Nghẹt mũi là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả nhất

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CK2 Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương – Khoa Tai – Mũi – HọngPhó Giám đốc Chuyên Môn phòng khám Nhất Nam Y Viện – Cố vấn chuyên môn tại Hồ sơ Trung Tâm Thừa Kế và Ứng Dụng Đông Y Việt Nam

Nghẹt mũi là tình trạng thường gặp khi cơ quan hô hấp bị các tác nhân xấu xâm nhập, tấn công. Hiện tượng này gây ra nhiều khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tinh thần của người bệnh. Vậy nguyên nhân gây nghẹt mũi là gì? Cách điều trị hiệu quả như thế nào?

Nghẹt mũi là gì? Triệu chứng điển hình

Nghẹt mũi (hay còn được gọi là ngạt mũi, tịt mũi) là hiện tượng niêm mạc mũi bị tổn thương, hoặc viêm nhiễm dẫn đến sưng tấy, chất dịch nhầy nhiều lên, cản trở đường vào của không khí.

Nghẹt mũi hay còn được gọi là ngạt mũi, tịt mũi
Nghẹt mũi hay còn được gọi là ngạt mũi, tịt mũi

Cụ thể, khi không khí đi vào hốc mũi sẽ được hệ thống lông mũi lọc, loại bỏ bớt bụi bẩn. Tiếp đến niêm mạc mũi tiết dịch nhầy làm ẩm không khí. Hệ thống mạch máu trong phần niêm mạc mũi cùng lúc đó sẽ làm ấm không khí.

Cuối cùng không khí sau khi được làm ấm và ẩm di chuyển xuống hầu họng và đi đến phổi. Tuy nhiên đây là khi khoang mũi thông thoáng, nghĩa là không bị ngạt mũi.

Với trường hợp người bệnh bị nghẹt mũi, niêm mạc tổn thương hoặc sưng tấy, dẫn đến tình trạng tiết nhiều chất nhầy. Lúc này không khí đi vào hốc mũi và bị các chất nhầy ngăn chặn, khiến việc hít thở trở nên khó khăn. Hiện tượng này được gọi là nghẹt mũi (ngạt, tịt mũi).

Khi bị nghẹt mũi, người bệnh thường phải dùng miệng để hít thở. Việc hít thở bằng miệng tiềm ẩn nguy cơ mắc các bệnh lý về đường hô hấp như viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi,…

Bệnh nghẹt mũi có thể xảy ra ở mọi đối tượng, với các triệu chứng điển hình như:

  • Hốc mũi khô, hoặc tiết nhiều dịch nhầy
  • Tiếng thở khò khè
  • Ù tai hoặc giảm khả năng nghe
  • Người bệnh thấy mệt mỏi, giấc ngủ không sâu

Nguyên nhân gây nghẹt mũi?

Theo các bác sĩ chuyên khoa, tùy thuộc vào từng đối tượng mà nguyên nhân gây ra nghẹt mũi khác nhau. Chẳng hạn như:

Đối với trẻ sơ sinh

  • Trẻ sơ sinh là đối tượng dễ mắc bệnh do hệ miễn dịch và sức đề kháng yếu. Ở một số trường hợp, cửa sau mũi của trẻ sơ sinh bị lớp màng hoặc mảnh xương gây bít tắc. Việc này khiến lỗ mũi của trẻ bị bịt kín dẫn đến hít thở khó khăn.
  • Nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh có thể do bị lây nhiễm từ mẹ. Theo đó, nhiễm cầu lậu khuẩn từ mẹ lây sang trẻ khiến trẻ xuất hiện tình trạng ngạt mũi.

