với cơn co thắt khó chịu. Nhưng về lâu dài, bệnh có thể dẫn đến viêm niêm mạc và thậm chí là chảy máu dạ dày rất nguy hiểm.
Những người bị đau bao tử cần xây dựng cho bản thân thói quen ăn uống và sinh hoạt lành mạnh hơn. Cũng từ đây, hàng loạt các thắc mắc về thực phẩm nào nên ăn, thực phẩm nào nên tránh được tìm kiếm rất nhiều trên các trang thông tin truyền thông đại chúng. Vấn đề “Đau dạ dày ăn yến được không?” là một trong số đó.
Yến – hay còn được biết đến với cái tên tổ yến, yến sào, vốn là tổ chim được dệt từ nước bọt của loài chim yến. Loại thực phẩm này rất khó để thu hoạch, vì vậy giá trị của nó rất cao. Đây cũng là một vị thuốc Đông y cực kỳ quý giá và nổi tiếng.
Theo các bác sĩ, người bệnh đau bao tử hoàn toàn có thể ăn yến như bình thường. Thậm chí, yến sào còn sở hữu rất nhiều lợi ích đối với hệ tiêu hóa đang gặp trục trặc, nổi bật nhất có thể kể đến là:
- Hỗ trợ chữa lành các tổn thương trên mô niêm mạc: Bệnh lý dạ dày khiến lớp màng nhầy bảo vệ dạ dày bị bào mòn, dẫn đến việc các mô cơ bị axit dịch vị làm tổn thương. Ở mức độ nhẹ gây viêm sưng, ở mức độ nặng có thể gây loét và chảy máu. Trong yến có chứa đến hơn 18 loại axit amin, 30 hoạt chất sinh học quý, đặc biệt là leucin giúp chữa lành tổn thương niêm mạc dạ dày hiệu quả.
- Cải thiện các triệu chứng khó chịu: Các nhà khoa học đã tìm thấy hoạt chất threonine trong tổ yến có tác dụng cải thiện một số những triệu chứng rối loạn tiêu hóa như đau bụng, đầy chướng, ợ hơi,…Bên cạnh đó, threonine cũng có khả năng ngăn ngừa tình trạng viêm loét, ức chế vi khuẩn H.pylori cũng như giúp người bệnh giảm cảm giác chán ăn và mệt mỏi kéo dài.
- Cải thiện khả năng hấp thu của đường ruột: Điều quyết định đến khả năng cải thiện khả năng hấp thụ cho cơ thể của tổ yến chính là 2 hoạt chất phenylalanine và histidine. Chúng giúp dạ dày giảm được tình trạng co thắt khó chịu, thúc đẩy dịch mật tiết ra nhiều hơn và tăng cường nhu động ruột hiệu quả. Phenylalanine còn đóng vai trò kích thích vị giác, khiến người bệnh thèm ăn và ăn ngon hơn.
Người đau dạ dày ăn yến cần lưu ý gì?
Tuy rằng câu trả lời cho vấn đề “Đau dạ dày ăn yến được không?”, các chuyên gia y tế cho rằng đau dạ dày HOÀN TOÀN CÓ THỂ ăn yến. Tuy nhiên, người bệnh vẫn cần chú ý một số các điểm dưới đây để tránh gây hại đến sức khỏe:
Thời điểm tiêu thụ tổ yến
Theo nhiều chuyên gia dinh dưỡng, thời điểm tốt nhất để tiêu thụ tổ yến là vào buổi sáng sớm và tối muộn trước khi đi ngủ. Nguyên nhân là vì đây là hai thời điểm bụng rỗng, cơ thể sẽ dễ dàng hấp thụ được hoàn toàn các dưỡng chất quý từ yến cũng như tránh được nguy cơ kích ứng dạ dày.
Lựa chọn đúng loại tổ yến
Để đạt được hiệu quả dùng yến tốt nhất, người bệnh nên chọn các loại yến tươi chưa qua chế biến. Nước yến đóng hộp thường chứa nhiều đường không tốt cho sức khỏe. Đối với yến tươi, bạn có thể dựa vào một số đặc điểm sau để nhận biết chất lượng:
- Kích cỡ tổ yến rộng bằng lòng bàn tay nam giới trưởng thành, cấu trúc thành tổ phải dày dặn.
- Kết cấu của tổ yến chắc chắn và ít dính lông chim. Yến chất lượng có mùi hơi tanh.
Cẩn thận trong khi dùng tổ yến
Tổ yến hoàn toàn có thể gây dị ứng với những người mẫn cảm. Bên cạnh đó, món ăn này cũng không được khuyến khích với các trường hợp như: Phụ nữ mang thai đau dạ dày, trẻ em dưới 2 tuổi, người cao huyết áp, béo phì, đường huyết cao hoặc người thể hàn dễ lạnh bụng đi ngoài.
