Bị sổ mũi uống gì, ăn gì để mau khỏi bệnh? Cách phòng bệnh

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CK2 Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương – Khoa Tai – Mũi – HọngPhó Giám đốc Chuyên Môn phòng khám Nhất Nam Y Viện – Cố vấn chuyên môn tại Hồ sơ Trung Tâm Thừa Kế và Ứng Dụng Đông Y Việt Nam

Sổ mũi là triệu chứng thường gặp khi bị cảm cúm, khiến người bệnh cảm thấy khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt. Thay vì dùng thuốc, triệu chứng bệnh có thể cải thiện thông qua việc điều chỉnh chế độ ăn uống. Vậy người bị bệnh sổ mũi uống gì, ăn gì để mau khỏi bệnh?

Khi bị bệnh sổ mũi uống gì?

Người bệnh có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:

Uống nước ấm để làm giảm triệu chứng sổ mũi

Khi bị sổ mũi, người bệnh nên uống nhiều nước và nước phải ấm. Theo một số nghiên cứu, hơi ấm của nước sẽ kích thích các dây thần kinh ở khoang mũi và miệng. Từ đó, giúp người bệnh giảm cảm giác khó chịu do sổ mũi mang lại.

Nước ấm làm loãng các chất dịch nhầy, loãng đờm cải thiện tình trạng bệnh
Nước ấm làm loãng các chất dịch nhầy, loãng đờm cải thiện tình trạng bệnh

Đồng thời, nước ấm cũng làm loãng các chất dịch nhầy, loãng đờm, giúp việc đào thải chúng ra ngoài thuận lợi hơn, cải thiện tình trạng sổ mũi.

Sổ mũi uống gì? Nước chanh ấm

Chanh là một loại quả quen thuộc với người dân Việt Nam. Không chỉ là gia vị trong nấu ăn, chanh cũng có công dụng trong điều trị nhiều bệnh, đặc biệt là triệu chứng sổ mũi.

Chanh chứa rất nhiều vitamin C, cùng các khoáng chất rất có lợi cho sức khỏe. Ngoài ra thành phần, axit citric có trong chanh giúp chữa sổ mũi rất tốt. Để chữa sổ mũi bằng chanh rất đơn giản.

  • Bạn chuẩn bị một quả chanh tươi, kích thước vừa đủ và vắt lấy nước cốt.
  • Loại bỏ hạt chanh và pha với nước ấm và uống.
  • Thêm một chút mật ong vào nước chanh và uống. Mật ong có tính kháng khuẩn cao cũng rất tốt trong điều trị sổ mũi.
  • Mỗi ngày người bệnh nên uống từ 1-2 cốc nước chanh ấm.

Uống trà gừng giúp trị bệnh sổ mũi

Gừng là loại thực phẩm quen thuộc và có rất nhiều công dụng trong điều trị bệnh. Một tác dụng không thể bỏ qua là trị chứng sổ mũi rất hiệu quả.

Gừng có tính ấm và vị hơi đắng, có tác dụng tiêu đờm, giải độc. Trong điều trị chứng sổ mũi, gừng làm loãng các chất dịch nhầy, giúp thông mũi, họng rất hiệu quả.

Cách làm trà gừng như sau:

  • Chuẩn bị 1 miếng nhỏ gừng tươi, rửa sạch.
  • Cắt gừng thành nhiều lát mỏng và đun sôi với nước khoảng 10 phút.
  • Đổ ra cốc, cho thêm mật ong hoặc đường và uống.
  • Nên uống khi nước gừng còn ấm.
  • Lưu ý: Không sử dụng gừng đã bị dập nát. Bởi, gừng tươi khi đã bị dập có thể sản sinh ra độc tố gây ảnh hưởng lớn đến các cơ quan nội tạng. Đồng thời không nên lạm dụng gừng trong điều trị bệnh.