Đối với trẻ nhỏ

  • Dị tật bẩm sinh có thể là nguyên nhân trẻ bị nghẹt mũi. Theo đó, trẻ có một, thậm chí cả 2 bên lỗ mũi không hoàn hảo.
  • Viêm mũi họng, viêm mũi xoang cấp tính.
  • Viêm amidan gây nghẹt mũi
  • Trẻ bị tịt mũi do xuất hiện dị vật trong mũi

Đối với trẻ lớn và người lớn

  • Tình trạng nghẹt mũi xảy ra có thể do một số bệnh lý như: Viêm mũi dị ứng, viêm xoang, cảm cúm,…
  • Dị ứng khói thuốc, phấn hoa, lông động vật, không khí ô nhiễm,…
  • Vách ngăn mũi có cấu trúc khác biệt
  • Ngạt mũi có thể do khối u ác hoặc lành tính ở mũi gây ra
  • Chấn thương vùng mũi cũng có thể gây ra tình trạng tịt mũi
  • Phụ nữ đang có thai, nội tiết tố thay đổi cũng là một nguyên nhân gây ra ngạt mũi

Ngoài các nguyên nhân trên, nguyên nhân gây ra ngạt mũi có thể là sức đề kháng kém, tiếp xúc lâu trong môi trường không khí lạnh, khô, ô nhiễm, tác dụng phụ của thuốc xịt mũi, thức khuya, ăn những thực phẩm lạnh,…

Nghẹt mũi kéo dài có thể là dấu hiệu bệnh lý
Nghẹt mũi kéo dài có thể là dấu hiệu bệnh lý

Ngạt mũi có nguy hiểm không? Biến chứng

Nghẹt mũi không nguy hiểm nếu nó là triệu chứng thông thường của cơ thể khi tiếp xúc trong môi trường khô, lạnh, hoặc ô nhiễm,… Nhưng nghẹt mũi kéo dài sẽ NGUY HIỂM nếu nó là dấu hiệu của bệnh lý.

Như đã nói ở trên, một số bệnh lý gây ra ngạt mũi như: Viêm xoang, viêm mũi dị ứng, cảm cúm, viêm mũi họng,…

Nếu bạn để tình trạng nghẹt mũi kéo dài, không chữa trị, bệnh có thể biến chứng thành mãn tính, gây nguy hiểm đến sức khỏe. Các ảnh hưởng trực tiếp của ngạt mũi đến sức khỏe người bệnh như:

Luôn cảm thấy mệt mỏi, đau nhức mũi, khó thở khiến mất ngủ, nhất là về đêm. Việc này ảnh hưởng lớn đến năng suất làm việc, cũng như tác động xấu đến cuộc sống sinh hoạt hằng ngày.

Tịt mũi khiến người bệnh phải thở bằng đường miệng. Điều này có thể dẫn đến một số bệnh lý khác như viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm họng…

Tịt mũi khiến lượng oxy lên não và vào phổi bị suy giảm mạnh. Tình trạng này nếu kéo dài có thể khiến người bệnh bị đau đầu, chóng mặt, ngất xỉu.

Đối với trẻ nhỏ, ngạt mũi kéo dài ảnh hưởng đến khả năng ăn uống, giấc ngủ, khả năng tập trung và học tập của trẻ. Nguy hiểm hơn, ngạt mũi ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Biến chứng nguy hiểm của ngạt mũi

Ngạt mũi kéo dài có thể biến chứng nguy hiểm thành một số bệnh sau:

  • Viêm nhiễm đường thở: Viêm họng, viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm phổi, hen suyễn,…
  • Ngạt mũi có thể biến chứng thành viêm kết mạc mắt, viêm tuyến lệ, viêm bờ mi. Nguy hiểm hơn, ngạt mũi kéo dài và không được chữa trị có thể gây mù lòa.
  • Viêm não, áp xe não, viêm não, viêm tắc tĩnh mạch xoang,… Đây là những biến chứng lên não do ngạt mũi gây ra. Thậm chí, ngạt mũi có thể gây đột tử nếu không được phát hiện kịp thời.
  • Đường thở bị tắc nghẽn trong một thời gian dài có thể làm mất cảm giác mùi vị.

Người bị ngạt mũi cần đến gặp bác sĩ khi nào?

Nếu bạn đang gặp tình trạng như dưới đây cần đến ngay bệnh viện để được các bác sĩ chuyên khoa khám và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm:

  • Ngạt mũi kéo dài trên 10 ngày.
  • Đi kèm với ngạt mũi là sốt cao liên tục và đau vùng xoang.
  • Mũi chảy dịch màu xanh hoặc vàng đục.