Có khá nhiều cách để chế biến loại thực phẩm này, tuy nhiên người bệnh nên chú ý không đun sôi tổ yến ở nhiệt độ trên 100 độ C, không sử dụng quá nhiều đường trong chế biến vì sẽ là mất đi hàm lượng dinh dưỡng vốn có của yến.
Đau dạ dày ăn yến được không? Một số cách chế biến yến phù hợp
Bên cạnh những chủ đề phổ biến như “Đau dạ dày ăn yến được không?”, “Đau dạ dày ăn yến lưu ý điều gì?”, nhiều người cũng thắc mắc về các cách chế biến loại thực phẩm này. Bài viết xin giới thiệu đến bạn đọc một số lưu ý công thức nấu yến đơn giản, có lợi cho dạ dày:
Sơ chế tổ yến đúng cách
Bước này đặc biệt quan trọng, vì nếu bạn sơ chế không đúng cách, toàn bộ lượng dinh dưỡng trong yến có thể mất đi hoàn toàn. Bạn nên ngâm yến trong nước lạnh, thời gian ngâm ít nhất là 6 tiếng đồng hồ. Tuyệt đối không dùng nước ấm hay nước nóng vì chúng sẽ làm hỏng kết cấu của tổ yến.
Khi tổ yến đã ngậm đủ nước, kích cỡ của nó sẽ lớn hơn bình thường vài lần, khi sờ vào có cảm giác sền sệt, hơi dai. Lúc này, bạn dùng tay xé yến thành các sợi dài để hoàn thành bước sơ chế. Có thể ngửi thấy mùi tanh nhẹ nhưng mùi này sẽ biến mất khi yến được chế biến.
Đau dạ dày ăn yến được không? Lựa chọn món ăn yến hấp lê
Đây là công thức đơn giản nhưng hương vị lại vô cùng thơm ngon. Việc sử dụng lê sẽ giúp loại bỏ tối đa mùi tanh ở yến cũng như đem lại vị ngọt thanh nhẹ từ trái cây. Món ăn này rất tốt cho những người bị đau bao tử và thường cảm thấy đắng miệng, chán ăn.
- Nguyên liệu: 5g tổ yến, 1 trái lê (sử dụng lê Hàn Quốc nếu có), 1 thìa cà phê quả kỷ tử.
- Cách thực hiện: Cắt bỏ phần đầu cuống của lê rồi dùng dao lọc bỏ phần ruột, tạo hình trái lê giống như một chiếc bát nhỏ. Cho tổ yến, kỷ tử, một chút nước vào trong trái lê rồi dùng phần đầu cuống ban đầu đậy lại. Đem hấp trong nồi hơi ở lửa vừa trong khoảng 35 đến 40 phút là có thể dùng được.
Công thức số 2 – Tổ yến, đu đủ và nước cốt dừa
Công thức này cũng rất đơn giản, không đòi hỏi nhiều kỹ thuật chế biến. Đu đủ và nước cốt dừa đều là những thực phẩm tốt cho người đau dạ dày, đặc biệt có khả năng cải thiện tình trạng viêm loét rất hiệu quả. Món ăn này thích hợp dùng vào bữa xế hoặc bữa tối muộn trước khi đi ngủ.
- Nguyên liệu: 28g tổ yến đã sơ chế, 1 quả đu đủ xanh cỡ vừa, 200ml nước cốt dừa.
- Cách thực hiện: Đu đủ sau khi rửa sạch, bỏ hạt thì đem bào thành sợi mỏng. Chia tổ yến thành 4 phần bằng nhau vào bốn bát sứ, bỏ thêm đu đủ sợi và nước cốt dừa vào. Chưng cách thủy trong khoảng 40 phút với lửa vừa để món ăn chín hoàn toàn. Nếu thích ăn ngọt, bạn có thể thêm vào syrup ngô hoặc lá phong tùy khẩu vị.
Bài viết trên đây hy vọng đã giúp bạn đọc giải đáp được những thắc mắc liên quan đến vấn đề “Đau dạ dày ăn yến được không?”. Tổ yến vốn là loại thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất có lợi với sức khỏe. Tuy nhiên, để đảm bảo không gây hại đến dạ dày, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng yến cũng như đặt mua yến tại những địa chỉ úy tín và chất lượng.
Nội dung chínhĐau dạ dày ăn yến được không?Người đau dạ dày ăn yến cần lưu ý gì?Thời điểm tiêu thụ tổ yếnLựa chọn đúng loại tổ yếnCẩn thận trong khi dùng tổ yếnĐau dạ dày ăn yến được không? Một số cách chế biến yến phù hợp Sơ chế tổ yến đúng cáchĐau dạ dày […]
Xem chi tiết