Nước chanh mật ong cải thiện triệu chứng sổ mũi

Chanh và mật ong đều là những loại thực phẩm quen thuộc. Mật ong có tính kháng khuẩn cao, cùng với vitamin C trong chanh giúp xoa dịu cảm giác khó chịu của mũi. Công thức chữa sổ mũi bằng chanh mật ong như sau:

  • Chuẩn bị mật ong nguyên chất và 1 quả chanh, nước ấm.
  • Vắt lấy nước cốt chanh.
  • Cho 2 thìa mật ong và một thìa nhỏ nước cốt chanh vào ly nước ấm đã chuẩn bị.
  • Hòa tan hỗn hợp và uống.

Hỗn hợp quất và lá húng chanh chữa sổ mũi

Người bị bệnh sổ mũi uống gì? Câu trả lời là nước quất húng chanh rất tốt cho người bị sổ mũi.

Cách thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị 16 lá húng chanh tươi và 5 quả quất xanh tươi, một chút đường phèn.
  • Lá húng chanh và quất đem rửa sạch và để ráo nước.
  • Xay nhuyễn các nguyên liệu đã chuẩn bị trên.
  • Đổ ra bát, thêm một chút đường phèn và đem hấp cách thủy trong 15 phút.
  • Lọc lấy phần nước cốt và uống.
Lá hẹ có công dụng kháng viêm, kháng khuẩn rất hiệu quả
Lá hẹ có công dụng kháng viêm, kháng khuẩn rất hiệu quả

Sổ mũi uống gì? Nước lá hẹ hấp đường phèn

Lá hẹ là thực phẩm quen thuộc, có tính ấm, vị cay ngọt, chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất quan trọng.

Công dụng kháng viêm, kháng khuẩn, các hoạt chất như kháng sinh tự nhiên trong lá hẹ giúp cơ thể tăng cường miễn dịch, nâng cao đề kháng.

Chính bởi những công dụng đó mà lá hẹ được nhiều người sử dụng để trị sổ mũi, cũng như nhiều bệnh khác.

Cách thực hiện lá hẹ trị sổ mũi như sau:

  • Chuẩn bị 10 lá hẹ tươi và đường phèn.
  • Rửa sạch lá hẹ tươi đã chuẩn bị, cắt khúc nhỏ.
  • Cho lá hẹ đã cắt nhỏ cùng đường phèn vào bát con, và hấp cách thủy.
  • Chiết lấy phần nước và uống trong ngày.

Nước tỏi mật ong chữa sổ mũi

Cũng là một thực phẩm quen thuộc trong mỗi gian bếp, tỏi có tác dụng tiêu đờm, giảm nghẹt mũi, làm thông thoáng đường thở. Bởi những công dụng đó tỏi thường được sử dụng trong điều trị bệnh sổ mũi. Kết hợp tỏi với mật ong giúp nâng cao khả năng điều trị sổ mũi.

Cách làm nước tỏi mật ong như sau:

  • Chuẩn bị 4 tép tỏi ta cùng mật ong nguyên chất.
  • Tỏi cắt lát mỏng và ngâm với mật ong.
  • Ủ hỗn hợp này khoảng 3 ngày.
  • Sau 3 ngày, chiết lấy phần nước cốt và uống để trị sổ mũi.
  • Mỗi lần uống 2 thìa cà phê, ngày uống 2 lần.

Ăn gì khi bị sổ mũi?

Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng lớn đến việc chữa bệnh. Do vậy người bệnh cần cân nhắc khi chọn các loại thực phẩm.

Theo một số chuyên gia, khi bị sổ mũi, nghẹt mũi người bệnh nên tập trung ăn các loại thực phẩm giàu vitamin C, magie, kẽm, omega 3, hoặc các đồ ăn có tính ấm.

Một số loại thực phẩm hỗ trợ trị sổ mũi hiệu quả như:

Sổ mũi nên ăn uống gì – Thực phẩm dễ tiêu hóa

Khi bị sổ mũi người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi. Lúc này bạn nên ăn các loại thực phẩm dễ tiêu hóa như bún, cháo, súp,… Các loại thực phẩm này giúp quá trình tiêu hóa thuận lợi hơn, không gây đau đớn hay khó chịu cho người bệnh.