Cách điều trị nghẹt mũi hiệu quả nhất và lưu ý

Nghẹt mũi là triệu chứng gây ra nhiều khó chịu và ảnh hưởng lớn đến công việc, sức khỏe, tinh thần của người bệnh. Do đó, khi bị ngạt mũi, người bệnh luôn tìm các phương pháp điều trị để nhanh chóng thoát khỏi tình trạng này.

Có nhiều cách điều trị nghẹt mũi như: Sử dụng thuốc Tây mang lại kết quả nhanh, bài thuốc Đông y lành tính hay các mẹo dân gian hiệu quả, tiết kiệm chi phí.

Dùng thuốc kháng sinh Tây y trị nghẹt mũi

Với ưu điểm mang lại kết quả điều trị nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, Tây y là phương pháp được nhiều người lựa chọn khi gặp tình trạng nghẹt mũi.

Xác định nguyên nhân gây bệnh là việc đầu tiên cần làm trong quá trình điều trị bằng Tây y. Sau khi xác định được nguyên nhân gây bệnh, cùng với tình trạng sức khỏe bệnh nhân bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị cụ thể.

Một số loại thuốc điều trị nghẹt mũi như:

  • Thuốc kháng Histamin dạng uống và xịt điều trị các triệu chứng dị ứng.
  • Corticoid dạng xịt
  • Thuốc làm co mạch giúp thông thoáng đường thở
  • Thuốc kháng sinh
  • Thuốc chống phù nề
  • Trường hợp người bệnh có khối u hoặc polyp trong mũi, thường bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện phẫu thuật để cắt bỏ.
  • Bác sĩ có thể kê đơn cho bạn một số thực phẩm chức năng, thuốc bổ để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, hỗ trợ điều trị.

Lưu ý: Người bệnh tuyệt đối không tự ý mua thuốc kháng sinh điều trị nghẹt mũi. Ngoài ra, cần tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị bác sĩ đã đưa ra. Người bệnh không được lạm dụng dùng quá liều khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Trị nghẹt mũi bằng các bài thuốc Đông y

Trong Đông y, nghẹt mũi thường được chia thành các thể bệnh khác nhau để điều trị. Một số bài thuốc Đông y trị nghẹt mũi mang lại hiệu quả điều trị cao như:

Bài thuốc số 1

Chuẩn bị:

  • Mỗi loại thảo dược sau 10g: Thương nhĩ tử, bạch chỉ, tang diệp, kim ngân hoa, cúc hoa, hoàng cầm, sinh chi tử.
  • Cùng với lô căn và mạn kinh tử mỗi loại 12g.

Cách thực hiện:

  • Các loại thảo dược trên đem rửa sạch với nước và để ráo nước.
  • Đem các thảo dược đã rửa sạch sắc nước uống.
  • Nước thuốc thu được chia đều làm 3 phần bằng nhau và uống hết trong ngày.

Bài thuốc này trị các chứng nghẹt mũi, mũi chảy dịch màu vàng đục, sốt, háo nước.

Có nhiều bài thuốc Đông y trị ngạt mũi rất hiệu quả
Có nhiều bài thuốc Đông y trị ngạt mũi rất hiệu quả

Bài thuốc số 2

Chuẩn bị:

  • Mỗi loại thảo dược sau 10g: Bạch chỉ, thạch xương bồ, hoắc hương, tân di hoa, thông thảo, hoàng cầm, xích phục linh.
  • Thương nhĩ tử và ty qua đằng mỗi loại 12g.
  • Cùng với 6g cam thảo, 8g hoàng liên và 15g ý dĩ.

Cách thực hiện:

  • 12 loại thảo dược trên đem rửa sạch và sắc uống.
  • Chia đều số nước thuốc làm 3 phần, uống hết trong ngày.

Bài thuốc số 2 trị các chứng ngạt mũi, mũi chảy dịch hôi và dính, miếng đắng, đầu đau, trướng bụng, mất ngủ, giải độc, thanh nhiệt.

