Đau dạ dày có nên ăn bánh mì không? Bác sĩ giải đáp
Đau dạ dày có nên ăn bánh mì không? Nếu có thì nên ăn loại bánh mì nào? Đây là thắc mắc của nhiều người bệnh có vấn đề về dạ dày. Tham khảo các thông tin về vấn đề này để có thể xây dựng một chế độ ăn phù hợp nhất cho người bị đau dạ dày.
Đau dạ dày có nên ăn bánh mì không?
Đau dạ dày là bệnh lý tiêu hóa rất phổ biến, đặc biệt ở Việt Nam. Căn bệnh này xuất phát từ nhiều nguyên nhân trong đó có thể kể đến tác nhân bên ngoài, yếu tố tâm lý và do thói quen ăn uống. Ngoài ra còn có thể do các nguyên nhân bệnh lý. Cơn đau dạ dày từ cấp độ nhẹ tới cấp độ nặng có thể gây ra do viêm loét dạ dày hoặc viêm vùng chậu.
Chế độ ăn uống lành mạnh, đủ chất, an toàn có thể tránh các cơn đau dạ dày do kích ứng. Vì thế quá trình điều trị bệnh đau dạ dày ngoài sử dụng thuốc, chế độ ăn hàng ngày là yếu tố đặc biệt quan trọng. Trong đó gạo, ngũ cốc, bánh mì là những thực phẩm phù hợp với người đau dạ dày.
Theo nghiên cứu, trong thành phần của bánh mì có chứa nhiều dinh dưỡng thiết yếu như vitamin B, magie, sắt và selen. Đây đều là những thành phần rất cần thiết cho cơ thể và người bị đau dạ dày.
Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng bệnh nhân mắc bệnh đau dạ dày hoàn toàn có thể sử dụng bánh mì trong khẩu phần ăn hàng ngày. Tuy nhiên cần lưu ý bệnh nhân không nên sử dụng các loại bánh mì có chứa gluten. Gluten là một tập hợp gồm rất nhiều loại protein riêng biệt.Chúng có mối liên hệ mật thiết với nhau, trong đó quan trọng nhất là gliadin và glutenin.
Bánh mì có chứa gluten có thể dẫn tới những phản ứng bất lợi đối với những người bệnh dị ứng với loại thức ăn này. Vì thế cho nên khi sử dụng người bệnh cũng cần cân nhắc và chú ý kỹ hơn.
Đau dạ dày có nên ăn bánh mì không? Chuyên gia dinh dưỡng cho rằng người đau dạ dày HOÀN TOÀN CÓ THỂ sử dụng bánh mì. Tuy nhiên cần lựa chọn loại bánh mì phù hợp nhất với tình trạng sức khỏe của mình.
Đau dạ dày có nên ăn bánh mì không? Loại bánh mì nào phù hợp với người đau dạ dày
Hiện nay có nhiều loại bánh mì người đau dạ dày có thể sử dụng. Trong đó có thể chọn lựa các loại phổ biến nhất dưới đây:
Bánh mì nguyên hạt
Bánh mì nguyên hạt là loại bánh sử dụng bột mì nguyên hạt để chế biến. Đây là loại bánh mì phổ biến tại các nước phương Tây. Bánh còn được gọi với tên gọi là bánh mì lúa mì – loại bánh rất tốt cho sức khỏe nhất là những người đau dạ dày.
Bánh được làm từ bột mì nguyên chất nên hàm lượng các chất dinh dưỡng như vitamin, khoáng chất và chất xơ rất nhiều. Điều này giúp cho loại bánh mì này trở thành món ăn cực kỳ tốt. Cũng giống như những loại bánh mì khác, bạn có thể sử dụng bánh để chế biến thành dạng sandwich hoặc chế biến thành các món ăn khác.
Ngoài ra bánh mì nguyên hạt cũng có thể được chế biến từ lúa mì mọc mầm. Nhiều người cho rằng đây là loại bánh thích hợp nhất cho người bị đau do viêm loét dạ dày.
Lựa chọn bánh mì trắng
Đau dạ dày có nên ăn bánh mì không? Người đau dạ dày nên sử dụng bánh mì trắng. Đây là loại bánh mì phổ biến nhất hiện nay. Thành phần chính của bánh gồm bột mì, nước và men. Bánh mì thường được làm dạng hình vuông để dễ dàng khi sử dụng.
Thành phần chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, protein, khoáng chất thường rất nhiều. Các dưỡng chất này sẽ giúp tăng lợi khuẩn đường ruột. Đồng thời các chất cũng giúp giảm áp lực lên niêm mạc dạ dày. Đồng thời, loại bánh mì trắng cũng giúp cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa.
So với bánh mì ngũ cốc và bánh mì nguyên hạt thì hàm lượng chất xơ trong bánh mì trắng ít hơn. Vì vậy bánh mì trắng sẽ không chứa nhiều chất dinh dưỡng như 2 loại bánh mì kể trên.