Bổ sung chất xơ từ rau củ

Chất xơ từ rau củ luôn là thành phần quan trọng trong thực đơn dinh dưỡng của mối người, ngay cả khi bị bệnh. Trong rau củ chứa nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể.

Đồng thời chất xơ trong rau củ cũng giúp quá trình tiêu hóa thức ăn trở nên dễ dàng. Do đó, ngay cả khi bị bệnh sổ mũi, bạn vẫn nên đảm bảo một lượng rau củ nhất định trong thực đơn của mình.

Người bệnh nên bổ sung rau củ trong thực đơn, vì chúng chứa nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể
Người bệnh nên bổ sung rau củ trong thực đơn, vì chúng chứa nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể

Sổ mũi ăn gì? Hoa quả

Hoa quả cũng là thực phẩm quan trọng trong thực đơn ăn uống mỗi ngày. Hoa quả rất tốt cho cơ thể bởi chúng chứa nhiều khoáng chất và vitamin quan trọng. Người bệnh sổ mũi nên ăn nhiều hoa quả. Một số loại hoa quả khi bị sổ mũi nên ăn như: Bưởi, chanh, lê, mía, táo, kiwi, quýt,…

Ăn gì khi bị sổ mũi? Tỏi trị sổ mũi hiệu quả

Trong tỏi chứa hàm lượng lớn các chất kháng khuẩn, kháng viêm, maggie, vitamin C giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng. Đồng thời, đây là những chất giúp ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn. Tỏi cũng giúp thúc đẩy quá trình làm lành các vết thương do tác nhân xấu gây ra.

Như đã nói ở trên, người bệnh có thể uống nước ép tỏi với mật ong để chữa bệnh sổ mũi. Ngoài ra, bạn cũng có thể ăn trực tiếp tỏi sống để giữ nguyên các công dụng của nó.

Chữa sổ mũi bằng gừng

Cũng giống như tỏi, khi bị sổ mũi bạn có thể chế biến gừng thành nước uống trị bệnh. Hoặc nấu thành canh gừng nấu củ cải trắng để trị bệnh sổ mũi.

Cách làm như sau:

  • Chuẩn bị 1 củ gừng và 1 củ cải trắng, đường nâu.
  • Gừng rửa sạch, củ cải trắng gọt vỏ, rửa sạch.
  • Thái gừng thành nhiều sợi mỏng. Củ cải trắng thái lát mỏng.
  • Bỏ tất cả các nguyên liệu đã qua sơ chế vào nồi đun với nước khoảng 20 phút.
  • Tắt bếp và cho một chút đường nâu để tăng độ ngọt.
  • Mỗi ngày nên ăn canh gừng nấu củ cải 2 lần, mỗi lần khoảng 200ml.

Các đồ ăn chế biến từ lá bạc hà trị sổ mũi hiệu quả

Lá bạc hà có tính bạc là có tính mát, vị hơi cay. Trong lá bạc hà có chứa nhiều vitamin C và các chất kháng viêm. Lá có tác dụng chữa các triệu chứng như: Sổ mũi, đau đầu, hắt hơi, ngạt mũi,… Do vậy, bạn có thể dùng lá bạc hà để điều trị sổ mũi.

Lá bạc hà có thể làm trà, cũng có thể nấu cháo.

Cách làm cụ thể như sau:

  • Trà bạc hà mật ong: Lá bạc hà tươi rửa sạch và đem đun với 150ml nước. Khi nước sôi hòa cùng một chút mật ong và uống. Bạn nên uống khi ấm để kết quả điều trị tốt hơn.
  • Cháo bạc hà: Lá bạc hà tươi rửa sạch và xay nhuyễn cùng một vài hạt muối trắng. Bạn cho phần lá bạc hà đã xay nhuyễn vào bát con cháo và ăn.