Bài thuốc số 3

Chuẩn bị:

  • Mỗi loại thảo dược sau người bệnh chuẩn bị 10g: Thạch hộc, sa sâm, lá lốt tây, mạch môn đông, ngọc trúc, hạnh nhân, thiên môn đông.
  • Cùng với 12g lá dâu, 30g sinh thạch cao.

Cách thực hiện:

  • Đem các loại thảo dược đã chuẩn bị sắc nước uống.
  • Ngày dùng 1 thang và uống 3 lần.

Bài thuốc số 3 trị chứng ngạt mũi kéo dài, mũi khô và ngứa, kèm theo họng khô ngứa, khứu giác giảm.

Bài thuốc số 4

Chuẩn bị:

  • Mỗi loại thảo dược 10g, gồm có: Đương quy, thiên môn đông, câu kỷ tử.
  • Cùng với: Tang diệp và cúc hoa mỗi loại 9g.
  • Cuối cùng là 12g can địa hoàng.

Cách thực hiện:

  • Đem các thảo dược đã chuẩn bị trên sắc thành nước uống.
  • Ngày uống 3 lần và mỗi ngày chỉ dùng 1 thang.

Bài thuốc trị các chứng nghẹt mũi kèm theo hoa mắt chóng mặt, tâm phiền muộn và dễ cáu giận.

Bài thuốc số 5

Chuẩn bị:

  • Các loại thảo dược sau 6g: Quế chi, sinh cam thảo.
  • Mỗi loại thảo dược sau 9g: Cát căn, xích thược, cát cánh.
  • Cùng với đại táo 12g, 2g ma hoàng và 3g sinh khương, 15g sinh ý dĩ

Cách thực hiện:

  • Các loại thảo dược trên đem sắc nước uống.
  • Mỗi ngày người bệnh chỉ nên dùng 1 thang và chia thang thuốc thành 3 phần nước, uống trong ngày.

Lưu ý: Khi sử dụng các bài thuốc Đông y trị nghẹt mũi kéo dài, người bệnh cần xin ý kiến của các thầy thuốc y học cổ truyền. Thực hiện thăm khám lâm sàng để thầy thuốc biết được tình trạng bệnh trước khi bốc thuốc.

Các dược liệu trong bài thuốc Đông y tuy lành tính nhưng cũng không được lạm dụng. Người bệnh uống thuốc theo đúng chỉ dẫn, ngày 1 thang và chia đều 3 lần uống.

Mẹo dân gian trị nghẹt mũi hiệu quả

Ngoài Đông y và Tây y, các mẹo dân gian cũng là một lựa chọn cho người bệnh khi bị nghẹt mũi. Các mẹo dân gian có thường dễ thực hiện và tiết kiệm chi phí. Người bệnh có thể tham khảo và áp dụng một số mẹo dân gian trị nghẹt mũi dưới đây:

Trị nghẹt mũi bằng nước muối sinh lý

Nước muối sinh lý có khả năng kháng khuẩn, đồng thời cũng tiêu diệt vi khuẩn có hại đang cư trú trong hốc mũi. Ngoài ra nước muối sinh lý có tác dụng làm sạch vùng niêm mạc mũi bị tổn thương.

Do đó khi bị nghẹt mũi, người bệnh có thể nhỏ trực tiếp nước muối sinh lý vào hốc mũi. Chưa hết, nước muối sinh lý cũng làm loãng chất dịch nhầy và đẩy chúng ra ngoài thuận lợi hơn. Đây được coi là phương pháp lành tính và dễ thực hiện nhất.