Bánh mì không chứa gluten
Đau dạ dày có nên ăn bánh mì không? Bệnh nhân mắc các chứng viêm đại tràng co thắt và bệnh nhân Celiac nên sử dụng loại bánh mì không chứa gluten. Đây cũng là loại bánh mì phù hợp với bệnh nhân không dung nạp gluten.
Thành phần chính có chứa trong bánh mì không chứa gluten là các loại bột. Trong đó chủ yếu là bột ngô, gạo, dừa, khoai tây hoặc hạnh nhân.
Bánh mì không chứa gluten có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên khi sử dụng người bệnh cần lưu ý cân nhắc thành phần của bánh. Bởi trong loại bánh mì này thường chứa đường. Nếu bạn là người không thích ăn đường hoặc không được tiêu thụ quá nhiều đường thì nên tìm kiếm các sản phẩm có thành phần không chứa đường.
Bánh mì lúa mạch đen
Là loại bánh mì được làm từ bột lúa mạch đen. Chuyên gia dinh dưỡng đánh giá hàm lượng chất xơ có trong bánh mì lúa mạch đen nhiều hơn so với các loại bánh mì khác. Bánh mì không chứa gluten nên có thể phù hợp với tất cả các bệnh nhân. Bao gồm cả các bệnh nhân mắc chứng viêm loét dạ dày tá tràng và bệnh nhân không dung nạp gluten.
Ngoài ra, sản phẩm này cũng giúp giảm lượng đường trong máu, thích hợp với các bệnh nhân ăn kiêng. Loại bánh mì này có cấu tạo đặc và thường nặng hơn các loại bánh mì khác. Bạn có thể sử dụng loại bánh mì này để ăn nhẹ hay kết hợp với thịt hoặc trứng.
Bên cạnh các loại bánh mì đã liệt kê phía trên. Người mắc bệnh đau dạ dày có thể sử dụng bánh mì Multigrain. Đây là loại bánh mì được làm từ nhiều loại ngũ cốc kết hợp. Trong bánh có chứa hàm lượng vitamin, chất xơ và các chất dinh dưỡng nhiều.
Vì thế rất tốt cho người mắc bệnh đau dạ dày. Các loại nguyên liệu lành mạnh như hạt bí, hạt lanh hay hạt hướng dương đều có trong loại bánh mì đặc biệt này.
Lưu ý khi người đau dạ dày ăn bánh mì
Đau dạ dày có nên ăn bánh mì không? Bệnh nhân đau dạ dày nên sử dụng bánh mì để bổ sung chất dinh dưỡng, chất xơ cần thiết. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng, người bệnh cần chú ý đến một số vấn đề để đảm bảo tốt cho sức khỏe, đồng thời hạn chế các tác dụng phụ.
Một số chú ý bao gồm:
- Sử dụng bánh mì vào buổi sáng là tốt nhất. Ăn bánh mì vào buổi tối có thể gây ra hiện tượng chướng bụng, đầy hơi, khó chịu và đau dạ dày trong đêm.
- Không nên sử dụng bánh mì có kết cấu thô vì chúng có thể gây áp lực lên niêm mạc dạ dày. Thay vào đó hãy lựa chọn những loại bánh mềm sẽ tốt hơn.
- Bệnh nhân không nên sử dụng các loại bánh mì có chứa đường. Bởi chúng có thể làm tăng lượng axit dạ dày. Khi ấy các cơn đau sẽ trầm trọng hơn.
- Bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng nên lựa chọn các loại bánh mì không chứa gluten.
- Bệnh nhân tuyệt đối không sử dụng các loại bánh quá hạn sử dụng, có hiện tượng mốc.
- Bên cạnh việc sử dụng bánh mì để bổ sung các chất dinh dưỡng, người bệnh nên chú ý bổ sung vào chế độ ăn các thực phẩm khác như các loại hạt, thịt nạc đỏ, hải sản.
- Thay đổi thói quen ăn uống và nên chia nhỏ các bữa ăn để cải thiện tiêu hóa.
- Tới bệnh viện để thăm khám thường xuyên, tránh những biến chứng nguy hiểm của căn bệnh.
Đau dạ dày có nên ăn bánh mì không? Bệnh nhân mắc bệnh đau dạ dày nên sử dụng các loại bánh mì để bổ sung chất xơ. Tuy nhiên hãy sử dụng các loại bánh phù hợp. Tốt nhất nên sử dụng bánh mì không chứa gluten và không chứa đường. Khi bệnh tình có những chuyển biến xấu thì người bệnh nên tới các cơ sở y tế để được chẩn đoán và có phương pháp điều trị thích hợp.
Nội dung chínhĐau dạ dày có nên ăn bánh mì không?Đau dạ dày có nên ăn bánh mì không? Loại bánh mì nào phù hợp với người đau dạ dàyBánh mì nguyên hạtLựa chọn bánh mì trắngBánh mì không chứa glutenBánh mì lúa mạch đenLưu ý khi người đau dạ dày ăn bánh mì Bài […]
Xem chi tiết