Sổ mũi ăn gì – Cháo lá hẹ

Như đã nói ở trên, người bệnh có thể uống nước lá hẹ hấp đường phèn để trị sổ mũi. Hoặc, bạn có thể dùng lá hẹ nấu cháo, nấu bún. Chế biến lá hẹ thành món ăn dễ tiêu hóa giúp nâng cao khả năng điều trị bệnh. Một vài món ăn từ lá hẹ như: Cháo lá hẹ nấu với trứng gà ta, bún lá hẹ lòng heo, canh hẹ nấu thịt và đậu hũ,…

Súp gà, canh gà hỗ trợ chữa sổ mũi hiệu quả

Súp gà, canh gà là món ăn chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể. Các chất dinh dưỡng có trong súp gà giúp giải cảm, tăng đề kháng. Do vậy khi bị sổ mũi người bệnh có thể yên tâm sử dụng súp gà hoặc canh gà để hỗ trợ điều trị bệnh.

 Các chất dinh dưỡng có trong súp gà giúp giải cảm, tăng đề kháng
Các chất dinh dưỡng có trong súp gà giúp giải cảm, tăng đề kháng

Để nấu canh gà, bạn có thể thực hiện theo cách sau:

  • Bạn chuẩn bị thịt gà, gừng, hành lá, dầu mè và các loại gia vị.
  • Thịt gà, hành lá, gừng rửa sạch. Hành cắt khúc, gừng thái lát.
  • Đun nóng chảo và đổ dầu mè vào.
  • Đợi dầu mè nóng lên tiếp tục cho gừng đã thái vào đảo đều đến khi có mùi thơm.
  • Cho thịt gà vào chảo và tiếp tục đảo đến khi thịt săn lại.
  • Đổ nước vào và hầm khoảng 50 – 60 phút. Đun canh với lửa nhỏ.
  • Tiếp đó thêm các loại gia vị cho vừa miệng.
  • Cuối cùng kiểm tra xem thịt gà đã mềm chưa, nếu đã mềm cho hành lá vào nồi canh.
  • Lúc này bạn chỉ cần đợi canh nguội bớt và thưởng thức.

Người bị sổ mũi kiêng ăn gì?

Ngoài việc ăn uống có chọn lọc, khi bị sổ mũi người bệnh cũng phải lưu ý đến những thực phẩm không nên ăn. Vậy sổ mũi kiêng ăn gì? Theo đó, người bị sổ mũi nên hạn chế các loại thực phẩm dưới đây:

  • Đồ chiên rán, nhiều dầu mỡ: Các loại thực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ sẽ khiến lượng cholesterol trong máu tăng cao. Đồng thời nó cũng là tăng tiết dịch nhầy khiến bệnh sổ mũi nặng hơn, lâu khỏi hơn. Đây là loại thực phẩm cần đặc biệt tránh khi bị sổ mũi.
  • Sổ mũi không nên ăn gì? Hải sản: Các món ăn được chế biến từ hải sản chứa rất nhiều protein và có một mùi tanh đặc trưng. Protein khiến tình trạng sổ mũi trở nên tồi tệ hơn. Cùng với mùi tanh của hải sản gây kích thích hệ hô hấp, từ đó làm cho bệnh tiến triển xấu đi.
  • Sổ mũi không nên ăn gì? Kiêng socola và sữa: Socola và sữa là những thực phẩm gây tiết dịch nhầy. Người bị sổ mũi ăn những thực phẩm này sẽ khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn. Bạn cần đặc biệt kiêng chúng nếu muốn điều trị bệnh sổ mũi.
  • Đồ quá ngọt hoặc quá mặn không thích hợp với người sổ mũi: Nghe có vẻ không liên quan nhưng những đồ ăn có tính quá ngọt hoặc quá mặn sẽ gây nóng phổi. Từ đó gây tăng tiết dịch nhầy và làm bệnh trở nên nghiêm trọng. Nếu bạn có thói quen ăn mặn cũng nên thay đổi ngay cả khi không bị sổ mũi.
Sổ mũi khiến cho người bệnh luôn cảm thấy khó chịu và mệt mỏi
Sổ mũi khiến cho người bệnh luôn cảm thấy khó chịu và mệt mỏi