Nước muối sinh lý có khả năng kháng khuẩn, đồng thời cũng tiêu diệt vi khuẩn có hại đang cư trú trong hốc mũi
Nước muối sinh lý có khả năng kháng khuẩn, đồng thời cũng tiêu diệt vi khuẩn có hại đang cư trú trong hốc mũi

Cách thực hiện như sau:

  • Người bệnh ngửa người ra phía sau và nhỏ 3-4 giọt nước muối sinh lý vào lỗ mũi.
  • Dùng tay day nhẹ 2 bên cánh mũi để làm loãng chất nhầy.
  • Che tay vào bên mũi còn lại và xì chất nhầy ra khỏi mũi.
  • Thực hiện lại các động tác vừa rồi với lỗ mũi bên kia.
  • Người bệnh nên thực hiện trị nghẹt mũi bằng nước muối sinh lý ít nhất 3 lần mỗi ngày.

Trà gừng trị ngạt mũi hiệu quả

Gừng là thực phẩm quen thuộc, có tính ấm và vị cay. Gừng có công dụng kháng khuẩn và kháng viêm rất hiệu quả. Vì thế nó được dùng để chữa nhiều bệnh liên quan đến đường hô hấp, trong đó có ngạt mũi.

Sử dụng gừng trong điều trị ngạt mũi giúp máu lưu thông dễ dàng hơn, đồng thời giữ ấm cơ thể, tránh khỏi các bệnh như cảm cúm, cảm lạnh.

Cách dùng gừng trị ngạt mũi như sau:

  • Chuẩn bị 1 củ gừng tươi nhỏ, để nguyên vỏ và rửa sạch.
  • Băm nhỏ gừng và đem đun cùng nước sôi, cho đến khi nước chuyển thành màu vàng nhạt.
  • Tắt bếp và chắt nước gừng tươi ra cốc uống.
  • Người bệnh có thể pha nước gừng cùng một chút mật ong để nâng cao công dụng trị bệnh.

Trị tịt mũi bằng baking soda

Baking soda có công dụng sát trùng rất tốt. Đồng thời nó cũng chữa các bệnh về da như mụn trứng cá, da nhiễm trùng,… Đặc biệt baking soda có công dụng trong chữa bệnh nghẹt mũi (tịt mũi).

Cách sử dụng baking soda chữa tịt mũi như sau:

  • Pha 1 thìa cà phê nhỏ baking soda với 200ml nước ấm.
  • Đổ phần nước này vào bình xịt để xịt trực tiếp vào lỗ mũi (giống cách dùng nước muối sinh lý)
  • Day nhẹ 2 bên cánh mũi và xì nhẹ để loại bỏ các chất dịch nhầy.
  • Với những người lần đầu áp dụng phương pháp này nên dùng mỗi ngày 1 lần.

Tỏi trị ngạt mũi

Tỏi có giống như một kháng sinh tự nhiên, có khả năng kháng khuẩn, chống virus cực kỳ hiệu quả. Các thành phần trong tỏi giúp co niêm mạc, tiêu sưng, chống phù nề. Ngoài ra, vitamin C và các khoáng chất, enzyme có trong tỏi giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. Vì vậy mà tỏi được dùng trong chữa bệnh, đặc biệt là trị chứng ngạt mũi.

Cách thực hiện như sau:

  • Bạn chuẩn bị khoảng 4 tép tỏi tươi và 2 lít nước.
  • Bạn giã nhỏ 4 tép tỏi và đun cùng 2 lít nước đã chuẩn bị.
  • Khi nước sôi, dùng nó để xông mũi.
  • Người bệnh nên xông mũi 2 lần mỗi ngày (sáng và tối).

Một cách khác để dùng tỏi trị ngạt mũi như:

  • Bạn chuẩn bị 2 tép tỏi tươi và mật ong nguyên chất
  • Giã nát 2 tép tỏi và trộn cùng 1 thìa cà phê mật ong nguyên chất.
  • Người bệnh ăn trực tiếp hỗn hợp này trước bữa ăn, ngày ăn 2 lần.

Chườm khăn ấm giúp thông thoáng đường thở

Khi bị ngạt mũi, bạn có thể dùng khăn ấm để làm thông thoáng đường thở. Cách trị nghẹt mũi tại nhà bằng khăn ấm như sau:

  • Bạn chuẩn bị một chiếc khăn sạch và nhúng vào chậu nước nóng.
  • Vớt khăn lên và vắt cho hết nước.
  • Lấy khăn đã vắt ráo nước chườm lên mũi. Người bệnh chườm ngang sống mũi.
  • Giữ nguyên khăn mặt khoảng 15 phút.
  • Dùng phương pháp này 3 lần mỗi ngày.

Lưu ý: Các mẹo dân gian chỉ áp dụng với trường hợp bệnh nhẹ, chưa đi kèm các triệu chứng như đau tức ngực, khó thở, dịch mũi có màu vàng, mùi hôi,… Khi thấy tình trạng bệnh không thuyên giảm cần đến gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm.

Người bị ngạt mũi nên ăn gừng
Người bị ngạt mũi nên ăn gừng

Bị nghẹt mũi cần ăn gì, kiêng gì để mau khỏi bệnh

Tưởng chừng không liên quan nhưng thực đơn ăn uống đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị bệnh nghẹt mũi. Nó có thể khiến bệnh nhanh khỏi hơn, nhưng cũng có thể làm bệnh trở nặng. Vậy người bị nghẹt mũi nên ăn gì, kiêng gì để mau khỏi bệnh?

Ăn gì khi bị nghẹt mũi

Có rất nhiều thực phẩm giúp đẩy nhanh quá trình điều trị, giúp bệnh mau khỏi. Thế nhưng không phải ai cũng biết và thực hiện điều này. Dưới đây là một số thực phẩm tốt cho người bị nghẹt mũi:

  • Ăn thực phẩm dễ tiêu hóa: Như súp gà, cháo gà, cháo tía tô, cháo thịt băm, súp rau củ,… Các loại thực phẩm này sẽ làm loãng chất dịch nhầy, từ đó đảo thải chúng ra ngoài dễ dàng hơn.
  • Gừng: Như đã nói ở trên, gừng rất tốt trong điều trị ngạt mũi. Bạn nên bổ sung gừng vào thực đơn ăn uống hằng ngày của mình. Người bệnh nên uống một cốc nước gừng ấm trước khi đi ngủ để giữ ấm cơ thể cũng như giúp máu lưu thông dễ dàng hơn.
  • Hành tây hoặc hành tính: Đây là thực phẩm có công dụng kháng khuẩn kháng viêm rất tốt. Bạn có thể chế biến hành tây, hành tím thành món ăn để chữa ngạt mũi. Hoặc bạn có thể uống nước ép hành tây mật ong để trị bệnh.
  • Tỏi: Tỏi được ví như một loại kháng sinh tự nhiên, giúp kháng các loại vi khuẩn, virus, nấm gây bệnh. Uống nước ép tỏi mật ong là một phương pháp để trị tịt mũi.
  • Húng quế: Húng quế là loại thực phẩm có tác dụng thông mũi rất hiệu quả. Người bệnh có thể giã nhỏ húng quế và chắt lấy nước cốt uống để nhanh chóng thoát khỏi tình trạng ngạt mũi.
  • Lá hẹ: Món lá hẹ hấp đường phèn cũng là một lựa chọn cho người nghẹt mũi.
  • Uống nước ấm: Khi bị ngạt mũi, bạn nên uống các loại nước có tính ấm như nước sôi để ấm, trà gừng, trà xanh. Tính ấm của các loại nước này giúp giảm triệu chứng ngạt mũi hiệu quả.
  • Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C, E: Đây là các loại vitamin có tác dụng chống oxy hóa rất tốt, tăng cường đề kháng và miễn dịch. Khi bị ngạt mũi người bệnh nên bổ sung thêm các loại vitamin này.
  • Ăn nhiều rau xanh: Rau xanh là thành phần không thể thiếu trong mỗi bữa ăn, ngay cả khi bị ốm người bệnh cũng nên ăn đủ lượng rau xanh cần thiết.
  • Gia vị cay nóng: Người bệnh nếu bị nghẹt mũi có thể ăn các loại gia vị cay nóng như mù tạt, ớt, tiêu,… Đây là các loại gia vị có công dụng tiêu diệt vi khuẩn, chữa nghẹt mũi, sổ mũi rất tốt.
  • Bạc hà: Bạc hà chứa nhiều vitamin C, D, A, tốt cho cơ thể. Bạc hà cũng có công dụng kháng khuẩn và sát khuẩn mạnh, đồng thời làm giãn nở các mạch máu… Vì vậy mà bạc hà được ứng dụng nhiều trong các bài thuốc chữa ho, ngạt mũi, sổ mũi. Cách sử dụng lá bạc hà rất đơn giản, người bệnh có thể ăn sống trực tiếp, hoặc chế biến thành trà bạc hà để trị nghẹt mũi.
Không nên ăn socola khi bị tịt mũi
Không nên ăn socola khi bị tịt mũi