Các cách phòng bệnh sổ mũi hiệu quả

Sổ mũi là căn bệnh thường gặp và có thể lây nhiễm qua đường hô hấp. Để đảm bảo mình luôn có một sức khỏe tốt, bạn nên lưu ý một số cách phòng bệnh sổ mũi hiệu quả dưới đây:

  • Uống đủ nước (nước ấm): Nước ấm sẽ làm loãng các chất dịch nhầy và giúp bạn mau khỏi bệnh.
  • Vệ sinh khoang họng và mũi bằng nước muối sinh lý: Việc vệ sinh sạch sẽ mũi và họng giúp ngăn ngừa vi khuẩn. Đồng thời cũng làm loãng dịch nhầy, giúp đường thở thông thoáng.
  • Dùng tinh dầu tràm xông mũi: Việc xông mũi cũng giúp thông thoáng đường thở, việc hô hấp trở nên thuận lợi.
  • Bổ sung các chất dinh dưỡng thiết yếu trong mỗi bữa ăn. Đặc biệt, bạn nên ăn các loại thực phẩm giàu vitamin C để tăng cường miễn dịch, chống lại vi khuẩn có hại.
  • Không tự ý sử dụng thuốc trị sổ mũi khi chưa có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.
  • Luôn rửa tay sạch sẽ.
  • Đeo khẩu trang mỗi khi ra ngoài đường để tránh vi khuẩn có hại gây bệnh đường hô hấp.
  • Hạn chế tối đa việc tiếp xúc trong môi trường ô nhiễm.
  • Tập các bài thể dục thể thao phù hợp với tình trạng sức khỏe nhằm tăng cường đề kháng.
  • Vệ sinh phòng và giường ngủ sạch sẽ, tiêu diệt nơi cư trú của vi khuẩn.
  • Kê cao gối đầu khi ngủ giúp cơ thể đẩy nhanh quá trình tái tạo năng lượng mới. Đồng thời với những người đang bị sổ mũi, kê cao đầu khi ngủ cũng giúp làm loãng chất nhầy, dễ thở hơn.
  • Tiêm vắc xin phòng bệnh.

Bài viết trên đây đã giải đáp thắc mắc về người bệnh sổ mũi uống gì? Sổ mũi ăn gì và nên kiêng gì để mau khỏi bệnh. Hy vọng rằng, bài viết đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích để bảo vệ sức khỏe của mình trong thời tiết giao mùa như hiện nay.

Array
Cách chữa
Thuốc chữa
Dinh dưỡng sức khỏe

Chuyên mục

Tin mới

Nhất Nam Y Viện tự hào nhận giải Top 10 Thương hiệu uy tín Việt Nam 2024

VTV2 Chất lượng cuộc sống mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ giải pháp điều trị bệnh nam khoa

VTC2 mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ trong chương trình Góc nhìn người tiêu dùng

Đây là cách giúp nữ nhân viên văn phòng “XÓA” nám tàn nhang do di truyền

ƯU ĐIỂM của Liệu trình thảo dược Vương Phi trong xử lý nám tàn nhang

Bài thuốc Tiêu Xoang Linh Dược Thang “DỨT ĐIỂM” viêm mũi dị ứng từ GỐC

Huyệt kiên tỉnh: Vị trí, tác dụng với sức khỏe

Chữa viêm xoang tại Nhất Nam Y Viện có tốt không?

[KHÁM PHÁ] Giải pháp loại bỏ nám tàn nhang từ gốc, an toàn được hàng ngàn chị em tin dùng

Nhất Nam Định Tâm Khang – Bài thuốc chữa mất ngủ được giới chuyên gia khuyên dùng

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?