Những thực phẩm cần kiêng khi bị ngạt mũi

Khi bị ngạt mũi, ngoài việc bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, người bệnh cũng cần tránh một số loại thực phẩm dưới đây để tránh trường hợp bệnh trở nặng:

  • Các loại đồ ngọt: Người bệnh cần đặc biệt kiêng các loại đồ ngọt vì chúng làm tăng tiết dịch nhầy, khiến bệnh nghẹt mũi trở nên nặng hơn.Hải sản, đồ tanh: Mùi tanh của các hải sản gây kích thích hệ hô hấp. Đồng thời, các chất protein có trong hải sản cũng khiến người có cơ địa nhạy cảm bị dị ứng và khiến tình trạng nghẹt mũi trở nên nặng hơn.
  • Đồ chiên rán, nhiều dầu mỡ: Các thực phẩm được chế biến dưới dạng chiên rán, xào nhiều dầu mỡ khi nạp vào cơ thể sẽ bắt dạ dày hoạt động nhiều hơn để tiêu hóa. Từ đó dẫn đến tiết dịch nhiều hơn, nghẹt mũi nặng hơn.
  • Socola: Socola làm tăng tiết dịch đờm, nhầy khiến bệnh trở nên xấu đi.
  • Đồ lạnh: Người bệnh ngạt mũi không nên ăn uống các loại đồ lạnh gây kích thích họng. Điều này khiến người bệnh mắc thêm bệnh về họng như viêm họng.

Như vậy nghẹt mũi có nhiều nguyên nhân gây ra, nhưng đa số là lành tính. Tuy nhiên cũng không loại trừ khả năng nghẹt mũi là triệu chứng của các bệnh lý nguy hiểm như: Viêm phổi, viêm phế quản, viêm mũi họng, khối u trong mũi,…

Bạn cần theo dõi những thay đổi của cơ thể để kịp thời phát hiện và điều trị bệnh, tránh những biến chứng nguy hiểm. Hy vọng với những thông tin trong bài viết đã giúp bạn có thêm thông tin hữu ích về căn bệnh này, bảo vệ sức khỏe khỏi những tác nhân gây hại.

Array
Cách chữa
Thuốc chữa

Chuyên mục

Tin mới

Bọc Răng Sứ Có Bị Hôi Miệng Không? Cách Điều Trị Và Chăm Sóc

Khi Nào Nên Bọc Răng Sứ Để Mang Lại Hiệu Quả Thẩm Mỹ Tốt Nhất?

Bọc Răng Sứ Có Được Vĩnh Viễn Không? Yếu Tố Nào Tác Động?

Quy Trình Bọc Răng Sứ Chuẩn Và Những Điều Bạn Cần Lưu Ý

Có Nên Bọc Răng Sứ Không? Quy Trình Và Những Điều Bạn Cần Lưu Ý

[CHIA SẺ] Trước Và Sau Khi Bọc Răng Sứ Cần Biết Những Gì?

Nhất Nam Y Viện tự hào nhận giải Top 10 Thương hiệu uy tín Việt Nam 2024

VTV2 Chất lượng cuộc sống mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ giải pháp điều trị bệnh nam khoa

VTC2 mời Nhất Nam Y Viện chia sẻ trong chương trình Góc nhìn người tiêu dùng

Đây là cách giúp nữ nhân viên văn phòng “XÓA” nám tàn nhang do di truyền

Tư vấn
Bạn cần tư vấn?